Đại Đường Tiểu Lang Trung

Chương 378: Trường An như miếng đậu hũ (1)




Dọc đường len kinh cứ mỗi lần ở lại ăn cơm hay nghỉ trọ, Tả Thiếu Dương đều tới chùa miếu hỏi thăm tin tức Tiêu Vân Phi, nơi nào ông ta cũng đã ghé qua, song không ai cung cấp được tin tức gì có giá trị.

Càng tới gần kinh thành, tin tức về Tiêu Vân Phi càng ít đi, có vẻ ông ta sợ bộ khoái kinh thành, cho nên không hoạt động ở nơi này.

Đường tuy xa, nhưng cứ đi rồi cũng tới.

Kinh thành Trường An, khi đó là đô thị phồn hoa nhất thế giới!

Xe đi qua cổng thành, Bạch Chỉ Hàn háo hức vén rèm xe gọi:

- Thiếu gia, tới kinh thành rồi đấy.

- Thế à?

Tả Thiếu Dương không rõ lịch sử cho nên không biết biết mình may mắn thế nào khi được chứng kiến tòa thành này, giọng có chút uể oải, vì chuyến đi này chẳng thú vị chút nào, xe ngựa lắc lư làm y phát ốm, đã thế còn có tên đánh xe ngồi ngoài, trong xe không làm gì được Bạch Chỉ Hàn, ở trọ thì cha y ngay bên cạnh, đùa nghịch một chút nàng cũng không dám, phải nói cực kỳ vô vị, nên nên lúc này tới nơi cũng chẳng hứng thú gì, trong mắt y thì thành phố lớn hơn mình cũng thấy rồi, Trường An có là cái quái gì, chỉ là đường rộng hơn một chút, nhà cao hơn một chút, người đông hơn một chút, ăn mặc đẹp hơn Hợp Châu một chút thôi, chẳng có gì mang tính chấn động.

Bọn họ vào thành từ cổng Minh Đức phía nam thành, đây cũng là cổng lớn nhất của thành Trường An gồm năm cổng thành lớn vào, đi vào một cái chính là con đường lớn Chu Tước có thể cho chín cỗ xe ngựa đi song song, dẫn tới thẳng hoàng thành.

Thứ duy nhất mà Tả Thiếu Dương cực kỳ hứng thú là hoàng cung, nhưng vén rèm xe nhìn xa hết mức cũng chẳng thấy đâu, nghe đánh xe nói, hoàng cung ở phía bắc cơ, tuy đi thẳng tới là thấy, nhưng không nhìn thấy được, giọng điệu mang đầy vẻ tự hào của người đã từng tới kinh thành.

Thành Trường An có thể nói là thành trong thành, lúc này tên đốt nát Tả Thiếu Dương mới mở mắt ra, tất cả các khu dân cư của thành được những bức tường bao quanh, phân chia thành từng phường, cực kỳ chỉnh tề, cứ như là từng miếng đậu hũ vậy.

Cái này rất giống với khu dân cư nhỏ ở đô thị hiện đại, thậm chí đáng nể phục hơn nữa là phường nào cũng hình dáng vuông vức chỉnh tề, tất nhiên kích cỡ những miếng đậu hũ này khác nhau, có phường hơn nghìn hộ, có phường vài trăm hộ, chỉ cần đóng cửa phường lại một cái là thành tòa trạch viện độc lập.

Hơn nữa còn thực hiện chế độ quản lý khu nhà ở tách việt với khu thương nghiệp, trong thành chuyên môn thiết lập hai cái thị tập, gọi là Đông thị và Tây thị. Tất cả cửa hiệu thương nghiệp chỉ có thể mở ở hai nơi này, cho nên dọc đường đi không hề thấy các cửa hiệu, chỉ có thể thấy từng bức tường phường cao ngất, nhà cửa thấp một số ngôi nhà cao tầng đằng sau.

Tả Thiếu Dương không hiểu thương nghiệp nên không đánh giá được mô hình này có lợi không, nhưng thời đại này làm được như thế, y không ngờ.

Đương nhiên cái gì cũng có ngoại lệ, đó là khách sạn, y quán và xuân lâu. Vì xuân lâu kinh doanh chủ yếu về đêm, cho nên mở riêng một phường, là phường Bình Khang, nói gọi là khu đèn đỏ, không có giới nghiêm ở đây.

Còn khách sạn và y quán không bắt phải đặt ở Đông thị và Tây thị, mà có thể mở khắp nơi trong thành, đương nhiên là trong các phường rồi.

Lý do đơn giản, vì Đông thị và Tây thị cũng mở cửa đóng cửa theo giờ, khi đó tất cả mọi người đều phải rời đi.

Thành Trường An giới nghiêm canh hai ( mùa hè hoãn nửa canh), giải trừ vào canh năm ( mùa thu sớm nửa canh), như thế nếu khách sạn và y quán mà cũng mở ở đông thị và tây thị thì bất tiện cho khách ra vào, cũng không phù hợp với người đêm hôm cần trị bệnh.

Ở triều Đường này, y và dược là tách biệt, mở dược hành là thương nhân, thuộc nghề hèn kém, còn lang trung tọa đường không phải thương nhân, là bách tính bình thường, dưới sĩ và trên nông.

Đoàn xe hai nhà đi được một đoạn trên đường Chu Tước thì rẽ phải vào con đường nhỏ hơn, nhỏ cũng đủ năm làn đường, người xe đi lại nườm nượm, trong đó khiến Tả Thiếu Dương chú ý nhất là những chiếc xe ngựa do bốn con ngựa kéo, đằng sau cái xe dài, chia làm hai hàng ghế, có tới hai mươi người ngồi, kinh ngạc thốt lên:

- Nơi này có cả xe bus sao?

Bạch Chỉ Hàn hiển nhiên chưa bao giờ nghe thấy từ này, hơn nữa phát âm cũng rất khó:

- Thiếu gia, đó là loại xe gì?

- Ý ta là xe công, chở mọi người đi quanh thành phố ấy, như cái xe kia.

Đánh xe cười lớn, hắn có vẻ rất thích khi thấy người khác tỏ ra ngơ ngác vì những thứ mới mẻ ở nơi này, mà hắn cũng chỉ là người Hợp Châu thôi chứ có khác gì, qua đó có thể thấy địa vị kinh thành trong lòng người dân Đại Đường ra sao.

- Thiếu gia, vì thành Trường An rất lớn, nên triều đình cho phép xa hành hoạt động, những chiếc xe lớn này có phương hướng cố định, ví như đông tây thị, tháp Đại Nhạn tới hoàng thành hay Duyên Bình môn tới Hưng Hóa môn, mỗi xe có biển riêng, ha ha, người vùng ngoài tới nhớ hết được mấy cái biển này cũng đau đầu lắm.

Đánh xe còn chỉ vào một hàng kiệu và xe ngựa cỡ nhỏ đỡ bên đường:

- Nếu thiếu gia không biết tuyến đường, hoặc là không thích chen chúc với người khác thì có thể thuê bọn họ đi tới nơi mình muốn.

Mẹ nó, vậy là còn có cả taxi nữa, tòa thành này càng lúc càng khiến Tả Thiếu Dương phải bất ngờ, muốn nhảy xuống xe đi chơi một vòng, tạm thời phải hoàn lại, sắp xếp xong chỗ ăn ở đã cũng không muộn.

Cù lão thái gia sẽ tới nhà hảo hữu ở lại bộ tạm, không tiện dẫn bọn họ đi cùng.

Chuyến đi này Tả gia không có nhiều tiền, tổng cộng chỉ có hơn 70 quan thôi, số tiền này vừa phải trả phí sinh hoạt, vừa phải chuẩn bị sính lễ, cho nên chi tiêu phải thật tiết kiệm tính toán.

Cù lão thái gia cân nhắc rồi, chỉ dẫn xe ngựa tới khách sạn cách nhà bằng hữu mình không xa, khách sạn này tên Bằng Lai, là khách sạn tầm trung, khá lâu đời, vừa giá rẻ tiện nghi, điều kiện vệ sinh cũng tốt, nói nếu điều kiện ăn ở quá kém, nhà gái chỉ e sẽ xem thường, Tả Quý thấy hợp lý, nên ở lại.

Khách sạn này có ba tầng, kiểu kinh doanh giống đa phần khách sạn thời đó, đại sảnh kinh doanh nhà hàng, tầng hai tầng ba cho thuê trọ, Tả Quý và Đinh Tiểu Tam ở gian phòng lớn, còn Tả Thiếu Dương và Bạch Chỉ Hàn ở gian nhỏ hơn bên cạnh, chẳng thể nào so với cái tiểu viện của bọn họ ở Long Châu, nhưng mà tiền không có phải làm sao đây, chạy chọt lo lót là công việc vô cùng tốn kém.

Tả Thiếu Dương chỉ muốn làm xong việc này sớm rồi về, bố trí xong chỗ ăn ở, hỏi luôn:

- Lão thái gia, bây giờ chúng ta sẽ làm gì?

- Hiện giờ ta tới nhà lão hữu, nghe ngóng tình hình xem đã, ta rời kinh một thời gian, nhiều chuyện không dám chắc như trước.

Cù lão thái gia chắp tay nói với Tả Quý:

- Mọi người cứ ở lại nghỉ ngơi vài ngày, có tiến triển sẽ báo với các vị.

Cất đồ đạc xong, Tả Thiếu Dương thấy trời còn sớm, rất hứng thú muốn đi dạo phố, giờ đây y đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn về Trường An rồi. Tả Quý dù sao đã có tuổi, không khôi phục được nhanh như thế, nhiều ngày đi đường mệt mỏi, không muốn di chuyển nữa, dặn Đinh Tiểu Tam ở lại chiếu cố, Tả Thiếu Dương phấn khích dẫn Bạch Chỉ Hàn ra ngoài.

Bạch Chỉ Hàn trước đây ở kinh thành cũng có chút tiếng tăm, vì tài thêu thùa may vá của nàng cực cao, không ít người tới xin tác phẩm của nàng để cất giữ, lần này trở về không ai biết, dù sao nàng coi như gả đi rồi, Cù lão thái gia không nói với ai cả, trước kia rất nhiều nhà nhắm nàng làm tức phụ, họ mà biết chỉ thêm phiền.

Thời còn sống ở kinh thành thì Bạch Chỉ Hàn toàn ru rú trong nhà, hiếm khi ra phố, nhiều địa danh nàng chỉ nghe chưa đi bao giờ, thế nên hướng dẫn viên này không xứng chức lắm, có điều với Tả Thiếu Dương không hề gì, y không hứng thú nhiều với danh lam thắng cảnh, y thích nhìn muôn vẻ cuộc sống hơn, tùy tiện đi tới đâu chơi tới đó.