Đệ Đệ Của Ta Tráo Đổi Linh Hồn Với Thái Tử

Chương 119: C119: Ngoại truyện 6




Khi Tạ Du trở lại kinh thành, đúng lúc gặp tuyết lớn. Đội xe ngựa bị kẹt trên đường núi, gãy mất càng xe.

Tuỳ tùng sửa càng xe trong gió tuyết, vừa nói với nam nhân đang cầm ô đứng bên cạnh: “Thế tử, gió tuyết quá lớn, e là không đến được trước khi trời tối đâu.”

Nam tử có tướng mạo nho nhã, khoác trên mình chiếc áo bông dày cộm, đang run rẩy nhìn về phía trước. Trời đã nhá nhem tối, chân trời đầy sương mù mông lung, tuyết phủ kín bầu trời, nhìn quanh chỉ toàn là tuyết trắng mênh mông.

Tuyết quá nặng hạt, khiến đôi giày bông vải màu đen trên chân y bị thấm ướt.

Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, y nhìn về nơi xa, nhưng chỉ có thể thấy lờ mờ những đỉnh núi xanh ẩn trong nền tuyết trắng.

Đó là núi Thanh Vân, đã hơn mười năm y chưa quay về rồi.

“Không sao, trên xe ngựa phía sau còn vài cục than khô.” Tạ Du cất giọng dịu dàng và bình tĩnh: “Chờ sửa càng xe xong, không cần gấp đâu, đường núi không dễ đi, xung quanh toàn là tuyết, cẩn thận móng ngựa bị trượt. Tối muộn, chỉ cần ra khỏi núi này thì chúng ta sẽ dừng lại nghỉ ngơi.”

Tuỳ tùng theo hầu thở phào, lập tức đồng ý.

Tấm rèm xe ngựa dày được một bàn tay nhỏ bé non nớt vén lên, một cậu bé thò đầu ra ngoài, chợt bất ngờ hít phải khí lạnh ùa vào mặt rồi ho lên sặc sụa. Khi tìm thấy bóng dáng Tạ Du, cậu gọi: “Phụ thân, bên ngoài lạnh, người đừng đứng lâu.”

Cậu bé khoảng bảy tám tuổi, mặt mày tuấn tú, trông rất giống Tạ Du.

Trong lòng hơi ấm lên, Tạ Du nói: “Tuyên Nhi kéo rèm xuống đi, kẻo cảm lạnh đấy, lát nữa vi phụ sẽ lên xe.”

Trên xe còn một phụ nhân trẻ tuổi có dung mạo thanh tú, đang ngồi đoan chính trong xe. Nghe Tạ Du nói, nàng ấy nhanh tay rót cho Tạ Tuyên một chén trà nóng uống cho ấm bụng rồi hỏi qua lớp rèm: “Chủ quân cần phải uống chút trà nóng đi ạ, bên ngoài tuyết lớn, chắc là giày của Chủ quân đã ướt rồi, thiếp chuẩn bị một đôi mới cho ngài, ngài thấy được thì bước vào đổi đi.”

Năm thứ hai sau khi Bệ hạ đăng cơ, Tạ Du được mẫu thân sắp xếp kết hôn với Bạch Vũ Đồng - vị muội muội bên nhà ngoại. Tiếc là, sức khỏe Bạch Vũ Đồng không tốt, lại một lòng hướng Phật. Thế nên, khi ở miền Nam, mỗi ngày nàng đều ăn chay niệm Phật. Sau này khi sinh Tuyên Nhi thì sức khoẻ càng không tốt.

Nàng không có lòng quan tâm đ ến việc thu xếp những chuyện trần tục này, bèn nạp thứ muội vào làm tiểu thiếp, quán xuyến việc nhà và chăm sóc cho Tạ Du và Tuyên Ca Nhi.


Đất tổ của Bạch thị ở tại miền Nam, không xa Tạ gia, trong nhà có huynh đệ tỷ muội ruột thịt chăm sóc lẫn nhau. Vì vậy, sau khi Tạ Du hồi kinh, Bạch Vũ Đồng không theo về mà ở lại miền Nam nên cũng không đến nỗi quá cô đơn.

Những năm qua, việc nhà đều do một tay tiểu Bạch thị lo toan. Mẫu thân của tiểu Bạch thị vốn chỉ là một nô tỳ hạ đẳng, Bạch gia có nhiều nữ nhi và tiểu Bạch thị vốn dĩ không mấy nổi bật trong số đó. Nữ nhi thứ xuất, số mệnh không tốt, thường được dùng làm thiếp hồi môn cho nữ nhi con của chính thất khi được gả cao. Phận của tiểu Bạch thị xem như đã tốt lắm rồi.

Địa vị cao của Tạ gia đã quá nhiều, vốn dĩ Tạ Du không cần nhận tước, thành ra cũng được xem là xứng đôi với đích trưởng nữ Bạch Vũ Đồng của Bạch thị. Vậy nhưng, trời xui đất khiến, y được nhận tước, thân phận nước lên thì thuyền lên, không còn giống như trước nữa, nên xem như là Bạch gia trèo cao.

Bạch Vũ Đồng không màng đến những chuyện phàm tục này, trái lại nàng vẫn thanh đăng cổ phật. Sức khoẻ nàng không tốt, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng trong cửa Phật, dần dần hình thành nên tính cách này. Với tính cách đó, vào làm dâu trong đại gia tộc sẽ không cho nàng được cuộc sống tự tại như thế, chỉ riêng việc giao chuyện nhà cho thiếp thất và bản thân lại trốn trong Phật đường cũng đủ khiến người ta bàn tán rồi.

May thay, nàng được gả vào Tạ gia, phu quân tôn trọng nàng. Nàng muốn đổi chính viện thành Phật đường và ăn chay mỗi ngày, Tạ Du cũng hoàn toàn chiều theo ý nàng.

Về phần tiểu Bạch thị, không bị chủ mẫu làm khó dễ và còn có quyền quản gia, hài tử của đích tỷ vừa ngoan ngoãn vừa kính trọng mình, vậy nên nàng ấy sống thoải mái hơn nhiều so với các thứ nữ khác của Bạch gia. Điều nhọc lòng duy nhất là phải quản lý cửa hàng trong nhà, xử lý các loại sổ sách. Thứ tỷ muội trong nhà đều nói nàng ấy tốt số, cả bản thân tiểu Bạch thị cũng thấy mình rất may mắn.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Tạ Du hồi kinh lần này cũng vì để nhận tước.

Tạ Hầu gia không còn nhiều thời gian nữa. Mấy năm trước, việc đại ca của Tạ Du chết trên bụng nữ nhân đã gây nên trò cười cho toàn thành, khi đó sức khoẻ của Tạ Hầu gia đã không tốt rồi.

Những năm qua, Tạ Du lo làm quan ở miền nam, lần cuối cùng hai cha con gặp nhau là ba năm trước, khi Tạ Hầu gia xuống miền Nam tuần sát, thuận đường ghé thăm nhi tử.

Bây giờ đã là cảnh còn người mất, Tạ Du phiền muộn trong lòng nhưng trên mặt lại không thể hiện ra.

Đối với sự lo lắng của tiểu Bạch thị, y chỉ mỉm cười từ chối: “Hai mẹ con uống đi, lát nữa ta sẽ tới trước xem thử.”

Tiểu Bạch thị không tiện khuyên thêm, đành phải đồng ý.

Đến Hầu phủ đã là buổi chiều ngày hôm sau. Đó là một ngày nắng hiếm hoi, ánh nắng vẩy xuống lớp tuyết đọng, những giọt băng trên mái hiên ngói lưu ly đang nhỏ nước xuống.


Tạ phu nhân đã chờ tại cửa ra vào từ sớm, ánh nắng vàng chiếu lên mái tóc xanh, không giấu được những sợi bạc trên thái dương. Bà nắm khăn, khóe mi còn vương nước mắt, thấm ướt những vết chân chim đã hằn sâu dưới khoé mắt.

Nhìn thấy đội xe ngựa từ xa đi tới, bà lập tức cho người nghênh đón.

Cũng đã nhiều năm Tạ Du chưa gặp lại mẫu thân. Ngồi trên lưng ngựa, thấy bóng dáng lảo đảo của mẫu thân từ xa, y không khỏi chua xót.

Đến trước cửa, Tạ Du xuống ngựa. Người hầu nhận dây cương, kéo ngựa đến cổng phụ hướng ra hậu viện.

Tạ phu nhân vội muốn nắm tay nhi tử, nhưng Tạ Du đã vén áo bào quỳ xuống thỉnh tội cho những năm qua vì nhận chức quan, nên y không thể tận hiếu với mẫu thân.

Tạ phu nhân nào sẽ trách y, chỉ gấp gáp muốn kéo y dậy rồi quan sát một phen. Trong xe ngựa, Tạ Tuyên cũng xuống xe vấn an tổ mẫu, Tạ phu nhân lập tức bảo mọi người đi vào trong.

Lúc Tạ Du vừa đến miền Nam, quan lại địa phương cấu kết với hương thân báo cáo sai thu thuế, đàn áp bách tính. Y trẻ tuổi nhiệt huyết, nên khi gặp cảnh tượng đó chỉ muốn dọn sạch một phương và lập lại thái bình.

Y dành thời gian bảy tám năm, làm từ tri huyện địa phương lên đến trưởng sử, cuối cùng y mới quét sạch hết thế lực rắn rết ở miền nam. Bây giờ, theo sắc lệnh của Bệ hạ, y được phép trở về kinh thành đảm nhiệm chức Thường thiếu khanh, cũng coi như hết khổ.

Sau khi Tạ Du ở lại kinh, Tạ Tuyên thuận lý thành chương được vào Quốc Tử Giám.

Thuở nhỏ Tạ Tuyên đã hiếu học, giỏi văn chương và lịch sử. Theo phụ thân làm quan tại địa phương, cậu đã chứng kiến nhiều cuộc sống của dân sinh và cũng một lòng mong muốn mang lại lợi ích cho bách tính một phương.

Hầu hết những công tử áo gấm lụa là trong thế gia kinh thành đều được tổ tiên ban cho một chức quan nhàn tản, trong khi đó những tử đệ có bản lĩnh lại một lòng tranh quyền đoạt thế mưu lợi riêng cho gia tộc. Hiếm ai có thể suy nghĩ cho bách tính, suy cho cùng, trong hoàn cảnh của họ, người dân là tầng lớp thấp nhất, mà họ là thế hệ trâm anh quý tộc thì cớ gì lại quan tâm đ ến cuộc sống của dân chúng như loài kiến hôi chứ.

Lúc còn là công tử thế gia ở kinh thành, Tạ Du cũng một lòng ở ẩn, không muốn làm quan mưu quyền thế. Nhưng sau khi đến miền Nam và tiếp xúc gần gũi với muôn dân, y mới ngộ ra mình nên làm những gì.

Và sự xuất hiện của Tạ Tuyên đã được định sẵn sẽ mang đến một điều gì đó khác biệt cho các công tử quý tộc ở Quốc Tử Giám.


*

Tạ Du đi gặp Quốc tử tế tửu (*), lúc dẫn Tạ Tuyên đến Quốc Tử Giám, y nhìn thấy Thái tử điện hạ độ chừng sáu tuổi.

(*) là tên của một quan chức hàn lâm cổ xưa

Từ xa có thể nhìn thấy một cậu bé mặc thường phục xanh nhạt. Bên hông là thắt lưng lụa màu xanh dài đến giữa đầu gối, bên ngoài là ngoại bào màu tím nhạt, dưới chân là đôi giày nhỏ viền vàng. Trang phục không hề phô trương nhưng lại khiến người ta không thể không chú ý đến khí chất cao quý quanh cậu.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Tuy Thái tử còn nhỏ tuổi nhưng đã có phong thái của một Thái tử rồi. Dáng đi khoan thai, bên cạnh cũng chỉ có một tiểu thái giám theo hầu, không hề tỏ ra kiêu căng.

Thấy Quốc tử tế tửu, Thái tử liền đi tới, chắp tay gọi tiên sinh một cách khiêm tốn và cung kính.

Quốc tử tế tửu lập tức tránh đi, hành lễ: “Thái tử kim an.”

Tạ Du dẫn Tạ Tuyên cùng hành lễ, bị Thái tử ngăn lại.

Thái tử đưa tay đỡ lấy Tạ Tuyên: “Nơi đây là Quốc Tử Giám, không phải ở triều đình, người tới đây đều vì cầu học. Nếu đã cầu học vậy chúng ta đều là học sinh, chỉ có sự khác biệt giữa thầy và trò, đừng bàn về khác biệt quân thần.”

Trên gương mặt non nớt là vẻ chững chạc, đôi mắt rạng rỡ, không hề có sự ngạo mạn của Thái tử cao quý.

Mới đầu Tạ Tuyên hơi lo sợ, tỏ ra luống cuống. Dù sao cậu còn nhỏ, lại chưa từng thấy nhiều con em quý tộc trong kinh, mới đến đã bị áp đảo trước oai nghiêm của Thái tử rồi.

Thấy Thái tử còn nhỏ mà lại quan tâm đ ến người khác, không hề có vẻ cao ngạo của con cháu quý tộc, khiến cậu không khỏi thần phục từ tận đáy lòng.

Quốc tử tế tửu Lục đại nhân đã ở tuổi gần đất xa trời, khuôn mặt luôn cứng nhắc và nghiêm túc, nhưng khi nghe những lời này, ông vẫn không khỏi tỏ vẻ tán thưởng, cũng nở nụ cười hiếm hoi.

Có được một Thái tử như thế là may mắn của Đại Tấn.

Tạ Du nhìn vào gương mặt Thái tử thật lâu. Gương mặt Thái tử thật sự rất giống người đó, thuở bé vị ấy cũng có phong thái vô cùng dày dạn và chín chắn như vậy.


Nghĩ đến đó, y không dám nghĩ tiếp nữa.

Đã lâu rồi y chưa nghĩ tới, chuyện nên qua sớm đã qua rồi, y đã buông bỏ từ lâu. Bây giờ, nhìn thấy Thái tử, Tạ Du biết nàng chắc chắn đang sống rất tốt, đây chính là tin tức tốt nhất đối với y.

Nơi xa dưới tường hoàng cung, hoa mai sáng rực đang nở rộ, phản chiếu tường đỏ tuyết trắng trông cực kì đẹp mắt.

Một tiểu cô nương, trong bộ y sam màu vàng nhạt và trên đầu là búi tóc song hoàn, đang vừa cầm một chiếc lồ ng trúc vừa nâng váy bước lên bậc thang, trong lồ ng có một chú chim màu vàng với má hồng màu quýt đang kêu líu ríu.

Giữa lông mày tiểu cô nương hiện vẻ kiêu căng, nhưng vì gương mặt xinh đẹp, môi hồng răng trắng cùng đôi mắt phượng sạch sẽ và trong sáng càng làm tăng thêm nét kiêu căng vốn nhạt nhoà này, nhưng thay vì chán ghét thì người ta lại kinh ngạc cảm thấy tiểu cô nương ấy thật xinh đẹp và hoạt bát.

Và cho người ta cảm giác tiểu cô nương gia nên xinh đẹp và bắt mắt như thế.

Đôi mắt Tạ Du cũng không khỏi đượm ý cười, đây chính là Trưởng công chúa. Thuở thiếu thời, người kia phải cẩn thận từng li từng tí, buộc phải kiềm chế sự nhạy bén nhỏ bé của mình để trở nên thành thật và chững chạc, giữ phong thái của nữ tử thế gia và sống như một hình mẫu quý nữ điển hình.

Bây giờ, cuối cùng, nữ nhi của nàng cũng có thể sống thật tuỳ ý và tự tại, cũng coi như bù đắp cho sự tiếc nuối thuở nhỏ của nàng.

Thái tử thấy A tỷ đến, bèn chắp tay với Lục đại nhân rồi dẫn theo thái giám tuỳ tùng đi đến đó.

Lục đại nhân đưa mắt nhìn Thái tử rời đi, cười vỗ vai Tạ Du: “Tiểu tử có phúc đấy, sau này lệnh lang sẽ có tình nghĩa đồng môn với Thái tử, được một Quân chủ thế này là may mắn lắm thay.”

Tạ Du cười đồng ý.

Thuở ấu thơ lãng uyển thủy tạ, hoa đoàn cẩm thốc.

Thiếu nữ nhấc làn váy đi ra từ trong bụi hoa, khóe mắt đuôi mày giấu đi nét nhạy bén, chiếc váy màu tím khói hoà quyện với bức tường hoa tử đằng.

Bươm bướm nhẹ nhàng bay múa đến giữa tóc mai thiếu nữ, nhưng thiếu nữ chẳng hề hay biết.

Đây là bức tranh đẹp nhất y từng thấy thời niên thiếu, đẹp hơn bất kỳ bức tranh sông núi thuỷ mặc nào. Và bức tranh đẹp nhất này sẽ mãi mãi in sâu trong ký ức của y.

Nhưng, cũng chỉ vậy mà thôi.