Dị Thế Điền Viên

Chương 88




Do hôm nay Nguyên gia bận việc ngoài ruộng, vội vàng từ sáng sớm đến tối muộn mới xong, cho nên làm cơm trễ hơn mọi hôm.

Lúc Lâm Bảo đến, cũng là lúc cơm tối vừa nấu xong, thấy nó đến, Nguyên mẫu xuống bếp xào thêm hai đĩa thức ăn. Nếu không phải lúc này đã muộn, bà còn muốn giết gà nấu cháo, khoản đãi con rể tương lai.

Cơm nước dọn lên bàn, cả nhà vây quanh, cùng dùng bữa. Nguyên phụ rất cao hứng, rủ rê Lâm Bảo uống một chén rượu, may mắn Lâm Bảo chưa trưởng thành, chưa được uống rượu. Nguyên phụ đành lùi một bước, lấy trà cho Lâm Bảo uống thay rượu.

Hai người một người uống trà một người uống rượu, cũng có tư vị khác, bởi vì lực chú ý của họ không đặt lên bàn rượu, mà đặt hết lên người Lâm Bảo.

Lâm Bảo đã ăn cơm ở nhà, hãy còn rất no, không đói bụng chút nào. Nó cầm chén trà, thỉnh thoảng gắp một đũa thức ăn cho có. Do Nguyên gia muốn nghe lại sự việc bắt trộm, đặc biệt là muốn nghe nó kể về Huyện lão gia, vì thế nó ngồi bên bàn cơm tỉ mỉ kể lại.

Cả nhà họ Nguyên vừa ăn cơm vừa nghe kể chuyện đến say sưa.

“Tiểu Bảo, ngươi có thật nhiều chủ ý, thế mà lại nghĩ ra kế, bắt gọn Lưu lão tứ, thật lợi hại. Lưu lão tứ không ít lần trộm đồ trong thôn, lần nào cũng chạy thoát, không ai bắt được gã, mọi người tức đến nghiến răng, lại không làm gì được. Lần này xem như ác giả ác báo, bị tống vào ngục, đáng đời gã! Quả thật khiến người ta hả hê!” Nguyên đại ca cao hứng nói.

Nhắc đến Lưu lão tứ, Nguyên đại ca rất chán ghét. Đất nhà hắn sát cạnh đất nhà Lưu lão tứ, Lưu lão tứ là người lười biếng, lương thực trồng trong đất, cỏ cao giun dài gã cũng không quan tâm. Đất nhà hắn cạnh bên liền gặp tai ương, cỏ dại cứ thế lan sang, vì thế mỗi lần ra ruộng nhà hắn còn phải dọn cỏ luôn cho phần đất nhà Lau lão tứ.

Việc ấy vẫn là việc nhỏ, mấu chốt chính là Lưu lão tứ rất xấu tính, mỗi lần đến mùa thu, gã luôn thừa lúc người khác không chú ý, trộm lương thực của người ta, cực kỳ đáng trách. Người nông gia quý nhất là lương thực, bị trộm mất làm sao có thể không tức giận, cố tình lại không bắt được kẻ trộm. Lưu lão tứ lại còn vô lại cùng cực, luôn bày ra vẻ lợn chết không sợ nước sôi, cho dù ngươi đấm gã mấy phát, gã cũng không sợ, cứ tiếp tục làm theo ý mình.

Lần này Lâm Bảo bắt trộm bắt tận tay, chân chính đưa lão tứ vào tròng. Hơn nữa lần này Lưu lão tứ nảy lòng tham, đến Lâm gia trộm không ít thứ, tính ra thành bạc phải đến mấy lượng, đủ cho một người bình thường ăn uống trong cả năm. Việc này ở nông thôn đã xem như vụ án lớn, cần thiết phải đưa lên quan phủ.

Bất quá chuyện như thế này, bình thường trong thôn thường ba phải, không muốn để lộ ra, nhưng lần này Lưu lão tứ đã làm nhiều người tức giận, hiếm khi có cơ hội, người trong thôn không muốn bỏ qua, thống nhất ý kiến đưa gã lên quan phủ. Này cũng xem như đáng đời Lưu lão tứ, tự làm bậy không thể sống.

“Đông Nhi, lúc này Tiểu Bảo đưa hầu bao cho ngươi, bên trong có tiền Huyện lão gia thưởng, lấy ra cho chúng ta nhìn thử đi, thơm lây một chút”. Vừa nãy Nguyên đại ca chưa được nhìn đã bị Nguyên Đông tránh đi, hắn còn chưa nhìn thấy gì, vẫn nhớ trong đầu.

“Đúng đúng, lấy ra, để mọi người nhìn thử”. Nguyên phụ hớn hở, ông đã uống rượu, mặt mũi đỏ hồng, rõ ràng đã có điểm say.

Trong lúc nghe Lâm Bảo kể vụ bắt trộm, người Nguyên gia đã ăn cơm xong. Nguyên Đông giúp mẹ dọn dẹp bát đũa trên bàn, sau đó lấy hầu bao và điểm tâm Lâm Bảo cho nó ra, điểm tâm thì xếp ra đĩa bỏ lên bàn, để mọi người cùng ăn.

Nguyên Đông không đưa hầu bao cho ai, mà tự mình mở ra, lấy bao đỏ tiền đồng ra đặt lên bàn: “Đều ở đây, mọi người xem đi, đều là tiền đồng thôi, ai chả từng thấy qua”.

“Tiền đồng thì thấy rồi, nhưng chúng ta chưa từng nhìn thấy tiền đồng mới như vậy, vàng rực rỡ, ngươi nhìn đồng tiền này, một chút dấu vết sử dụng cũng không có”. Nguyên nhị ca thở dài nói, lấy một đồng tiền thả trên tay ngắm nhìn, rất yêu thích.

Những người khác cũng từng người cầm một đồng tiền trên tay ngắm nhìn. Nói đến thì tiền Huyện lão gia thưởng cũng có khác với tiền phổ thông, tiền đồng Huyện lão gia thưởng là do triều đình hàng năm đúc mới, chuyên dùng để khen thưởng quan viên.

Tiền đồng này được đúc từ đồng thau và kẽm, lớn hơn một vòng so với tiền thông thường, bên trên có khắc bốn chữ “Thượng võ thông bảo”, nhìn dưới ánh nắng, ánh vàng rực rỡ, nhìn rất đẹp.

Hai vị ca ca Nguyên gia nhìn tiền đồng mà phát thèm, cũng muốn một đồng, cầm trong tay không muốn trả lại, thầm nghĩ tìm một sợi dây đỏ đeo lên cổ. Trong thôn cũng có người đèo iền trên cổ, rất đẹp, người lớn thường làm vậy cho hài tử đeo, có vài người người trưởng thành cũng đeo như thế.

Nguyên đại ca cầm tiền đồng, ướm lên ngực của bản thân, hơi Nguyên nhị ca: “Lão nhị, thấy sao? Ta đeo như vậy có hợp không?”

Nguyên nhị ca gật đầu: “Rất đẹp, ta cũng muốn đeo một cái!”

Hai vị ca ca Nguyên gia còn chưa kịp vui vẻ, tiền đồng trên tay đã biến mất, Nguyên Đông nhanh tay lẹ mắt, thu tiền đồng về, gói kỹ lại, muốn thả vào trong hầu bao: “Đây là của Tiểu Bảo đưa cho ta! Ta phải cất kỹ!”

“Đông Nhi, đệ đệ tốt của ta, đừng hẹp hòi như vậy, ngươi có nhiều tiền đông thế kia mà, cho ta và nhị ca ngươi mỗi ngươi một đồng là được rồi”.

Nguyên đại ca vừa nói vừa nhìn Lâm Bảo, ý tứ rất rõ ràng, muốn nó nói thêm vào. Hai vị ca ca Nguyên gia hiểu rõ tính tình đệ đệ, nếu nó đã nói không cho thì thực sự sẽ không cho, bọn họ làm ca ca đương nhiên không thể ép buộc.

“Đông Nhi, nếu hai ca ca đã thích như vậy. Ngươi cho mỗi người một đồng đi”. Lâm Bảo ngồi bên cạnh khuyên nhủ. Nhiều lúc Lâm Bảo cũng rất biết cách xử sự, không thể không nể mặt hai vị anh vợ tương lai.

Kỳ thực Nguyên Đông cũng đã tính trước, nó định chờ sau này hai vị ca ca có hài tử, nó sẽ phát tiền đồng cho chất nhi, bất quá nếu lúc này hai người đã muốn, Nguyên Đông cũng toại nguyện cho hai người, lấy tiền đồng ra, đưa cho mỗi người một đồng.

Hai vị ca ca Nguyên gia cực kỳ vui vẻ, dắt nhau đi tìm dây chỉ đỏ, deo tiền đồng lên cổ.

Nguyên phụ nhìn hai đứa con trai đeo tiền đồng, cũng ngứa ngáy trong lòng. Không chờ ông mở miệng, Nguyên Đông đã tri kỷ tìm dây đỏ đến, xuyên tiền đồng vào, trực tiếp đeo lên cổ cho lão cha. Nguyên phụ cười đến không khép được miệng: “Vẫn là Đông Nhi nhà ta thương cha nhất!”