Danh Môn

Chương 513: Định rõ chiến lược (b)




Trên bầu trời Toái Diệp lúc này bỗng nhiên có mười mấy cánh chim bồ câu đang tụ tập chao liệng ở một chỗ trên thiên không. Nhìn những con chim bồ câu vừa bay vừa dàn hàng cao thấp cư như ngọn núi nhỏ từ trong đám mây ló ra vậy. Tiếng vỗ cánh phành phạch. Lúc này có tiếng sáo gọi chúng, chúng cứ thế chao liệng thành vòng trên bầu trời. Trên một ngọn tháp canh cao nhất ở Toái Diệp thành, có hai gã Đường quân làm nhiệm vụ trinh sát, bọn họ vén tấm mành che chăm chú quan sát vào những con bồ câu này, bỗng nhiên một tên lính hét lớn: “ Nhìn kìa, là ống trúc màu đỏ”

Ống trúc màu đỏ là tượng trưng cho tin tức cực kỳ khẩn cấp theo quy ước của Đường quân. Hai tên lính này liền thổi địch để gọi những con chim bồ câu này đậu xuống chỗ tháp canh của bọn họ. Những con chim này nghe thấy tiếng địch hiệu liền từ từ thu cánh đáp xuống tháp canh. Một tên lính nhanh chóng cởi ống trúc màu đỏ vốn đang được buộc ở đùi của con chim câu này. Rồi hắn nhanh chóng chạy xuống bên dưới.

Trước mặt Tây Vực đô hộ phủ nằm trong Toái Diệp thành. Thật ra, những người xây dựng nên nơi này đầu tiên là người Đại Thực, với vật liệu xây dựng bằng đá và một kiến trúc hết sức khí thế hoành tráng. Bảy năm trước, người Đại Thực cho xây dựng nơi này để làm “ Phiên dịch quán” , vốn mục đích là sẽ đem một số lượng lớn các chủng loại điển tịch của đạo Islam tới đây để phiên dịch sang tiếng Đột Quyết, từ đó sẽ truyền bá đạo Islam tới cho những người Đột Quyết. Nhưng việc xây dựng mới tiến hành hai năm thì nơi đây đã bị Đại Đường thu phục. Thấy nơi này có kiến trúc và diện tích lớn nên Đường quân đã trưng dụng để làm nơi huấn luyện cho quan quân cấp dưới. Và hiện tại nó trở thành Tây Vực đô hộ phủ hành dinh của Vương Tư Vũ.

Hiện nay, trên danh nghĩa số lượng chức vụ của Vương Tư Vũ khiến người ta phải hoa mắt: Đại đô hộ của Tây Vực đô hộ phủ, kiêm luôn Đô đốc Toái Diệp, rồi thì là Thái tử Thiếu phó, Mẫn quốc công, Vô Địch đại tướng quân. Nhưng trên thực tế, thực quyền của ông ta bám sát với nơi này cũng như với chức vụ Đô đốc Toái Diệp trực tiếp trong coi sáu vạn đại quân. Còn chức vụ Tây Vực đại đô hộ, cũng phải chờ cho đến khi nào hoàng thượng ở phía sau tạm thời trao quyền thì ông ta mới có thể tạm thời có được thực chức thực quyền.

Cứ cho là Vương Tư Vũ có thực quyền trong việc thống soái sáu vạn đại quân đi chăng nữa thì cũng không thể nói rằng ông ta muốn làm gì thì làm cũng được. Bởi vì theo nguyên tắc chế hành của Đại Đường , thì quyền lực của Vương Tư Vũ sẽ bị chế hành bởi hai chế độ khá chặt chẽ. Thứ nhất là chế độ luân phiên quan chức. Theo đó mỗi đại tướng quân ở biên cương cứ bốn năm một lần sẽ được luân chuyển từ nơi này đi nơi khác một lần. Ví dụ như vào tháng tư vừa rồi Lũng Hữu Tiết độ sứ là Hạ Lâu Vô Kỵ cùng với Sóc Phương Tiết độ sứ La Nghiễm đã được điều động luân chuyển vị trí công tác cho nhau. Tình huống tương tự như vậy cũng được áp dụng với Hà Tây Tiết độ sứ Lận Cửu Hàn và Phạm Dương Tiết độ sứ Lý Song Ngư … Chế độ thứ hai chi phối tới quyền lực của những người có đại quyền như Vương Tư Vũ đó là chế độ giám quân. Chế độ giám quan hiện tại không hề giống với việc năm xưa Đường Huyền Tông Lý Long Cơ ra lệnh cho thái giám Cao Tiên Chi đi làm giám quân. Hành động đó là không hợp lý và lẽ thường. Theo chế độ giám chế chân chính của Đại Đường hiện tại, thì Ngự Sử đài sẽ cắt cử các quan Thị ngự sử tới thường trú ở biên cương để thực hiện nhiệm vụ. Và để đề phòng việc các quan Ngự sử này câu kết với các đại tướng ở biên cương cho nên cứ hai năm một lần Ngự sử đài lại cho luân chuyển các quan ngự sử từ địa phương này đến địa phương khác..

Bản thân chức quan phẩm của thị ngự sử tuy không cao, chỉ có tới lục phẩm mà thôi, thế nhưng bọn họ lại có quyền hành rất lớn. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của bọn họ là giám sát các vị đại tướng quân ở vùng biên cương, xem các vị tướng quân này có vượt quyền hay không, việc quân kỷ có thực hiện nghiêm túc, ngay ngắn không. Đồng thời các thị ngự sử này còn có quyền kiểm tra định kỳ đối với việc chi trả tiền lương, tài chính của các đơn vị quân đội mà họ giám sát. Và dĩ nhiên các Thị ngự sử này sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp với Ngự sử đài. Ngoài ra trong những trường hợp đặc biệt bọn họ cũng có quyền tham dự việc quân chính, thậm chí còn có thể suất lĩnh binh mã tham chiến. Ngoài ra các Thị ngự sử còn nắm trong tay một loại quyền lực đặc thù khác, thí dụ như việc Vương Tư Vũ muốn nắm quyền chỉ huy thực tế các Đại Đô đốc phủ ở An Tây khi thời chiến xảy ra, thì ông ta phải có văn bản xin ý kiến đồng ý của Thị ngự sử giám sát.

Chịu trách nhiệm giám sát Tây Vực hiện tại là Thị ngự sử Vũ Nguyên Hành. Năm ngoái đây hắn mới được điều vào công tác ở Ngự Sử Đài. Thì đến năm nay đã bị điều động đi An Tây để nhậm chức Thị ngự sử. Mấy ngày trước đây hắn mới tới Toái Diệp, ngay sau khi ổn định qua một chút hắn đã liền tìm gặp Vương Tư Vũ.

Bên trong phong khách của Tây Vực đô hộ phủ, Vương Tư Vũ vừa nhìn thấy Võ Nguyên Hành thì đã nở nụ cười hòa ái chào đón, sau đó ông ta giưới thiệu và lược thuật cho Võ Nguyên Hành một số tình hình căn bản ở Toái Diệp trong thời gian qua. Bản thân Vương Tư Vũ thân là quan nhất phẩm, lại là đại tướng nơi biên cương, nhưng đối với quan lục phẩm Võ Nguyên Hành này ông ta cũng không dám tỏ thái độ bề trên kẻ cả. Sở dĩ như vậy bởi vì Vương Tư Vũ tự hiểu rằng, lần này vì chuẩn bị xảy ra cuộc chiến với Đại Thực nên hoàng thượng mới phá lệ để cho ông ta làm Tây Vực Đại đô hộ thêm hai năm nữa. Nếu như bản thân ông ta mà không biết tốt xấu, đối xử tệ bạc với Ngự sử giám sát tất sẽ bị cả hoàng thượng và triều đình không hài lòng. Và dĩ nhiên điều đó sẽ gây tổn hại rất lớn tới tiền đồ của ông ta sau này.

Sau bao nhiêu năm tháng chinh chiến, lăn lộn trong trốn quan trường nên nhuệ khí và tính cương liệt của Vương Tư Vũ cũng thay đổi ít nhiều. Giờ đây ông ta cũng đã biết đưa đẩy, khéo léo, linh hoạt trong công việc và trong quan hệ quan trường. Nhưng có một thứ mà ông ta không bao giờ thay đổi đó là sự trung thành tận tụy với Trương Hoán.

“ Hai tháng qua, ở đây cũng không có việc gì gọi là đại sự cho lắm, công việc chủ yếu là tiếp nhận lương thực, các loại quân nhu và vật tư quân đội từ các nơi chuyển tới. Đồng thời ta cũng cho tiến hành thành lập mới và đưa vào huấn luyện ba vạn người dân Hán tộc, để khi thời chiến xảy ra bọn họ có thể hiệp trợ quân chính quy thủ thành. Còn một chuyện khác nữa, đó là việc Đường quân chúng ta đã chiếm lĩnh A Đồ Mộc trấn ở phía bắc của Toái Diệp. Hiện tại nơi đó đã đổi tên thành Yêu Long thành, có một vạn quân đang đồn trú ở đây. Chuyện này ta cũng đã bẩm báo với hoàng thượng và đã được người phê chuẩn.”

Nói đến đây, sắc mặt của Vương Tư Vũ trở nên nghiêm nghị, ông ta nói thẳng thắn với Võ Nguyên Hành: “ Nói tóm lại, Võ ngự sử sẽ giám sát tất cả mọi hoạt động, mọi vấn đề từ Toái Diệp cho tới An Tây. Nếu như có kẻ nào dám cản trở công việc của Võ Thị lang, ngài cứ trực tiếp nói với ta, ta nhất định sẽ giải quyết theo quân pháp”

Võ Nguyên Hành nếu so về tuổi tác thì còn kém Vương Tư Vũ những mấy tuổi. Nên khi đối mặt với vị võ tướng có chức vị cực cao này, lại là ái tướng tâm phúc của hoàng thượng, hắn cũng không thể quá hống hách hay ngông cuồng được. Tự biết được điều đó Võ Nguyên Hành cũng nói thành thật: “ Hạ quan cũng xin nói để đại tướng quân hiểu, mọi chuyện hạ quan sẽ theo quy định để làm, tuyệt đối không đem lòng yêu ghét vào công việc. Tất cả mọi công việc dù sai đúng thế nào Võ Nguyên Hành cũng đều báo cáo theo thực tế giám sât, tuyệt đối không bao giờ sai ngoa.”

“ Tốt lắm! Hy vọng chúng ta sẽ hợp tác tốt đẹp” Vương Tư Vũ khẽ chắp tay cười nói.

Lúc này, từ ngoài cửa bỗng nhiên có một tên lính đi vào. Hắn đứng ở ngoài cửa lớn bẩm báo: “ Bẩm báo đại soái, từ Yêu Long thành có chim câu mang theo tin báo màu đỏ tới. Có vẻ như tình hình hết sức khẩn cấp”

Vương Tư Vũ cũng với Võ Nguyên Hành ghe tên lính bẩm báo như thế mliền cùng đứng dậy. Võ Nguyên Hành cất lời trước: “ Vương tướng quân lại mắc công vụ cần giải quyết, hạ quan không dám quấy rầy ngài nữa”
Võ Nguyên Hành muốn cáo từ, nhưng Vương Tư Vũ đã giữ hắn lại: “ Võ sứ quân từng là Tham tán quân vụ nổi tiếng trong Binh bộ. Tin tức cấp báo từ Yêu Long thành lần này tất có liên quan đến bọn nười Cát La Lộc. Võ sứ quân hãy tham mưu cho ta một chút chứ”

Võ Nguyên Hành cũng không tiện chối từ, nên chắp tay nói: “ Nguyên Hành xin cùng tướng quân chăm lo việc nước”
Vương Tư Vũ tiếp nhận lấy bức tín thư màu đỏ kia, ông ta liền mở ra xem qua, rồi gần như ngay lập tức Vương Tư Vũ dẫn theo Võ Nguyên Hành đi vào gian phòng “ Quân vụ thất” ở bên cạnh. “ Quân vụ thất” này chính là nơi Vương Tư Vũ đưa ra các quyết sách quan trọng cho khu vực mà mình cai quản. Chiếm diện tích lớn và chủ yếu của gian phòng này là một chiếc sa bàn khổng lồ mô phỏng địa hình An Tây. Phía đông của sa bàn được bắt đầu từ Đôn Hoàng, phía tây đến dọc bờ biển Đại Trung Hải của Đại Thực quốc. Chiếc sa bàn này mặc dù khổng lồ như vậy nhưng khu vực ở mé phía tây của A Mẫu hà lại được thể hiện rất đơn giản, chủ yếu mô phỏng một vài thành trì và núi non. Ngược lại với phía tây, khu vực phía đông rộng lớn của A Mẫu hà lại được thể hiện rất chi tiết và tỉ mỉ. Mỗi một tòa thành trì, một dãy núi, một nhánh sông, hay một ốc đảo cũng đều được trình bày một cách rõ ràng, tỉ mỉ. Thậm chí tại mỗi tòa thành trì này đều có tài liệu chú thích cụ thể như giới thiệu về những nơi có quân đồn trú cũng như sự phân bố dân cư, hay tên tuổi của Chủ bạ quản lý ở mỗi tòa thành trì. Nói chung là các thông tin này được cập nhất liên tục dựa trên các thông tin tình báo thu được,