Đại Tấn Đẹp Đến Như Vậy (Đổi Nữ Thành Phượng)

Chương 125




Editor: Na

Beta: Hoàng Lan

Tại sao hôm nay Vương Đạo tới tìm Thanh Hà?

Bởi vì đúng lúc Vương Duyệt và Tuân Hoán đều có chuyện quan trọng phải làm, không thể ở bên cạnh Thanh Hà.

Chu Phỏng, cha của Chu Phủ đang đánh trận với Đệ Ngũ Y và Đỗ Tăng đã bao vây Uyển thành hồi đầu, Tuân Hoán đi tìm Chu Phỏng mượn binh mới phá được vòng vây Uyển thành.

Hiện giờ cha con Chu thị đánh trận, Tuân Hoán được xem là nữ anh hùng và thủ lĩnh tinh thần của quân đội Giang Nam, nhất định sẽ không bàng quan đứng nhìn, Tuân Hoán vác kiếm Phong Tùng tham gia vào trận chiến.

Vào giây phút Tuân Hoán mang theo bộ khúc Tuân gia xuất hiện ở chiến trường, Chu Phủ thật sự quá vui mừng, nói với cha Chu Phỏng: “Cha, người mau nhìn đi, con đã nói Hoán Nương là bạn tốt của con mà.”

Chu Phỏng nhìn Tuân Hoán khí phách hiên ngang thì thở dài: “Đứa nhỏ ngốc này, nếu con bé không tới, có lẽ con còn có cơ hội mỏng manh. Giờ con bé tới rồi trả lại ân tình cho Chu gia chúng ta, từ giờ con nên chết suy nghĩ không nên có kia đi.”

Nhưng Chu Phủ hoàn toàn không nghe thấy, chỉ lo thúc ngựa dẫn binh đến tiếp ứng cho Tuân Hoán, nào quan tâm đến mấy lời lải nhải của vị cha ruột am hiểu sâu sắc đạo lý đối nhân xử thế.

Có Tuân Hoán gia nhập, cha con Chu gia như hổ thêm cánh, thế như chẻ tre.

Vương Duyệt đi Giang Bắc —— hắn cứu Đông Hải Vương phi Bùi thị bán mình làm nô, Bùi thị biết ơnân cứu mạng của Vương Duyệt nên đã nói ra chuyện bà tháo bảo đao gia truyền của Lang Gia Vương thị trên thi thể Vương Diễn xuống, lúc bị người ta bán trao tay làm nô lệ ở Giang Bắc, bà đã chôn bảo đao ở một chỗ nào đó của Giang Bắc để bảo vệ bảo đao của Vương gia.

Vật ấy chính là tín vật của tộc trưởng Lang Gia Vương thị, bây nay cha Vương Đạo của Vương Duyệt là tộc trưởng trên thực tế của gia tộc, nhưng không có tín vật nên vẫn có phần danh không chính ngôn không thuận. Từ khi vào Giang Nam, kế hoạch mở kho lúa và tiệm bánh Hồ Vương Ký ở Giang Nam của Vương Duyệt đều nhận được sự ủng hộ sâu sắc từ cha Vương Đạo.

Từ khi biết Vương Đạo là cha nuôi từ đầu đến cuối chẳng hay biết gì, Vương Duyệt vẫn luôn tìm cơ hội trả lại công ơn dưỡng dục của cha, thế nên khi biết nơi cất đao - cũng chính là đồ gia truyền của Lang Gia Vương thị thì dẫn theo Bùi thị ngược lên Giang Bắc, tìm được Si Giám giờ đã là thủ lĩnh của lưu dân Giang Bắc hỗ trợ tìm kiếm nơi chôn đao rồi dâng bảo đao cho cha.

Không có Tuân Hoán và Vương Duyệt, Vương Đạo lại tìm một cơ hội để vợ Tào Thục đi ra ngoài xã giao, như vậy Thanh Hà sẽ trở thành người đơn độc, Vương Đạo thừa cơ tìm đến.

Anh đào ở thành Bình Dương của Trung Nguyên vừa chín tới, hoa sen ở Giang Nam đã lộ ra góc nhọn, thoang thoảng nghe thấy hơi thở mùa hè, Thanh Hà ở trong đình trúc khắc ngói úp hình mặt người, đây là thú vui trong giai đoạn điều trị của nàng, xây dựng một cái hầm, khắc những biểu cảm của Vương Duyệt vào từng miếng ngói úp hình tròn rồi nung thành hình.

Hôm nay thứ nàng khắc chính là gương mặt tươi cười, nhưng mới khắc được một nửa thì thị nữ báo Vương Đạo cầu kiến.

Tuân Hoán và Vương Duyệt đều ra ngoài làm việc riêng của mình, Tào Thục đi ra ngoài xã giao, trong lúc Thanh Hà điều trị vẫn luôn đóng cửa từ chối tiếp khách, yên bình lặng lẽ dưỡng bệnh mà không gặp bất kỳ ai, nhưng Vương Đạo thì khác, ông là chồng của Tào Thục và cha ruột của Vương Duyệt —— dù thế nào cũng phải nể mặt Tào Thục và Vương Duyệt mà gặp một lần.

Tào Thục Vương Duyệt: duck không cần (*).

(*) Từ thông dụng trên internet bên Trung, có nghĩa là “bạn không cần phải làm vậy”

Trong đình trúc giữa hồ, Thanh Hà dùng miếng vải ướt phủ lên phôi bùn đã hoàn thành một nửa, rửa sạch tay rồi truyền Vương Đạo vào gặp.

Nàng mặc áo đơn vải thô giống hệt Vương Duyệt, Vương Duyệt- lưu lượng hàng đầu của Đại Tấn có năng lực chào hàng kinh người. Hắn mặc áo vải thô rêu rao khắp nơi, sau khi ngồi xe bò mui trần (*) đi một vòng quanh các thành thị lớn ở Giang Nam, giá vải thô đã tăng mạnh, thậm chí còn vượt qua giá tơ lụa, vào lúc cao điểm nhất, phải mất hai lượng vàng mới có thể mua được một cuộn vải thô.

(*) Xe bò không lắp các miếng chắn tạo thành thùng xe

Vương Đạo nhân cơ hội bán vải thô cất dưới đáy quốc khố ra với giá cao, giải quyết khủng hoảng tài chính ở Giang Nam. Có tiền mới có thể đánh giặc, trong trận đại chiến của cha con Chu Phỏng Chu Phủ với Đệ Ngũ Y và Đỗ Tăng, chi phí quân sự để khai chiến phải dựa vào việc Vương Duyệt bán vải thô kiếm lời.

Có điều Thanh Hà mặc áo vải thô cũng không phải chạy theo trào lưu mà là xuất phát từ cân nhắc thực tế, một năm qua nàng ở trong xưởng ngói úp, không nói đến việc tất cả mười đầu ngón tay đều bị thương, mà trên bàn tay còn có vết chai, bàn tay thô ráp như nông phụ vu0t ve quần áo tơ lụa trơn mịn nhẵn nhụi giống như giấy nhám có thể rút hết sợi tơ ra, mặc cái nào là hỏng cái đó, Thanh Hà dứt khoát chỉ mặc áo bằng vải thô đắt tiền nhất ở thành Kiến Nghiệp, như vậy sẽ không đến mức làm hỏng quần áo.

Tào Thục chu đáo, mặc quần áo đơn giản thì sẽ tốn công sức ở khoản đồ trang sức, trên búi tóc của Thanh Hà cài trâm thạch anh trong suốt hình rồng —— chỉ có nàng mới dám đeo đồ trang sức có họa tiết hình rồng ở Giang Nam.

Có trâm thạch anh hình rồng tô điểm, dù Thanh Hà mặc áo vải thô cũng có thể hiện rõ khí chất cao quý thuần khiết của công chúa hoàng gia, khiến người ta không dám khinh thường.

Vương Đạo lo lắng vợ Tào Thục ra ngoài xã giao nghe tin sẽ đuổi giết trở về rồi ầm ĩ đến mức khó coi nên sau khi hành lễ, ông cũng không rảnh nói chuyện phiếm mà xông thẳng ra trận, lấy ra văn thư khuyên Tư Mã Duệ xưng đế bằng giọng điệu của Thanh Hà, muốn Thanh Hà ký tên.

Vương Đạo hành lễ, “Đất nước không thể một ngày không có vua, mong công chúa thâm minh đại nghĩa (*).”

(*) Thâm minh đại nghĩa: có nhận thức sâu về lẽ phải và chính nghĩa

Trải qua một tháng điều trị và lời kể của ba người Vương Duyệt, Thanh Hà đã có những hiểu biết sơ bộvề quá khứ, không còn là một tờ giấy trắng nữa. Nàng biết hiện giờ nàng có thân phận cao quý nhất ở thành Kiến Nghiệp.

Một khi Tư Mã Duệ đăng cơ, trở thành Hoàng Đế Đại Tấn, nàng sẽ phải khuất phục dưới Hoàng Đế Hoàng Hậu mới và cúi đầu làm thần.

Chính vì nguyên nhân như vậy nên Vương Đạo mới có thể sớm không tới, muộn không tới mà chọn thời điểm Vương Duyệt, Tuân Hoán và Tào Thục đều không có mặt để tới bái kiến Thanh Hà.

Vương Đạo vẫn luôn khua chiêng gõ mõ thúc đẩy Minh chủ Giang Nam xưng đế, ngoài việc cố ý tuyên dương câu châm ngôn “Năm con ngựa qua sông, một con hóa thành rồng” ở dân gian, khi tin tức Hoàng Đế cuối cùng Tư Mã Nghiệp bị tân đế Lưu Xán của nhà Hán gi3t ch3t truyền tới thành Kiến Nghiệp, ông còn lấy danh nghĩa Tư Mã Nghiệp bịa đặt ra một chiếu thư kế vị giả, sau đó giao cho Thái thú Tống Triết của quận Hoằng Nông vừa chạy trốn khỏi nước Hán và yêu cầu Tống Triết dâng cho Minh chủ Giang Nam Tư Mã Duệ.

Trên “Di chiếu” của Tư Mã Nghiệp có viết: “Trẫm vô đức vô năng*, dẫn đến việc giang sơn bị lật đổ, hoàng thất vỡ vụn tan thành, bị người Hung Nô làm nhục. Trẫm không sống được bao lâu nữa, giờ truyền ngôi vị Hoàng Đế cho Lang Gia Vương Tư Mã Duệ, giao trọng trách khôi phục xã tắc Đại Tấn và giành lại Trung Nguyên cho Lang Gia Vương.”

* Vô đức vô năng: không có đạo đức, không có năng lực

Thật ra Tư Mã Nghiệp vẫn luôn chịu sự giám sát chặt chẽ và nghiêm ngặt của cha con Lưu Thông, Lưu Xán, hoàn toàn không có khả năng viết di chiếu truyền ngôi gì đó, tất cả đều là vở kịchdo Vương Đạo tự biên tự diễn, chẳng trách tên ông là Vương “Đạo”, ông chính là tổng đạo diễn trong màn kịch xưng đế của Tư Mã Duệ.

Tư Mã Duệ đương nhiên muốn làm Hoàng Đế! Thân là hoàng thất dòng thứ, hắn vốn tưởng rằng cả đời sẽ làm phiên vương ở đất phong quận Lang Gia, không ngờ sáu năm trước sau khi bái Vương Đạo – một đồng hương Lang Gia làm quân sư, cuộc đời hắn đã được Vương Đạo thay đổi từ đó.

Vương Đạo cùng hắn ở Giang Nam thâm canh sáu năm, cùng đồng tâm hiệp lực, lại còn đưa hắn đến vị trí Hoàng Đế.

Trong lòng Tư Mã Duệ mừng như điên, hận không thể kế vị ngay lập tức. Nhưng cái gì phải diễn vẫn phải diễn cho đủ, Tư Mã Duệ cầm “Di chiếu”, gào khóc với Tư Mã Nghiệp đã bị gi3t ch3t ở phương bắc, lần đầu tiên từ chối, “Hoàng Thượng, vi thần có tội! Không thể mang binh lên phía bắc cứu giá khiến Hoàng Thượng bị Hán tặc gi3t ch3t, vi thần không cứu được Hoàng Thượng, cũng không có mặt mũi làm Hoàng Đế.”

Đám người Vương Đạo đồng thời dâng tấu, cầu xin Tư Mã Duệ nghe theo sắp xếp trong “Di chiếu”, lần thứ hai thỉnh cầu hắn kế thừa ngôi vị Hoàng Đế và đăng cơ xưng đế.

Về cơ bản, trình tự lên làm Hoàng Đế phải tam thỉnh tam từ (*), nhất định phải đi cho hết những trình tự phải đi.

(*) Tam thỉnh tam từ: ba lần mời ba lần từ chối

Tư Mã Duệ là một diễn viên giỏi, cứ kiên quyết không nghe theo, bắt đầu từ chối lần thứ hai, “Ta không thích hợp! Người đâu, chuẩn bị xe ngựa, ta phải về Lang Gia!”

Trở về Lang Gia là chuyện không thể xảy ra, Lang Gia đã là địa bàn của nhà Hán, đi là chịu chết.

Đám người Vương Đạo lại quỳ xuống đất lầu nữa cầu xin Tư Mã Duệ đăng cơ. Vương Đạo nói: “Điện hạ tuyệt đối không thể đi, giờ xung quanh quận Lang Gia đều bị bầy sói nhìn chằm chằm, quân tử sao có thể đứng dưới bức tường nguy hiểm? Nếu điện hạ nhất định không chịu kế vị làm Hoàng Đế, vậy xin điện hạ xưng Tấn Vương.”

Lang Gia Vương là quận vương, Tấn Vương là thân vương, tước vị thuộc hàng cao nhất, hơn nữa Tấn Vương là tước vị được phong từ đầu của hoàng thất triều Tấn, Tư Mã thị là gia tộc lớn ở Hà Nội*, ngày xưa, Hà Nội là đất của nước Tấn, nên khi Tư Mã Chiêu được Tào Ngụy phong làm Tấn Vương, sau đó Tư Mã gia soán vị, tiêu diệt nước Ngụy, thành lập Đại Tấn và xưng đế.

(*) Hà Nội trong phần này là phần phía bắc của sông Hoàng Hà, Trung Quốc

Nếu muốn xưng đế, tất nhiên phải phong tước Tấn Vương trước.

Sau khi xưng làm Tấn Vương, bước tiếp theo chính là xưng đế, lần thứ ba thỉnh cầu đăng cơ, cần công chúa Thanh Hà có huyết thống thuần túy nhất đích thân dâng tấu, thỉnh Tấn Vương Tư Mã Duệ sớm ngày đăng cơ làm đế.

Lần này Tư Mã Duệ vẫn sẽ từ chối —— phải diễn cho xong “tam thỉnh tam từ” mới được.

Giả dối sao? Nhưng cần phải vậy. Tất cả Hoàng Đế đều phải đi bước nhạc đệm này, nếu không chính là ngôi vị Hoàng Đế sẽ có lai lịch bất chính.

Sau đó tới lần thứ tư, tất cả đại thần, hoàng thất, bao gồm cả công chúa Thanh Hà và các danh sĩ tộc chính gốc Giang Nam cùng thỉnh cầu Tư Mã Duệ đăng cơ mới được xem là đi hết bước nhạc đệm một cách hoàn chỉnh và có thể đăng cơ.

Nhưng giống như một căn nhà tầng, muốn lên được tầng thứ tư thì nhất định phải đến tầng ba trước, mà mấu chốt của tầng thứ ba chính là tấu chương do chính tay công chúa Thanh Hà viết.

Vương Đạo hoàn toàn có thể giả mạo chữ ký của Thanh Hà và đi xong bước nhạc đệm khuyên nhủ đăng cơ lần thứ ba, nhưng như vậy chắc chắn sẽ chọc giận công chúa Thanh Hà, đến lúc đó công chúa Thanh Hà từ chối cùng quần thần và sĩ tộc Giang Nam cùng đứng ra khuyên nhủ Tấn Vương Tư Mã Duệ đăng cơ lần thứ tư, như vậy vở diễn sẽ bị đổ vỡ.

Cho nên Vương Đạo nhất định phải đích thân thuyết phục Thanh Hà đồng ý diễn vở kịch đăng cơ này.

Thanh Hà nhìn kỹ chiếu thư Vương Đạo đích thân cầm dao khuyên Tấn Vương Tư Mã Duệ đăng cơ, nhìn chỗ ký tên vẫn để trống, nói: “Tấn Vương Tư Mã Duệ là cái đích mà mọi người cùng hướng tới, hiện giờ chỉ có hắn mới có thể chống lại nhà Hán ở bên kia sông và bảo vệ trăm vạn dân di cư Trung Nguyên. Nhưng trước khi dâng tấu, ta có một điều kiện. Kỷ Khâu Tử đồng ý xong ta sẽ ký tên ngay tức thì.”

Vương Đạo vội nói: “Công chúa có bất kỳ yêu cầu gì, vi thần sẽ lập tức chuyển lời cho Tấn Vương.”

Thanh Hà cười, “Không cần, chỉ cần Kỷ Khâu Tử đồng ý là được.”

Ngay cả Thanh Hà cũng hiểu, chủ nhân chân chính của đất nước này thật ra là Vương Đạo, lời hứa của Vương Đạo còn đáng tin hơn nhiều so với Tấn Vương.

Vương Đạo nói: “Mời công chúa nói.”

Ánh mắt Thanh Hà nhìn về hướng Trường An ở phía bắc xa xôi, “Mẫu thân ta đã từng là Hoàng Hậu Đại Tấn, giờ bà đã tái giá, là Vương phi của Trung Sơn Vương Lưu Diệu nhà Hán. Sau khi Tấn Vương xưng đế, chuyện đầu tiên phải làm chính là biên soạn sử sách để thể hiện tính chính thống. Mẫu thân ta là Hoàng Hậu tiếp theo của Huệ Đế, nhất định sẽ bị viết vào. Yêu cầu của ta rất đơn giản, những ghi chép về mẫu thân ta không được phép có bất kỳ đánh giá tiêu cực nào, mấy lời nói linh tinh như thất trinh, thất tiết, tuyệt đối không được phép viết vào bất kỳ một chữ nào.”

“Đại Tấn mất nước, thành Lạc Dương sụp đổ, bà ấy bị bắt đi, bị ép tái giá, đều không phải là lỗi của bà ấy, là đất nước này đã không bảo vệ tốt Hoàng Hậu của mình. Cuộc đời bà đã gặp quá nhiều cảnh bi thảm, các người không thể bôi nhọ danh dự của bà ở trong sử sách được.”

Vương Đạo rất khó xử, “Cái này ——”

Những lời Thanh Hà đều đúng, nhưng Dương Hoàng Hậu không giữ được trinh tiết, tái giá ngay với Lưu Diệu trong thời gian để tang Huệ Đế là sự thật.

Lúc Vương Đạo do dự, Thanh Hà nhấc bút, loạt xoạt vài cái, dùng giọng điệu của Vương Đạo lập lời thề, sau đó nàng quay ngược trang giấy đưa cho Vương Đạo, “Ông ký thì ta ký, ông đồng ý ta cũng đồng ý.”

Cả Vương Đạo và Thanh Hà đều không biết thật ra bọn họ là cha con ruột. Quả nhiên là ruột thịt, ngay cả tác phong làm việc cũng giống nhau y đúc.

Sách sử sẽ lưu truyền mãi mãi, đặc biệt là sách sử do nhà nước biên soạn, thể hiện tính chính thống và đóng khung kết luận, hoàn toàn không phải chuyện đùa, Vương Đạo sẽ phải đi ngược lại nguyên tắc của sĩ phu phong kiến để xóa bỏ đánh giá tiêu cực và phiến diện về việc Dương Hiến Dung mất trinh tiết.

Trong lúc Vương Đạo đang tranh đấu dữ dội thì vang lên tiếng cảnh báo của phụ tá ở ven hồ, “Phu nhân! Phu nhân đã về rồi ạ! Phu nhân đi đường vất vả!”

Thì ra Tào Thục ở trong yến hội nghe được tin báo Vương Đạo lén lút tới bái kiến Thanh Hà từ chỗ thân tín nên kết thúc buổi xã giao trước rồi chạy tới biệt viện.

Thanh Hà nói: “Nếu Kỷ Khâu Tử vẫn không quyết định sẽ phải bỏ lỡ cơ hội lần này.”

Với tính tình của Tào Thục, rất có thể sẽ xảy ra chuyện xông vào xé nát văn thư.

Vương Đạo không còn sự lựa chọn khác, lập tức nhấc bút ký tên và lập lời thề. Thanh Hà theo sát sau, ký tên Tư Mã Y Hoa.

Hai người nhanh chóng trao đổi công văn, cuộn lại rồi nhét vào trong ống tay áo to rộng, tiếng bước chân của Tào Thục vang lên trên cầu trúc đi thông đến đình trúc ở giữa hồ.

Tào Thục tức muốn hộc máu, gào lớn tiếng: “Lão già Xích Long ông có cần mặt mũi nữa không hả? Để ta ra ngoài rồi thừa cơ xông vào, lợi dụng điểm yếu để uy hiếp người bệnh mà được hả!”

Xích Long là tên mụ của Vương Đạo, vì khi còn bé có ngoại hình đẹp đẽ, phong thái phóng khoáng tự nhiên như rồng nên gọi là Xích Long.