Danh Môn

Chương 540: Toái Diệp phong vân (11)




- Vậy sao? Nó muốn học trẫm cái gì?
Trương Hoán ăn hai ba miếng đã hết bát cơm, lúc này mới bưng chén rượu lên hăng hái hỏi.

- Học thì có nhiều điểm, ví dụ như học tính cần cù, tiết kiệm, khiêm tốn nghe lời can gián của phụ hoàng.
Bùi Oánh nhấp ngụm rượu, khẽ cười nói. Khuôn mặt trắng như tuyết đã ửng hồng.

Mấy chữ khiêm tốn nghe lời can gián khiến cho tâm tư Trương Hoán dần hạ xuống. Ngồi cùng thê tử trong chốc lát mà mệt mỏi, phiền não và tức giận sau một ngày của hắn dần dần biến mất. Hắn đặt chén rượu xuống thở dài nói:
- Lại nói đến chuyện này quả thật khiến ta tức giận. Những ngày này chiến sự Toái Diệp căng thẳng, mọi người ăn mặc đều tiết kiệm trợ giúp tiền tuyến, ngay cả Hoàng hậu cũng đi đầu trong hậu cung tổ chức may giày tất, quần áo mùa đông cho tướng sĩ. Mọi người trên dưới một lòng vậy mà lại có kẻ chỉ là huyện lệnh bát phẩm lại hết lần này tới lần khác công khai nói chiến tranh Toái Diệp là cuộc chiến phi nghĩa, chỉ trích trẫm làm hao người tốn của. Vốn dĩ loại ý kiến phản đối thế này không phải là không thể tồn tại, nếu như không phải ưu tiên chiến sự, có lẽ trẫm đã không tức giận mà còn cổ vũ ông ta. Nhưng bây giờ chiến sự đang khó khăn, ông ta lại lớn tiếng phản đối, chẳng lẽ lại bảo các tướng sĩ Toái Diệp đầu hàng người Đại Thực, chấm dứt chiến tranh bây giờ thì không phải hao tài tốn của sao? Sự tình đã xảy ra, mọi người nên đoàn kết một lòng, nếu muốn chỉ trích cũng phải để sau khi chiến sự kết thúc. Vậy mà ông ta lại hết lần này tới lần khác kêu gọi mọi người bôi nhọ tâm tư của trẫm.

Bùi Oánh cười không nói, lại rót cho trượng phu một chén rượu.
- Nguyên nhân bệ hạ mệt mỏi để ngày mai hãy xử lý, bây giờ đi nghỉ sớm một chút đi.

Trương Hoán nâng chén rượu lên nhìn thê tử nói:
- Thế nào, nàng cảm thấy trẫm nói oan cho ông ta sao?

Bùi Oánh lắc đầu:
- Thần thiếp cái gì cũng không biết, làm sao lại có kết luận như vậy được. Nói không chừng trước khi chiến tranh ông ta đã lập bản tấu này nhưng chỉ vì người nhỏ, lời yếu nên tới giờ mới đưa tới bệ hạ.

Trương Hoán tựa như nhớ ra điều gì, hắn lấy bản tấu ra, nhìn vào tờ thứ nhất có một câu đã bị hắn bỏ qua: “Đây là lần thứ ba vi thần dâng tấu, xin bệ hạ nghe một lời của thần.”

Lần thứ ba! Trương Hoán khẽ chau mày. Hắn đã biết mình nghĩ oan cho người này, nhưng trên mặt cũng không có chút ngượng ngùng, hắn trầm ngâm không nói gì.

Bùi Oánh thấy hắn đã ngộ ra điều gì đó, liền kiên nhẫn khuyên hắn:
- Bệ hạ, cho dù chuyện này thật sự là không thập toàn thập mĩ, cũng không hề có lợi ích gì cho đại cục nhưng tất nhiên vẫn sẽ có những người đang theo dõi hành động của ông ta. Nếu như bệ hạ tha cho ông ta thì người người đều hoan hô bệ hạ thánh minh, kết quả là khiến cho bệ hạ nghe quen lời nịnh nọt, ngẫu nhiên xuất hiện một lời chống đối sẽ cho rằng phá hoại đại cục. Còn nếu bệ hạ định trách phạt người này thì chỉ sợ tương lai không ai dám nói thật nữa. Thần thiếp cũng thường nghe bệ hạ lấy Hoàng đế Thái Tông làm gương, cũng bởi vì khiêm tốn nghe lời can gián mà thành tựu thu được rất lớn. Bệ hạ, lời tâm huyết của thần thiếp xin bệ hạ suy nghĩ qua một chút.

- Trẫm biết sai rồi.
Trương Hoán nâng chén rượu trong tay lên uống một hơi cạn sạch, sau đó thở dài nói:
- Kì thật ông ta hẳn là nghĩ trẫm đã từng đọc bản tấu của mình, cũng nói tướng quốc đã thấy bản tấu rồi. Nếu muốn lấy lòng mọi người thì một huyện lệnh bát phẩm nho nhỏ có thể trình tấu tới tận đây được sao? Ngày mai trẫm sẽ nói chuyện với tướng quốc về việc này, còn hôm nay trẫm thật sự rất mệt mỏi, giờ ở chỗ Hoàng hậu nghỉ ngơi thôi.

Dứt lời hắn liền đặt chén rượu xuống, đứng lên cười nói:
- Tạm nghỉ trước đã. Trẫm muốn tới thăm nhi tử, giảng cho nó vài chuyện.

- Đêm nay thần thiếp sẽ phục vụ bệ hạ thật tốt.
Bùi Oánh cười, kéo tay trượng phu bước nhanh đến thư phòng của nhi tử.

Vấn đề hiện này đúng như sự lo lắng của Trương Hoán, hai mươi ngày sau khi chiến tranh ở Toái Diệp bộc phát, thì từ Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý- kinh đô của Hồi Hột, Trung Trinh Khả Hãn đang có những động thái bất lợi cho Đại Đường. Trung Trinh Khả Hãn sau khi nhận được tin tức về việc một cánh quân của Đại Thực đang lảng vảng xung quanh lưu vực sông Y Lệ hà. Lập tức vị Khả Hãn này hiểu được ngay đây là một ám hiệu hay chính là một lời mời gọi mà Đại Thực muốn gửi tới Hồi Hột. Đó là việc hai bên sẽ cùng chiếm lĩnh lấy Bắc Đình. Đương nhiên bên phía Đại Thực chắc cũng chẳng muốn chiếm lĩnh một vùng đất quá xa xôi như Bắc Đình , nên sẽ ứng cấp nó cho Hồi Hột mà thôi. Mà ngay cả chiến quả ban thưởng cho đồng mình thì cũng không ngoài Bắc Đình rồi. Bởi vì nói trắng ra mục đích tấn công Bắc Đình của Đại Thực chính là đảm bảo cho thắng lợi cuối cùng ở Toái Diệp mà thôi.

Thẳng thắn mà nói thì đối với những thái độ và biểu hiện trước đây của Đại Thực khiến cho Trung Trinh Khả Hãn rất bất mãn và ác cảm với đại quốc này. Sự bất mãn này xuất hiện không phải bởi vì Đại Thực bội tín không cho quân đi cứu viện khiến cho Cát La Lộc bị diệt vong mà lý do thực sự chính là việc Cáp Lý Phát Lạp Hy Đức đã dối gạt vị Khả Hãn này trong việc Khả Hãn cầu hôn với công chúa Đại Thực. Vị Khả Hãn cứ ngỡ rằng Lạp Hy Đức sẽ phải đem một vị công nương mĩ lệ như công chúa An Tư Lệ hay một trong hai muội muội của ông ta để gả cho mình chứ. Cuối cùng, ai ngờ Lạp Hy Đức lại đáp hôn bằng một cô gái bình thường của gia tộc Hy Mẫu. Một cô con gái hai lăm tuổi thì chỉ ở giá làm bà cô chứ ai thèm lấy nữa. Vậy mà Lạp Hy Đức lại tạm phong cho cô ta làm công chúa rồi gả ngay cho Trung Trinh Khả Hãn. Thật là quá đáng. Khả Hãn Hồi Hột đối với việc làm này của Lạp Hy Đức vô cùng bất mãn và oán hận, vì vậy ông ta thậm chí không thèm đợi đến ngày cử hành sắc phong hôn lễ đã lôi nàng ta lên giường của mình, giày vò, hạ nhục nàng ta đến tơi bời hoa lá. Còn đối với công chúa Đại Đường thì ngược lại thêm phần yêu kính, tuyệt đối đảm bảo trước ngày sắc phong nàng làm Khả Đôn thì không động đến một sợi lông của nàng.

Qua sự việc lần này khiến cho Trung Trinh Khả Hãn đối với Đại Đường lại càng thêm phần hảo cảm, bởi vì Trương Hoán đã đưa đến cho ông ta một vị công chúa trong hoàng thất chân chính. Một vị công chúa tuổi gần mười tám, lại xinh đẹp như hoa như ngọc. Rồi Đại Đường lại còn cấp cho Hồi Hột mượn ba mươi vạn thạch lương thực, dù biết rằng sẽ chẳng có ngày hoàn trả lại. Dĩ nhiên Trung Trinh Khả Hãn cũng biết rằng vị công chúa này cũng không phải là con ruột hay muội muội của hoàng đế Đại Đường vì ông ta thừa biết rằng con gái của Trương Hoán tuổi còn rất nhỏ và vị hoàng đế này cũng không có muội muội. Mà vị công chúa được gả cho ông ta chính là con gái của Lý Ức - Tấn Vương Đại Đường, nàng được phong là Hàn Quốc công chúa. Mặc dù như thế nhưng Trung Trinh Khả Hãn cũng rất lấy làm cảm kích trước việc Đại Đường thể hiện sự tôn trọng ông ta như vậy.

Sự cảm kích này bắt đầu từ đầu năm cho tới tháng sáu vừa rồi, sau khi Đường quân tiêu diệt hết bọn người Cát La Lộc kia và chiếm lĩnh toàn bộ lưu vực của con sông Y Lệ hà. Từ đó thái độ của Trung Trinh Khả Hãn. Sự cảm kích Đại Đường trong chuyện hôn sự hoàn toàn biến mất thay vào đó trong lòng ông ta rất lấy làm lo lắng khi nhận ra Đường quân đã tiến rất gần đến Hồi Hột rồi. Và khi khi chiến tranh Toái Diệp nổ ra, trong đầu ông ta cái suy nghĩ làm sao để làm ngư ông đắc lợi trong cuộc chiến giữa hai đại đế quốc này đã thay thế hoàn toàn cái cảm giác bất an lo lắng trước đó. Tâm tình của ông ta lúc này biến động liên hồi, cố vắt óc nghĩ ra nghĩ phương cách để thu được lợi ích từ cuộc chiến khốc liệt này.

Hiện tại cơ hội đã tới với ông ta, ông ta đã nhận ra thái độ và biểu hiện của Đại Thực khi người Đại Thực đang lởn vởn ở ngoài cửa Bắc Đình. Và thái độ bất mãn, tức giận của ông ta với Lạp Hy Đức trước đây đã hoàn toàn biến mất thay vào đó là một loại tình nghĩa huynh đệ thân thiết vô cùng. Còn với Đại Đường thì hoàn toàn ngược lại, sự cảm kích trước đó đã thay đổi hoàn toàn thành thanh đao sắc và con dê béo. Trong mắt ông ta Đại Đường chính là con dê béo, nhưng cái sừng của nó cứng nhọn quá, hơn nữa con dê này lại quá khỏe mạnh nên ông ta không dám tự tiện hành động được. Nhưng nếu có cơ hội thì ông ta sẽ chặt thật đẹp con dê đấy cho coi.

Lợi thì lợi rõ ràng như thế rồi nhưng Trung Trinh Khả Hãn cũng không hề vội vã xuất binh, ông ta muốn Đại Thực cho ông ta một câu trả lời chắc chắn đã. Ông ta muốn tính toán thật kĩ càng để làm như thế nào cho đạt được lợi ích lớn nhất về cho mình.

Và có lẽ vị thần hộ mệnh của người Hồi Hột đã mỉm cười với bọn họ để cho vị sứ giả của Đại Thực mà Trung Trinh Khả Hãn đợi chờ trong suốt hai ngày qua cuối cùng cũng đã tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Tên sứ giả của Đại Thực tên gọ là Dịch Bặc Lạp Hân, mấy năm trước hắn cũng đã từng đi sứ sang Hồi Hột, hiện tại hắn đang làm người đứng đầu trong cơ quan thuế vụ ở Tát Mã Nhĩ Hãn, địa vị của hắn cũng ngang với thân vương A Cổ Thập