Trần Thanh Khê – mọi người hay gọi là Trần lão sư – vốn không phải là người của Xuân Phong trấn. Mười hai năm trước khi mới đến trấn này, lão sư tròn hai mươi tuổi. Thanh Khê, người cũng như tên, tuấn tú nho nhã, giọng nói êm êm, thái độ hòa nhã.
Lão sư từ nhỏ thông minh đĩnh ngộ, mười lăm tuổi thi đỗ tú tài, tiếp tục lên kinh ứng thí.
Trên đường lên kinh, lão sư gặp cướp, lão sư không có nhiều tiền nhưng lại có vẻ ngoài thanh tú, suýt nữa thì bị bọn thổ phỉ làm bậy. Lúc này có bạch y đại hiệp đi ngang qua, cứu được. Lão sư vô cùng cảm kích, biết được đại hiệp cũng lên kinh thành liền xin được đi cùng.
Đại hiệp khôi ngô tuấn tú, cử chỉ có lễ, võ công cao cường khiến Lão sư thổn thức không thôi. Hỏi ra mới biết đại hiệp vốn không phải là đại hiệp – đại hiệp là con trai của thừa tướng, vì thích hành hiệp trượng nghĩa nên hành tẩu giang hồ, giờ sắp là sinh thần của lão thừa tướng nên đại hiệp về chúc thọ cha.
Một đường lên kinh vô cùng thoải mái, thiếu niên mười lăm tuổi vô ưu vô lo, tuy đầy một bụng kinh thư nhưng đối với cuộc sống bên ngoài vô cùng lạ lẫm. Đại hiệp luôn kiên nhẫn giảng giải cho y, giọng nói ôn nhu, ánh mắt dịu dàng.
Lão sư không biết mình đã yêu, chỉ cảm thấy càng ngày càng không muốn xa rời đại hiệp.
Đại hiệp nói, lần này về kinh là để mừng thọ cha, cũng là để định chung thân. Cô nương ấy đã đợi đại hiệp mấy năm rồi, cho dù sắt đá cũng phải mòn.
Lão sư bàng hoàng, cảm thấy như tim bị ai bóp nghẹt, hô hấp như ngưng trệ. Tình đầu như nụ hoa chớm nở, chưa kịp nở bung đã vội héo tàn.
Lão sư chôn chặt tâm sự trong lòng, sợ đại hiệp biết được thì ngay cả bằng hữu cũng không làm được nữa. Khi đến kinh thành, Đại hiệp mời lão sư về ở trong phủ. Đại hiệp trút xuống bộ xiêm y giang hồ bụi bặm, lại trở thành một công tử thế gia hiển hách. Lão sư cuối cùng cũng gặp vị tiểu thư kia – nàng không quá xinh đẹp, nhưng vô cùng dịu dàng, tri thư đạt lễ. Đặc biệt, đôi mắt của tiểu thư khi nhìn Đại hiệp – vô cùng ôn nhu, vô cùng đắm đuối – giống y.
Lão sư biết mình chẳng có chút cơ hội nào.
Thời gian trôi đi, rốt cục cũng đến ngày Đại hiệp thành thân. Ngày ấy hồng sắc rợp trời, pháo nổ râm ran. Lão sư tận mắt nhìn thấy Đại hiệp mặc hỷ phục tân lang, dẫn theo tân nương trùm khăn yểu điệu, nhất bái thiên địa, nhị bái cao đường, phu thê đối bái.
Cả đêm hôm đó, lão sư đứng một mình trong mưa, rồi phải bỏ kỳ thi trạng nguyên vì bệnh liệt giường, nhưng y cũng không hối hận, tiếc nuối.
Bệnh đỡ, lão sư không từ mà biệt, lẳng lặng rời khỏi kinh thành, đi ngao du tứ hải.
Đến rất nhiều nơi, gặp rất nhiều người, nhìn thấy rất nhiều chuyện.
Khi đến Xuân Phong trấn này nghỉ chân, tình cờ biết được lão sư của học đường trong trấn đã tuổi cao sức yếu mà chưa có người thay thế.
Thế là lão sư quyết định ở lại. Dạy hết lớp học trò này đến học trò khác, kể cho chúng nghe về thế giới rộng lớn bên ngoài. Nhìn từng lứa từng lứa học trò từ khờ dại trở nên trưởng thành, âu cũng là một niềm vui.
Thoắt cái mười hai năm lại trôi qua, lão sư giờ cũng đã ba mươi hai, nhưng dáng người mảnh khảnh, khuôn mặt thanh tú nhìn trẻ ra đến mười tuổi. Nhưng lão sư cũng không lấy vợ sinh con, bao nhiêu năm qua vẫn một mình.
Lão sư còn yêu đại hiệp sao? Không biết nữa, có lẽ đại hiệp bây giờ đơn giản chỉ là một hồi ức khó quên thôi. Lão sư hiện tại cũng rất hài lòng với cuộc sống của mình. Hằng ngày hai buổi sáng chiều đều đến lớp dạy bọn nhỏ đọc chữ, tối về lại cặm cụi chấm bài vở của tụi nhỏ. Hàng xóm láng giềng vô cùng thân thiện, phụ huynh cũng kính trọng lão sư hết mực. Lão sư cảm thấy cứ bình yên như vậy đến hết cuộc đời cũng là một loại hạnh phúc.
Tuy nhiên, gần đây lão sư rất phiền. Có người trắng trợn theo đuổi lão sư.
Hứa bổ đầu trong trấn, năm nay vừa tròn hăm tám, có một đứa con lên sáu, không có vợ.
Ngày ngày Hứa bổ đầu đưa con đi học, rồi lại đến đón con, đôi mắt nóng bỏng nhìn chằm chằm lão sư, làm lão sư giận dữ đỏ cả mặt.
Còn nhìn nữa có tin ta khoét mắt ngươi không. Lão sư xù lông, không còn bộ dáng đạm mạc như trước.
Hứa bổ đầu không phải là háo sắc, chẳng qua là hắn vụng về, không biết phải làm sao để bày tỏ với lão sư. Hắn là một thô nhân, ko biết nói những lời hoa mỹ. Đó cũng là một phần lý do năm xưa thê tử của hắn bỏ hắn đi theo một người đàn ông khác, để lại đứa con mới lọt lòng lại cho hắn. Hứa bổ đầu lúc đó đã quyết tâm ko lấy vợ mà một mình chăm sóc con nhỏ. Nhưng ý định đó đã sụp đổ ngay lần đầu tiên hắn nhìn thấy Trần lão sư.
Lúc đó hắn lần đầu tiên đưa con trai đến học đường, lão sư đứng ở cửa học đường, mặc một bộ thanh y nho nhã, khuôn mặt trắng nõn dịu dàng cười chào đón học sinh của mình. Nụ cười đó, phảng phất như gió xuân tươi mát, so với người sống trong môi trường toàn thô nhân tráng hán như Hứa bổ đầu mà nói thì là hoàn toàn khác biệt.
Biết được lão sư chưa có gia đình, Hứa bổ đầu càng thêm kiên định. Nhưng hắn lại ko biết bắt đầu như thế nào.
Mỗ tác giả chạy theo giơ cao biểu ngữ ‘bắt cóc, bỏ trốn’, Hứa bổ đầu không buồn nâng mắt nhìn, đi thằng.
Lớp học bị dột, Hứa bổ đầu nghe con nói liền xung phong đến lợp lại, lão sư thấy vậy cũng không tiện từ chối, chỉ phất tay áo hừ một cái.
Bàn ghế lớp học bị gẫy, Hứa bổ đầu nhiệt tình đến đóng lại, lão sư lườm nguýt rồi quay đi.
Một hôm lão sư không may bị trượt chân, mắt cá sưng vù, hẳn là không đi được. Lũ học trò nhỏ đã về, lão sư nhịn không được rơi nước mắt, y vốn vẫn chỉ là một con người, vẫn cảm thấy cô độc.
Hứa bổ đầu bất ngờ đi vào, lão sư ngạc nhiên không thu kịp nước mắt, cứ thế ngơ ngác nhìn bổ đầu dùng ngón tay thô ráp quyệt đi nước mắt của mình, rồi cứ thế cõng y về nhà.
Lão sư bừng tỉnh, giãy dụa trên lưng ai đó, dùng tay đấm đấm, kêu buông ta xuống.
Hứa bổ đầu coi như không nghe tiếng, vẫn đi về phía trước.
Lão sư đánh mỏi tay, thở phì phò ghé vào lưng bổ đầu nghỉ tạm.
Tiếng tim đập mạnh mẽ truyền đến tai lão sư, nhiệt độ cơ thể thấm qua lớp áo. Bước chân bổ đầu thật vững chắc. Lão sư đột nhiên cảm thấy cảm giác này cũng không tệ lắm.
Lão sư bối rối.
Hôm nay đang dạy học thì có người xông vào học đường, nói với lão sư, xin cho tiểu Hứa về trước, Hứa bổ đầu bị thương trong lúc truy bắt tội phạm.
Sách trong tay lão sư rơi xuống, không khống chế được bản thân run rẩy. Tiểu Hứa òa khóc, lão sư cho lớp nghỉ sớm, trấn định dắt Tiểu Hứa về nhà.
Hứa bổ đầu nằm trên giường, mặt nhợt nhạt, cánh tay băng bó, còn có ít máu thấm qua lớp băng vải.
Hôm nay vây bắt một nhóm cướp, bọn chúng chó cùng giứt dậu, Hứa bổ đầu bị trúng một đao vào cánh tay nhưng vẫn cố gắng chiến đấu, lúc thu thập xong bọn chúng cũng là lúc hắn gục xuống.
Cũng may, bổ đầu không nguy hiểm lắm, chỉ là mất máu nhiều, với sức lực của hắn thì tĩnh dưỡng vài hôm sẽ khỏe. Cơ mà bổ đầu có lẽ sẽ bị đau tay thêm một thời gian nữa, hắn quyết định thế, vì giờ hắn đã có người bón cơm cho ăn.
Lão sư trải qua cảm giác kinh hoảng của ngày hôm trước, rốt cục đã hiểu rõ lòng mình. Thay vì cứ mãi nuối tiếc quá khứ thì hãy biết trân trọng hiện tại.
Nhưng mà lão sư đang phân vân không biết phải giải thích thế nào với bọn trẻ ở học đường về chuyện hai người nam nhân chung sống, nếu chúng tò mò tìm hiểu.
Tác giả lấp ló người cửa, giơ cao biểu ngữ “bỏ trốn bỏ trốn!” bị Hứa bổ đầu không lưu tình xách cổ đá đít ra ngoài, kèm theo một tràng mắng chửi.
“Bỏ trốn cái đầu ngươi ấy, chưa từng thấy tác giả nào như ngươi, vừa lười vừa dốt, không muốn viết tiếp truyện nên cứ tống chúng ta bỏ trốn hết! Lão tử lấy vợ đàng hoàng việc gì phải bỏ trốn!” tiếp theo đó là tiêng cửa đóng sập.
“Ô ô…” mỗ tác giả tiếp đất bằng mông, ngồi chồm hỗm khóc lóc than thở, “Con trai có vợ không cần mẹ, ta không thiết sống nữa ~~~”
“Còn làm ồn coi chừng ta bắt vào nhà lao nhốt hai ngày giờ!”
“Hứa Hứa ngươi được lắm, dám uy hiếp cả mẹ đẻ, để xem ta cho Đại hiệp bỏ vợ về tìm Lão sư, cho ngươi ra rìa muahahaha”
“Ngươi dám…” cửa mở toang, Hứa bổ đầu hùng hổ lao ra toan bắt người.
“Oa oa, An An ngươi cứu ta ~~”
Trần lão sư nhỏ nhẹ lên tiếng.
“A Hứa, mặc kệ nàng ta đi.”
“Ngươi nói vậy là có ý gì, phải chăng ngươi cũng muốn thế?” Hứa bổ đầu đánh đổ thùng dấm chua.
“Không phải… Cho dù đại hiệp có đến… ta cũng không đi theo hắn đâu…” Lão sư mặt sắp bốc cháy.
“Trần trần ta biết ngươi tốt nhất ~~~”
“Ừm.”
Tiếp theo là một màn tình chàng ý thiếp làm tác giả muốn phun.
Trời cao, trăng sáng.
Xuân Phong trấn, còn nhiều chuyện chưa kể lắm