Tiểu hoàng đế đồng ý với ý kiến của Vương Đạo. Đào Khản, Ôn Kiều cũng không nói được gì.
Dữu Lượng thấy đại cục đã định, đứng lên nói: "Loạn Tô Tuấn là do thần gọi hắn ta đến Đài Thành làm Đại tư nông mà thành, hại thái hậu tự vẫn, ba phụ tử cố mệnh đại thần Biện Hồ chết trận, Đại Thành bị thiêu đốt, trở thành đống phế tích. Thần thỉnh hoàng thượng giáng tội, ban cho tội thần cái chết."
Dữu Lượng đây là lấy lui làm tiến. Loạn Tô Tuấn phản nghịch, không trách hắn được, lúc này thay vì bị người khác kết tội, không bằng đứng ra thỉnh tội, tự vả miệng, để người khác không biết đánh chỗ nào.
Thực ra đám quần thần cũng thường giở trò một khóc hai nháo ba treo cổ tự tử, chứ thật sự Dữu Lượng không muốn chết.
Lời vừa nói ra, quần thần ồn ào, nhao nhao khuyên nhủ:
"Tô Tuấn lòng muôn dạ thú, là người có ý phản từ trong xương, sớm muộn gì cũng sẽ làm phản. Quốc cữu không cần phải tự trách."
Đặc biệt là bằng hữu Ôn Kiều từ thuở thiếu niên vừa nghe thì có chút chua xót, nói: “Bảy vị cố mệnh đại thần chúng ta, Biện Hồ đã chết trận, Tư Mã Dương đắm chìm trong trụy lạc, đầu nhập Tô Tuấn, bị chém đầu. Bảy người chỉ còn lại năm. Thái hậu lại tự thiêu hy sinh cho đất nước, hoàng đế vẫn còn nhỏ, Đài Thành hóa thành tro bụi. Kiến Khang ít nhất phải năm năm nữa mới khôi phục lại sự phồn hoa. Nếu quốc cữu chết, ai đến giúp hoàng đế khôi phục lại nguyên trạng đống phế tích này đây?"
Ôn Kiều phúc hậu. Trước đó Dữu Lượng đề phòng ông ta, đẩy hắn ta ra khỏi Đài Thành, đưa ông ta đến làm thứ sử địa phương, còn viết thư bảo ông ta "Không được vượt qua Lôi Trì dù chỉ một bước". Kết quả Ôn Kiều lấy ơn trả oán, giúp đỡ Dữu Lượng hết lần này đến lần khác.
Vương Đạo biết mưu kế của Dữu Lượng. Nếu lúc này ông không mở miệng mời ở lại, tỏ ra cay nghiệt hà khắc, nhưng nếu ông tha thứ Dữu Lượng vô điều kiện như Ôn Kiều, Vương Đạo nhất định không làm được - Dữu thái hậu đã từng lét dòm ngó con trai Vương Duyệt tuyệt mỹ bảo bối của ông! Mặc dù Dữu Lượng đã đưa một nhà ba người ông ra khỏi cung, nhưng sau đó đã tìm được một thế thân có tướng mạo giống con trai ông đến trên giường của Dữu thái hậu, làm như vậy cũng không được. Làm anh chẳng lẽ không thể dạy dỗ em gái hả?
Vương Đạo là người rộng lượng, không bao giờ tính toán. Nhưng liên quan đến Vương Duyệt, Vương Đạo không rộng lượng như vậy.
Vương Đạo thở dài: "Trưởng tử Dữu Bân của Dữu quốc cữu cũng đã chết trong loạn Tô Tuấn, anh dũng chết trận. Dữu gia vì nước mà đổ máu. Sao có thể để Dữu quốc công chết được. Ta cũng mất đi trưởng tử. Vì vậy biết rõ nỗi đau của ngươi. Nhưng người chết không thể sống lại, người sống vẫn phải đối mặt với hiện thực, chết không giải quyết được vấn đề, chỉ có sống mới có thể."
Lời nói của Vương Đạo rất có mức độ, thể hiện phẩm cách nhân đức của bản thân, còn có thể ngấm ngầm bày tỏ Dữu Lượng phải gánh vác chịu trách nhiệm loạn Tô Tuấn.
Ngươi muốn biết sai lấy cái chết để đổi danh tiếng tốt hả?
Không có cửa đâu!
Dữu Lượng nghe vậy hận không thể xé cái miệng Vương Đạo ra! Vương Đạo dùng phương thức thâm tình nhất xé rách cái cớ của Dữu Lượng.
Dữu Lượng không còn cách nào khác, đành phải lùi một bước, nói: "Vương công nói đúng. Trước khi chuộc lại tội nghiệt của tội thần, tội thần không thể chết được. Tội thần làm sai, thì phải chịu nghiêm phạt. Hoàng thượng khoan hồng tha tội chết cho tội thần, nhưng tội sống khó thoát. Tội thần tự nguyện từ quan, đưa Dữu gia về Sơn Lâm ở ẩn, tự sinh tự diệt. Như vậy mới để cho thiên hạ biết đạo lý thiện ác thưởng phạt."
Vì đạo hiếu, tiểu hoàng đế tất nhiên phải giữ cữu cữu lại. Đây là thân cữu cữu của hắn ta, nếu thực sự để Dữu Lượng tự sinh tự diệt, hắn làm hoàng đế sẽ mang tiếng bất nhân. Dù sao thì trưởng tử của Dữu Lượng cũng chết trận hy sinh vì đất nước, thái hậu tự thiêu hy sinh vì đất nước. Dữu thị coi như là "Toàn gia trung liệt".
Để tỏ thành ý chuộc tội của bản thân, Dữu Lượng không quan tâm tiểu hoàng đế và đám quần thần mời ở lại, kiên quyết chào từ biệt, ngày đó đưa cả nhà lên thuyền rời đi.
Đào Khản nghe thấy vậy, âm thầm phỉ nhổ: Giả dối!
Vương Đạo: Đạo đức giả! Qúa cmn đạo đức giả!
Tiểu hoàng đế rất có năng lực, biết Đào Khản và Vương Đạo đều không ưa Dữu quốc cữu, cho nên vội vàng phái bằng hữu tốt Ôn Kiều của Dữu Lượng lên t4u chiến đến đầu sông Trường Giang ngăn cản chiếc thuyền của Dữu Lượng.
Ôn Kiều nói: "Lúc thiếu niên ta là một con bạc, đứng trên thuyền đánh bạc hét lớn “Khanh có thể chuộc ta”, lần nào ngươi cũng dùng tiền chuộc thân ta. Ta vẫn luôn nhớ trong lòng. Bây giờ ta cũng sẽ chuộc ngươi một lần, cho ngươi mặt mũi. Ngươi giả vờ rất được, thiếu chút nữa là được rồi, đừng quá đạo đức giả, hăng quá hóa dở."
Dữu Lượng ôm chặt Ôn Kiều, ngược lại làm ta vẻ muốn nhảy xuống sông: "Huhu, ta có tội, ta sai rồi, hãy để nước sông Trường Giang rửa sạch tội của ta."
Quả thật Dữu Lượng diễn xuất rất tốt.
Cánh tay Ôn Kiều bị Dữu Lượng kéo chặt. Nếu Dữu Lượng nhảy thật, Ôn Kiều cũng sẽ nhảy xuống theo làm mồi cho cá.
Ôn Kiều nổi trận lôi đình: Ngươi cho rằng ta không nỡ nhìn ngươi chết!
Ôn Kiều là người niệm tình cũ, đành phải phối hợp diễn xuất, thuyết phục, khuyên Dữu Lượng từ bỏ ý niệm coi thường mạng sống của mình, cũng sai binh sĩ cướp bánh lại, lái tàu trở về Kiến Khang.
Dữu Lượng nghĩ hắn làm dáng mấy lần, hẳn là đủ để dập tắt cơn giận dữ của triều đình và dân gian. Phải có chừng mực, hắn ta thượng thư cho tiểu hoàng đế, nói hắn ta không có mặt mũi nào ở lại thành Kiến Khang, muốn đến nơi khác làm quan, dốc sức cho đất nước, chuộc lỗi cho bản thân.
Chuyện xử lý quốc cữu như thế nào, tiểu hoàng đế không dám tự chủ. Hắn ta viết chiếu chỉ hỏi ý kiến của Vương Đạo, bên trong còn đặc biệt dùng những lời lẽ khiêm tốn như “Trẫm hết sức lo sợ kính hỏi Vương Công”.
Phải biết rằng hoàng đế là quân, Vương Đạo là thần. Quân không cần phải kính thần. Tiểu hoàng đế thành tâm như vậy, Vương Đạo có đầy đủ mặt mũi. Nhìn thấy tiểu hoàng đế trong tình thế khó xử cũng không dễ dàng gì, ông đi đến cung đình tạm thời gặp tiểu hoàng đế, vậy mà tiểu hoàng đế ra cửa nghênh đón ông.
Vương Đạo thấy mà chua xót, vội vàng hành lễ, nhưng tiểu hoàng đế không cho ông làm.
Vương Đạo thấy tiểu hoàng đế chân thành, thương xót nói: "Dù sao quốc cữu cũng có lỗi, để hắn đến Dự Châu làm đô đốc, thay vị trí của Hoàn Di."
Hoàn Di bị quân phản loạn chém đầu. Nhi tử Hoàn Ôn vừa giết kẻ thù của mình là Hàn Hoàng và ba con trai của Giang Bá để trả thù. Hoàn Ôn kế thừa tước vị của cha, chức quan vẫn luôn bỏ trống, đúng lúc Dữu Lượng điền vào.
Vốn Vương Đạo hy vọng Dữu Lượng rớt đài, nhưng nể mặt mũi tiểu hoàng đế, vẫn là cho hắn ta một cái thang, để Dữu Lượng dễ dàng xuống đài.
Tiểu hoàng đế nói: “Trẫm sẽ luôn ghi nhớ ân đức của Vương Công." Tiểu hoàng tử cũng rất khó khăn.
Vì vậy Dữu Lượng bị "giáng chức", đến Dự Châu.
Dữu Lượng vừa đi, năm cố mệnh đại thần trong triều chỉ còn lại bốn người. Trong đó Lục Diệp xin về nhà tảo mộ, kết quả một đi không trở lại - Sau khi Lục Diệp hồi hương thì bệnh nặng, chết.
Cố mệnh đại thần chỉ còn lại ba người, Ôn Kiều, Si Giám và Vương Đạo. Mặc dù Đào Khản là minh chủ cần vương, lập công lớn nhất, nhưng hắn ta không phải là cố mệnh đại thần. Vì vậy tạm thời không thể sóng vai với ba người kia được
Đại Tấn cần có một thừa tướng, cũng chỉ có thể là một trong ba người này.
Dữu Lượng ở Dự Châu xa xôi tất nhiên hy vọng bằng hữu Ôn Kiều của mình làm thừa tướng. Viết thư muốn Ôn Kiều tranh đấu một phen. Hắn ta sẽ nói thân tín ủng hộ Ôn Kiều.
Ôn Kiều chỉ mới bốn mươi hai tuổi, còn rất trẻ, còn cuồng nhiệt, cũng muốn nếm thử cảm giác làm thừa tướng. Nhưng hắn ta cũng biết lý lịch của mình không bằng Vương Đạo, cũng có rất nhiều sĩ tộc ủng hộ Vương Đạo, không có phần thắng. Vì vậy trả lời thư chỉ có bốn chữ "tùy vào số mệnh."
Si Giám tự biết lấy mình. Gia tộc Cao Bằng Si thị không đủ tư cách tranh với Lang Gia Vương thị. Hơn nữa hắn là võ tướng, làm thống lĩnh dân lưu lạc, hắn thuần hóa dân lưu lạc thành quân đội. Lần loạn Tô Tuấn này, tất cả đều vì dân lưu lạc quá mất khống chết mà thành. Triều đình và dân chúng càng ngày càng phòng bị dân lưu lạc, luôn luôn cảnh giác, vì vậy Si Giám tự xin đến trấn thủ Kinh Khẩu, chủ động rút lui cuộc tranh chấp thừa tướng, để tránh việc không chiếm được còn mang tiếng xấu.
Vương Đạo vốn đã từ quan, làm bạn với Tào Thục, đấu võ miệng, hưởng thụ niềm vui tuổi già, trải qua cuộc sống gia đình nhỏ vô cùng tốt đẹp. Nhưng khi loạn Tô Tuấn, thành Kiến Khang bị phá hủy, Vương Đạo thấy Đại Tấn một tay ông gầy dựng bị tổn thương nặng nề, rất đau lòng. Lại thấy vị tiểu hoàng đế tuổi nhỏ mà phải nhìn trước ngó sau cai quản đất nước, ông lại đông sơn tái khởi, lần thứ tư đảm nhiệm chức vị thừa tướng.
Vương Đạo quyết định tự mình chiến đấu. Quy tắc quan trường ở thời đại này là muốn đánh thì trước tiên phải rút lui, tuyệt đối không được trắng trợn tuyên bố "Ta muốn làm lần thứ tư", sẽ là bị người khác cười nhạo.
Vậy làm thế nào để tỏ ý muốn làm thừa tướng?
Đáp án chính là xin từ biệt.
Vương Đạo dâng chiếu thư, nói loạn Tô Tuấn đã dẹp, ông muốn về nhà dưỡng lão.
Tiểu hoàng đế sợ hãi, đích thân đến ngõ Ô Y, mời Vương Đạo ở lại triều đình, đưa con dấu thừa tướng cho Vương Đạo.
Vương Đạo làm bộ làm tịch từ chối mấy lần, cuối cùng cũng nhận lời.
Vương Đạo đông sơn tái khởi, lần thứ tư làm thừa tướng, phò tá đế vương đời thứ ba của Đông Tấn. Có thể nói ông là một nhân vật truyền kỳ.
Kết quả này không ngoài ý muốn.
Ôn Kiều cũng chỉ ngắn ngủi mộng tưởng làm thừa tướng mà thôi.
Ôn Kiều cảm thấy nếu không thể làm thừa tướng, ở lại kinh thành cũng không có ý nghĩa gì. Một núi không chứa được hai hổ, Kiến Khang không thể có hai cố mệnh đại thần được, còn có thể bị Vương Đạo kiêng kỵ, vì vậy Ôn Kiều dứt khoát xin rời khỏi kinh đô, đến trấn thủ Vũ Xương quan trọng.
Vương Đạo giả vờ giữ lại mấy lần. Đồng ý rồi, tiểu hoàng đế muốn ban cho Ôn Kiều một ít lễ vật, tiếc rằng ngân khố trống rỗng, long bào hắn mặc bị ngắn vẫn phải tiếp tục mặc, rất nghèo. Vương Đạo thấy tiểu hoàng đế quẫn bách, lấy của cải riêng của mình cất vào ngân khố riêng của hoàng đế.
Tiểu hoàng đế cảm thấy xấu hổ, nhưng không còn cách nào, đành nhận "Tiến cống" của Vương Đạo, đưa cho Ôn Kiều.
Ôn Kiều là một người hiền hậu, biết được sự khó khăn của tiểu hoàng đế, cho nên tặng lại phần lớn lễ vật cho Vương Đạo, muốn ông cầm lấy tu sửa Đài Thành đã đổ nát, chỉ lấy một ít sừng tê giác.
Nhìn thấy đồ của mình lại quay trở lại tay mình, Vương Đạo chẳng khác gì lấy đồ từ túi trái đưa qua túi phải, dở khóc dở cười. Có điều vì vậy mà thái độ của ông đối với Ôn Kiều thay đổi rất nhiều. Cảm thấy mặc dù Ôn Kiều là bằng hữu thân thiết của Dữu Lượng, nhưng thái độ làm người tốt hơn Dữu Lượng rất nhiều, coi như là quân tử đạo đức tốt.
Ai mà ngờ một người lúc thiếu niên hết sức khinh cuồng, là tay cờ bạc đứng trên truyền tự thế chấp bản thân, hô to với Dữu Lượng “Khanh có thể chuộc ta” lại quan minh lỗi lạc như vậy?
Ôn Kiều liêm khiết đến trấn thủ Vũ Xương. Lúc đi ngang qua vách đá Ngưu Chử, hắn ta nhìn thấy "Tuyệt bích lâm cự xuyên, liên phong thế tương hướng. Loạn thạch lưu phục gian, hồi ba tự thành lãng. Đãn kinh quần mộc tú, mạc tắc tinh linh trạng." (Chú thích: Trích từ kỳ cảnh cyar "Cô Tô thập vịnh" của Lý Bạch.)
Lúc này trời đã về đêm, từng tiếng vượn hú vang vọng hai bên dãy núi lớn, chỉ có trong thi họa có thể thấy nơi mộng ảo này.
Ôn Kiều mặc áo bào thưởng thức cảnh đẹp kỳ dị, thì vô tình các thủy thủ nói dưới nước dưới sông là một thế giới khác thuộc về yêu ma quỷ quái, vì vậy cảnh sắc nơi đây mới khác hẳn những nơi khác.
Ôn Kiều tò mò hỏi: "Làm sao có thể nhìn thấy thế giới dưới sông?"
Thủy thủ nói: "Dùng sừng tê giác đang cháy chiếu lên, là có thể nhìn thấy yêu quái dưới nước."
Đúng lúc trong tay Ôn Kiều giữ lại sừng tê giác do tiểu hoàng đế tặng, bèn sai người lấy ra đốt, tự mình lên thuyền nhỏ, cầm sừng tê giác đang cháy sáng chiếu xuống dòng sông đen như mực.
Âm thanh vượn hú kỳ lạ giữa núi rừng kích động tâm lý. Nhưng nhìn thấy lòng sông được sừng tê giác chiếu sáng, giống như ảo cảnh, giống như thành Kiến Khang trước chiến tranh. (Tuyên bố: Làm hại động vật hoang dã là phạm pháp, tác giả phản đối việc sử dụng bất kỳ sản phẩm nào làm từ sừng tê giác. Nội dung tiểu thuyết không có nghĩa là tác giả đồng ý với các sản phẩm làm từ sừng tê giác. Xin chớ tố cáo, xin chớ bắt chước theo. Cảm ơn.)
Có đình đài lâu các, có phố xá, công xưởng, đủ loại hình dạng nước kỳ lạ, ma nữ áo đỏ bay lượn,.... Bọn họ hoặc là bay lượn, hoặc là ngồi xe ngựa, xe bò, không khác gì nhân gian
Sừng tê giác cháy hết, tất cả đều biến mất.
Ôn Kiều há miệng ngạc nhiên, ghi chép lại tất cả những điều này, viết một bức thư cho bạn thân Dữu Lượng. Buổi tối lúc đi ngủ, Ôn Kiều mơ thấy yêu nhân nhìn thấy trong lòng sông, nói với hắn ta: "Ta và ngươi âm ty khác biệt, không làm phiền lẫn nhau, tại sao phải dùng sừng tê giác chiếu chúng ta? Nếu ngươi đã nhìn thấy thế giới của chúng ta, chúng ta sẽ phải mang ngươi đi, tránh cho ngươi tiết lộ thế giới của chúng ta, sau này có nhiều người đến quấy nhiễu chúng ta." (Trích: "Đại Tấn - Ôn Kiều truyện.")
Nói xong thì kéo Ôn Kiều, đương nhiên Ôn Kiều không chịu rời đi! Ra sức giãy dụa, nhưng không hiểu sao tay chân không nghe lời, không nhúc nhích được.
Ôn Kiều tỉnh dậy hét lớn gọi người nhưng lại không phát ra tiếng nào. Ngày hôm sau lúc người hầu mang nước rửa mặt đến, mới phát hiện tối hôm qua Ôn Kiều trúng phong, vội vàng đi tìm thầy thuốc.
Ôn Kiều đến Vũ Xương, bệnh tình vẫn nghiêm trọng như cũ. Ôn Kiều dùng hết khí lực cuối cùng, kể lại giấc mơ kỳ quái tối hôm đó cho phụ tá, muốn phụ tá viết thư nói cho Dữu Lượng: "...Sống chết có mệnh, ta nhìn trộm thiên cơ, phải trả giá thật lớn. Đời này ta không có nhi tử, chỉ có hai nữ nhi chưa gả. Sau khi ta chết, xin ngươi hãy chăm sóc thê nữ của ta, tìm một gia đình tử tế gả bọn chúng."
Ôn Kiều chết đột ngột, năm ấy bốn mươi hai tuổi.
Tin dữ truyền đến Dự Châu Vô Hồ của Dữu Lượng. Dữu Lượng nhìn vào bức thư, khó chấp nhận hiện thực, quỳ xuống hướng Vũ Xương, lập một bàn thờ, khóc lớn không ngừng.
Sau bi thương, Dữu Lượng phái người đến Vũ Xương để lo liệu tang lễ cho Ôn Kiều, đưa các cô nhi và quả phụ về Vu Hồ, xem hai con gái Ôn gia như con gái ruột, chăm sóc chu đáo.
Dữu Lượng nhìn di vật của Ôn Kiều, nhìn thấy hai chiếc sừng tê giác còn lại, lập tức nhớ tới nguyên nhân huyền diệu khó giải thích về cái chết "Sừng tê giác chiếu lòng sông" của Ôn Kiều.
Dữu Lượng không tin quỷ thần. Nhưng mà thân thể Ôn Kiều rõ ràng rất tốt, chỉ mới bốn mươi hai tuổi, nhỏ tuổi hơn hắn ta, sao có thể đột ngột trúng phong chết được?
Chẳng lẽ sừng tê giác này có vấn đề?
Dữu Lượng sai thân tín đến thành Kiến Khang điều tra nguồn gốc của sừng tê giác. Sau khi điều tra một vòng, phát hiện ra rằng sừng tê giác đến từ Vương Đạo.
Dữu Lượng nghe vậy giận dữ tức thì: "Ta biết ngay là trò quỷ của Vương Đạo mà! Vương Đạo kiêng kỵ Ôn Kiều, sợ hắn tích góp tư lịch, lại có sự giúp đỡ của ta, sẽ cướp chức thừa tướng của ông ta! Vì vậy tính kế Ôn Kiều, hạ độc trong sừng tê giác!"
Trên thực tế, Vương Đạo vẫn luôn thực hiện nguyên tắc "Dĩ hòa vi quý" lúc xử lý công việc, căn bản không làm vậy. Nhưng Dữu Lượng vốn có thù oán với Vương Đạo, cộng thêm cái chết kỳ quái của Ôn Kiều, cho nên hắn ta nhận định Vương Đạo là hung thủ sát hại Ôn Kiều, một lòng muốn gi3t ch3t Vương Đạo.
Vương Đạo hại chết Ôn Kiều, chuyện Dữu Lượng muốn gi3t ch3t Vương Đạo truyền đến Đại Tấn.
Vương Đạo cảm thấy thật nực cười, cũng không quan tâm. Thanh giả tự giả, từ trước đến nay Ôn Kiều không phải là đối thủ của ông.
Si Giám đang đóng giữ Kinh Khẩu nghe thấy vậy đau đầu ngay. Cmn quá mệt mỏi!
Si Giám thực sự nghĩ vậy là đủ rồi. Từ lão hoàng đế, đến loạn Vương Đôn, đến loạn Tô Tuấn, lần nào cũng là nội chiến, vô cùng vô tận. Ngươi xướng ta dọn, nhưng người bị hại luôn luôn là bách tính, máu chảy cũng là bách tính làm lính, lần nào cũng bị kéo vào nội chiến."
Si Giám không muốn Vương Đạo xảy ra chuyện, đến lúc đó Giang Nam lại đại loạn. Nhưng từ khi Vương Đôn chết, Vương gia mất đi binh quyền, cũng không võ tướng tộc nhân Lang Gia Vương thị nào có năng lực chống lại Dữu Lượng. Ai đến bảo vệ Vương Đạo, kiềm chế sát tâm của Dữu Lượng đây?
Si Giám đang lo việc nước, đi tảng bộ trong sân thì thấy con gái lớn Si Tuyền (Niệm Hoàn) đang luyện thư pháp dưới khung cửa sổ phía tây, đã lớn thành thiếu nữ duyên dáng yêu kiều. Trước mắt có không ít sĩ tộc thử thăm dò ý của hắn ta, muốn kết thân với Si gia.
Nhìn thấy trưởng nữ Si Tuyền, Si Giám lập tức có cách: Ta sẽ gả con gái cho Lang Gia Vương thị, tìm một tộc nhân Lang Gia Vương thị làm con rể của ta!
Một khi Si gia và Lang Gia Vương thị liên hôn, Dữu Lượng sẽ không dám động thủ với Vương Đạo.
Si Giám quyết định, muốn phù tá đến thành Kiến Khang, thương nghị đại sự hai nhà liên hôn với Vương Đạo.
Phụ tá xuôi nam đến Vương gia ở ngõ Ô Y, truyền thư của Si Giám. Vương Đạo vui mừng không thôi: Thật sự là buồn ngủ gặp gối đầu! Ta đúng lúc buồn phiền Dữu Lượng đến ngáng chân, thì Si Giám đến giúp đỡ.
Vương Đạo nói: "Cảm ơn sự tin tưởng của Si công. Người đâu, triệu tập tất cả nhi lang chưa kết hôn trong nhà đến đây, mặc cho người lựa chọn."
Vương muốn tỏ lòng thành ý, người hầu lập tức đi tìm người. Trong nhà ngoại trừ Vương Điềm đã kết hôn sinh con, thì còn lại năm nhi tử, ngay cả chất nhi Vương Hy Chi ăn nhờ ở đậu cũng chưa kết hôn.
Thị thiếp Lôi thị nghe tin Si Giám lựa chọn con rể, vội vàng gọi hai con trai của mình đến, ăn mặc trang điểm cho con trai, soái khí không gì sánh được.
Ba con thứ còn lại, đại nô, nhị nô, tam nô nhìn thấy hai anh trai thận trọng như vậy, tất nhiên không cam lòng lạc hậu, cũng chỉnh đốn bản thân như châu như ngọc.
Năm thiếu niên chưa kết hôn tề tụ tại đại sảnh, đứng thẳng như cây tùng, phong độ nhanh nhẹn. Duy chỉ có Vương Hy Chi tối hôm qua đi uống rượu với bạn, say rượu trở về, y quan không chỉnh tề, đầu tóc rối loạn. Hắn bị người hầu lôi đến "tuyển tú" - Bởi vì Vương Đạo đã phân phó, chỉ có chưa kết hôn mới được đến.
Vương Hy Chi tự nghĩ, hắn là cô nhi, không có thế lực mà dựa vào, làm sao có thể được Si Giám chọn làm con rể? Dù sao cũng không phải là trò đùa, dứt khoát thể hiện chính mình. Hắn ngay cả mặt cũng không rửa, tóc cũng không chải, ngay cả giày cũng không mang, vạt áo mở rộng, lộ ra cái bụng, lảo đảo đi đến bên giường cạnh cửa sổ phía đông, nằm xuống.
Con người sau khi say rượu cảm thấy cực kỳ đói. Đúng lúc trên án có mấy cái đĩa đựng bánh đãi khách, Vương Hy Chi ngửi thấy mùi thơm của bánh, cầm bánh lên ăn, cũng không quan tâm vụn bánh rơi xuống bụng.
Phụ tá của Si Giám đi vào, năm thiếu niên vội vàng tiến lên hành lễ, chỉ có Vương Hy Chi tiếp tục nằm trên giường phía đông ăn bánh.
Phụ tá trở về Kinh Khẩu, tỉ mỉ nói chuyện tuyển con rể Vương gia cho Si Giám nghe: "... Đệ tử Lang Gia Vương thị muôn màu muôn vẻ, tất nhiên ai cũng tốt, đều có thành ý cầu thân đại tiểu thư. Nhìn thấy ta đến, người nào cũng tranh nhau biểu hiện tài nghệ, duy nhất chỉ có một thiếu niên, vẫn luôn kê cao gối nằm ngủ, coi như không có chuyện gì xảy ra ăn bánh, một câu cũng không nói."
Si Giám hứng thú ngay với thiếu niên nằm giường phía đông(*) ăn bánh: Rất tốt, ngươi đã thành công thu hút sự chú ý của ta rồi đấy.
(*) Giường phía đông: Gốc là "Đông sàng (东床)", từ này nghĩa gốc chính là giường phía đông. Nhưng sau sự tích tuyển con rể của Si Giám thì từ này còn có nghĩa là con rể.
- -----oOo------