Đạo Quân

Chương 1089: Đại chiến say sưa (1)




“Giờ là cơ hội tốt, không có việc gì thì kéo bọn hắn ra ngoài giao thủ với vài đám nhân mã quân Tống, thực chiến luyện binh! Ta cảnh cáo trước, nhân mã nhiều, chức quan mọi người không tránh được lên cao theo, có năng lực gì đem ra hết cho ta, đến lúc đó ai luyện binh có thể đánh, người đó sẽ thăng quan, không có bản lĩnh đến lúc đó thấy người khác thăng chức đừng trách ta bất công!”

Nhân mã Hàn quốc ở phía bắc và nhân mã Tống quốc đang đánh nhau quyết liệt, Ngô Công Lĩnh không làm chuyện chính sự mà làm chuyện khác chọc cho bên Hàn quốc nổi giận.

Nhưng Ngô Công Lĩnh châm ngòi ly gián ba phái lớn thành công, đã tranh thủ được sự ủng hộ của Thiên Nữ giáo, trước mắt tu sĩ hộ pháp bên cạnh Ngô Công Lĩnh đều đã đổi thành người Thiên Nữ giáo, Thiên Nữ giáo bắt đầu cò kè mặc cả chuyện phân phối lợi ích.

Giờ đang lúc chiến tranh, Bách Sơn cốc và Vô Thương cung đều bị Thiên Nữ giáo kẹp lại. Ngô Công Lĩnh nhân cơ hội khuếch trương thực lực của mình, đem cái tên của Thiên Nữ giáo ra, nếu bên kia không đáp ứng điều kiện của mình, mình sẽ thật sự làm ra chuyện kia chứ không chịu thiệt.

Ngô Công Lĩnh đã làm như vậy, ông ta không còn nhã nhặn khách khí nữa, cứ nắm lấy cơ hội làm xong chuyện trước rồi tính sau.

Mặc kệ Ngô Công Lĩnh làm gì, quân Tống thực sự đang phải đối mặt với áp lực bị Kim Tước chỉ huy quân Hàn đến xâm lược.

Tình thế nguy cấp, lòng người Tống kinh bàng hoàng, Tống hoàng Mục Trác Chân ăn ngủ không yên, cảm giác nhục nhã khi khải dâng phi tử mình sủng ái nhất cho Thương Kiến Hùng trước đây đã không còn sót lại chút gì, chỉ cần có thể vãn hồi thế cục, đừng nói một Tước Nhi, cho dù mười Tước Nhi, Mục Trác Chân cũng sẽ tặng.

Tống quốc bây giờ làm gì còn tôn nghiêm gì để nói với Yến quốc, gần như phải quỳ gối cầu khẩn Yến quốc, xin Yến quốc nể tình minh hữu xuất binh hóa giải uy hiếp.

Bây giờ có thể cứu Tống quốc chỉ có Yến quốc, những nước khá đều nước xa không cứu được lửa gần, chỉ có Yến quốc từ bắc bộ phát động tiến công với Hàn quốc mới có thể ép Hàn quốc hoàn toàn thu quân. Nhưng việc này Thương Kiến Hùng căn bản không làm chủ được, có cầu xin cũng vô dụng, bên này cũng có lý do cự tuyệt.

Không phải ta vứt bỏ tình nghĩa minh hữu không để ý, mà là Triệu quốc bắt đầu xâm lấn Yến quốc, Yến quốc ta phải ứng phó xâm lược của Triệu quốc, thật sự là hữu tâm vô lực.

Tống quốc cũng phái người đi cầu Thương Triều Tông cùng Mông Sơn Minh, thậm chí là cầu ba phái lớn của Yến quốc.

Cũng vẫn vô dụng, quốc lực Yến quốc không cách nào tác chiến song song, không thể đồng thời giao chiến với hai quốc gia, vất vả lắm mới dời được hướng chủ công của Hàn quốc, sao lại dẫn ngược trở về để tìm chết? Một khi Hàn quốc liên thủ với Triệu quốc giáp công, Yến quốc tìm ai cứu viện? Tìm Tống quốc sao?

Trước mắt uy hiếp lớn nhất là Triệu quốc, đối mặt với đại thế tiến công của Triệu quốc, việc liên quan đến sinh tử tồn vong của Yến quốc, Yến quốc nhất định phải toàn lực ứng đối, nào có tâm trạng lo chuyện sống chết của Tống quốc.

Cho nên mặc kệ Tống quốc cầu khẩn thế nào, dù là Thương Kiến Hùng, Thương Triều Tông, Mông Sơn Minh hay ba phái lớn của Yến quốc cũng sẽ không đồng ý.

May mắn là, Tống quốc không lâm trận đổi soái, không đổi La Chiếu, không phải là không muốn đổi, mà là hiện tại không ai muốn tiếp nhận cục diện rối rắm mà La Chiếu đã làm ra.

Suất lĩnh nhân mã Tống quốc tác chiến vẫn là La Chiếu, điều binh khiển tướng giao phong chính diện trên chiến trường, La Chiếu vẫn rất có năng lực tác chiến.

Quân Tống sau khi rút khỏi Yến quốc lại bị Ngô Công Lĩnh giày vò một hồi, chỉ còn lại chừng trăm vạn người.

La Chiếu vứt đi số lẻ, vứt lại khoảng hai mươi vạn nhân mã quần nhau với Ngô Công Lĩnh, có thể đánh thắng Ngô Công Lĩnh hay không không quan trọng, quan trọng là chặn Ngô Công Lĩnh giành thời gian chiến sự cho phía bắc.

Suất lĩnh cả trăm vạn chủ lực Tống quốc khẩn cấp đi Bắc Cương, thống ngự hai trăm vạn chủ lực đối kháng với bốn trăm vạn đại quân Kim Tước tập kết đột kích, đánh rất sinh động, thế công của quân Hàn bị hãm chặt lại.

Đây không phải kết quả Kim Tước mong muốn, ông ta muốn Ngô Công Lĩnh đánh tan toàn diện nhân mã La Chiếu lui từ Yến quốc về, ông ta muốn Ngô Công Lĩnh dẫn quân từ phía nam phối hợp với thế công của Hàn quốc, đây cũng là nguyên nhân ông ta lựa chọn ra tay với Tống quốc.

Nhưng lúc này Ngô Công Lĩnh lại bỏ con giữa chợ.

Không phối hợp!

Kim Tước đành lùi bước yêu cầu Ngô Công Lĩnh làm việc khác, ngươi không tiêu diệt được nhân mã La Chiếu rút về từ Yến quốc thì cũng phải dốc sức ngăn cản cho ta chứ?

Ngăn cái rắm! Sau khi Ngô Công Lĩnh làm cho Hàn quốc và Tống quốc đánh nhau thì rút lui, suất lĩnh phản quân Thương châu sống cuộc sống riêng của mình.

Kim Tước lập tức lúng túng, vốn cứ tưởng rằng có thể giải quyết trăm vạn nhân mã phía bắc của Tống quốc dễ dàng, giờ lại thành chống cự với quân đoàn hai trăm vạn.

Tốt thôi! Việc đã đến nước này, yêu cầu của Kim Tước lại thấp hơn chút nữa, hy vọng Ngô Công Lĩnh phát động tấn công từ phía sau.

Ngô Công Lĩnh đồng ý nhưng không dốc sức mà chơi trò kéo co với quân Tống, đánh đánh lùi lùi, nói khó đánh.

Kim Tước tức giận quá mức nhưng Ngô Công Lĩnh đã được Thiên Nữ giáo ủng hộ, rõ ràng Thiên Nữ giáo ỷ trong tay nắm Ngô Công Lĩnh có tác dụng nên nhân cơ hội bắt Bách Xuyên cốc và Vô Thượng cung nhường lợi ích, ba phái lớn trở mặt nhau khiến Kim Tước ông ta chẳng thể làm gì.

Không phải muốn lợi ích sao? Dưới sự thuyết phục của Kim Tước, Bách Xuyên cốc và Vô Thượng cung đã chịu nhả ra, đồng ý chia đều địa bàn năm châu cho Ngô Công Lĩnh.

Nhưng Ngô Công Lĩnh không chịu, giờ trong tay lão tử đang nắm địa bàn mười lăm châu đấy!

Mười lăm châu? Gần như một nửa Tống quốc, chúng ta liều sống liều chết, ngươi trong phút chốc đã lấy đi một nửa? Thử hỏi Bách Xuyên cốc và Vô Thượng cung sao có thể đồng ý, không thể nuốt được thua thiệt này, cùng lắm thì đánh cả Tống quốc đi!

Miếng thịt lớn như vậy Ngô Công Lĩnh đã giúp Thiên Nữ giáo cắn được ngoài miệng, bảo Thiên Nữ giáo dễ dàng từ bỏ cũng khó, hai bên cứ cãi cọ với nhau mãi.

Ngô Công Lĩnh cũng đứng sau xui khiến Thiên Nữ giáo tiếp tục cãi, Thiên Nữ giáo hiểu ý ông ta, tranh thủ thời gian để ông ta biến mọi thứ thành sự thật, đến lúc đó mười lăm châu này tất cả đều sẽ của Thiên Nữ giáo.

Tống quốc cũng vui vì Ngô Công Lĩnh làm như vậy, Ngô Công Lĩnh đã không ra sức giúp Hàn quốc, Tống quốc cũng không bị ép bức quá, mặc dù cũng nghiến răng vì hành vi chiêu binh mãi mã trên lãnh địa Tống quốc của Ngô Công Lĩnh nhưng hiện tại cũng chỉ có thể mắt nhắm mắt mở.

Mắt thấy Ngô Công Lĩnh làm cho sự việc bùng nổ, mặc dù thủ đoạn hạ lưu nhưng hiệu suất khống chế mười lăm châu cực kỳ cao, Thiên Nữ giáo thực sự cảm nhận được khả năng nuốt cục thịt béo này, càng không chịu nhượng bộ với Bách Xuyên cốc và Vô Thượng cung.

Thậm chí Thiên Nữ giáo cảm thấy hy sinh một Huệ Thanh Bình lung lạc Ngô Công Lĩnh rất có lời, Ngô Công Lĩnh đã cho các nàng một niềm vui bất ngờ cực lớn.

Huệ Thanh Bình dường như cũng không ngờ Ngô Công Lĩnh có thể đem đến lợi ích lớn đến thế cho Thiên Nữ giáo, sự hy sinh của mình có đáng giá hay không không nói nhưng oán khí dường như phai nhạt đi không ít, thái độ bắt đầu có xu hướng phối hợp với Ngô Công Lĩnh.

Thiên Nữ giáo muốn trấn an Huệ Thanh Bình đã báo đáp cho bà ta, quyền chủ đạo bên Ngô Công Lĩnh đã được Tề Bích Tang trao lại cho Huệ Thanh Bình.

Còn đệ tử nhất hệ của Huệ Thanh Bình tất cả đều được trọng dụng, hình như đều phái đến chỗ Ngô Công Lĩnh. Ý là một khi Ngô Công Lĩnh ngồi vững trên địa bàn này, Huệ Thanh Bình sẽ có quyền phát ngôn lớn nhất trong nội bộ Thiên Nữ giáo, mười lăm châu đấy, so với quyền phát ngôn trưởng lão mà bà ta từng làm chỉ mạnh chứ không hề yếu hơn.

Đây là kết quả Huệ Thanh Bình không hề nghĩ tới, vốn cho rằng đã tuột dốc, không ngờ lại Đông Sơn tái khởi nhờ Ngô Công Lĩnh.