Danh Môn

Chương 567: Toái Diệp phong vân (18)




Hơn trăm tên kỵ binh Đột Quyết ở hàng tấn công đầu tiên đã không kịp hãm đà lại nữa, cả người lẫn ngựa theo đà lao thẳng vào rừng đao nhọn hoắt kia. Thế là máu tuôn chảy như xối, chảy đàm đìa trên những thi thể của lính Đột Quyết. Thấy đồng đội trước mặt lâm vào thảm cảnh như thế, nên ngay lập tức những kỵ binh Đột Quyết ở phía sau cũng rối rít thắng cương, những con chiến mã bị hãm đà bất ngờ rối rít hí vang, hai vó trước tung lên thật cao. Thời khắc này chính là cơ hội của ngàn tên nỏ binh đang dàn quân cách đó sáu mươi bước. Ngàn mũi tên mạnh mẽ, xé gió lao đi,lướt qua đỉnh đầu của Mạch Đao quân bắn hạ mấy trăm địch quân như bắn mấy trăm con chim vậy

Năm ngàn Mạch Đao quân phòng thủ thì vững như bàn thạch, và lúc tiến công thì cả bức tường ấy đồng loạt xông lên. Đao phong lướt đi, thế như chẻ tre, uy mãnh vô cùng không gì cản nổi. Huyết nhục tán loạn, xương cốt đứt lìa, đầu người đen sì rơi lông lốc trên mặt đất. Tiếng gào khóc, rên rỉ đột nhiên vang lên dậy đất. Những con chiến mà vô chủ hí vang đầy bi thương, lông bờm lõa xõa. Chúng lồng lộn, rồi chạy tán loạn tứ phía để thoát khỏi chiến trường khốc liệt này. Nhìn chúng như những con ngựa quỷ đến từ địa ngục vậy

Chừng nửa canh giờ sau, Tào Hán Thần quan chiến và nhận thấy bên phía địch quân đã dần đánh mất thế công kích và đang dần rơi vào hạ phong. Ngọn hồng kỳ được phất lên, sau đó là tiếng trống lệnh ở hai bên cánh cũng được gióng lên. Khinh kỵ binh của Đường quân ở hai bên cánh bắt đầu di chuyển, bọn họ tiến hành bao vây, co cụm chiến tuyến. Hai cánh khinh kỵ binh như hai mũi nhọn tiến nhanh về phía trước. Từ trên cao nhìn xuống, hai cánh kỵ binh Đường quân ở hai bên như hai cánh của con chim lớn đang chớp động, và hai cánh ấy đang gập lại, tựa như muốn bao vây, nhấn chìm đoàn quân Đột Quyết kia.

“ Ồ !Ồ !Ồ” Tiếng kèn thu binh của Đại Thực quân từ xa truyền lại. Mặc Nhã Lợi đã nhìn thấy rõ cái binh đoàn vạn tên đầy tớ Đột Quyết đang rơi vào hiểm cảnh. Một khi hai cánh khinh kỵ binh của Đường quân khép kín được vòng vây thì chắc chắn cái quân đoàn kia sẽ bị “ làm thịt” hoàn toàn, chẳng khác nào cây nắm ấm bắt được côn trùng. Cả cái quân đoàn ấy sẽ bị Đường quân làm thịt không còn một mống cho mà xem.

Nhưng tiếng kèn ra lệnh của Mặc Nhã Lợi vang lên đã muộn, chiến mã của kỵ binh Đường quân lao đi như bay, nhanh chóng khép kín chặt vòng vây. Mấy ngàn tên Đột Quyết còn lại cho dù mọc cánh cũng khó mà trốn thoát được.

“ Mặc Nhã Lợi tướng quân, chúng ta phải huy động toàn quân xông lên để giải cứu cho các huynh đệ ngay” Một gã chỉ huy quân đoàn Đột Quyết hai mắt đỏ ngầu, lớn tiếng va chạm với Mặc Nhã Lợi: “ Nếu ngài không xuất binh cứu viện, ta sẽ kiện ngài lên Calipha, nói ngài tư thông với địch, cố ý đẩy người Đột Quyết chúng ta đến chỗ chết”

“ Ngươi đang nói lăng nhăng cái gì đấy hả” Mặc Nhã Lợi vô cùng tức giận, mắt đỏ ngầu nhìn trừng trừng vào tên kia. Sau đó ông ta quan sát chiến trường một lần nữa. Quả thật là cái quân đoàn Đột Quyết kia bị Đường quân bao vây kín mít, không có cách nào có thể tự phá vòng vây ra được. Rốt cuộc Mặc Nhã Lợi cũng quyết định, ông ta hạ lệnh: “ Toàn quân xuất kích, đánh tan Đường quân”

Cả vạn con ngựa của Đại Thực lại thi nhau chồm lên, chạy hết tốc lực hướng về phía Đường quân mà quét ngàn qua. Bên phía Đường quân, chiếc trống khổng lồ lại được đánh lên, đó là hiệu lệnh cho năm ngàn thương binh bắt đầu tham gia trận đánh.

Lúc này năm ngàn Mạch Đao quân cũng bắt đầu biến trận, bọn họ chuyển sang thế trận hình chữ bát. Năm ngàn Mạch Đao quân chia làm 2 cánh triệt hạ nốt ba ngàn quân nô lệ Đột Quyết còn sót lại. Còn hai vạn khinh kỵ binh của Đường quân tựa như hai con cự long quay ngang đầu. Một trái một phải hướng đám Đại Thực quân đang xông tới mà chặn đánh.

Cuộc chạm trán bi thảm giữa Đường quân với Đại Thực quân, đến tảng sáng ngày hôm sau rốt cuộc đã phân định được thắng bại. Để tạo thế áp đảo cho cuộc chiến, Đường quân đã cho điều thêm năm trăm cỗ “ tích lịch xa” tham gia chiến đấu. Với uy lực mạnh mẽ và khủng khiếp của những chiếc nỏ liên châu (nỏ bắn được nhiều tên cùng lúc)và của đạn lôi, bước ngoặt của trận chiến đã nghiêng hẳn về phía Đường quân. Dưới sự hỗ trợ của các cỗ nỏ liên châu và đạn Thiên lôi, cánh kỵ binh ở bên phải của Đường quân đã giao chiến đầy quả cảm và khiến cho quân đoàn Đột Quyết phải chịu thất bại nặng nề, quá nửa quân số bị chết và bị thương. Khiến cho những kẻ “ to mồm” này lại là những kẻ thất bại và bỏ chạy đầu tiên. Sau khi quân đoàn hai của Đột Quyết thất bại và bỏ chạy đã dẫn tới việc sụp đổ của toàn hệ thống Đại Thực quân ở đây. Bọn chúng nhanh chóng vỡ trận và cũng tìm đường chạy trốn. Đường quân đuổi theo truy sát đến hơn mười dặm. Đại Thực quân, xác người chết, xác ngựa chết nằm la liệt trên chiến trường. Phó tướng Mặc Nhã Lợi chỉ còn vẻn vẹn không tới năm ngàn quân chạy thoát được về Bùi la tướng quân thành. Trong trận chiến này Đường quân cũng tử thương mất gần năm ngàn chiến binh, số trọng thương cũng rất nhiều.

Nhưng trận đánh này cũng đã làm cho cục diện chiến tranh hoàn toàn thay đổi. Hơn ba vạn Đường quân vừa mới tới từ Sơ Lặc, Cao Xương, Quy Tư và quân đội của hai mươi mấy tiểu quốc khác hợp thành một liên quân tám vạn người, áp sát Bùi La tướng quân thành từ phía nam. Khiến cho Đại Thực quân ở đâu hai mặt thụ địch, nên chúng vô cùng lúng túng và bấn loạn. Như vậy ý đồ sử dụng đòn hồi mã thương của A Lan nhằm phản kích truy binh từ Toái Diệp xem như đã hoàn toàn thất bại.

Đang trong lúc này, thì sáu vạn Đường quân từ Chu Tước thành đã vượt qua Cát Lĩnh, chịu trách nhiệm bao vây toàn bộ khu vực phía đông của Bùi La tướng quân thành. Bọn họ đóng quân cách tòa thành này chừng mười dặm. Cùng với đó từ Toái Diệp, Vương Tư Vũ đích thân thống lĩnh năm vạn đại quân từ phía bắc xuống, cũng đã tiến sát Bùi La tướng quân thành. Còn ở phía tây thì địa hình núi non hiểm trở, cho nên quân Đại Thực cũng khó thể đào thoát bằng đường này, nhất là trong thời tiết này. Như vậy mười ba vạn quân của Đại Thực bị hai mươi vạn Đường quân bao vây toàn diện và chỉ còn “ thoi thóp” trong một khu vực dài chừng mười dặm, rộng chừng năm dặm. Trong khi đó tất cả các loại vũ khí hạng nặng cũng bị chúng vứt bỏ hết ở bên ngoài thành Toái Diệp. Mà trong cái lúc “ ngắc ngoải” này số lương thực mà chúng mang theo cũng chỉ còn chưa tới mười ngày nữa thôi.

Ngày hai lăm tháng mười một năm Đại Trị thứ năm, Đại Thực quân bị bao vây đã bước sang ngày thứ ba. Chính trong thời gian này một trận cuồng phong bão tuyết bất ngờ ập xuống, cơn bão tuyết ấy gầm thét suốt cả một vùng Toái Diệp cốc.Và đến lúc giữa trưa, chính là đỉnh điểm cho sự dữ dội, và mãnh liệt của trận bão tuyết này. Gió lạnh thổi điên cuồng cuốn xoáy những bông tuyết. Người ta cảm thấy cơn bão tuyết khủng khiếp kia như một hung thần đang tàn phá, hủy diệt tất cả những gì mà nó gặp trên mặt đất. Những bụi đất cùng với đá nhỏ cũng bị cuồng phong cuốn đi, chúng như đang nhảy múa trong một không gian như ngày tận thế- cả thiên địa chỉ một màu u ám. Những chiếc lều bạt dưới sức gió của bão tuyết cũng nghiêng ngả, rên rỉ “ than khóc” Có cái lều nào mà cọc đóng không chắc thì đều bị gió cuốn đi hết. Trước sức gió này, con người cũng không thể nào mà đứng thẳng được, bọn họ chỉ có thể bò lổm ngổm trên mặt đấy, hay quay lưng lại theo chiều gió để giảm lực cản mà thôi.

Trận bão tuyết này cứ thế mà “ nhẩn nha” tàn phá, càn quét suốt hai ngày trời. Nó khiến cho những trận chiến đẫm máu, những trường sát kiếp của chiến dịch Toái Diệp bị ngưng trệ lại mấy hôm. Sau hai ngày gầm rú, cơn bão tuyết khủng khiếp ấy có vẻ đã “ chán” nên “ bỏ đi” . Không gian lại về với bình thường, cả một khu vực rộng lớn là một cánh đồng tuyết trắng xóa, tuyết đọng dầy ngập đến tận đầu gối người ta, nên người ngựa đi lại rất khó khăn. Mặc dù biết là vậy nhưng Đường quân vẫn hết sức cảnh giác, đề phòng Đại Thực quân lợi dụng thời tiết này để đột phá vòng vây.

“ Đại soái, tôi xem chừng ngài lo lắng như thế là hơi quá rồi. Tuyết dầy như thế này làm sao quân Đại Thực có thể phá vây được chứ” Một đoàn người đang bước những bước đi khó khăn trên mặt tuyết. Đi tít tận phía trước là chủ soái Vương Tư Vũ , còn đi theo phía sau ông ta chính là Thị Ngự Sử Võ Nguyên Hành. Võ Nguyên Hành ở Toái Diệp nhận được thủ dụ của hoàng thượng nên sáng sớm hôm nay đã chạy đến đem thủ dụ ấy cho Vương Tư Vũ, nhưng lại gặp đúng lúc ông ta đang đi thị sát các trạm gác.

Vương Tư Vũ quay đầu lại nhìn Võ Nguyên Hành. Ông ta liền cười nói: “ Vậy ngài thử nói xem, trong khi tuyết lớn đang đổ xuống Bạt Hãn Na, ai cũng cho rằng Đường quân chúng ta sẽ không nhân cơ hội có tuyết lớn mà đánh lén. Thế nhưng Đường quân chúng ta lại hết lần này đến lần khác đánh lén đắc thủ.”
Võ Nguyên Hành có vẻ như không bước theo kịp được Vương Tư Vũ, cho nên vị Thị Ngự Sử này liền chạy đuổi theo chủ soái. Khi đến nơi hắn ta thở hồng hộc, tiếp tục biện giải phản bác: “ Lần đầu đánh lén ở Bạt Hãn Na đắc thủ đó là vì khi đó tuyết không lớn, hơn nữa lại vào thời điểm sau khi tuyết rơi, cho nên chiến mã của Đường quân vẫn có thể phi tẩu trên mặt tuyết. Nếu như là trận tuyết ngày hôm nay thì Thi Dương tướng quân cũng không thể có cách nào mà xuôi nam được ấy chứ” ='mso-special-character:line-break'>