Phản ứng đầu tiên của Thẩm Loan là kinh tế học phương Tây, nội dung có liên
quan về doanh thu cận biên và chi phí cận biên.
Chi phí cận biên đề cập đến số lượng thay đổi trong tổng chi phí gây ra bằng
cách tăng hoặc giảm một đơn vị sản phẩm ở một mức sản lượng nhất định.
Thu nhập cận biên đề cập đến việc tăng tổng thu nhập gây ra bởi mỗi đơn vị bán
hàng bổ sung trong quá trình sản xuất.
Khi lợi nhuận cận biên lớn hơn chi phí cận biên, doanh nghiệp có lãi và sẽ tăng
sản xuất, nếu không, doanh nghiệp bị lỗ và giảm sản xuất.
Do đó, khi hai bên đạt được sự cân bằng, nghĩa là khi lợi ích cận biên bằng với
chi phí cận biên, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận.
Thẩm Loan tổ chức lại ngôn ngữ cho tốt rồi không hề do dự, đặt bút làm bài.
Kiến thức liên quan của đề này không khó, chỉ cần đã học qua chương trình
kinh tế học chắc cũng đã biết. Nhưng khó ở chỗ, nó xuất hiện ở bài thi này,
không phải kỳ thi cuối kì đại học, cũng không phải bài thi kết thúc khóa học, rất
dễ khiến thí sinh trực tiếp xem nhẹ bản chất của vẫn đề mà phân tích tình huống
thực tế, ví dụ như bắt đầu với các khía cạnh cụ thể như quản lý sản xuất hợp lý,
trau dồi văn hóa doanh nghiệp và chú ý đến phương diện bồi thường lao động.
Tối kỵ quơ đũa cả nắm!
Làm xong đề bài trình bày và phân tích, viết không ít chữ, đầy kín hai trang, bây
giờ Thẩm Loan mới cảm giác đau tay, đặt bút xuống, vừa thư giãn bàn tay vừa
xem đề thi tính toán.
Phần này không có một lượng lớn thông tin, nhưng một chuỗi rồi một chuỗi số
không dễ bị lừa.
Một năm xí nghiệp tiêu thụ 27000 sản phẩm A, giá bán mỗi chiếc là 40 nhân
dân tệ, trong đó 28% thu bằng tiền mặt, còn lại thu tín dụng. Điều khoản tín
dụng "3/10, 1/10, N/30". 50% khách hàng thanh toán trong vòng 10 ngày, 20%
thanh toán trong vòng 20 ngày, 25% thanh toán trong vòng 30 ngày và 5%
thanh toán trong vòng 30-40 ngày. Nếu chứng khoán có lãi suất hàng năm là
12%. Tính chi phí cơ hội của các khoản phải thu.
Câu hỏi đầu tiên là kiến thức trung cấp liên quan đến quản lý tài vụ, độ khó bình
thường.
Thẩm Loan sắp xếp lại suy nghĩ, tính toán trước ra nháp, sau khi có kết quả
kiểm tra lại không có sai sót mới chép lại vào phiếu đáp án.
Doanh số tín dụng hàng ngày = 27000 × 40 × (1-28%) / 360 = 2160 nhân dân
tệ??????
Thời gian trung bình giữa các lần nhận...
Số dư tài khoản phải thu:...??????
Cuối cùng, chi phí cơ hội =39960×12%=4795. 2 nhân dân tệ
Câu hỏi thứ hai là ứng dụng thực tế của việc phối hợp và lập kế hoạch, câu này
khó hơn một chút.
Câu thứ ba toàn tiếng Anh, kiểm tra kiến thức liên quan đến CGA (Certified
General Accountant: Chứng chỉ kế toán tổng hợp).
Câu thứ tư cũng là câu cuối cùng, thuần toán học, độ khó ngang IMO.
Sau khi Thẩm Loan xem lướt qua rồi đặc biệt xem kĩ lại, có thể thử trong giới
hạn cho phép, chẳng qua cần nhiều thời gian hơn một chút.
Một tấm lưới chữ thập chia thành bốn phần. Tiểu Minh bắt đầu từ giữa tung hai
đồng xu vào tọa độ tịnh tiến. Hai đồng xu, một màu đỏ và một màu vàng, sau
khi ném XX lần, xác suất rơi vào tọa độ nào nhiều nhất? Nếu từ điểm này quay
lại tọa độ ban đầu thì xác suất là bao nhiêu?
Không có gì bất ngờ xảy ra, vẫn là dạng xác suất.
Thẩm Loan đã làm rất nhiều đề thi của các năm trước, phát hiện ra một quy luật
rất thú vị, bài cuối cùng ít nhiều đều đề cập đến kiến thức liên quan đến xác
suất.
Ví dụ như lần này, có liên quan đến chuyển động Brown.
Nếu muốn giải được bài này, ít nhất phải hiểu rõ chuyển động Brown là gì——
hiện tượng chuyển động không đều của các hạt lơ lửng bị tấn công bởi các phân
tử.
Trừ vấn đề này ra, bài này còn kết hợp chuyển động Brown trên cơ sở xác
suất...
Thẩm Loan không phải thiên tài toán học, cũng không phải người có kiến thức
uyên bác về chuyên ngành lý luận số học mà có thể đặt bút là làm được ngay.
Chỉ là trước khi thi đã tập trung vào các kiến thức về xác suất.
Nếu nói dựa vào thực lực, chi bằng nói rằng đầu tư thì càng có lí hơn.