Danh Môn

Chương 529: Toái diệp phong vân (6)




Thôi Diệu yên lặng gật đầu. Anh ta cũng biết việc này rất khó nói, vốn định nhờ Quách Mục dàn xếp nhưng cuối cùng vẫn phải qua đại soái phê chuẩn. Anh ta cảm thấy cũng không thể làm gì được nữa liền nói:
- Được rồi! Ta cùng ngài đi xin chỉ thị của đại soái.

Hai người rất nhanh đã tới phủ đô hộ. Bọn họ đều có lệnh bài thông hành nên không cần bẩm báo có thể trực tiếp vào trong phủ. Lúc này Vương Tư Vũ đang ngồi trầm tư trước bản đồ. Ông ta vừa nhận được tin tức từ thành A Sử Bất Lai là hai vạn quân Đại Thực tấn công thành đột nhiên biến mất, mà sau đó thám báo được phái đi tìm kiếm cũng không phát hiện được một chút tung tích nào của bọn chúng ở vùng sa mạc phía Bắc.

Rõ ràng là nhánh quân đó tự biết đánh không lại thành A Sử Bất Lai còn từ phương bắc vượt qua núi Thiên Tuyền, vậy mục tiêu của bọn chúng là gì? Vương Tư Vũ chăm chú nhìn chằm chằm vào bản đồ, hướng đông của sa mạc phương bắc là sông Y Lệ. Vương Tư Vũ hít vào một hơi lạnh, chẳng lẽ bọn chúng muốn tới đánh thành Luân Thai? Hay là muốn ngăn chặn viện quân cùng vật tư ở Bắc Đình? Việc này phải lập tức thông báo tới thành Yêu Long, Y Lệ và Cung Nguyệt, để cho các thành này tăng cường phòng ngự, nhất là Yêu Long thành không có tường bảo hộ, nhất định phải tạm thời rút lui.

Nghĩ vậy ông ta lập tức viết một phong thư phân phó cho thân binh nói:
- Lập tức đem thư này cho Đường quân ở thành Yêu Long, Y Lệ, Cung Nguyệt.

- Ngươi nói là ngươi muốn cùng thương đội này đi Bạt Hãn Na tiếp tục sứ mệnh của mình sao?
Vương Tư Vũ thoáng chút bất ngờ, không thể hiểu nồi viên quan trẻ tuổi này, trong lòng ông đang không biết chuyện này là hoang đường hay là can đảm dám nghĩ dám làm
- Chẳng lẽ ngươi không sợ bọn họ đem bắt ngươi giao cho người Đại Thực sao?

- Tôi cũng từng nghĩ về khả năng này.
Thôi Diệu tỏ ra hết sức nghiêm túc
- Bọn họ là thương nhân, nếu như giúp tôi đến Bạt Hãn Na thì ở Đại Đường họ sẽ có đầy lợi ích hồi báo. Nhưng nếu bán đứng tôi cho Đại Thực thì họ không được lợi gì, hơn nữa hai con trai Mục Tháp cũng đều chết dưới đao của người Đại Thực, về tình về lý ông ta cũng sẽ không bán đứng tôi.

Vương Tư Vũ không nói gì, ông ta chậm rãi đi đến trước bản đồ, dừng lại ở vị trí Bạt Hãn Na. Sau khi đại chiến bùng nổ, Bạt Hãn Na này sẽ trở thành căn cứ hậu cần của người Đại Thực. Nếu như Vương thất Bạt Hãn Na chịu quy phục Đại Đường thì bọn họ có thể có tác dụng mấu chốt, thật sự là cần một người đến liên lạc với quốc vương Bạt Hãn Na. Ông ta liếc nhìn qua Thôi Diệu, tự dưng lại thấy những suy nghĩ hoang đường của anh ta trở thành hợp tình hợp lý.

Quách Mục ở bên cạnh biết được thực chất Thôi Diệu muốn cùng đoàn thương nhân kia đi Bạt Hãn Na thì không khỏi tròn mắt. Điều này sao có thể! Nếu Thôi Diệu có xảy ra chuyện gì Thôi gia lại đòi bọn họ chịu trách nhiệm thì phải làm sao. Ông ta lại thấy đại soái có ý đáp ứng liền vội vàng cản trở nói:
- Đại soái, thân phận Thôi Diệu rất đặc biệt, ngài không thể để anh ta đi mạo hiểm như vậy được.

Thôi Diệu vốn đã sợ bọn họ e dè thân phận của mình, lại thấy Quách Mục đã nói ra việc này, không đợi Vương Tư Vũ trả lời anh ta lập tức phản bác:
- Thân phận Thi Dương không đặc biệt sao? Vậy sao anh ta có thể chính diện chiến đấu với quân Đại Thực trên chiến trường? Ta tuy là văn nhân nhưng cũng là nam nhi Đại Đường, thỉnh Quách tham quân không nên nói đến chuyện Thôi gia. Ta hiện giờ chỉ là một quan viên Đại Đường, huống hồ việc đi sứ Bạt Hãn Na vốn là chức trách của ta.

Nói tới đây anh ta hướng tới Vương Tư Vũ thi lễ thật sâu nói:
- Thỉnh đại soái ân chuẩn!

Vương Tư Vũ bị thành ý của anh ta làm cảm động, ông cảm thấy trên người Thôi Diệu phảng phất dũng khí của mình năm đó dũng mãnh xông vào Hoàng Hà Cửu khúc. Loại nhuệ khí này cũng giống như mình khi còn trẻ. Ông liền trịnh trọng gật đầu đáp ứng thỉnh cầu của Thôi Diệu:
- Được rồi, việc này ta sẽ đi thương lượng cùng Mạnh Giao. Sứ mệnh của ngươi sẽ nói cụ thể sau. Còn thương nhân Khang quốc kia ngươi cũng dẫn tới đây đi, ta muốn nói chuyện với ông ta trước.

Sáng sớm hôm sau Thôi Diệu đã thay đổi trang phục, ra dáng một thương nhân, lại dẫn theo vài con lạc đà cùng với hai tùy tùng người Đột Kị Thi, cùng thương đội Khang quốc lên đường tới Bạt Hãn Na. Quách Mục đứng trên tường thành nhìn bóng lưng anh ta xa dần mà trong lòng tràn đầy âu lo. Bạt Hãn Na là nơi đại quân tụ hội, liệu anh ta có thể bình yên vô sự mà trở về không?

Thời gian trôi chậm rãi tới tháng chín. Phía bắc, hai vạn quân Đại Thực chiếm Yêu Long thành lại trì hoãn không tiến, mà hào khí trong thành Toái Diệp càng ngày càng cao. Ngay cả thám báo Đại Thực cũng không thấy đâu, giống như sự yên lặng trước bão tố. Tất cả mọi người đều cảm nhận được một loại áp lực vô hình. Đêm khuya ngày hôm nay, năm trăm quân Đường ở thành Diệp Chi như thường lệ đang tiến vào mộng đẹp, chỉ có hai mươi mấy tên lính gác đang đi tuần qua lại trên thành. Thành Diệp Chi và phía nam của nó là ba trăm dặm bên ngoài Đại Thanh Trì. Bóng đêm âm trầm, trên mặt sông tối đen có chút gợn sáng lăn tăn. Gió đêm thổi qua Hà Diện khiến mặt nước dao động, từng con sóng nhẹ nhàng tạt vào bờ đê xôn xao, rung động. Đây là sự tĩnh lặng như thường lệ của màn đêm, nhưng hai bên bờ sông côn trùng kêu vang tựa hồ như muốn tạo ra một không khí quỳ dị lạ thường.

Canh bốn, mấy trăm chiếc thuyền nhỏ đột nhiên xuất hiện ở Hà Diện, trên thuyền nhỏ đông nghịt binh sí mặc áo mũ giáp sắt, tay cầm loan đao, ánh mắt lạnh lùng mà lộ ra sát khí. Mỗi thuyền đều có ít nhất một trăm người đang tiến về phía trước, thành Diệp Chi chỉ cách bọn họ không đến hai dặm.

Cùng lúc đó trên thảo nguyên phía nam thành Diệp Chi cũng xuất hiện một đoàn kị binh khổng lồ, ước chừng hơn hai vạn người. Nhánh kị binh này chính là Hô La San Bản Tông quân chỉ xếp sau quân cận vệ của Calipha. Năm đó cũng chỉ có một nhánh quân Hô La San này tham gia chiến dịch An Tây mà toàn quân Sơ Lặc đã bị tiêu diệt. Hôm nay lại có tới bốn vạn quân tinh nhuệ Hô La San tham gia vào cuộc chiến Toái Diệp.

Mà chỉ huy cao nhất của bọn chúng A Lan Mai lần này cũng đã trở thành toàn quyền chỉ huy chiến dịch ở Toái Diệp. Ông ta năm nay khoảng bốn mươi tuổi, có một đôi mắt chim ưng với ánh nhìn bình thường cũng vô cùng sắc bén, dáng người cao gầy, giơ tay nhấc chân cũng thể hiện một sự trầm ổn quyết đoán đặc biệt của quân nhân. Ông ta mặc một bộ áo giáp màu đen, khóa vàng, lại khoác thêm áo choàng, đầu đội mũ giáp ở giữa khảm một viên bảo thạch màu lam. Đây là vật do Calipha ban tặng cho nên A Lan Mai ở trong quân đội Đại Thực có thể coi là lam tinh tướng quân rất vinh dự.

Đi bên cạnh ông ta là phó tướng Tương Mặc Nhã Lợi, một nam tử khôi ngô nhưng ánh mắt luôn có vẻ u buồn. Ánh mắt u buồn này là bởi vì anh ta từng cùng quân Đường giao đấu, bị bắt ở Sơ Lặc rồi đem về. Sau đó lại trải qua hai năm kiếp sống thợ mỏ ở mỏ bạc của quân Đường. Sau được Lạp Hi Đức dùng một cái giá rất lớn là hai mươi vạn kim tệ Đại Thực chuộc về. Lần này tấn công Toái Diệp anh ta đặc biệt được nhận lệnh trở thành phó tướng của A Lan Mai.

- Mai tấn công là bởi vì tướng quân. Thành Diệp Chi cũng không phải là cứ điểm của Toái Diệp, cũng có thể không cần để ý tới nó mà trực tiếp qua sông tiến quân tới Toái Diệp.
Tương Mặc Nhã Lợi cẩn thận nói với A Lan suy nghĩ của mình. Kinh động thành Diệp Chi chắn chắn sẽ khiến cho Toái Diệp biết được tin Đại Thực quân đã tới.

- Tại sao phải tha cho bọn chúng?
A Lan Mai không cảm xúc nói:
- Từ khi tham gia chiến tranh đến giờ ta chưa từng bỏ qua bất cứ địch nhân nào. Cho dù đó chỉ là một tòa tháp canh ta cũng sẽ nghiền nát nó.

Ông ta chỉ roi ngựa lạnh lùng hạ lệnh nói:
- Trước hừng đông phải chiếm được thành Diệp Chi. Chiếm không được chém tất cả tiền quân!

Quân Đại Thực cách tường thành Diệp Chi chỉ có ba trăm bước. Mục tiêu của bọn họ là một thủy môn. Thủy môn này được che bằng lưới sắt thô nhưng qua nhiều năm đã trở nên han gỉ.

- Ai! Đứng lại!
Một tên lính trên tháp canh phát hiện ra tới gần đội thuyền. Anh ta gõ mạnh chuông cảnh báo, thanh âm chói tai vang lên khắp thành. Một người Đại Thực khôi ngô đứng lên, trường mâu từ tay y bay nhanh như thiểm điện đâm thẳng vào lồng ngực binh lính đang gõ chuông kia. Binh lính này kêu lên một tiếng thảm thiết rồi ngã từ trên tháp canh xuống.

Tiếng chuông cùng tiếng kêu thảm thiết làm kinh động Đường quân đang say giấc. Bọn họ đều đứng dậy cầm lấy cung tiễn và đao thương xông lên tường thành, rất nhanh đã phát hiện ra ý đồ của quân Đại Thực. Bọn họ lập tức chia làm hai đường, một đường từ trên đầu thành ném đá xuống, một đường nấp ở bốn phía quanh thủy môn liên tục bắn tên về phía thuyền nhỏ của người Đại Thực. Nhất thời tên bay như mưa, đá lớn từ trên thành không ngừng rơi xuống khiến hơn mười chiến thuyền của quân Đại Thực đều bị lật úp, binh lính trúng tên đau đớn chìm dần xuống đáy sông.

Quân Đại Thực lập tức thay đổi chiến thuật. Hơn mười chiến thuyền nhỏ xếp thành một hàng, nhằm cửa thành lao tới, quân Đường trên cửa thành cố gắng bắn cản. Có ba con thuyền đi trước, một bộ phận quân Đại Thực trên thuyền tay cầm khiên lớn chặn tên của quân Đường, những binh lính khác mang một cây to theo thân thuyền hướng về phía lưới sắt loang lổ đánh tới. eakNewLine]>