Công chúa An Định nhìn ba anh em ruột thịt lần lượt nhảy xuống thành lâu, máu của ba người hòa vào nhau, trở thành một màu đỏ không bao giờ xóa được trong đầu nàng ta.
Vào lúc bàn chân trái đang lơ lửng trên không trung, cuối cùng công chúa An Định cũng hiểu tại sao tỷ tỷ công chúa Thanh Hà thà làm nô tỳ, cũng phải sống.
Sống thực sự cần nhiều dũng khí hơn so với chết, sống không phải là sự yếu đuối, không phải là tham sống sợ chết, mà người sống ngoại trừ chết, còn phải làm những chuyện quan trọng nữa.
Công chúa Thanh Hà cuối cùng cũng đợi được đến lúc Đại Tấn phục quốc. Toàn bộ Lưu thị của bọn họ đều chết hết, không còn hy vọng gì cho việc khôi phục đất nước, nhưng ít nhất ta có thể báo thù cho cha, cho ba anh em.
Từ đó công chúa An Định quyết định hy sinh cơ thể của mình.
Thạch Hổ là con nuôi của Thạch Lặc. Con nuôi là người có tiềm năng nhất - Chẳng hạn như cha Lưu Diệu, năm đó là con nuôi của Lưu Uyên nước Hán. Chờ con ruột của Lưu Uyên nội chiến tự giết lẫn nhau, hoàng vị sẽ đến phiên người cha là con nuôi này.
Thạch Hổ và Lưu Diệu năm đó rất giống nhau, đều là con nuôi, đều có năng lực, đều là đại tướng thiện chiến nhất dưới tay cha nuôi. Giang sơn đất nước có một nửa là do ông đánh giành được, rất có uy tín trong quân đội, cho dù thu hồi binh quyền, quân đội cũng vẫn sẽ nghe lời bọn họ.
Công chúa An Định vốn được nuông chiều hơn nửa cuộc đời, kiến thức hạn hẹp, nàng ta không thể dự đoán trước chuyện sẽ xảy ra lúc triều đình hỗn loạn, tất cả đều dựa vào “chiêu cũ” của cha để phán đoán xem ai mới là người đàn ông có lợi cho nàng ta.
Không còn nghi ngờ gì nữa, đó là Thạch Hổ. Thạch Hổ gần như đã lặp lại thành công con đường của Lưu Diệu. Cho nên công chúa An Định trước tiên quyến rũ hắn ta, sau đó leo lên long sàng của Hoàng đế Thạch Lặc, làm cho cha con trở mặt thành thù.
Trước đây có người đẹp Điêu Thuyền làm điều này, chia rẽ cha con Lữ Bố và Đổng Trác, cũng quyến rũ Lữ Bố trước, sau đó lại ôm ấp với Đổng Trác, cuối cùng kích động Lữ Bố giết Đổng Trác.
Trọng trách khôi phục Đại Hán vậy mà đặt trên thân thể nữ tử Điêu Thuyền.
Công chúa An Định không hề có kinh nghiệm chiến đấu nào, không biết phải làm như thế nào, dứt khoát lặp lại Điêu Thuyền. Không nghĩ đến, ba năm sau, vậy mà thành công!
Công chúa An Định chỉ mới mười bốn tuổi, mà loại thiếu nữ tràn ngập tuổi trẻ mà mấy lão già như Thạch Lặc thích nhất. Lúc ở bên bọn họ có thể tìm thấy cảm giác thanh xuân và tự tin. Hơn nữa nàng ta là công chúa, mang đến cảm giác dục v0ng chinh phục nhất cho mấy lão già.
Công chúa An Định thường cho thêm ít nguyên liệu vào rượu và thức ăn của Thạch Lặc. Thạch Lặc đã ở tuổi xế chiều, sắc tửu quá độ. Ba năm sau, Thạch Lặc bệnh không dậy nổi, triều đình bị con nuôi thừa tướng Thạch Hổ lũng đoạn.
Hai người mây mưa bên cạnh giường bệnh của Thạch Lặc. Thạch Lặc từ trong cơn mê tỉnh dậy, bị cảnh tượng không chịu nổi làm cho tức chết tức thì, băng hà.
Thạch Lặc được an táng tại Lăng Cao Bình, công chúa An Định bí mật đến cửa hàng bánh Vương Ký ở thủ đô, hẹn gặp mặt Thanh Hà.
Ba năm sau trùng phùng với người chị cùng mẹ khác cha, công chúa An Định không còn dáng vẻ thanh tú, cao ngạo như trước nữa. Lúc lượn lờ giữa hai cha con Thạch Lặc, Thạch Hổ, nàng ta chỉ mới mười bảy tuổi, nhưng trong lòng đã như bảy mươi tuổi rồi.
An Định và Thanh Hà gần như đồng thời nói: "Xin lỗi."
Công chúa An Định nói: "Tỷ tỷ nói trước đi."
Thanh Hà nói: “Ba năm trước, ta nóng lòng muốn đón mọi người rời đi, không lựa lời nói, nói phụ hoàng muội bốn mươi tuổi chỉ biết uống rượu, cuối cùng uống rượu mắc sai lầm, khiến nước mất nhà tan. Ta... ta thật ra không có lập trường chỉ trích ông ấy. Mục tiêu trong cuộc đời này của ông ấy là ở chung một chỗ với mẫu thân của ta.... Mẫu thân của chúng ta. Mẫu thân chết rồi, ông ấy cũng không còn lưu luyến gì cuộc đời này nữa. Ta và Tào phò mã ở bên nhau. Nếu có một ngày phò mã đi trước ta, nói không chừng ta cũng sẽ --- Bây giờ con của mẫu thân và ông ấy, chỉ có một mình muội là còn sống, Thạch Lặc cũng đã chết rồi, muội có đồng ý đi theo ta không?"
Công chúa An Định không nghĩ đến Thanh Hà vẫn còn băn khoăn chuyện của nàng, cứ nghĩ sau cuộc cãi vã lần đó, bọn họ sẽ là người qua đường.
Công chúa An Định nói: "Ngày hôm đó ta cũng đã nói phụ thân của tỷ là một hoàng đế đần độn. Ta không nên nói như vậy. Ông ấy trời sinh đã như thế, lại không phải là thứ ông có thể thể lựa chọn. Phụ thân ta là một kẻ nghiện rượu, là thứ mà ông ấy lựa chọn. Ta cũng --"
Công chúa An Định cúi đầu: "Ta không nên vạch trần vết sẹo cũ bán thân làm nô tỳ của tỷ, hơn nữa lúc đó Tào phò mã còn có mặt ở đó... Ta sống nhiều hơn ba huynh đệ ba năm, mới biết sống được khó khăn như thế nào."
Lúc Thanh Hà xuôi nam bị bán làm nô tỳ, mất nhiều năm như vậy, mặc cho ai suy đoán nàng đã gặp phải cảnh ngộ kinh khủng gì, hoặc là đã sớm thất thân. Ở ngay trước mặt chồng người ta nói những lời đó, quá mức quá đáng rồi, cho nên Vương Duyệt mới rút kiếm chĩa về phía nàng ta.
Thanh Hà nhìn cái miệng và cằm của công chúa An Định giống hệt mẹ mình, nói: "Việc ta bán thân làm nô là thật, thời gian đó gặp rất nhiều trắc trở. Ta không thể nói tỉ mỉ chuyện này cho muội được, nhưng tất cả chuyện này đều đã qua rồi. Muội chỉ mới mười bảy tuổi. Năm đó ta được phò mã cứu khỏi Ngô Quận Tiền gia, cũng bằng tuổi này. Đi theo ta, vẫn còn kịp bắt đầu lại từ đầu, muội còn trẻ như vậy mà."
Cả hai đều là công chúa của vong quốc, số phận giống nhau, mặc dù Thanh Hà và công chúa An Định không có tình chị em, nhưng Thanh Hà không thể từ bỏ người em gái này được, vẫn luôn tìm cơ hội cứu nàng ta đi. Thạch Lặc đã hạ táng ở lăng Cao Bình. Đây là cơ hội tốt nhất.
Nhưng công chúa An Định vẫn từ chối như năm xưa: "Ta không đi. Giết Thạch Lặc là để báo thù cho phụ thân. Chỉ có giết Thạch Hổ phá hủy Đại Triệu, mới có thể báo thù mối thù diệt quốc."
Thanh Hà đang muốn khuyên nhủ, siết chặt nắm tay, nhẫn nhịn, ai cũng không thể giúp người ta lựa chọn được. Năm đó nàng cũng ngang bướng như vậy.
Thanh Hà hỏi: "Nếu Thạch Hổ chết, nước Triệu vị diệt, muội sẽ đi cùng với ta chứ?"
Công chúa An Định gật đầu: "Ta sẽ đến Đại Tấn với tỷ, từ đó mai danh ẩn tích, làm lại cuộc sống."
Thanh Hà nói: "Vậy thì trước đó, muội nhất định phải sống sót."
Công chúa An Định nói: "Chuyện mà tỷ và tỷ phu đang làm, ta có thể giúp hai người một tay. Đất nước chọn sĩ, lấy tài năng làm trọng, không cần quan tâm đến xuất thân. Ta có thể thổi gió bên gối, hiện tại Thạch Hổ rất tin tưởng kế hoạch của ta. Sau này ta sẽ làm hoàng hậu. "
Thạch Lặc vừa chết, thái tử Thạch Hoằng kế vị không lâu, dưới áp lực phải nhường ngôi cho thừa tướng Thạch Hổ.
Thạch Hổ làm bộ từ chối mấy lần, đành chấp nhận. Sau khi xưng đế, lập tức trở mặt, giết hết tất cả con trai của Thạch Lặc, bao gồm của thái tử Thạch Hoằng, không chừa lại một ai.
Thạch Hổ thực sự đi theo con đường của Lưu Diệu, đăng cơ làm hoàng đế, trở thành hoàng đế thứ ba của nước Triệu.
Thạch Hổ phong chính thê Trịnh thị làm Thiên Vương hoàng hậu, công chúa An Định là chiêu nghi. Từ đó hậu cung nước Triệu bắt đầu cuộc chiến cung đấu tàn khốc. Đông Cung Trịnh hoàng hậu và Tây cung Lưu chiêu nghi bắt đầu một vòng đấu võ.
Trịnh hoàng hậu, khuê danh là Trịnh Anh Đào - Vừa nghe đã biết không phải là tên đứng đắn, đúng không?
Đúng vậy, Trịnh Anh Đào xuất thân là đào kép ti tiện nhất, bởi vì nhan sắc mà được Thạch Hổ nạp làm thị thiếp.
Lúc đó Thạch Hổ đã lấy danh môn thục nữ Quách thị làm thê. Bởi vì Trịnh Anh Đào buông lời gièm pha, Anh Đào xuất thân đào kép, giỏi nhất diễn kịch, Thạch Hổ tin là thật, gi3t ch3t Quách thị.
Trịnh Anh Đào vốn nghĩ rằng nếu gi3t ch3t chính thê thì bản thân sẽ được thượng vị.
Nhưng Thạch Hổ cưới ngay Hà Đông Thôi thị xuất thân danh môn làm vợ, Trịnh Anh Đào ôm hận trong lòng. Lúc đó nàng ta vừa mới có thai, vu hãm Thôi thị đố kỵ, ép buộc nàng ta phá thai.
Thạch Hổ vẫn chưa có con, vì vậy lại giết vợ chính Thôi thị.
Trịnh Anh Đào sinh hạ hai con trai Thạch Thúy và Thạch Tuân, địa vị được củng cố. Vì danh phận của con trai, Thạch Hổ mới đưa Trịnh Anh Đào có thân phận đào kép lên làm chính.
Trịnh Anh Đào dẫm lên xác hai vợ chính, ngồi vào vị trí hằng mong muốn, thậm chí còn được phong làm hoàng hậu!
Không những vậy, con trai Thạch Tuân của Trịnh Anh Đào còn được phong làm thái tử.
Đào kép trở thành hoàng hậu, công chúa lại thành Chiêu nghi. Trịnh Anh Đào tác oai tác quái trước mặt công chúa An Định. Nhưng nàng ta nào có ngờ tới, công chúa An Định là đối thủ ác mộng nhất trong cuộc đời này của nàng ta, làm cho tất cả mọi thứ mà nàng ta dùng bao nhiêu tâm cơ thủ đoạn, không dễ dàng gì có được, đều bị hủy hoại hết.
Công chúa An Định đầu tiên là liên minh với đồng minh Đỗ Chu, Đỗ chiêu nghi.
Trước đây Đỗ Chu là nữ kỹ của tướng quân Vương Tuấn, chính là loại khách nam thường xuyên đến, là loại bồi từ bàn rượu cho đến thẳng trên giường. Vương Tuấn bị giết, Đỗ Chu bị xem như tài vật tịch thu, sau đó được thưởng cho Thạch Hổ. Đỗ Chu xinh đẹp, lại có kinh nghiệm phong phú, biết cách hầu hạ đàn ông, gắng gượng tranh được một phần sủng ái từ Trịnh Anh Đào, cũng sinh cho Thạch Hổ hai con trai Thạch Tuyên và Thạch Thao.
Công chúa An Định nói với Đỗ Chu: "Tỷ tỷ, cũng sinh được hai nhi tử, dựa vào cái gì mà nàng ta là hoàng hậu, còn tỷ tỷ là chiêu nghi? Tỷ không tranh, cũng là không tranh cho hai con sao? Ta là đến từ hậu cung của tiên đế, là một nữ tử chưa có sinh hài tử, đã bị hoàng hậu kiêng kỵ như vậy. Nếu sau này thái tử đăng cơ, sợ là cũng sẽ chém đầu ba mẫu tử tỷ."
Có tấm gương tốt Trịnh Anh Đào, tất nhiên Đỗ Chu có dã tâm, nhìn công chúa An Định: "Ngươi có bản lĩnh gì có thể thuyết phục hoàng thượng đổi hoàng hậu, đổi thái tử?"
Công chúa An Định chỉ vào chính mình: "Dựa vào mặt. Chỉ cần tỷ tỷ đồng ý hợp tác với ta, chưa đến một năm, hậu vị sẽ là của tỷ tỷ. Đến lúc đó vẫn là xin tỷ tỷ thương hại ta."
Đỗ Chu đồng ý: "Được, từ nay về sau, người của ta chính là người của ngươi, tai mắt của ta chính là tai mắt của ngươi. Chỉ là ngươi đừng quên thực hiện lời hứa."
Thạch Hổ làm hoàng đế, đang ở độ tuổi tráng niên nhưng thái tử cũng đã sớm cưới vợ sinh con, trong triều lại có vây cánh, Thạch Hổ kiêng kỵ thái tử nên thường xuyên tìm lỗi của thái tử, hầu như hà khắc. Mỗi lần thái tử cho rằng chuyện này là đại sự đến bẩm báo với phụ hoàng, Thạch Hổ đều mắng hắn ta "Chuyện nhỏ này cũng đến làm phiền trẫm."
Nhưng nếu thái tử không bẩm báo, Thạch Hổ sẽ mắng hắn ta: "Tại sao chuyện lớn như vậy mà không bẩm báo cho trẫm? Có phải là ngươi muốn tạo phản hay không?"
Thái tử sắp bị tính tình sáng nắng chiều mưa của phụ hoàng ép bức đến điên rồi. Lại đúng lúc trong cung có tin đồn Thạch Hổ muốn thay nhị hoàng tử Thạch Hoằng do Đỗ chiêu nghi sinh ra lên làm thái tử.
Thái tử có cảm giác nguy cơ sâu sắc, trong lòng do dự, cảm thấy ăn bữa hôm lo bữa mai, trong lòng càng ngày càng bi3n thái ác độc, trút giận lên những người yếu đuối, làm ra mấy loại chuyện kinh tởm, để trút giận.
Công chúa An Định bắt đầu thổi gió gối, kể cho Thạch Hổ nghe tất cả những việc xấu của thái tử mà nàng ta nghe được từ chỗ Đỗ Chu.
Chẳng hạn như thái tử đến chùa dâng hương, đi ngang qua am ni cô, hãm hiếp ni cô còn gi3t ch3t nàng ta, xẻ thịt rồi trộn với thịt bò thịt dê, mời các quan đại thần tham gia yến tiệc, hỏi các quan đại thần miếng nào là thịt người, miếng nào là thịt bò.
Chẳng hạn như chặt đầu cơ thiếp mỹ nhân, sau khi rửa sạch thì c4m vào bình hoa tươi, thưởng thức giống như vàng ngọc trên đĩa.
Thạch Hổ nghe vậy thì vô cùng tức giận, dùng roi da đánh thái tử, đánh đến nỗi thái tử phải nằm liệt giường không dậy được.
Thái tử sụp đổ, sau khi vết thương lành, giả vờ vẫn còn bệnh nặng, nhưng lại lén lút đưa thân tín của mình ra khỏi Đông Cung, nói: "Lòng dạ thiên tử khó dò, ta đã làm mất đi sự yêu thương của phụ hoàng, cho dù có làm gì cũng sai. Ta chỉ là giết mấy nô tỳ và ni cô mà thôi, phụ hoàng thiếu chút nữa đánh chết ta. Bây giờ ta không còn đường lui nữa, chỉ có thể mạnh tay đánh một trận. Các ngươi có nguyện ý đi theo ta bức vua thoái vị không?"
Hoàng đế Thạch Hổ vẫn luôn nắm chắc binh quyền, dựa vào cái gì mà tạo phản?
Đám quan viên Đông Cung sợ hãi run cầm cập, tất cả đều quỳ xuống van xin thái tử trở về.
Thấy không có ai đi cùng, thái tử trở về Đông cung. Nhưng chuyện này lan truyền rộng rãi, ngay cả hoàng hậu Trịnh Anh Đào cũng biết chuyện, nên đã phái nữ quan tâm phúc đến hỏi thái tử.
Nhưng vị nữ quan này một đi không trở lại. Ngày hôm sau thi thể xuất hiện trong ao sen.
Trịnh Anh Đào vô cùng tức giận, đích thân chạy đến Đông Cung hỏi con trai thì bị thái tử phủ nhận: "Không phải ta giết. Nếu ta giết nàng ta, thì đã sớm băm ra cho heo ăn, ngay cả xương cũng không còn. Sao có thể ném vào trong ao sen bị người ta phát hiện được."
Tất nhiên, nữ quan này bị Đỗ Chu Đỗ chiêu nghi giết, giá họa cho thái tử.
Công chúa An Định nói cho Thạch Hổ nghe chuyện thái tử giết nữ quan của hoàng hậu. Lúc đầu Thạch Hổ nghi ngờ, không tin lời nói của công chúa An Định, nói: "Thái tử là thân nhi tử của ta, ngày trước Tư Mã gia của Đại Tấn nội chiến, giang sơn đổi chủ, mới có ta đăng cơ làm vua ngày hôm nay. Sao ta có thể dễ dàng nghi ngờ thân nhi tử của ta được?"
Công chúa An Định điềm đạm đáng yêu: "Ta chưa từng sinh con, đời này chỉ có hoàng thượng là chỗ dựa duy nhất, cho nên trong cung này chỉ có ta là người duy nhất lo lắng cho sự an nguy của hoàng thượng. Có hay không có, hoàng thượng hỏi thái tử một chút liền biết. Ta cũng hy vọng không phải là thật, chính là để phòng ngừa vạn nhất."
Thạch Hổ phái tâm phúc đi hỏi thái tử.
Nhưng người này cũng mất tích một cách thần bí, ngày hôm sau được phát hiện trong ao sen.
Thạch Hổ nghĩ trong lòng, ngay cả tâm phúc của hắn ta mà cũng dám giết, người tiếp theo nhất định sẽ là hắn ta, đồ con trai bất hiếu này!
Thạch Hổ tức giận đến ngay Đông Cung đích thân hỏi thái tử, nhưng công chúa An Định ngăn cản: "Hoàng thượng, người ngàn vạn lần không thể đến Đông Cung. Nơi đó toàn là người của thái tử, lỡ như có nguy hiểm, sau này thần thiếp sẽ trông cậy vào ai đây?”
Trong hậu cung có một hoàng hậu và hai chiêu nghi, chỉ có công chúa An Định là không có con. Nàng ta là người hy vọng Thạch Hổ sống nhất.
Thạch Hổ hạ lệnh phong tỏa Đông Cung, bắt tất cả người trong Đông cung lại, tách ra giam giữ tra khảo. Lần này lại xác nhận được chuyện thái tử tạo phản không thành lần trước
Thạch Hổ hoàn toàn chết tâm với thái tử, xử tử thái tử và thái tử phi Trương thị, ngay cả thê thiếp ở Đông cung, thậm chí hai mươi sáu cháu ruột, tất cả đều bị xử tử hết. Hai mươi sáu thi thể được nhét vào một chiếc quan tài lớn, chôn cất sơ sài.
Ngày hôm sau, Thạch Hổ phế truất Trịnh hoàng hậu Trịnh Anh Đào, thay vào đó lập Đỗ Chu làm hoàng hậu, cũng lập nhị hoàng tử Thạch Tuyên do Đỗ Chu sinh làm tân thái tử.
Công chúa An Định đánh bại Trịnh Anh Đào trong tám tháng, nói với Đỗ Chu: "Chúc mừng tỷ tỷ, đạt được điều mình muốn."
Xuất thân của Đỗ Chu còn ti tiện hơn so với đào kép Trịnh Anh Đào. Nàng ta là nữ kỹ, làm sao nghĩ tới ngày hôm nay được làm mẫu nghi thiên hạ?
Đỗ Chu nói: "Đánh bại tiện nhân Trịnh Anh Đào kia, ngươi lập được công lớn rồi. Ngươi yêu tâm, ta sẽ giữ lời hứa, chăm sóc ngươi thật tốt."
Công chúa An Định vuốt bụng nhỏ của mình, nói thầm trong lòng: Ngươi chớ có đắc ý, tiếp theo đến phiên ngươi, ta nhất định phải làm hoàng hậu.
- -----oOo------