Thế là từ nay Trần Kiếm có thêm một cái Thư Đồng khó lường.
Nhưng có lẽ chính hắn không biết vì dính tới cái Thư Đồng này nên vận mệnh của hắn từ nay rẽ sang một nhánh mới.
Còn là phúc hay là họa thì không ai biết trước được.
Lâm Bạch lúc này cũng đã thay bộ đồ nô lệ bằng một bộ lam bào dành cho nho sinh.
Cả người nó lúc này như trở thành một người mới, gương mặt thanh tú xinh đẹp thêm cặp mắt màu tím khác thường khiến người khác vừa nhìn vào liền biết đây là một kẻ có chỗ bất phàm.
Có điều khi Trần Kiếm và Lâm Bạch hai đứa sóng vai với nhau thì Lâm Bạch lại ra dáng công tử hơn là Trần Kiếm.
Còn Trần Kiếm giống như là một hộ vệ trẻ tuổi đi bảo vệ một công tử của một thế gia giàu có hơn.
Sửu bộ đầu đương nhiên là nhìn thấy việc này, nhưng không lẽ hắn lại trách kẻ nô lệ này lại đẹp trai hơn con trai nuôi của hắn sao? Hắn cũng không phải là người không nói lý như vậy.
Tuy nhiên nhìn thấy Trần Kiếm vui vẻ như vậy hắn cũng thấy vui lây ở trong lòng.
"Hai đứa nghe đây, dù có thân phận nô lệ - chủ nhân, nhưng tuyệt đối đừng vì quan hệ này mà làm mất tình cảm đôi bên.
Tiểu Kiếm con không được ỷ vào khế ước nô lệ mà ép Lâm Bạch làm điều sai trái, nếu như vậy thì ta nhất định sẽ không tha cho con.
Còn về Lâm Bạch thì ngươi cũng đừng vì bản thân là nô lệ mà sinh ra nản lòng thoái chí, ta cho ngươi làm Thư Đồng cho Tiểu Kiếm là hi vọng ngươi có thể cùng nó học được chữ, học được lễ nghĩa, học được cách đối nhân xử thế cho đúng đắn.
Tiểu Kiếm cái đứa trẻ này còn rất nông nỗi hi vọng ngươi sẽ thay ta chăm sóc nó khi ta không ở bên."
"Lâm Bạch đã rõ, xin ngài yên tâm!"
"Được, tốt lắm! Nếu như vậy thì hai đứa từ nay sẽ về một nhà.
Lâm Bạch ngươi từ nay cũng sẽ trở thành một thành viên của Trần gia ta."
*****
Thoáng chốc đã một tháng trôi qua.
Cũng đã đến lúc Trần Kiếm và Lâm Bạch phải đến trường tư thục.
Mấy ngày qua hai đứa trẻ này đã trải qua sinh hoạt rất khoái lạc.
Sửu bộ đầu cùng Cúc lão bản xem hai đứa nhóc như là con ruột trong nhà.
Nhất là Lâm Bạch vừa tuấn tú đẹp trai lại hiểu chuyện và lễ phép cực kỳ vừa lòng Cúc lão bản.
"Lâm Bạch này.
Ngươi thông minh như vậy.
Có thể giải đáp cho ta một chuyện không?"
"Chuyện gì?"
"Ta luôn có một thắc mắc rằng.
Thế gian này luôn sẽ có những kẻ xấu xa tàn bạo.
Đồng thời cũng có những người tốt, luôn suy nghĩ giúp cho đời đúng không?"
"Đúng.
Thì sao?"
"Ta thật sự thắc mắc vì sao con người ta lại trở nên xấu xa tàn ác.
Chẳng phải trong sách Thánh Hiền có câu "Nhân Chi Sơ Tính Bổn Thiện" sao? Con người vốn sinh ra là thiện lương sao lại càng ngày lại càng trở nên ác độc chứ? Ta vừa nghe phụ thân bảo có một tên thổ phỉ vì đúng vài lượng bạc ở trong tay nãi của người đi đường mà nhẫn tâm giết hại người già lẫn trẻ nhỏ.
Nhưng người dân ở đó nói tên thổ phỉ đó vốn là một tiều phu thật thà chất phác.
Cớ sao lại từ một tiều phu lương thiện lại trở thành thổ phỉ được?"
Lâm Bạch nghe Trần Kiếm nói vậy liền vuốt vuốt cái cằm nhỏ hơi suy tư một lúc rồi nó mới nói:
"Thật ra thì câu hỏi của ngươi vốn không có câu trả lời thích đáng."
"Ngay cả người thông minh như ngươi cũng không biết sao?" - Trần Kiếm nghe Lâm Bạch nói như vậy liền hơi thất vọng.
Lâm Bạch lại vừa phe phẩy cái quạt giấy ở trong tay vừa nói:
"Câu hỏi của ngươi vốn chính là một trong nhưng câu hỏi mà các bậc Thánh Hiền luôn đi tìm kiếm.
Nhưng tùy vào các thời đại, các giai đoạn thời gian, các vị trí địa lý và văn hóa vùng miền mà sẽ có các lời giải đáp khác nhau."
"Như ngươi vừa nói một cái tiều phu lương thiện bỗng một ngày hóa thành một tên thổ phỉ tàn ác.
Vậy đó là vì sao? Âu, ta đoán cũng không thoát được hai chữ nhân quả.
Có thể vì nghèo túng, đói khổ mà khiến một người thay đổi tính nết trở nên bạo tàn hiếu sát.
Cũng có thể là vì bị người khác sai khiến nên không thể không nhẫn tâm ra tay giết người.
Cũng có thể đơn giản là buồn chán uống vài ngụm rượu vô tình dẫn ra nộ hỏa trong lòng, thấy người chướng mắt liền giết."
"Thế thì liên quan gì tới Nhân và Quả?" - Trần Kiếm thắc mắc.
"Đương nhiên là có rồi.
Dù ngươi có là vô tình hay hữu ý giết người thì đều đó có nghĩa ngươi với người ngươi giết có một đoạn nhân quả.
Có thể là nhân quả của kiếp này cũng có thể là nhân quả của vài kiếp trước.
Có thể kiếp trước hai người nạn nhân đã giết tiền thân của tiều phu kia nên kiếp này phải trả quả bị giết lại.
Cũng có thể ở kiếp này hai người bị hại kia vô tình làm cho người tiều phu tan nhà nát cửa ly biệt người thân, nên quả này là không thể tránh."
Trần Kiếm gãi gãi đầu.
"Ngươi nói quá cao siêu rồi.
Nhưng nếu như vậy tất cả đều do nhân quả tuần hoàn, vậy oan oan tương báo bao giờ mới dứt?"
Lâm Bạch liền đáp:
"Dứt được hay không chính là do mình.
Nếu ngươi buông được thù hận, buông được chấp niệm, thì nhân quả sẽ chấm dứt.
Như nếu ngươi và kẻ thù ở tiền kiếp có nợ máu, nhưng kiếp này dù người vừa gặp kẻ thù vừa gặp đã nổi lên ý nghĩ ghét bỏ thậm chí căm thù.
Nếu ngươi có tu tập, có lòng thiện thì dù gặp kẻ thù thì ngươi vẫn có thể tha thứ được, dù động sát niệm từ nhân quả nhưng ngươi kiềm chế bản thân không cho bản thân làm điều xấu thì đoạn nhân quả này sẽ cứ thế tự nhiên chấm dứt.
Lại như nếu ngươi bị kẻ thù giết, nhưng ngươi không thù không hận, bình thản buông tha thì nhân quả này cũng chấm dứt."
"Chỉ có điều hai chữ Nhân và Quả không giải quyết đơn giản như vậy.
Nó có thể liên quan tới cả người thân bằng hữu.
Vì vậy một khi nhân quả đã kết thì cần có đại ý chí đại nghị lực mới có thể cắt đứt."
"Trở về với câu hỏi của ngươi thì tại sao lại có Ác.
Thì thành thật mà nói ta cũng không rõ.
Theo kinh điển và đạo sách thì bản chất của Ác chính là luôn tồn tại.
Chỉ là khi mới sinh ra phần thiện của con người luôn nhiều mà thôi.
Theo thời gian thì ba thứ Tham, Sân, Si tích lũy ngày càng nhiều.
Khi đó thì phần Thiện sẽ bị lấn chiếm và Ác sẽ chiếm chủ đạo."
"Thế thì con người trở nên tàn nhẫn đều do Tham, Sân, Si?" - Trần Kiếm hỏi.
"Đúng nhưng cũng không đúng."
"Tham lam là khi ngươi muốn có nhiều hơn người khác.
Sân là khi người khác có nhiều hơn ngươi.
Si là vì ngươi không có trí tuệ để kiềm chế bản thân mà để Tham và Sân sai khiến mình.
Dù vậy ta nghĩ bản chất Tham, Sân, Si ba chữ này đều thuộc về một khát vọng sâu thẳm sâu trong mỗi con người."
"Là điều gì?" - Trần Kiếm lúc này có chút xúc động muốn biết.
Nó đưa cặp mắt to tròn chờ Lâm Bạch đưa ra một đáp án làm thỏa mãn trí tò mò của bản thân.
"Là khao khát được công nhận bản thân."
"Khi ngươi còn nhỏ, ngươi khao khát được phụ mẫu công nhận bản thân.
Lớn lên một chút thì ngươi khao khát được bạn bè công nhận ngươi có gì đó đặc biệt, có gì đó siêu việt những người khác.
Lớn một chút nữa ngươi sẽ khao khát người yêu của ngươi và xã hội phải công nhận ngươi sẽ là người có ích.
Khi về già ngươi lại khao khát con cháu ngươi và những hậu bối sau này kính trọng ngươi.
Nhìn chung đơn giản là vì con người luôn muốn mình phải khác biệt, luôn tưởng tượng bản thân phải thật đặc biệt và được xã hội công nhận điều đó"
"Có thể ta nói hơi khó hiểu.
Để ta giải thích kĩ hơn.
Khi ngươi còn nhỏ phải chăng ngươi luôn muốn được phụ mẫu khen thưởng và chú ý tới bản thân? Khi mi lớn hơn phải chăng mi muốn phải vượt trội hơn nhưng người bạn của ngươi? Dù ngươi không thật sự giỏi trong việc gì, nhưng ngươi vẫn muốn mình có gì đó đặc biệt như tỏ ra lạnh lùng hoặc đơn giản là phải thật ngưu bức dù việc đó không khiến ngươi vui vẻ gì?"
"...!Ngươi nói đúng.
Nhưng việc này thì liên quan gì tới Tham, Sân, Si?" - Trần Kiếm nghe Lâm Bạch nói liền hơi đỏ mặt nhưng vẫn phải hỏi.
"Ngươi vẫn chưa hiểu sao? Vì khao khát được người khác công nhận nên ngươi muốn bản thân phải có gì đó đặc biệt.
Ngươi muốn được công nhận nên dày công học tập, ngươi muốn được công nhận nên miệt mài làm việc.
Nhưng dù đã cố gắng như vậy nhưng luôn có những kẻ hơn ngươi vượt trội hơn ngươi.
Từ đây sinh ra Sân.
Rồi một ngày ngươi thấy những nỗ lực của bản thân không bằng người khác nên ngươi buông bỏ từ đây lại sinh ra Si.
Lại vì ngươi buông bỏ nên ngươi trở nên nghèo khó, yếu ớt nhưng lại muốn có nhiều hơn để bằng người khác nên sinh ra Tham.
Tham, Sân, Si chính là từ đây mà ra."
Tiếu Ngự: Ta là tới coi mắt.
Ngự tỷ: Coi mắt?
Tiếu Ngự: "Không cần nhiều lời, nhìn ngươi có vài phần tư sắc, ta động lòng, ngươi tự nghĩ biện pháp thích ta, 14 ức người bên trong ta chỉ cho ngươi cơ hội!".