Đại Tranh Chi Thế

Quyển 4 - Chương 217: Trí đoạt kiền toại (Thượng Hạ)




Kinh Lâm lúng túng đáp:

- Đại Vương, thành Kiền Toại đích xác chuyển đến tình hình quân cơ quan trọng, Phù Khái đã thua trận bỏ thành mà chạy rồi.

- Nhanh vậy sao?

Khánh Kỵ ngạc nhiên một lát. Theo tính toán thời gian, Tôn Vũ hiện tại tấn công vào Kiền Toại đã bảy ngày. Kiền Toại là một trong những vệ thành của Cô Tô, mục đích của vệ thành là đóng binh, bảo vệ đô thành, nghe lệnh điều binh từ quốc quân, vì vậy vệ thành mặc dù là kiến trúc mang tính quân sự, nhưng nói đúng hơn, nó là một doanh trại quân lính, cũng không phải là một cửa ải hiểm yếu khó tấn công.

Trước khi Khánh Kỵ chiếm được nước Ngô, Tôn Vũ đã từng đánh qua Cô Tô thành, lúc loại trừ những vây cánh xung quanh, cũng đã từng tấn công Kiền Toại thành. Bởi vì Ngô vương Hạp Lư lúc đó vẫn đang tác chiến ở Ngô quốc, các vệ thành cũng không có nhiều binh sĩ, do đó công thành cướp trại đều diễn ra rất thuận lợi. Lần này Phù Khái đóng quân tại Kiền Toại, tình hình vì thế mà đã thay đổi khác rồi.

Phù Khái tuyệt đối không phải là một tên mãng phu, hắn bày binh bố trận, điều binh khiển tướng đều rất độc đáo, đối với một người võ dũng mà nói, hắn tại nước Ngô danh tiếng chỉ đứng sau Khánh Kỵ, kinh nghiệm chiến trận thì Khánh Kỵ còn thua hắn. Sau khi hắn chiếm Kiền Toại thành, hắn lợi dụng địa hình Kiền Toại mà tiến hành sửa chữa và bố trí mới lại trận địa.

Lần này Tôn Vũ dấy binh thảo phạt, bởi vì trong thành Cô Tô có nhiều thứ dân bị bắt vào quân dịch, mặc dù nói chiến lực có hạn, nhưng dù sao cũng là hàng vạn binh lính cầm khí giới chiến đấu, Khánh Kỵ không dám khinh thường, vì vậy tập trung tương đối nhiều binh lực tại xung quanh thành.

Lại thêm Việt quốc Câu Tiễn gióng trống khua chiêng mà đến, cuối cùng lại mất dấu vết đại quân của hắn, Khánh Kỵ đối với hắn không thể không có phòng bị được, cho nên mới sai Lương Hổ Tử dẫn quân bám theo Tôn Vũ hỗ trợ, đóng quân ngay giữa Cô Tô thành và Kiền Toại, làm một lực lượng cơ động, bởi vì vậy, lực lượng mà Tôn Vũ mang theo chỉ đủ để đánh bại Phù Khái. Kiền Toại mặc dầu không phải là cửa ải hiểm yếu, nhưng bên phòng thủ dù sao cũng luôn chiếm một chút ưu thế, mặc dù Tôn Vũ có kinh nghiệm chiến trường, có chiến thuật, chiến lược độc đáo, nhưng đọ sức nơi chiến trường, về thực lực thì không có ưu thế về binh lực, còn nói về tài cầm binh thì cũng không dễ dàng đánh bại đối phương, huống hồ gì Phù Khái tuyệt không phải là kẻ tầm thường, vì vậy Khánh Kỵ thực sự chưa tính đến việc Phù Khái bị đánh bại nhanh đến thế.

- Người báo tin đâu rồi?

Khánh Kỵ phấn khởi hỏi.

Kinh Lâm đáp lại:

- Hắn đang ở đại trướng đợi Đại Vương.

- Được, ta đến đó hỏi xem sao.

Khánh Kỵ vội vàng tiến vào đại trướng bên trong doanh cơ. Yểm Dư, Chúc Dung hai vị tướng lĩnh nghe có được tin tức cũng đã đến, đang hai năm rõ mười vấn đáp tình hình với người đưa tin, may mà tên đưa tin nói năng rõ ràng, giọng nói linh hoạt, còn có thể miễn cưỡng ứng phó. Khánh Kỵ vừa đến, tên đưa tin lại nói lại từ đầu.

Thì ra, Tôn Vũ cũng đã tính rằng thời gian này, Phù Khái đã xây dựng kiên cố Kiền Toại thành, nếu dựa vào thành mà kiên trì phòng thủ, cưỡng hành công thành thì chưa chắc gì đã có hiệu quả, cách duy nhất là dụ hắn ra khỏi thành giao chiến. Nhưng mà ở ngoài thành giao chiến nếu Phù Khái bị đả bại, lại thối quân vào thành phòng thủ, vậy thì lại rơi vào cục diện giống như lo lắng ban đầu, do vậy trận chiến này phải nghĩ ra cách để khiến hắn phải rời bỏ Kiền Toại.

Vì vậy, Tôn Vũ khởi binh đánh Kiền Toại, đánh đến ngoài thành lại dùng Mạ Thành Kế (kế chửi bới), lệnh cho những tên lão binh thiết lập trận đồ mạ quân, những bậc lão binh Ngô quốc này đều là những tên lọc lõi, không gì là bọn họ không dám nói, đến nay Khánh Kỵ xưng vương, bọn họ đã có chỗ dựa vững chắc, nên trong mắt không xem tên Phù Khái đại tướng quân kia ra gì cả. Tôn Vũ hạ lệnh, đám lão binh này tiến đến phía trước thành, lên tiếng chửi bới thoá mạ, chửi cho tên Phù Khái kia mất mặt mà thôi.

Phù Khái biết được dụng ý này, liền ra lệnh đóng cửa thành không ra nghênh chiến. Tôn Vũ cũng không gấp gáp, chia làm ba đội quân chia nhau ra đến phía dưới thành mà la hét chửi bới. Đám lão binh này cưỡi gió lướt mây mà chửi, như gãi đúng chỗ ngứa, họ đem tất cả những chuyện xấu xa bỉ ổi ra mà đổ lên người Phù Khái, chửi hắn cho đến khi không chịu nổi nữa. Làm người phải trọng thanh danh, huống hồ gì Phù Khái mắt cao tại đỉnh, địa vị cao quý, lại chịu bị những tên tiểu nhân đê tiện này sỉ nhục sao? Huống hồ gì toàn quân tướng sĩ nghe được những lời lẽ thô tục đó, sao lại có thể ngoảnh mặt làm ngơ được chứ?

Hắn sai lính bắn cung, đám kiêu binh núp phía sau khiên lớn, càng tăng thêm những lời chửi bới khó nghe, những tiếng chửi bới ngay cả ba quân binh sĩ đều nghe thấy, Phù Khái còn có thể nhẫn nhịn được nữa sao? Hắn mặc dù đã biết rõ kế sách của Tôn Vũ, nhưng cũng không thể không xuất binh ứng chiến được.

Phù Khái điều binh xuất thành, đám lão binh mạ trận (chửi trận ) lập tức tháo chạy mất dạng. Tôn Vũ nhìn thấy đối phương đã chịu xuất binh ứng chiến, lại dựa vào quy củ cách ba tầm bắn tên, bày trận tương chiến. Lúc Tôn Vũ lui binh dàn trận, đại quân của Phù Khái cũng xuất thành đuổi theo, bày trận thế ngay trước thành. Nhìn trận thế này, hai bên là muốn dùng cách đánh chính diện thời Xuân Thu vận dụng nhiều nhất để quyết định thắng bại, nhưng mà lúc hai bên bày trận lại đều có mưu đồ riêng. Do chiến địa bên ngoài Kiền Toại thành không rộng rãi, bên phải có một sông kéo dài từ Cô Tô thành chảy đến, bên trái là một là một rừng dâu rậm rạp, trận địa hai bên đặt tại một khoảng đất rộng không tới bốn dặm phía bên ngoài thành, chỉ có thể bày trận hai quân trái phải, thành trận thế gọng kiềm.

Phù Khái giương cờ tại cánh quân bên trái, làm ra vẻ đạo quân chủ đạo ở hướng này, còn tự thân thì ngược lại dẫn theo đám tinh binh theo cánh phải, tính toán nhân lúc đối phương cho rằng đạo quân cánh trái là “chủ trận” mà chủ lực tấn công, từ đó hắn mới dốc toàn lực từ cánh phải dấy binh đánh tới, cấp tốc đánh bại cánh quân phía này, khiến cho cánh quân chủ lực ở phía khác tứ cố vô thân, kinh hoàng tháo loạn, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch.

Nhưng Tôn Vũ ngược lại không có bởi vì sư kỳ, nha kỳ( cờ lệnh) của đối phương mà tập trung đánh về bên trái. Vương kỳ Ngô quốc từ Tống, Chu, Cơ thị, đều quan trọng bên phía cánh phải, thói quen này đã thấm nhuần vào cuộc sống đời thường, các phương diện của đời sống chính trị của các bậc quý tộc, mặc áo có vạt áo bên phải, ngồi ghế bên phải, thượng triều đứng bên phải… cứ như thế đến bây giờ có một loại ảnh hưởng ngầm đối với mọi người, lúc bọn họ lựa chọn cách xuất quân, thường cũng không tự giác dựa theo thói quen của bản thân và những nhận thức đời thường mà quyết định. Do vậy, là một vị Vương gia, lúc Phù Khái bày trận như vậy, đã không ý thức mà lựa chọn đạo quân chủ lực bên phía cánh phải mà tấn công.

Hiểu được điều này, Tôn Vũ lại cẩn thận quan sát đội hình và khí thế ở hai bên tả hữu cánh quân của Phù Khái, lại phán đoán cánh quân chủ lực của đối phương thực tế đang ẩn nấp ở bên cánh phải của trận đồ. Tôn Vũ đoán ra được cánh quân chủ lực của đối phương, không đem lực lượng tinh nhuệ của mình hướng đến đối đầu với đối phương, mà ngược lại, hắn lập tức tương kế tựu kế, điều chỉnh quân trận, làm ra vẻ cánh quân chủ lực của mình đang tấn công bên cánh trái “trung quân chủ lực” của đối phương, điều động hết tinh nhuệ sang đứng đối diện với cánh trái của đối phương.

Đại chiến xảy ra, đội quân cánh cánh phải của Phù Khái xuất diện gây nhiễu, đây thông thường đều là nhiệm vụ quân yếu mới phụ trách, chịu trách nhiệm tạo ra cơ hội cho trung quân chủ lực, Tôn Vũ cũng làm ra vẻ “ Quả nhiên trúng kế”, vừa đánh thối lui đối phương theo kiểu thăm dò, sau đó lập tức tập trung quân tinh nhuệ chủ lực hướng về phía đội quân mang cờ soái phía cánh trái.

Phù Khái nhìn thấy Tôn Vũ “trúng kế” rồi, không giấu được vẻ vui mừng, lập tức ra lệnh huy động toàn bộ quân tinh nhuệ xuất binh, đánh cuốn theo cánh sườn của Tôn Vũ, định tốc chiến tốc thắng, sau đó lại tập kích đánh úp phía sau Tôn Vũ. Không ngờ rằng Tôn Vũ cũng đánh theo ý như vậy, đạo quân tinh nhuệ chủ lực của Tôn Vũ tấn công mãnh liệt không kém gì Phù Khái, Phù Khái xông lên khiến cho cánh quân của Tôn Vũ đại loạn, Tôn Vũ cũng không mảy may quan tâm, chỉ quan tâm chỉ đạo quân lính mãnh liệt tấn công vào “ Trung quân” của đối phương.

Tôn Vũ hoàn toàn dựa vào suy nghĩ chiến lược của Phù Khái mà tiến đánh, bên chủ động cũng vậy thì mà bên bị động cũng thế. Đến tình huống tiếp theo thì tuyệt nhiên không giống nhau, Tôn Vũ đã có tính toán trước, cánh quân của mình sẽ bị đánh cho tơi bời tan tác, nhưng lúc đó hắn không hề kinh hoảng, lại không quay lại viện trợ, ngược lại càng gia tăng tốc độ công phá, quyết tâm chọc thủng thế trận của đối phương, lập tức xông thẳng vào doanh trại, buộc đám quân lính phòng thủ trong thành Kiền Toại phải nâng cầu treo lên, sau đó quyết một trận sống mái với chúng, chặn đứng đường thoát thân của Phù Khái.

Phù Khái dẫn quân mãnh liệt công phá cánh sườn của Tôn Vũ, cánh quân bên sườn Tôn Vũ do Anh Đào chỉ huy, hắn chỉ đạo đám quân non yếu này cố gắng chống đỡ một trận, vừa thấy Tôn Vũ đã công phá được “cánh quân chủ lực” của Phù Khái ở cánh trái, liền lập tức quay đầu tháo chạy. Phù Khái dẫn quân đuổi theo truy sát, nhìn thấy đám binh mã này tuyệt không quay đầu kháng cự, giống như kiểu toàn quân chủ lực của bọn họ đã bị diệt vậy, bỏ chạy rất nhanh, khiến ai đuổi theo cũng không kịp, hắn cảm thấy tình hình này có gì đó kì lạ. Nhìn thấy đạo quân của mình đã đánh bại bên cánh sườn của Tôn Vũ, mà Tôn Vũ không những không chỉ huy quân lính quay lại viện trợ giống như hắn dự liệu, mà ngược lại, dường như Tôn Vũ đang dốc toàn lực công phá đạo quân bên cánh trái của hắn. Thấy vậy, hắn vội vàng ra lệnh cấp tốc thu binh, chỉnh đốn đội ngũ, quay lại tấn công.

Đợi cho đám lính của hắn quay lại, Tôn Vũ đã xuyên thủng đại quân bên cánh trái của hắn rồi, tiến đến phía dưới thành Kiền Toại bố trí trận địa, quyết một phen sống mái với chúng, lúc này Anh Đào cũng chỉnh đốn binh mã, quay lại phản công. Hai bên giao chiến trận này, đến lúc này mới biến thành cuộc đọ sức về thực lực của hai bên, vứt bỏ hết những mưu ma chước quỷ, bây giờ mới diễn ra cuộc quyết chiến song phương.

Trận chiến này cực kỳ oanh liệt, hai bên giao chiến nửa ngày trời, binh lính tử trận, bị thương thập phần nghiêm trọng, lực lượng phòng thủ phía trong thành Kiền Toại có hạn, chỉ có thể đứng trên thành bắn tên thực hiện chiến thuật quấy nhiễu đối với đạo quân của Tôn Vũ, nên đối với cuộc quyết chiến bên ngoài thành này, bọn chúng không có ảnh hưởng gì đến cả. Đợi đến khi mặt trời lặng về hướng Tây, hai bên đã sức cùng lực tận, đành phải thu binh, đóng quân ngay tại chỗ.

Lúc này, đạo quân chủ lực của Tôn Vũ đóng phía trước cửa thành Kiền Toại, phía trước là đại quân của Phù Khái, đại quân Phù Khái hai mặt đều có địch, bên ngoài là đạo quân của Anh Đào. Nếu nửa đêm hắn nhân cơ hội xuất quân, tập trung quân lực công phá doanh trại của Anh Đào, thì có thể xuyên thủng được, Nhưng Tôn Vũ biết Phù Khái không dễ dàng gì từ bỏ thành Kiền Toại được, nếu hắn muốn nửa đêm đột kích, mục tiêu sẽ không phải là đạo quân của Anh Đào bên ngoài, mà là đánh vào đây. Nhân lúc hai bên ngừng chiến, Tôn Vũ vội đào hầm đắp đất, thiết lập một thế trận phòng thủ kĩ càng, đồng thời hạ lệnh cho đám thủy quân xuôi theo dòng nước mà xuống, vượt qua doanh trại của Phù Khái thông báo cho Anh Đào, sai hắn phái người lập tức thông báo cho Lương Hổ Tử ở phía sau lập tức điều động quân mã trong đêm nay tới cứu viện, muốn nhân cơ hội kiềm chân binh mã của Phù Khái mà tập trung ưu thế binh lực, khởi binh tiêu diệt Phù Khái tại đây.

Không ngờ, tính toán này của Tôn Vũ lại sai lầm, ngay trong đêm Phù Khái tập hợp toàn bộ nhân mã, ra lệnh đại quân đánh thẳng vào doanh trại của Anh Đào, mở con đường máu, nhằm thẳng hướng Nam Vũ thành mà đi.

Tôn Vũ không ngờ rằng Phù Khái lại có dũng khí chặt đứt cánh tay của mình là thành Kiền Toại, ngay trong đêm tháo chạy khỏi chiến trường, doanh trại của Anh Đào đã bị xuyên thủng trong đêm, ngay đêm cũng tập hợp binh lính truy đuổi nhưng cũng không kịp, Tôn Vũ đành phải quay lại chiếm lấy thành Kiền Toại, đợi đến trời sáng mới tập hợp binh lính truy đuổi, đồng thời thông báo ngay trong đêm cho đạo quân của Lương Hổ Tử đang trên đường tới cũng theo hướng Nam Vũ thành mà đuổi theo.

Tên đưa tin nói tới đây, trong trướng ầm ỹ cả lên, người người nhảy nhót ăn mừng, lần lượt chúc mừng Khánh Kỵ. người đưa tin đợi cho mọi người dần ổn định lại rồi mới nói tiếp:

- Lương Hổ Tử tướng quân lúc hành quân đuổi theo, đã bắt được vài tên trinh thám, sau một hồi thẩm vấn, thì không ngờ lại là người của Việt thái tử Câu Tiễn phái đến, hơn nữa đám trinh sát này tuyệt không phải là nhóm duy nhất, Lương Hổ Tử tướng quân đã lệnh người bẩm báo việc này cho Tôn Vũ tướng quân rồi, đồng thời ra lệnh cho tiểu nhân quay về căn dặn đại vương, mong đại vương cẩn thận.

Khánh Kỵ nghe xong tính toán trầm tư một lát, rồi nhẹ gật đầu:

- Theo lý giải của ta, hắn sẽ không chịu thua nhanh như vậy đâu, quả nhân đoán rằng hắn vứt bỏ Kiền Toại thành, toàn quân nhằm hướng Nam Vũ thành mà đi, xem ra là do trinh sát nước Việt đã nắm rõ tin tức về đại quân của Lương Hổ Tử, hơn nữa còn thông báo chuyện này với Phù Khái, Phù Khái vì thế mới nhanh chóng thay đổi chủ ý. Như vậy xem ra, Phù Khái và Câu Tiễn đã có liên kết với nhau, binh mã của Câu Tiễn nói không chừng đang quanh quẩn đâu đó ở hai bên doanh trại, Tôn Vũ đã biết được thông tin này thì càng tốt, nếu không thì phải cấp báo, khó tránh khỏi thiệt thòi lớn.

Chúc Dung không chú ý nói:

- Việt quốc là thủ hạ bại tướng của nước Ngô ta, mấy trăm năm qua đều bị nước Ngô ta áp chế dịch không nổi thân, đến nay Việt quốc phái xuất một đội quân chưa tới vạn người, có thể đem lại được tác dụng gì chứ, chúng ta cần gì phải cẩn trọng như vậy?

Yểm Dư phản bác lại:

- Nước Việt mặc dù yếu thế hơn Ngô quốc ta, vài trăm năm qua đều bị nước ta áp chế. Nhưng mấy trăm năm qua Việt quốc quyết không chịu phục thật sự, vừa bị đả bại thì lập tức chắp tay xin hàng, đợi có cơ hội thì lập tức phái binh chiếm đánh, nó giống như một con rắc độc đánh mà không chết. Nước Ngô ta cũng không ít lần phải chịu thiệt thòi từ bọn chúng, đến nay mặc dầu đại vương đăng cơ, nhưng ngược lại chưa thể khống chế hoàn toàn Ngô quốc. Một trận thắng bại, đều có thể thay đổi hoàn toàn chiến cục, đám binh mã này của Câu Tiễn, chúng ta sao lại không xem trọng được chứ?

Đến hôm nay, súng bắn đá đã quá mòn rồi, không còn cách nào để sửa chữa được nữa, đã hư đến hai mươi cái rồi, súng bắn đá mới đang ngày đêm không ngừng đưa tới. Súng bắn đá ở phía ngoài thành Cô Tô số lượng đã đạt đến hơn một trăm năm mươi chiếc, bình thường thì những chiếc súng bắn đá này đều bắn bi đất, thuốc súng, đồng thời Khánh Kỵ cũng sai người đi xa hơn lựa chọn những viên đá lớn hơn, vận chuyển theo đường sông, tích lũy số đá này lại, chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp. Nếu đại quân Phù Khái bị diệt, Phù Sai lại mang ý tưởng ‘ngọc đá đều nát’ mà thủ ở trong Cô Tô thành, thì không còn cách nào khác hơn, chỉ có cách dùng đá lớn đập phá tường thành, gia tăng sức công phá thành.

Chỉ là hiện tại bức tường thành của Cô Tô thành vừa rộng vừa dày, đào bờ tường thành cũng không dễ đổ được, những chiếc máy bắn đá này không biết có thể bắn đổ được bức tường thành này như dự liệu hay không? Phù Sai bị những chiếc máy bắn đá của quân đội Khánh Kỵ áp chế cả ngày, chỉ có thể ẩn nấp phía trong thành, nên cũng làm y như vậy, trong thành chặt cây chế tạo máy bắn đá, máy bắn đá mà hắn chế tạo lại chỉ như là loại dụng cụ nguyên thủy, muốn bắn được đá thì cần phải huy động hơn một trăm người kéo dây mới có thể bắn được, điều thuận lợi là nhân thủ bên trong thành cũng có thể dùng được, cho dù ngươi căn bản đã không biết vung tay múa kiếm, thì cũng phải biết kéo dây thừng chứ. Chỉ có điều là những chiếc máy bắn đá của Khánh Kỵ đang ở xa, đám thợ thủ công của Phù Sai phía trong thành vội vàng chế tạo những chiếc máy bắn đá này, cho dù là số lượng hay chất lượng đều không thể so sánh với Khánh Kỵ. Vừa chuyển đến đầu thành, đa phần đều bị những chiếc máy bắn đá bên ngoài bắn cho tơi tả, nát nhừ.

Vì vậy mỗi ngày nghe đến, đa phần đều là âm thanh ra lệnh tấn công của máy bắn đá bên ngoài thành hướng vào nội thành, đám binh sĩ trong thành kiên cường phòng thủ, còn bên ngoài thành thì không gấp gáp, ngày ngày bắn đá, hai bên đều kiên trì như nhau.

Chúng nhân trầm tư một hồi lâu, Khánh Kỵ chuyển sắc cười lớn nói:

- Bọn họ nói đều có đạo lý cả, chúng ta không mắc gì phải tỏ vẻ như lâm đại địch với đám quân của nước Việt, lại cũng không thể không xem thường sự liên kết giữa Phù Khái và Câu Tiễn. Cử người gấp rút liên hệ với Tôn Vũ và Lương Hổ Tử, gia tăng cảnh giới trận địa phía dưới Cô Tô thành, đồng thời cử nhiều thám mã đi trinh sát, cho dù Câu Tiễn thật là một con rắn độc ẩn nấp trong đám cỏ, cũng phải bị quả nhân bắt ra thì thôi.

- Tuân lệnh.

Kinh Lâm chắp tay tuân thủ.

- Được rồi, chư vị tạm thời lui đi.

Khánh Kỵ hạ lệnh, đám chúng nhân lần lượt thối lui. Khánh Kỵ vẫn ngồi tại sau án, cẩn trọng suy nghĩ một hồi lâu. Đối với Câu Tiễn con người này, điều làm Khánh Kỵ lo lắng là con người Câu Tiễn vì đạt được mục đích của mình mà có thể không từ bất cứ thủ đoạn gì. Bởi vì đã hiểu rõ lịch sử, chính Câu Tiễn con người này đã tiêu diệt Ngô quốc vốn lớn hơn Việt quốc rất nhiều, vì vậy đối với hắn, Khánh Kỵ có phần chú trọng.

Hơn nữa về một phương diện khác, đến từ hiểu biết của Khánh Kỵ đối với Việt quốc, Khánh Kỵ cũng sớm biết rằng dựa vào lực lượng hiện nay của Việt quốc, thì vĩnh viễn không thể chinh phục được nước Ngô. Trong sự phát triển của lịch sử Xuân Thu thời gian tới, hắn hiểu rõ nhất sự tích về việc Câu Tiễn nếm mật nằm gai, cuối cùng đánh bại được nước Ngô. Nhưng giai đoạn đó lịch sử đã bị cải biến, Câu Tiễn đã mất hai mươi năm để khôi phục nguyên khí, nhưng vẫn như cũ không có lực lượng tiêu diệt Ngô quốc, sự diệt vong của Ngô quốc, không phải vì nước Việt, mà diệt vong bởi chính tay của người nước Ngô. Đương thời Ngô vương Phù Sai đối nội ăn chơi xa xỉ, xây dựng rầm rộ những cung điện hào hoa, còn đối ngoại nhiều lần phát binh, làm cạn kiệt dần quốc lực của nước Ngô, do đó với tình hình như thế, Việt quốc nghiễm nhiên nhân cơ hội Phù Sai dẫn binh chinh chiến ở ngoài, mà lợi dụng trong nước rỗng tuếch, dẫn binh bất ngờ đánh úp lúc này mới thuận lợi, lúc đó mới nhìn thấy được sự chênh lệch cực lớn giữa hai nước.

Nhưng mà đến nay, Ngô vương bây giờ cuối cùng vẫn chưa thể là một vị Ngô vương chân chính được, phía trong Cô Tô thành vẫn còn một Ngô vương khác, Khánh Kỵ hiện tại không thể công bố mệnh lệnh đối với thần dân Ngô quốc, không thể trưng thu thuế khóa, chiêu mộ phu phen, chính lệnh không ra khỏi doanh trại, tất cả phải dựa vào quân đội của mình, do đó một trận thất bại, thế trận công thủ lúc nào cũng có thể thay đổi, vì vậy đối với hành tung bí hiểm của Câu Tiễn, Khánh Kỵ không thể không chú trọng.

Khánh Kỵ đang theo dòng suy nghĩ của mình, thì bức mành trướng được vén lên, một tên thị vệ đứng ngay phía trước nhẹ nhàng bẩm báo:

- Đại vương, Nhâm cô nương xin cầu kiến.

Khánh Kỵ ngạc nhiên lo lắng, vội vàng hỏi:

- Chị hay em?

Tên lính hầu đáp lại

- Là…Nhâm đại cô nương.

Khánh Kỵ bỗng thở phào nhẹ nhõm, vội nói:

- Nhanh mời vào.