Điền Duyên

Chương 100: Mất đi đứa nhỏ




Buổi tối hôm nay, thôn Thanh Tuyền chiêng trống vang trời, mãi đến nửa đêm mới nghỉ.

Đỗ Quyên hưng phấn mãi cho đến khi về đến nhà, trong cơn ngủ mơ bên tai còn lãng đãng tiếng chiêng trống rộn ràng.

Sau khi Phùng Minh Anh gả đến, cuộc sống của Đỗ Quyên quả nhiên dễ chịu hơn, ăn mặc mọi thứ đều được chiếu ứng. Phùng Minh Anh là tân nương, không thích nhàn thoại với những phụ nữ khác, nên thường ở chung với Hoàng Tước Nhi và Đỗ Quyên, dạy các nàng may vá, nấu nướng.

Cùng lúc đó, Nhậm Tam Hòa lúc rỗi rãnh cũng bắt đầu dạy Đỗ Quyên đọc chữ.

Đời này Đỗ đại tiểu thư có thông tuệ thiên tư (trí thông minh trời phú), hơn nữa có ưu thế là mang theo trí nhớ của kiếp trước nên việc học tiến bộ thần tốc, làm cho Nhậm Tam Hòa chậc lưỡi không thôi.

Đỗ Quyên cũng tìm cớ dạy Lâm Xuân và Cửu Nhi.

Sách do Nhậm Tam Hòa lấy ra. Giấy bút sao, Lâm gia có.

Lâm Xuân thì không cần phải nói, thiên phú rất cao, lại rất muốn ở cùng Đỗ Quyên, bởi vậy học cái gì cũng giỏi. Cửu Nhi thì kém chút, không phải không thông minh, mà vì tính tình hắn hào sảng không thích gò bó, không thích ngồi yên đọc sách.

Nhưng Đỗ Quyên lại am hiểu tùy theo tài năng mà dạy dỗ, lợi dụng câu chuyện thú vị <Tây Du kí>, dẫn dắt bọn họ đạo lý làm người, lại dùng <Tam quốc> <Thủy hử> <Tôn Tử binh pháp>, giảng giải các loại trí mưu quyết sách.

Vừa kể những câu chuyện bọn họ thích nghe, vừa xen kẽ  <luận ngữ> <tứ thư ngũ kinh>, để bọn cùng học tập. Ngày qua ngày, năm qua năm, Cửu Nhi thế nhưng cũng học được ra hình ra dạng.

Mục đích Đỗ Quyên dạy hai đứa nhỏ, không cầu bọn họ có thể làm tốt văn chương đi dự thi, cũng không cầu bọn họ một tay viết chữ tốt, hoặc là làm thơ viết văn, đơn giản chỉ muốn tăng kiến thức cho bọn họ, hun đúc linh tính bọn họ, dẫn đường và gia tăng trau dồi phẩm tính độc đáo của mỗi người bọn họ.

Hiển nhiên, nàng thành công.

Lâm Xuân kín đáo thâm trầm, thập phần có chủ kiến và thủ đoạn. Cửu Nhi hào sảng quang minh, trong thô có tỉ mỉ, không mất trí mưu. Hai người hoàn toàn bất đồng với những đứa trẻ khác trong thôn Thanh Tuyền.

Cứ như thế xuân đi thu đến, thấm thoát đảo mắt đã 5 năm trôi qua.

Trong thời gian này, có hai chuyện muốn đặc biệt giao phó.

Một là vào tháng giêng năm Đỗ Quyên năm tuổi, nàng cùng nãi nãi đi thôn Cây Lê Câu.

Là Đỗ Quyên tự mình đáp ứng đi. nàng muốn biết đến cùng nãi nãi muốn làm cái gì. Vì thế đi chuyến này, Nhậm Tam Hòa giao phó, nàng chỉ quản đi, hắn cũng muốn tìm hiểu nội tình.

Đỗ Quyên an tâm mà đi. Hoàng Tước Nhi, Tiểu Bảo và Đại Nữu đều đi.

Đoàn người ở lại thôn Cây Lê Câu năm ngày, cũng chưa thấy gì khác thường.

Nhưng buổi sáng hôm đó mọi người đi về, Đỗ Quyên bị bỏ lại.

Sau khi phát hiện, nàng lại lớn giọng khóc lên.

Toàn bộ thôn Cây Lê Câu đều nghe nàng khóc thét, hơn nữa không có xu thế giảm bớt.

Người nhà Đại cữu nãi nãi chỉ lo dỗ, lại không chịu đưa nàng về.

Nàng vẫn khóc. Khóc một ngày một đêm.

Mãi đến rạng sáng ngày hôm mới ngừng. Sau đó, nàng thừa dịp các thân thích bị nháo cho không chịu nổi ngủ say, lặng lẽ từ nhà sờ soạng đi ra.

Quả nhiên, Nhậm Tam Hòa đã chờ ở bên ngoài.

Vì thế, nàng được mang đi.

Chuyến đi này, là ba ngày không thấy bóng dáng.

Hoàng gia một lần nữa bị náo loạn long trời lở đất.

Phùng thị, Hoàng Lão Thực, Phùng Minh Anh và Nhậm Tam Hòa cùng đi thôn Cây Lê Câu tìm đại cữu nãi nãi đòi người.

Phùng Thị lăn lộn khóc lóc om sòm. Nhậm Tam Hòa muốn đốt nhà đại cữu nãi nãi. Phùng Minh Anh ép hỏi Hoàng lão cha và Hoàng đại nương, vì sao để một mình Đỗ Quyên lại.

Hoàng đại nương liền nói là Đỗ Quyên muốn ở lại chơi thêm mấy ngày.

Hoàng Tước Nhi lớn tuổi hơn chút, chịu ảnh hưởng của Đỗ Quyên, lá gan lớn dần. Lần này muội muội mất tích làm nàng hận, liền vạch trần ra nói muội muội chưa từng nói muốn ở lại chơi, là nãi nãi và tiểu thẩm vụng trộm trốn, bỏ muội muội lại.

Lúc đi, nàng không thấy muội muội, còn hỏi bọn họ.

Bọn họ dỗ nàng nói, muội muội còn ngủ, cho nên nhị thúc cõng đi ở phía trước. Sau này mới nói với nàng là muội muội muốn ở lại nhà đại cữu nãi nãi chơi thêm vài ngày, sợ Tiểu Bảo nháo, mới dỗ nàng nói là nhị thúc cõng.

Nhậm Tam Hòa lại từ trong miệng người ở thôn Cây Lê Câu biết được, Đỗ Quyên khóc suốt cả một ngày một đêm. Hắn nhìn về phía Hoàng lão cha và cả nhà đại cữu, ánh mắt tựa như muốn giết người.

Nhưng mặc ép hỏi thế nào, bọn người Hoàng lão cha không nói ra lý do để Đỗ Quyên lại.

Cháu gái đã không có, nếu nói ra chân tướng đắc tội Lâm gia, đó không phải càng khó nhịn.

Bên này nháo, Nhậm Tam Hòa và Lâm Đại Mãnh lại tổ chức 2 nhóm người lên núi, dọc theo đường núi về hai thôn tìm.

Tìm ba ngày đều không có bóng dáng.

Ngày thứ tư là 15 tháng giêng. Sáng sớm, nhóm phụ nữ thôn Thanh Tuyền đều đi miếu Ngư nương nương dâng hương, lại phát hiện Đỗ Quyên nằm mê man sau tượng nhân ngư nương nương.

Việc này, mọi người đều chấn kinh.

Đợi khi người Hoàng gia được tin đuổi tới, Đỗ Quyên không giống như ba năm trước nhu thuận nhận sai. Nàng không nói một lời nhìn Hoàng lão cha và Hoàng đại nương, ánh mắt trong veo, không hiểu ý tứ hàm xúc ra sao.

Mặc cho mọi người hỏi gì, nàng không lên tiếng, cũng không nói đi từ thôn Cây Lê Câu đi tới nương nương miếu thôn Thanh Tuyền như thế nào.

Hoàng lão cha và Hoàng đại nương vừa kinh vừa sợ, vừa giận vừa hận.

Bọn họ nhìn đứa cháu gái nhỏ này, tay chân kinh hãi luống cuống, ngũ tạng không yên.

Đêm đó, Hoàng đại nương quỳ trước tượng ở miếu nhân ngư nương nương một đêm.

Từ đó về sau, nàng không dám miễn cưỡng Đỗ Quyên nữa.

Tuy hai người Hoàng lão cha cắn răng không nói ý đồ của bọn họ với Đỗ Quyên, Nhậm Tam Hòa lại đoán ra được. Từ đó ánh mắt hắn nhìn người một nhà nghiễm nhiên như nhìn người chết vậy.

Lâm gia cũng đoán được vài phần.

Lâm lý chính thấy Hoàng lão cha, thần sắc liền nhàn nhạt. Lâm Đại Đầu là chỉ cây dâu mà mắng cây hòe vài lần, trước mặt người trong thôn nói Hoàng gia nhị lão không phải gì đó.

Hoàng lão cha và Hoàng đại nương tức giận đến phát run, nhưng không dám cùng người phân bua.

Ngoài chuyện này, năm ấy Phùng Thị lại sinh một khuê nữ, cố tình em dâu Phượng Cô lại sinh một đứa con trai.

Không nghi ngờ chút nào, cha mẹ chồng thất vọng rất nhiều, đối với nàng càng không hoà nhã.

Hơn nữa Phùng Minh Anh gả tới đây, cùng Nhậm Tam Hòa thập phần ân ái. Mọi việc đều hài lòng, chỉ có một kiện không thoải mái đến vài năm, là Hoàng đại nương đi nói khắp nơi, khuê nữ Phùng gia không nuôi được con trai.

Không nói đến chuyện này, Đỗ Quyên bởi vì "Tước Nhi", "Đỗ Quyên" đều là loài chim, nên ở trước mặt cha mẹ khoe khoang nói, tiểu dượng dạy nàng một câu thơ " Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu, một hàng cò trắng thượng thanh thiên"*, nên muốn đặt tên cho tiểu muội muội là "Hoàng Ly".

*Đây là 2 câu thơ trong Tuyệt Cú của Đỗ Phủ. Nguyên văn:

Lưỡng cá hoàng ly minh thúy liễu

Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên

Bản dịch của Tương Như:

Liễu xanh hót cặp oanh vàng, 

Trời lam trắng điểm một hàng cò bay.

Hoàng Ly = Chim hoàng oanh

Hoàng Lão Thực và Phùng Thị nghe xong kính sợ không thôi, không dám có hai lời.

Vì thế, con gái út Hoàng gia tên Hoàng Ly.

Tiểu Hoàng Ly thừa kế tính tình mạnh mẽ của Phùng Thị, cực kỳ lợi hại, lại sớm chiều ở chung bị Đỗ Quyên đích thân dạy dỗ, đầu não luyện thành khôn khéo, so với Đỗ Quyên càng "trò giỏi hơn thầy".

Kỳ thật, Đỗ Quyên căn bản không thể tính là lợi hại. Nàng bất quá so với người khác hơn phần học thức cùng lịch duyệt của kiếp trước mà thôi, bản tính đơn thuần tùy tính không câu thúc.

Nhưng việc này cũng không gây trở ngại nàng tùy theo tài năng mà dạy, dạy tiểu muội được khôn khéo.

Trên cửa miệng của tiểu Hoàng Ly, nhà nàng rất nghèo, phải dựa vào nhà tiểu di tiếp tế mới có thể sống. Hiếu kính cho ông bà nội gì đó đều từ cả nhà bọn họ tiết kiệm từ trong kẽ răng ra tới. Cha mẹ nàng mỗi ngày làm việc mệt nhọc như trâu, nàng và 2 tỷ tỷ cũng phải đi sớm về tối làm việc... vân vân.

Đỗ Quyên nghe cái miệng nhỏ nhắn của nàng lạp lạp nói chuyện, là cùng Hoàng Tước Nhi cúi đầu nhịn cười, hoặc phải tránh xa, bởi vì các nàng không có cửa xen mồm.

Hoàng Ly không chỉ khôn khéo, còn hẹp hòi.

Muốn từ tay nàng lấy gì đó, so với lên trời còn khó hơn.

Đỗ Quyên cảm thấy nàng không giống là khuê nữ Hoàng gia, càng giống khuê nữ của Lâm Đại Đầu cách vách.

Năm này, Hoàng Tước Nhi mười một tuổi, Hoàng Đỗ Quyên tám tuổi, Hoàng Ly năm tuổi.

Được nuôi trong non xanh nước biếc, ba tỷ muội Hoàng gia có đặc sắc riêng.

Hoàng Tước Nhi màu da hơi đen, dáng người bắt đầu phát triển, đã có bộ dáng thiếu nữ. Đỗ Quyên giúp nàng chải song nha kế, mắt hạnh mi cong, mũi nhỏ, thoạt nhìn thập phần điềm đạm nho nhã. Nếu nở nụ cười, lộ ra 2 cái rẳng hổ nhỏ, lập tức trở nên hoạt bát linh động.

Mà Đỗ Quyên lại phơi nắng không đen.

Bởi nàng đặc biệt thích lên núi xuống ruộng, da phơi không đen mà còn non mịn trắng như sứ, căng mịn bóng loáng, hiện ra màu trắng sữa, có chút giống trà sữa.

Về phần dung mạo, hai hàng lông mày thanh tú, hai mắt trong trẻo, mũi thẳng, cánh môi tựa hoa đào kiều diễm. Lúc tĩnh như nước hồ sâu, khi cười như gió xuân vờn qua má. Cho dù suốt ngày mặc áo vải váy thô cũng không che giấu được nét hoa sáng lạn.

Nét độc đáo trên người nàng không phải dung mạo, mà là nụ cười.

Mỗi khi nhoẻn miệng cười, người nhìn không tự chủ được bị hấp dẫn, không đành lòng hãm hại và thương tổn.

Về phần Hoàng Ly, bé gái năm tuổi, trừ bỏ khả ái, vẫn là khả ái.

Ba khuê nữ Hoàng gia được công nhận là ba đoá hoa thôn Thanh Tuyền.

Kỳ thật bộ dạng Hoàng Tước Nhi và Hoàng Ly không tính rất đẹp, có lẽ có liên quan với sự dạy dỗ của Đỗ Quyên, ngôn hành cử chỉ  của mấy tỷ muội không giống những thôn nữ khác, cho nên mọi người khen ngợi thật nhiều.

Ngày hai mươi lăm tháng chạp, ông ngoại Phùng Trường Thuận vào núi, mang đến một tin tức.

Đỗ Quyên bị kích thích hôn mê, không thể bình tĩnh được.

Phùng Trường Thuận đến đưa hàng tết, theo thường lệ đến nhà con gái út trước.

Phùng Minh Anh đứng ở cửa viện, hô ta: "Tước Nhi, Đỗ Quyên, Hoàng Ly, ông ngoại tới!"

Phùng Thị vội mang ba khuê nữ tới.

Hoàng Lão Thực không ở nhà, hắn theo Nhậm Tam Hòa vào núi săn thú.

Tuy hắn không biết săn thú, nhưng đi hỗ trợ khiêng món ăn thôn quê, đến lúc ăn cũng đúng lý hợp tình một ít.

Phùng Trường Thuận đến thôn Thanh Tuyền, phần lớn đều ở nhà tiểu khuê nữ ăn cơm. Một là không muốn đi nhà con rể lớn đỡ phải gặp thông gia, chọc 2 lão già kia nói nhảm. Hai là nhà tiểu con rể quả thật dư dả nhiều, không để ý đến chuyện ăn uống.

Lúc này cũng giống vậy, Phùng Minh Anh giữ đại tỷ và mấy đứa cháu lại ăn cơm chiều.

Nói xong, nàng kéo Hoàng Tước Nhi đi phòng bếp.

Phùng Trường Thuận tiếp đón Phùng thị, mang hàng tết ra chia thành 2 phần, một phần cho Phùng thị, lại tự mình giúp nàng mang về nhà.

Đỗ Quyên và Hoàng Ly đi theo phía sau bọn họ. Phùng Trường Thuận lại gọi các nàng đi phòng bếp hỗ trợ tiểu di, chờ bọn họ trở về.

Nhưng chuyến đi này, thời gian có chút lâu.

Đỗ Quyên đang thắc mắc, vừa vặn tiểu di nói, tương ớt nhà nàng ăn ngon hơn, muốn nàng về nhà múc một chút đến. Nàng bưng bát về nhà lấy.

Vào nhà không thấy người. Trong phòng cha mẹ ở phía đông truyền ra tiếng nói chuyện thật nhỏ.

Nàng cũng không để ý, vào bếp múc chút tương, sau đó mới đi ra chính phòng. Vừa định gọi người, chợt nghe trong phòng truyền ra nói, lập tức ngây dại.

"Đều nói cháu ngoại giống cậu, ta đoán có phải là đứa bé bị mất kia. Ta và nương ngươi trăm phương nghìn kế hỏi thăm. Tuy Dương gia nói đứa con trai này là nhặt được, nhưng nghe nói cũng không sống chung, là đại nãi nãi nhà hắn ở thôn trang mang đến. Cũng khó mà nói..."

"Cha, ngươi đừng nghĩ sai rồi. Ngươi hỏi đại ca, nếu hắn ở bên ngoài..."

"Nói bừa! Người ta là loại người nào, đại ca ngươi có thể với tới? Đại ca ngươi ta cũng hỏi, căn bản không thể nào. Ta nghĩ tới nghĩ lui, chỉ có thể là ngươi. Bằng không, sao có thể giống Hưng Nghiệp khi còn nhỏ đến như vậy? Nào có chuyện trùng hợp như vậy."

"Ta đi nhìn xem! Ta muốn đi nhìn xem!"

Trong phòng Phùng Thị kích động đến nói không mạch lạc. Đỗ Quyên cũng cảm thấy mình muốn hôn mê, lồng ngực bị niềm vui sướng nhồi đầy.

Nếu lời ông ngoại nói là sự thật, người kia thật là đứa nhỏ dưỡng mẫu Phùng Thị mất làm mất, vậy hắn rất có khả năng là Lý Đôn.

Nàng hít sâu một hơi, nghĩ, nhất định phải rời núi một chuyến.