Đắng Lòng

Chương 110: 110: Diễn Cảnh





Sáng ngày hôm sau, Hồ Cẩm Đào vẫn đến trường quay như mọi khi.
Tất cả diễn viên chính, diễn viên phụ cũng như diễn viên quần chúng đều đã về vị trí.

Lúc này trợ lý quay phim bắt đầu thực hiện công việc của mình.
“Phân cảnh thứ hai của Deef Of Ocen, action!”
Người đàn ông chính là con trai cả của quan Chánh tổng huyện này, Hàn Mặc Phó.

Nhớ lại năm ấy, khi anh ta mười bốn tuổi, lang bạt khắp nơi, đã gặp được chị em nhà Âm Phỉ Kiều ở thôn Nhân Nghĩa.

Ấn tượng của cậu về Âm Phỉ Kiều ban đầu rất tốt, cô cho anh ăn, cho anh cùng chơi, nào ngờ chỉ mấy ngày sau, cô đổi tính đổi nết, ném cái vòng làm bằng vỏ sò xuống hồ sen, ngoa ngoắt nói.
“Mày muốn làm bạn với cô cũng được, nhưng phải tìm được cái vòng về cho cô, không tìm được thì biến đi chỗ khác chơi, ở đây không có chỗ cho thằng ăn mày.

Không phải con chó con mèo nào cũng được cô đây để mắt đến đâu.”
Lúc ấy Hàn Mạc Phó dù tức giận, cũng nhảy xuống hồ sen mò cái vòng, đến nửa đêm vẫn không mò được, còn ốm một trận suýt chết.
Nghĩ đến đây, bàn tay đặt trên đùi Hàn Mạc Phó co chặt lại, nổi đầy gân xanh.

Nhìn cô gái nằm trên băng ghế, cậu thật muốn ngay lập tức đạp cô xuống xe.

Nhưng chút tình người còn lại của Hàn Mạc Phó đối với cô vẫn còn đủ, cậu lại tiếp tục nhắm hờ mắt.

Xe ngựa dừng lại trước một y quán, phu xe đưa Âm Phỉ Kiều vào bên trong để thầy thuốc xem bệnh, để lại chút tiền thuốc thang, rồi cũng bỏ đi theo căn dặn của người đàn ông.

“Thưa cậu chủ, bỏ cô gái đó lại đây có sao không?”
“Mặc kệ cô ta đi, sống chết của cô ta không liên quan tới chúng ta, về thôi.”
Trong lòng Hàn Mạc Phó khi ấy, đều là hình ảnh kênh kiệu, đanh đá của Âm Phỉ Kiều khi cô còn nhỏ, nốt ruồi bên khóe mắt phải của cô càng trở nên đáng ghét hơn bao giờ hết.

Người đàn ông cứu cô ngày hôm nay, coi như cứu một con chó con mèo ngoài đường, ngày hôm sau có gặp lại, cũng chỉ là người dưng.

Âm Phỉ Kiều tỉnh lại thì thấy mình đang ở y quán.

Lưng cô đau ê ẩm, đau như vừa bị ngã đập lưng vào đâu đó, nhưng cũng chỉ một lúc thì cơn đau giảm xuống rồi biến mất.

Thầy lang đưa cho cô một bát thuốc, dặn dò cô phải nghỉ ngơi đầy đủ.

“Thầy lang, ai đưa tôi đến đây vậy?”
“Tôi cũng không rõ là ai, hình như là phu xe của một nhà giàu nào đó.”

“Tôi… tôi không có tiền để trả cho ông đâu.”
Thầy lang cười hiền mấy tiếng, gật gù nói.
“Cô đừng lo tiền nong, người đưa cô đến đây đã trả tiền rồi, cứ yên tâm dưỡng bệnh trước đi.

Cơ thể cô có hơi khác biệt, thân nhiệt của cô không đều, lúc nóng lúc lạnh, ta đã kê vài thang thuốc, cô chịu khó uống một thời gian xem sao.”
Đột nhiên chợt nhớ ra thảm án của nhà mình, Âm Phỉ Kiều hỏi.
“Từ hôm tôi được đưa tới đây đã mấy ngày rồi?”
“Không hơn không kém, cô đã ngủ một ngày một đêm.

Cô gái à, cô còn trẻ, nhưng cũng không được bạc đãi bản thân như thế, chân cô trầy xước hết cả, đói đến quặn cả dạ dày, chúng tôi vất vả lắm mới cho cô uống canh hồi sức được đó.”
“Đa tạ thầy lang, tôi cảm thấy khỏe hơn nhiều rồi.

Xin thứ cho hỏi, đây là nơi nào ạ?”
“Đây là huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên.

Cô gái, cô từ xa đến phải không?”
Âm Phỉ Kiều gượng cười gật đầu cho qua chuyện.

Cô muốn mau chóng rời khỏi đây, càng ở những nơi nhiều người cô càng sợ, nhỡ có sắc lệnh truy nã cô thì thật nguy hiểm.

Nhưng cô lại không biết phải đi đâu về đâu, muốn tìm cách giải oan cho mình thì cô phải có chỗ nương nhờ, một cô gái như cô thì phải làm sao đây.
Thấy Âm Phỉ Kiều có vẻ khổ sở, thầy lang hỏi.
“Cô đi đâu qua đây? Tìm người thân hay thế nào?”
Âm Phỉ Kiều nghĩ ngợi một hồi, sau đó xuống giường, tới trước mặt thầy lang quỳ sụp xuống.
“Thầy lang, không giấu gì ông, gia đình tôi đã chết hết rồi, chỉ còn lại mình tôi thôi, tôi vốn dĩ muốn tới đây tìm người thân, nhưng trên đường gặp nạn mất địa chỉ, giờ không biết nên làm thế nào.

Ông thương tình, có thể thu nhận tôi một thời gian, tôi không cần tiền lương, chỉ cần có cơm ăn nước uống.

Tôi không biết y thuật, nhưng biết dọn dẹp, phơi thuốc, bất cứ công việc gì mà mọi người cần tôi đều có thể phụ giúp.”
Tuy nói vậy, nhưng Âm Phỉ Kiều từ nhỏ chưa từng phải đụng tay vào làm việc gì, ngay cả rửa bát, quét sân cũng không, nhưng muốn sống thì phải chịu khó vậy.

Suy nghĩ của cô không qua nổi mắt thầy lang, ông vuốt chòm râu đã gần bạc trắng nói với cô.
“Cô không phải con nhà nông, chân tay cô rất sạch sẽ, mềm mại, haiz, thôi thì sa cơ lỡ vận, thân con gái một mình ở ngoài không đặng, cô cũng chỉ tầm tuổi cháu gái ta.

Thế này đi, cô ở lại đây làm việc vặt, y quán của ta bình dân, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo vậy.”
Âm Phỉ Kiều mừng lắm, dập đầu lạy thầy lang mấy cái.


Ông phải đỡ cô đứng dậy cô mới thôi.

Vừa quẹt nước mắt, cô vừa theo ông thầy lang ra sân sau bắt đầu phơi thuốc.

Việc ở y quán tương đối nhiều, đều là những việc rất nhỏ nhặt không tên.

Âm Phỉ Kiều tuy chưa từng làm việc chân tay bao giờ, mới đầu còn vấp váp, chân tay luống cuống, nhưng cô bẩm sinh đã học hỏi nhanh, nên cũng mau chóng quen việc.

Ông thầy lang có cô cháu gái tầm tuổi Âm Phỉ Kiều, tên là Diệu Yến.

Cô ấy cũng rất nhanh nhẹn, lại có thể bắt mạch bốc thuốc, thầy lang nói cô có thể theo cô Diệu Yến học cách bốc thuốc.

Cô Diệu Yến hình như không được thích Âm Phỉ Kiều lắm, đặc biệt là sau một lần ông thầy lang dẫn cả hai cô tới nhà Chánh tổng bắt bệnh.

Âm Phỉ Kiều cầm theo hôp đựng dụng cụ của ông thầy lang đi phía sau, lúc vào sân, cậu cả nhà ông Chánh tổng là Hàn Mạc Phó ra đón họ vào.

Nhìn thấy Âm Phỉ Kiều, anh ta cứ nhìn cô chăm chăm không rời.

Âm Phỉ Kiều còn cho là mặt mình dính nhọ nồi, cứ đưa tay lên lau mãi, sau đó vì bị cậu nhìn lâu quá, cô đâm ra hơi khó chịu.

Trong khi đó cô Diệu Yến thì cả buổi loi choi bắt mạch kê đơn cho em dâu Hàn Mạc Phó, vậy mà đến một cái liếc mắt cậu cũng chẳng cho cô.

Nói ra cũng thật khó hiểu, Âm Phỉ Kiều chưa từng gặp cậu cả nhà Chánh tổng, nhưng cứ có cảm giác đã thấy ở đâu rồi.

Cho tới khi ra về, cô cúi đầu chào, cậu lại tỏ vẻ thờ ơ không đáp, quay lưng đi vào.

“Người đâu kỳ cục vậy.”
Cô Diệu Yến huých Âm Phỉ Kiều một cái rõ mạnh.
“Kỳ cục cái gì, được Mạc thiếu gia để ý, chắc trong bụng mừng lắm lại còn ra vẻ.”
Âm Phỉ Kiều cũng cạn cả lời, không biết nói gì.

Ông thầy lang trách cháu mình ăn nói chua ngoa, sau đó kéo cả hai về.

Âm Phỉ Kiều chẳng bận tâm nhiều, cô không biết rằng, từ hôm đó, Hàn Mạc Phó cho anh phu xe đến quan sát cô làm việc ở y quán.


Anh phu xe dò hỏi tại sao cậu chủ làm như vậy, người đàn ông chỉ lạnh lùng bảo.
“Chỉ là muốn xem bộ dạng đổ mồ hôi sôi nước mắt của cô ta thế nào thôi, chắc cực nhọc lắm, bé giờ có phải làm gì đâu.”
Anh phu nghĩ cậu chủ nhà mình thật rảnh, cũng thật nhỏ nhẹn.

Không biết cô gái kia đã đắc tội gì mà cậu lại tỏ ra chán ghét đến thế.

Nhưng chán ghét sao còn giúp cô ấy?
Anh phu xe chỉ có thể thở dài, ngồi dài cổ giúp cậu chủ nghe ngóng.

Một buổi cô Diệu Yến ra chợ, thấy bà con tụ tập rất đông bên bảng cáo thị.

Cô Diệu Yến tò mò chạy lại xem, trên bảng dán một tờ truy nã, mà hình vẽ trên tờ giấy đó lại hao hao giống Âm Phỉ Kiều.
Quả nhiên, bên dưới tờ thông cáo ghi mấy hàng chữ.
‘Tội phạm phóng hỏa thiêu chết cả nhà.
Âm Phỉ Kiều.
Tuổi mười tám.
Ai có thông tin gì về kẻ thủ ác phải báo ngay cho quan quân, bất kể là còn sống hay đã chết, báo quan sẽ được trọng thưởng, ngược lại, kẻ nào che giấu tội phạm sẽ bị quy tội đồng lõa.’
Cô Diệu Yến suýt nữa đã kêu lên vì kinh hãi.
Cô ta chạy nhanh về y quán, sầm sập xông vào nhà sau kéo cô Nghi, đẩy cô ngã ra đất, chỉ thẳng tay vào mặt cô thóa mạ.
“Cô là quân giết người, thế mà dám trà trộn vào y quán nhà tôi, phóng hỏa giết cả nhà, đúng là đồ rắn độc.

Tôi phải đưa cô lên trình báo quan.

Đi, đi theo tôi.”
Âm Phỉ Kiều sợ tái cả mặt, cô không nói nên lời, cứ ngồi ì dưới đất không để cô Diệu Yến kéo đi.
Ông thầy lang từ trong nhà lật đật đi ra, thấy cô Diệu Yến cứ ra sức lôi kéo Âm Phỉ Kiều thì ngăn lại, hỏi xem có chuyện gì.

Cô Diệu Yến càng được đà gắt gỏng, chỉ tay vào cô Nghi.
“Ông ơi, con này nó là quân giết người đấy.

Ngoài chợ người ta dán truy nã kia kìa, chúng ta còn để cô ta ở đây sẽ bị coi là che giấu tội phạm đấy.

Cô ta không đi, con sẽ tự đi báo quan.”
Ông thầy lang còn chưa kịp kéo lại, cô Diệu Yến đã chạy thoắt ra bên ngoài.

Ông nhìn Âm Phỉ Kiều còn ngồi bệt dưới đất, thúc giục.
“Còn ngồi đấy làm gì, mau đi nhanh đi.”
Âm Phỉ Kiều hai mắt đỏ hoe hỏi ông.
“Ông ơi, ông không báo quan bắt cháu sao ông?”
“Ta không quen biết cô nổi mấy ngày, nhưng sống quá nửa đời người, ta không nghĩ một cô gái như cô có thể tự tay thiêu chết cả nhà.


Cô cầm lấy chút tiền này, mau chạy đi, đi càng xa càng tốt, đừng để họ bắt được.”
Âm Phỉ Kiều cầm lấy tiền, dập đầu lạy ông ba lạy, sau đó ba chân bốn cẳng chạy theo lối cửa sau.

Lúc quan binh đi theo cô Diệu Yến về nhà đã chẳng thấy Âm Phỉ Kiều đâu nữa, cô Diệu Yến gặng hỏi ông mình mãi nhưng ông chỉ nói không biết, không có ai tên như vậy.

Quan quân lục soát một hồi thì phát hiện ra dấu chân chạy theo lối cửa sau, họ liền hò nhau đuổi theo.

“Diệu Yến à, cứu một mạng người phúc đẳng hà sa, sao cháu lại làm như thế?”
Cô Diệu Yến không biết mình làm gì sai, cô cứng cỏi nói.
“Cháu gọi quan binh đến bắt tội phạm giết người, cháu giúp dân trừ hại mà ông.”
Sau đó cô nguây nguẩy bỏ vào nhà, ông thầy lang chỉ có thể thở dài, cầu mong Âm Phỉ Kiều thoát khỏi tay quan binh.
Âm Phỉ Kiều không biết mình đã chạy bao lâu, cô ngã dúi dụi mấy lần, hết ngã vào bụi rậm, lại lăn xuống mương nước, người cô vừa bẩn vừa hôi hám, tóc bết rịt lại với nhau.

Tiếng chó sủa inh ỏi càng khiến cô khiếp đảm.

Cô sợ nhỡ quan binh bắt được thì cô mãi mãi chẳng có cơ hội tìm ra kẻ đã hại chết cả nhà mình.

Cô cắm đầu chạy, chạy tới bên một hồ sen lớn thì ngã sấp mặt xuống đất.

Quan binh đã đuổi gần tới nơi, chân cô đau rã rời, không thể nào đứng lên nổi nữa.

Bỗng có một vòng tay bế thốc cô lên, sau đó không chần chừ ném cô thẳng xuống hồ nước lạnh.

Âm Phỉ Kiều bị bất ngờ, cả người căng cứng, nước lạnh tràn vào mũi, vào miệng, cô chới với đạp chân muốn ngoi lên để hít thở, lại nghe tiếng người trên bờ lạnh giọng nói.
“Không muốn bị bắt thì ở yên dưới đó.”
Âm Phỉ Kiều loáng thoáng nghe thấy tiếng quan binh, cô hít một hơi sâu rồi ngụp xuống nước, nấp dưới một tàu lá sen to.
Quan quân chạy quanh hồ tìm kiếm, hỏi người đứng trên bờ, người đó chỉ tay về phía trước, họ lại tiếp tục đuổi tới.

Âm Phỉ Kiều nhịn thở lâu, lại vừa mệt vừa đau, sức lực chẳng còn, cô bắt đầu chìm dần xuống làn nước lạnh buốt.

“Này, lên đi, hay còn đợi ta xuống lôi cô lên?”
Không nghe động tĩnh gì, người trên bờ hơi hoảng, liền nhảy xuống tìm kiếm, sau đó ôm được Âm Phỉ Kiều kéo lên bờ.

Vừa đúng lúc xe ngựa tới, người đó bế cô lên chui vào trong.

“Cậu ơi, đi đâu bây giờ?”
“Đến quán trọ gần nhất.”
“Sao không về phủ hả cậu?”
“Về phủ để mọi người nghĩ ta có quan hệ bất chính với của nợ này hay sao.

Đi nhanh đi, đừng nói nhiều nữa.”