Đời sau về lý do tại sao Tẩy Tội thành không được quang minh soi sáng có nhiều giả thiết. Có người nói Tẩy Tội thành là nơi ngày xưa kẻ ác tụ tập, những người mà Thủy Tổ Viễn Hoang Thánh Nhân cũng không muốn hoặc không thể độ háo đã tụ về Tẩy Tội thành, sau đó hậu đại của họ sinh sôi nảy nở.
Có người nói ở thời đại Viễn Hoang Thánh Nhân thật ra Tẩy Tội thành là chỗ Viễn Hoang Thánh Nhân bắt nhốt ác ma, sau này các ác ma hoàn toàn thay đổi, tiếp tục ở lại đây sinh sản hậu đại.
Có một giả thiết thì Tẩy Tội thành không được quang minh chiếu sáng vì Viễn Hoang Thánh Nhân cố ý làm vậy, chừa một chỗ thử thách lòng người.
Khi đến ngoài thành, đứng trước cửa thành nhìn ba chữ Tẩy Tội thành đặc biệt chói mắt.
Trong đội bọn họ có học sinh từ học viện khác đến, không phải tất cả đều là học sinh của Tẩy Tội viện.
Có học sinh du học thắc mắc hỏi:
- Tại sao nơi này gọi là Tẩy Tội thành?
Không ai trả lời câu hỏi này được, Đỗ Văn Nhụy là viện trưởng Tẩy Tội viện cũng cứng họng.
Lý Thất Dạ cười nói:
- Vì tẩy đi tội ác trong quang minh nên gọi là Tẩy Tội thành.
Có học sinh đến từ học viện khác bất mãn nói:
- Vớ vẩn, chỉ có tẩy đi tội ác trong hắc ám, quang minh là mặt thần thánh nhất cõi đời, đâu ra tội ác?
Nơi khác trong Quang Minh Thánh Viện các học viện đều được quang minh sáng soi, trong mắt họ Tẩy Tội thành không được quang minh chiếu vào là nơi có tội. Giờ Lý Thất Dạ nói quang minh của bọn họ có tội ác, hỏi sao họ không lườm Lý Thất Dạ.
Lý Thất Dạ bật cười:
- Nếu trên đời đều có quang minh thì hắc ám từ đâu đến? Không có hắc ám làm thước đó làm sao biết quang minh thần thánh nhất cõi đời?
Nghe Lý Thất Dạ nói, đám người Đỗ Văn Nhụy ngây ra, nhiều người nhìn nhau.
Đặng Nhâm Sâm lớn tuổi nhất lạnh lùng nói:
- Nói bậy bạ lừa người.
Lý Thất Dạ bật cười:
- Vậy sao? Chứ ngươi nghĩ Viễn Hoang Thánh Nhân để lại Tẩy Tội thành làm gì? Ngươi cho rằng quang minh của Viễn Hoang Thánh Nhân không chiếu rọi đến nơi này được sao? Quang minh của Viễn Hoang Thánh Nhân có thể chiếu rọi Tam Tiên giới, một Tẩy Tội thành bình thường làm sao Viễn Hoang Thánh Nhân không thể soi sáng nó?
Đám người Đặng Nhâm Sâm không thể phản bác lại Lý Thất Dạ. Viễn Hoang Thánh Nhân từng là Thủy Tổ giỏi nhất, phổ độ chúng sinh, quang minh chiếu rọi tam giới. Nếu nói quang minh của Viễn Hoang Thánh Nhân không thể chiếu đến Tẩy Tội thành thì nơi này khủng bố, hắc ám biết nhường nào.
Chỗ này thật sự không khủng bố, hắc ám chút nào, từ mặt nào đó Tẩy Tội thành ngày nay không khác gì với thành trì bình thường.
Lý Thất Dạ cười nói:
- Quang minh phổ chiếu chỉ cứu rỗi tâm linh, nó là ngọn đèn trong bóng tối. Nếu cõi đời tràn ngập quang minh, khắp nơi là tín đồ, tất cả sinh linh trên đời quỳ dưới quang minh, sống tạm dưới ánh quang minh thì có khác gì với hắc ám?
Lý Thất Dạ tiếp tục bảo:
- Thứ duy nhất khác biệt là thủ đoạn làm ngươi thần phục. Hắc ám khiến người thấy khủng bố, thần phục vì bị trấn áp. Quang minh làm ngươi hướng về, khiến ngươi bị dụ dỗ thần phục. Nếu mỗi người đều thành kính như tín đồ, quỳ lạy dưới ánh quang minh thì đó cũng là tội, tội tự mãn, tội thịnh doanh. Tội này phải bị tẩy đi, đây chính là Tẩy Tội thành.
Lời nói của Lý Thất Dạ làm đám người trẻ tuổi xoe tròn mắt, kinh hoàng vì lời bình luận đó. Trước kia bọn họ chưa từng nghe, không dám tưởng tượng, trong một chốc họ không kịp phản ứng. Lời Lý Thất Dạ nói để lại ám ảnh trong lòng bọn họ, khiến họ ôm nỗi nghi ngờ quang minh của mình.
Đặc biệt một số học sinh gốc gác ở Quang Minh Thánh Viện càng có cảm giác khó tả hơn. Bọn họ sinh ra đã tắm trong quang minh, bọn họ cảm thấy quang minh là đèn sáng trên đời, trừ quang minh ra là hắc ám, không thể tha thứ.
Giờ Lý Thất Dạ nói như vậy khiến một số học sinh ôm lòng nghi ngờ, số khác trừng hắn vì đã chửi rủa tín ngưỡng của họ.
Mắt Đặng Nhâm Sâm lạnh băng lộ ra sát khí:
- Nói bậy bạ lừa lọc! Quang Minh Thánh Viện không cho phép kẻ ác lòng chứa hắc ám như ngươi làm xằng làm bậy, nên chém!
Lý Thất Dạ bật cười nói:
- Ô, đây là quang minh của các ngươi sao? Nói không hợp ý liền chém chết? Dù ta là Tội tộc nhưng ngươi nhìn ta xem, ta đã làm chuyện gì độc ác chưa? Bây giờ ta không làm chuyện thiếu đạo đức, chỉ nói vài câu phủ định quang minh mà ngươi đã muốn chém ta, vậy ngươi nghĩ ai là quang minh, ai là hắc ám? Đừng quên quang minh là phổ độ chúng sinh chứ không phải xóa bỏ khác loại.
Đỗ Văn Nhụy viện trưởng Tẩy Tội viện gật gù đồng ý:
- Đặng lão, vị tiểu huynh đệ này nói không sai, lời của tiểu huynh đệ nói không có tội.
Lý Thất Dạ cười nói:
- Vậy mới đúng, ít nhất có chút sự khoan thứ của quang minh. Nếu không hợp ý liền dùng bạo lực thì chúng ta đừng nói gì đến quang minh hắc ám, nên nói về bản chất của tu sĩ, mạnh ăn thịt yếu. Nắm tay của ai cứng hơn thì đó là chính nghĩa! Chứ không phải khoác da quang minh phán định người khác hắc ám, làm mất mặt lão tổ tông của các ngươi, làm mất mặt của Viễn Hoang Thánh Nhân.
Đặng Nhâm Sâm bị Lý Thất Dạ nói móc tức giận mặt đỏ rần:
- Ngươi...!
Làm cường giả thế hệ trước, Đặng Nhâm Sâm muốn nổi khùng lên thì không được, mà không giận cũng không thể, lão không nuốt trôi cục tức này được.
Đỗ Văn Nhụy giảng hòa:
- Được rồi, mọi người bớt nói vài câu đi.
Đỗ Văn Nhụy không trách gì Lý Thất Dạ, ngược lại nghiền ngẫm lời hắn nói.
Đỗ Văn Nhụy đã lên tiếng dịu lại không khí nhưng một số học sinh vẫn trừng mắt, vẻ mặt hằn học nhìn Lý Thất Dạ. Học sinh xuất thân từ Tẩy Tội thành thì ra chiều đăm chiêu.
Nhóm Đỗ Văn Nhụy đi vào Tẩy Tội thành, đi tới Tẩy Tội viện.
Bước vào Tẩy Tội thành, hơi nóng ồn ào ập đến, không khí náo nhiệt có khắp nơi. Chỗ này không có quang minh, hắc ám, chỉ có sinh tồn, sinh hoạt. Trong Tẩy Tội thành một mảnh phồn hoa, người đến người đi, nhốn nháo, chỉ là phàm nhân bình thường sinh sống.
Trong cuộc sống của phàm nhân có lương thiện, gian xảo, cần cù, trộm cướp, một cuộc sống thường hắn.
Trong phố lớn ngõ nhỏ inh ỏi tiếng rao hàng, đầy tớ bôn ba, ăn trộm thập thò.
Trong Tẩy Tội thành phồn hoa thấy nhiều nhất là sinh tồn, không dính dáng gì đến quang minh, hắc ám, chỉ có bản tính.
Trong đám học sinh trừ một phần nhỏ sống ở Tẩy Tội thành, như Triệu Thu Thực đi cùng Lý Thất Dạ, còn có học sinh của học viện khác. Bọn họ cùng nhau đến nhận thử thách nên mới đi chung, ví dụ như Lộ Thế Mậu luôn đối địch với Lý Thất Dạ.