Danh Môn

Chương 138: Mưu lấy Hà Tây(1)




Quyển 3: Tung hoành hoạn hải

Chương 137:Mưu lấy Hà Tây(1)

Nhóm Dịch: Hồng Mai

Biên dịch: DHN

Nguồn: metruyen.com

Khứ Bệnh!” Trương Hoán vừa mới đi qua cánh cửa hình tròn thì thấy Bùi Oánh đang chạy tới. Y phục trên người nàng không nhiều lắm, gió đông khiến nàng lạnh run.

Trương Hoán vội vàng cởi áo choàng của chính mình ra, khoác lên người Bùi Oánh, hắn nói vẻ trách móc: “ Sao vậy? Tại sao không ngủ đi?'

“ Nha huyện này rất cũ nát. Khắp nơi đều là âm thanh, hình ảnh ma quái. Ta, ta có một mình” Bùi Oánh cắn chặt môi, không dám nói thêm nữa.

“ Thật vậy sao?” Trương Hoán chăm chú lắng nghe. Quả nhiên hắn nghe được một âm thanh đứt quãng nhỏ xíu từ trong rừng trúc truyền ra, cực kỳ giống với tiếng ngâm nga của một nữ tử vậy khiến người kjác phải sởn gai ốc. Trương Hoán lắng nghe một lát rồi hắn đột nhiên cười chỉ vào rừng trúc nói: “ Ngươi đúng là một nha đầu ngốc. Trong rừng trúc đương nhiên có cây trúc, gió thổi qua những kẽ cây phát ra âm thanh. Nếu không để ta dẫn ngươi đi xem”.

“ Ta không đi” Bùi Oánh ôm tay Trương Hoán, run rẩy nói: “ Ta nghe nói trong rừng thường có giếng. Có phải âm thanh đó truyền ra từ miệng giếng không?”

“ Ngươi nghe ai nói trong rừng trúc có …”.

Đột nhiên Trương Hoán không nói được nữa. Không phải hắn sợ nữ quỷ gì đó đang ca hát mà là bên cạnh hắn có một bộ ngực mềm mại của nữ nhân.

“ Ừ! Có lẽ là truyền ra từ trong giếng. Hay là đêm nay ta ở bên cạnh tiểu thư. Ta sẽ kể cho nàng mấy câu chuyện cổ rất hay”.

Mùa đông đã tới. Sau khi tiên đế hạ táng, tân đế kế vị. Tất cả những điều này đều là công việc cuối năm của hữu Tướng quốc. Thúc giục các nơi giao nộp thuế khoá, điều tra dân cư, đất đai, cùng với một loạt lễ nghi rườm rà cùng sự vụ hành chính khiến cho Thôi Viên mệt không thở nổi. Thế nhưng tâm nguyện nhiều năm nay của ông ta đã được đền bù. Cái gai trong mắt ở triều đình đã bị nhổ khiến cho cả thể xác và tinh thần ông ta sảng khoái. Mặc dù là ngày nào cũng bận bịu công việc nhưng hàng ngày ông ta vẫn thấy tinh thần thoải mái, không mệt mỏi.

Ngày hôm nay cũng như những ngày khác, Thôi Viên từ quan thự quay về phủ khi trời đã tối đen. Mấy trăm Kim Ngô Vệ tinh nhuệ, vũ trang đầy đủ hộ tống xe ngựa của Thôi Viên rất nghiêm ngặt. Mặc dù hai cái gai ở Trường An là Long Vũ quân và Thiên Kỵ doanh đã bị loại trừ, thành Trường An hoàn toàn nằm dưới sự khống chế của Kim Ngô Vệ và Thiên Ngưu Vệ nhưng Thôi Viên tuyệt đối không dám khinh thường như trước. Ông ta chỉ sợ thực sự có người làm theo vụ ám sát lần trước.

Khi xe ngựa đi vào phường Tuyên Dương, chỉ còn cách cổng Thôi phủ không xa thì Thôi Viên đột nhiên cảm thấy xe ngựa giảm dần tốc độ. “ Xảy ra chuyện gì?” Đôi mắt đang khép hờ của Thôi Viên chậm rãi mở ra. Ông ta bình tĩnh hỏi.

“ Hồi bẩm Tướng quốc, bên kia cửa phủ có mấy người. Có huynh đệ đã nhận ra thân phận của bọn họ”.

Giọng nói vừa dứt thì mấy tên thị vệ chạy tới bẩm báo: “ Tướng quốc, đây là danh thiếp của những người đó, bọn họ nói có chuyện quan trọng cầu kiến”.

Đám thị vệ trình lên một tờ danh thiếp. Thôi Viên nhận lấy. tờ danh thiếp rất đơn giản. Chỉ là cắt ra từ một tờ giấy trắng. Trên mặt danh thiếp chỉ có mấy chữ rồng bay phượng múa: “ Thiên Kỵ doanh Trung lang tướng Trương Hoán” bên dưới còn bốn chữ nhỏ: “ Hành Sơn Lý Bí”'.

Mí mắt Thôi Viên đột nhiên nhướn lên rồi lập tức hạ xuống, ông ta hỏi nhỏ: “ Người tới là ai?”

“ Bẩm Tướng quốc, người tới là một lão đạo sĩ”.

“ Lý Bí!” Hai mắt Thôi Viên dần dần híp lại. Ông ta cười nhạt, đương nhiên Thôi Viên biết mục đích khi tới đây của Lý Bí. Thôi Viên trầm ngâm rồi nói: “ Cứ mời ông ta tới chờ bên ngoài thư phòng của ta”.

Thôi Viên thay một bộ thiện y rộng, châm rãi đi tới gần cửa phòng. Thôi Viên nhìn thấy Lý Bí đang ngồi xếp bằng, tay cầm một cây phất trần, hai mắt nhắm nghiền. Thôi Viên đi vào cửa, mỉm cười nói: “ Lý đạo trưởng từ khi chia tay tới giờ vẫn mạn khoẻ chứ?”

Lý Bí vội vàng đứng dậy, thi lễ với Thôi Viên nói: “ Thế ngoại dã nhân Lý Bí tham kiếm Thôi Tướng quốc”.

“ Thế ngoại dã nhân?” Thôi Viên khẽ lắc đầu, ông ta cười vẻ châm biếm nói: “ Thế ngoại dã nhân thì không nên tới phủ ta. Chẳng lẽ đạo trưởng tới đây hoá duyên sao?”

“ Không phải” Lý Bí mỉm cười nói: “ Bần đạo không tới đây cầu xin mà tới vì chuyện có lợi của đôi bên”.

Thôi Viên nhìn Lý Bí rồi bất chợt ông ta xua tay ngăn lại: “ Tiên sinh đã từng là đế sư, lại là Tướng quốc áo vải, chính là tiền bối của Thôi mỗ. Xin mời tiên sinh ngồi”.

Đợi sau khi thị nữ dâng trà lui ra, Thôi Viên cầm chung trà, nhẹ nhàng nhấp một ngum rồi đột nhiên hỏi: “ Bây giờ Trương Hoán đang ở đâu?”

Trong đàm phán rất chú ý tới kỹ năng. Có chuyện phải nói rõ ràng nhưng cũng có chuyện phải nói quanh co mấy vòng, hơn nữa càng không thể nói rõ, cũng giống như chuyện Thôi Viên và Bùi Tuấn chia cắt Hà Đông trên bàn cờ vậy. Trong đàm phán, điều khác biệt chính là thân phận của người đàm phán. Nếu như hai người có thực lực ngang bằng nhau, trong lúc đàm phán nhất định không thể gượng ép nói rõ ra được.

Nhất định phải không rõ ràng, hàm súc hay là lờ mờ. Lời nói của mình phải chừa lại một lối thoát, còn phải dựa vào việc hiểu ngầm của hai bên.

Nhưng khi hai bên đàm phán với nhau, một mạnh, một yếu. Khi đó không cần phải sợ quá kiêu căng, cũng không cần phải chừa con đường lui. Nhất định phải nói rõ. Đây chính là lợi thế của kẻ mạnh so với kẻ yếu, phải biểu hiện ra ngoài ý đồ giành lấy lợi ích tốt nhất.

Điều này trong lòng Lý Bí hiểu rất rõ ràng. Thôi Viên cũng đã nói rất rõ ràng. Ông ta cung kính với đế sư, Tướng quốc áo vải chứ nhất định không phải là Thiên Kỵ doanh Trung lang tướng. Nếu Thôi Viên không giả bộ hồ đồ, hỏi thẳng về Trương Hoán chứng tỏ ông ta đã biết ý đồ của mình. Hơn nữa Thôi Viên còn chứng tỏ là rất hứng thú. Một khi như vậy Lý Bí cũng sẽ không cần phải vòng vo nữa.

“ Hẳn là Trương tướng quân đã vượt qua Hoàng Hà. Bây giờ nhất định đang còn ở Lũng Hữu. Đương nhiên Vi Thượng thư không hoan nghênh tướng quân. Trương tướng quân thỉnh cầu Tướng quốc bổ nhiệm tướng quân cai quản quân đội Hà Tây, danh chính ngôn thuận dùng danh nghĩa triều đình chiếm lại Hà Tây”.

“ Vì triều đình ra sức sao?” Thôi Viên cười, đột nhiên ông ta chuyển đề tài, hỏi thẳng thừng: “ Tiên sinh là đế sư, Tướng quốc áo vải, là một nhân tài hiếm có. Vì sao tiên sinh không dốc sức vì triều đình mà ngược lại đi phụ tá một Trung lang tướng nho nhỏ. Điều này khiến lão phu rất khó hiểu. Chẳng lẽ tiên sinh cho rằng Đại Đường chúng ta còn có thể thay đổi triều đại sao?”

Lý Bí lắc đầu, ông ta thở dài một tiếng rồi nói: “ Trước mặt Thôi Tướng quốc, ta không cần phải giấu diếm. Bần đạo là người tu hành, chuyện thế tục bần đạo không còn hứng thú. Sở dĩ bần đạo xuống núi là vì bần đạo đã hứa với Thái tử Dự trông nom con của Thái tử. Nếu không giải được nỗi khúc mắc này, việc tu hành của bần đạo sẽ khó khăn. Còn về phần Trương Hoán có thể đi tới đâu thì còn dựa vào vận mệnh của hắn”.

Thôi Viên không nói gì. Ông ta trầm tư một lúc lâu. Thôi Viên hoàn toàn hiểu suy nghĩ của Trương Hoán. Hắn muốn lấy Hà Tây làm căn cứ, lợi dụng sự suy yếu của Thổ Phiên, mở rộng thế lực từ hướng tây. Người khác có thể ông ta không hiểu rõ nhưng Trương Hoán này thì ông ta hiểu rất rõ. Trương Hoán hoàn toàn có khả năng này. Cuối cùng Trương Hoán và Vi gia nhất định không thể tránh được chuyện sống mái với nhau. Trong trường hợp ông ta đồng ý, hậu quả lớn nhất sẽ là dùng một người kiêu hùng thay thế tam đại thế gia của Đại Đường, cán cân quyền lực của Đại Đường sẽ thay đổi.

Thế nhưng Thôi Viên không chỉ có địa vị là gia chủ của Thôi gia. Mặt khác ông ta còn là Tướng quốc của Đại Đường, là người khống chế quyền lực thực tế cao nhất Đại Đường vì vậy ông ta không chỉ lo nghĩ tới lợi ích của gia tộc, ông ta còn phải lo lắng tới tên tuổi của mình. Loạn An Sử kết thúc đã mười sáu năm. Thực lực của Đại Đường đã dần dần được hồi phục nhưng đất đai cũ của Đại Đường là Hà Tây, An Tây, Bắc Đình lại chậm chạp trong việc thu hồi lại khiến cho trăm vạn dân chúng Đại Đường lưu lạc bị người Thổ Phiên bắt làm nô lệ, phải phục dịch. Dân chúng đã sớm bất mãn. Năm ngoái Thứ sử quận Đan Dương là Hàn Hoảng trình tấu thư lên nội các, yêu cầu xuất binh thu phục Hà Tây.

Việc đoạt lại vùng đất nuôi ngựa của Đại Đường có thể xây dựng lại kỵ binh, có thể chống đỡ được sự uy hiếp của Hồi Hột. Thôi Viên cũng biết điều này có liên quan tới chiến lược của Đại Đường. Nếu như không thể thu hồi lại Hà Tây trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ của ông ta, nhất định sẽ ảnh hưởng lớn tới địa vị lịch sử của ông ta.

Bây giờ Trương Hoán lại chủ động xin đi giết giặc. Trong trường hợp hắn thành công, danh tiếng thu được tuyệt đối không phải là nhỏ. Cùng với lợi ích thu được, bản thân ông ta cũng thu được danh tiếng không ít. Đồng thời cũng có thể lợi dụng Trương Hoán làm suy yếu Vi gia. Có thể nói một mũi tên trúng hai đích. Nghĩ tới đó Thôi Viên mỉm cười nói: “ Nếu Trương Hoán tướng quân muốn Đại Đường ta thu phục Hà Tây, đương nhiên bổn tướng sẽ hết lòng ủng hộ. Không biết Trương tướng quân muốn quân chức gì?'

Khi Lý Bí rời khỏi phủ Thôi Viên, đêm đã rất khuya. Lý Bí thở một hơi thật dài. Ông ta đã vượt qua cửa ải gian nan nhất. Tiếp đây ông ta còn phải đi gặp Bùi Tuấn. Thế nhưng việc này đã có Sở Hành Thuỷ hỗ trợ phía sau, vật thế chấp Bùi Oánh đang nằm trong tay Trương Hoán. Cửa Bùi Tuấn này có thể dễ dàng hơn nhiều. Còn cả hai người Hàn, Mạnh đi tới Quốc Tử giám kích động thái học sinh, yêu cầu triều đình ủng hộ Trương Hoán xuất quân Hà Tây, thu hồi lại đất cũ của Đại Đường.

Sói

Danh Môn

Tác giả: Cao Nguyệt