Đào Một Hoàng Đế Làm Vợ

Chương 47




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Chuyển ngữ: Andrew Pastel

“Đầu cơ trục lợi cổ vật?”

Làm nhà khảo cổ dĩ nhiên biết đầu cơ trục lợi cổ vật là gì. Tượng đá hay các cổ vật bằng đồng, dù bán đấu giá hay buôn bán tư nhân, quốc gia cũng có lệnh cấm. Các tượng đồng trong lăng mộ Tần Tủy Hoàng qua vài chục năm cũng chưa bị phá hư là do quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm mua bán. Ví dụ có một lăng Vương gia hay Hoàng thất chưa được nhà nước khai quật, nếu đi trộm mộ lấy những cổ vật về thì dù công hay tư cũng không được phép giao dịch.

Nhưng không phải tất cả các cổ vật văn hóa đều không thể mua bán. Đồ sứ, vàng và bạc, đồ gỗ,.. có giấy phép lưu hành hoặc đồ thừa kế tổ tiên để lại có thể mua bán tự do. Do đó nhiều tên trộm mộ đến giờ vẫn có thể thoải mái giao dịch những cổ vật ăn cắp nhờ lợi dụng lỗ hổng pháp luật này, giả làm đồ tổ tiên gia truyền.

Đàm Trình cũng đoán được loại cổ vật Ngụy bác phi muốn mua chắc chắn không phải cổ vật bình thường được phép thông hành. Nhưng người bán nói cảnh sát ở Tấn Trung đang điều tra đường dây đầu cơ trục lợi cổ vật, e là rất gắt. Mấy cảnh sát bình thường rảnh rỗi cũng sẽ đi tra soát, nhưng làm căng thế này thì  Đàm Trình nghĩ chắc do bên đó xảy ra sự cố gì rồi.

Có lẽ bị mất cổ vật gì quan trọng.

“Thế người ta dời lịch hẹn sang ngày mấy vậy anh?” Đàm Trình nghĩ nghĩ, hỏi.

Ngụy Bác Phi thở dài, “Anh ta nói chưa biết, vì bên kia không biết khi nào mới kết thúc điều tra, có lẽ mấy món anh ta lấy bị ‘khó giải quyết’, chờ êm chuyện anh ta sẽ liên lạc lại, chậm nhất cũng không qua ngày 8.”

“Khó giải quyết? Thứ anh ta muốn bán cho anh là mấy cổ vật đồng giống cái ly hôm trước phải không?” Nếu vẫn là cổ vật thời Đại Tự, khả năng cao se bị xem như hàng giả, như vậy phải dễ dàng qua cửa mới đúng chứ.

“Anh cũng không rõ nữa, thứ anh ta muốn bán cho anh không phải giống cá ly hôm trước, nhưng cũng là đồ đồng, anh ta bảo là cũng lấy được cùng một chỗ, nhưng mà cụ thể thi chắc phải gặp mới biết.”

Đàm Trình nhíu mày, “Chắc đành phải vậy.”

Nhưng mà, hoãn lại mấy hôm như vậy thì đến Tấn Trung làm gì đây? Đàm Trình nghĩ nghĩ, hay là cậu có thể đến thị trấn Bình Dao xem trước, chừng nào người bán kia lên hệ lại thì cậu về Tấn Trung sau.

“Vậy nếu hoãn giao dịch thì em với bạn đi thành cổ Bình Dao chơi hai ngày nha. Khi nào người bán gọi anh, anh gọi báo cho em. Bình Dao đi xe lửa một tiếng là đến Tấn Trung rồi, không xa lắm đâu.”

Ngụy Bác Phi cũng chỉ định đến đây giao dịch, nên khi hoãn lại thì cũng không biết đi đâu. Đàm Trình nhắc tới đi thành cổ Bình Dao anh ta cũng rục rịch trong lòng, mới hai mấy tuổi, chỉ vừa kết hôn, thật là cũng muốn đi chơi đâu đó lắm. Mà Bình Dao lần trước đã đi rồi, lần này đúng là muốn đi tham quan thử Huyền Không Tự (*) ở Đại Đồng, Sơn Tây, nên nói ngắn gọn: “Ok, anh cũng muốn đi Huyền Không Tự, đến Vận Thành anh đổi xe đi, có gì anh sẽ liên lạc với mấy đứa.”

“Vâng.”

sau khi đến trạm Vận Thành, ba người tách ra, Đàm Trình và Ngô Hải mua vé tàu đến thẳng Bình Dao.

Có người đã ví Bình Dao cổ thành như “một mối tình nồng nàn của một loạn thế giai nhân, dù bão táp mưa sa tình cảm vẫn vẹn toàn. Bình Dao huy hoàng rồi lại cô đơn, đã từng là trung tâm của một nửa nền thương nghiệp Trung Quốc, nhưng nay, dù trải qua bao thăng trầm lịch sử, nó vẫn quyến luyến giữa dòng đời, phảng phất như một nụ cười lắng đọng của thời gian…”

Bức tường thành có bề dày ba ngàn năm lịch sử, những cổ thành khác ở quốc nội không thể sánh bằng.

Đây cũng là đầu tiên Ngô Hải đến Bình Dao. Vất vả lắm mới đến được, người học khảo cổ dĩ nhiên là muốn đi xem bức tường thành Bình Dao huyền thoại xây từ thời Tây Chu.

“Tương truyền thời Chu Tuyên vương, trọng thần Doãn Cát đóng quân ở nơi này nên quyết định xây nên bức tường thành. Việc xây dựng thành cổ này đến giờ vẫn còn là bí ẩn. Thành cổ Bình Dao được thiết kế theo hình thức linh quy (rùa thiêng) với ý nghĩa ‘cát tường trường thọ’. Từ trên nhìn xuống, có thể thấy cửa nam Nghênh Huân nhô ra như đầu rùa, đào hai giếng nước tượng trưng cho mắt rùa. Cửa bắc Cũng Cực cong lên như đuôi rùa vẫy sang. Đây là chỗ thấp nhất tòa thành, nước mưa đọng trong thành sẽ chảy ra từ đây. phía Đông và Tây có bốn cửa song song nhau. Tòa thành đến nay đã  trải qua 2800 năm lịch sử, 26 lần trùng tu.” Ngô Hải đứng dưới chân tường thành cao ngất, nói: “Hiện giờ chỉ còn là đợt trùng tu ba năm của Minh Hồng Vũ, với cả tôi còn thấy mấy viên gạch thời hiện đại nữa.”

(may quá editor đỡ phải chú thích nữa)

Nghe Ngô Hải tòa thành xây thời Chu Tuyên Vương, Đàm Trình liền phụt cười một cái. Cậu lại nhớ đến lúc Túc Cảnh Mặc nói thành Chu Tuyên Vương xây đã không còn từ lâu, ngay cả Đại Tự lúc ấy cũng không có cái thành nào từ triều đại của Chu Tuyên Vương, tất cả đều là tiền triều xây lại hoàn toàn.

Thấy Đàm Trình cười, Ngô Hải còn tưởng mình nói sai cái gì bị Đàm Trình cười nhạo, nóng mặt gắt: “Có gì buồn cười à?”

“Không có…….”

Đàm Trình thật sự không phải đang cười nhạo Ngô Hải, truyền thuyết Chu Tuyên Vương họ cũng chỉ đọc từ trong sách ra, mà đúng là bức tường thành này cũng không tìm được dấu vết nào từ hơn 2000 năm trước, cậu cũng mất hết mặt mũi với Túc Cảnh Mặc …..Đã quá nhiều năm, người hiện đại có phỏng đoán cũng sẽ xảy ra sai lệch.

Nhưng mà Ngô Hải nào có biết Đàm Trình nghĩ gì, cậu ta cho rằng Đàm Trình đang chối, bèn cả giận nói:

“Tôi là tôi chẳng có ưng cái tính này của cậu tý nào, nói chuyện cứ nửa úp nửa mở, làm cho ai cũng thấy mình ngu ngốc hơn cậu!”

“Không phải, tôi không có ý đó mà.”

“Vậy sao cười nói rõ tôi nghe!”

Ngô Hải nóng tính, nói chuyện cũng thẳng như ruột ngựa, Đàm Trình biết rõ tính cậu ta như thế, nên lúc Giang Ba xảy ra chuyện, trong cuộc họp ở phòng nghiên cứu Ngô Hải mới đứng lên nói  Đàm Trình bịa chuyện và có khả năng là hung thủ.

“Tôi chỉ nhớ đến một bằng hữu….ừm….. Y có chút nghiên cứu trên phương diện này, nói rằng ngoài sách vở ghi chép lại, cũng không có gì khác chứng minh là thành cổ do Chu Tuyên Vương xây đầu tiên. Lúc ấy tôi cũng nói khá nhiều, thực là làm y chê cười. Giờ cậu nhắc, tôi liền nhớ tới khi đó chuyện này, nhịn không được nên mới cười.”

Đàm Trình giải thích thế, Ngô Hải cũng hết nóng, “Nói vậy từ đầu thì có tốt hơn không,” Nói tới đây chợt Ngô Hải nhìn nhìn Đàm Trình, “Nhưng mà sao dạo này cậu nói chuyện nghe lạ thế, nãy tôi để ý, cậu nói chuyện cứ văn văn thơ thơ, cái gì ‘bằng hữu’, ‘nhưng thật ra làm y chê cười’, cậu luyện phim truyền hình cổ trang cung đấu nhiều quá à, nên quên luôn cách nói chuyện bình thường rồi?”

Ngô Hải vừa nói, Đàm Trình mới giật mình nhận ra, ngơ ngẩn một lúc lâu, không biết giải thích như thế nào. Có lẽ dạo gần đây nói chuyện với Túc Cảnh Mặc nhiều quá. Họ làm khảo cổ, trong hầm ai bận việc nấy cũng chẳng nói với nhau được bao nhiêu câu, huống chi gần đây bận tối mày tối mặt. Mấy tháng này cậu nói chuyện với Túc Cảnh Mặc chắc còn nhiều hơn nói với bạn bè, không bị nhiễm kiểu nói chuyện của người xưa từ Túc Cảnh Mặc mới là kỳ đó.

(Đàm Trình bị lậm QT =]]]]]]]]]]]) 

“Cái loại cải biên lịch sử thành một tấn drama thế mà cậu cũng xem được? Mà còn xem đến ảnh hưởng cả cách nói chuyện?” Đàm Trình không phủ nhận, Ngô Hải coi như cậu thừa nhận, nghĩ đến những bộ phim truyền hình bóp đến méo lệch cả lịch sử, Ngô Hải nhìn Đàm Trình bằng một ánh mắt khác lạ: “Mấy phim như thế xem chỉ tổ phí thời gian, không bằng lôi sách sử ra đọc.”

Ngô Hải nói đúng, nhưng chỉ làm Đàm Trình dở khóc dở cười, mà giờ sao phản bác được nữa. Lỡ nói rồi, không thể nuốt về, cũng không tìm được lý do nào tốt hơn để giải thích, chỉ có thể cắn răng đồng ý. 

“Thôi được rồi không nói chuyện này nữa, lúc trước tôi có tìm ra một bức vẽ.” Cậu vẫn chưa nói với Ngô Hải và Trương Tuấn chuyện đô thành Đại Tự ở cạnh Bình Dao, nhớ đến Túc Cảnh Mặc hôm đó viết lên giấy hai câu thơ, Đàm Trình mới tiếp tục nói: “Trên đó viết hai câu thơ: ‘Cửu thiên phồn hoa tồn Trung Đô, kim ngọc xương hạp nhiễu phần hà’, (Edt tạm dịch: Trung Đô phồn thịnh chín tầng mây, Cổng trời vàng ngọc cuốn sông Phần). Câu thơ nhắc đến Trung Đô và sông Hà, làm tôi nhớ đến khu vực cạnh sông Hà gần Bình Dao thời nhà Hán có tên là Trung Đô. Có lẽ kinh thành Đại Tự ở khu vực này. Với cả ly rượu Ngụy Bác Phi mua được cũng được khai quật ở Tấn Trung cách đây không xa, nên tôi nghĩ ở đây có khi cũng sót lại vật gì đó.”

Ngô Hải nghe đến đây cũng hiểu mục đích Đàm Trình cố tình muốn tới Bình Dao, “Cậu muốn tìm thử xem có dấu vết tồn tại của Đại Tự không phải không? Nhưng mà triều đại này cũng đã biến mất, không dễ phát hiện đâu, nên hơn ngàn năm qua chẳng có nhà sử học hay khảo cổ học nào đặt giả thiết đó.”

“Tôi nghĩ không phải không có giả thiết, chỉ là không ghi vào sách thôi. Ngành khảo cổ chúng ta nói trắng ra cũng chỉ là dựa vào chính sử rồi đi tìm ‘chứng cứ’. Chuyện quá khứ không ai biết cả, không có sách sử ghi lại, nhiều thứ cũng chỉ là truyền thuyết, Cậu còn nhớ bài viết trên mạng phân tích về đại mộ thôn Ninh Hóa không? Câu thơ ‘Bồ Hoàng ẩm tẫn Trường An thủy, Hiên Viên thuận phong Kinh Triệu lai’ đó?”

“Nhớ, cái bài viết đó cũng được chia sẻ trên mạng rầm rộ lắm. Sao vậy?”

Nhìn Ngô Hải, Đàm Trình gật gật đầu, “Bài viết đó phân tích rằng quân đội Bồ Hoàng chết vì trộm mộ ở thôn Ninh Hóa, còn nói Hiên Viên hẳn là chỉ hoàng đế triều Đường. Câu đầu thì tôi đồng ý, nhưng câu sau thì không. Hiên Viên nguyên bản là vị vua đầu tiên trong thần thoại Trung Hoa. Hai câu thơ một câu chỉ người thật một câu chỉ thần thoại, tôi không cho rằng tác giả câu thơ này sử dụng tên vị hoàng đế trong truyền thuyết để bóng gió Hoàng đế triều Đường thật sự tồn tại. Nếu Hiên Viên là truyền thuyết, thì chủ nhân ngôi mộ cũng không phải là nhân vật có mặt trong chính sử. Kinh Triệu là tên của Trường An thời nhà Đường, cũng vừa vặn 1500 -1600 năm trước, cũng khớp với thời gian xuất hiện của đại mộ thôn Ninh Hóa. Tôi đoán người viết này câu thơ này đã thật sự đi qua khu đại mộ này…”



Tác giả có lời muốn nói: Để tui kể cho nghe, Đàm Trình cuối cùng á ummmmm…………. ( mẹ nó, ai che miệng tui lại!!!)

Editor: Là vậy nè mấy má ơi, plot twist ghê lắmm ummm………(ai bịt miệng tui lại luôn vậy!!!)



À tui có một mối lăn tăn nho nhỏ:

Kinh Triệu trong truyện không nói rõ là Kinh Triệu Quận hay Kinh Triệu Phủ, Kinh Triệu Phủ thì là thời Đường đúng rồi nhưng mà Đường là từ năm 700 mấy lận cơ tức sau Đại Tự cả 2 3 trăm năm á. Còn Kinh Triệu Quận thì thời Nam Bắc Triều sang Tùy, mới đúng là 1600 năm thời pi sà….  Cho nên tui nghĩ cái người viết câu này ám chỉ Kinh triệu Quận…….

Mà chắc có mình tui quan tâm mấy vụ lịch sử này thôi ha…..

(*) Huyền Không Tự



Chùa xây cheo leo trên vách đá núi Hằng Sơn tỉnh Sơn Tây, cách đây hon 1500 năm 

(*) Thành cổ Bình Dao: