Đại Đường Đạo Soái

Chương 587: Đáng tiếc, đáng tiếc




Đỗ Hà, Lý Khác đang chờ ở trong sảnh.

Tiếng bước chân nhẹ nhàng vang lên rồi một nữ tử tuyệt mỹ mặc áo dài bằng lụa trắng như tiên tử tiến vào. Nàng búi tóc hình chim én, trên đầu cài trâm, tư thái ưu nhã mỹ lệ.

Người tới chính là Từ Tuệ.

Lý Khác khẽ sững người.

Đỗ Hà cũng khẽ giật mình, Đường phong cởi mở, nữ tử phương bắc đều chịu ảnh hưởng nên y phục khá bộc lộ. Tuy không phải đến mức lộ ra nửa ngực như phim thời sau nhưng cũng bộc lộ đầy đủ dáng người quyến rũ. Giang Nam xa xôi, phong khí Đường triều cũng không ảnh hưởng hoàn toàn đến đây nên phần lớn nữ tử đều ăn mặc kín đáo, không nhìn ra đến tột cùng.

Khí chất Từ Tuệ không giống với Trường Nhạc cao quý, Lý Tuyết Nhạn linh động, Vũ Mị Nương yêu mị mà là vẻ ôn nhu đặc hữu của vùng sông nước Giang Nam. Loại mỹ cảm này rất khó thấy ở phương bắc nên càng làm Đỗ Hà kinh diễm.

Từ Tuệ có chút thấp thỏm, vừa mới nghĩ đến Đỗ Hà thì đối phương đã tìm đến cửa khiến nàng khó tránh khỏi cảm xúc khác thường.

- Từ Tuệ bái kiến Ngô Vương, Đỗ đại nhân.

Nàng nhẹ nhàng cúi đầu, duyên dáng mà không mất đi lễ tiết.

Lý Khác định lực phi phàm, tuy là Từ Tuệ dung mạo tịnh lệ khuynh đảo nhưng không đánh mất phong phạm Vương gia:

- Từ cô nương, miễn lễ.

Đỗ Hà cười nói:

- Từ cô nương, ngày đó từ biệt ở Tô Châu không ngờ còn có ngày gặp lại ở Trường An, thật là vui mừng. Ngày mai ta rảnh, với tư cách chủ nhà dẫn cô nương đi dạo Trường An để xem phong cảnh.

Lý Khác quái dị nhìn Đỗ Hà, không thể tưởng được em rể mình lớn mật như thế, dám đứng trước mặt mình đùa giỡn nữ tử.

Từ Tuệ cũng ửng đỏ, tim đập như hươu chạy. Nàng vốn có cảm giác bội phục đối với Đỗ Hà nên tuy nghe hắn mời đường đột nhưng ngoài ý muốn lại muốn đáp ứng, chỉ vì nữ tính rụt rè, không biết trả lời như thế nào.

Đỗ Hà thấy phản ứng khác thường của Từ Tuệ và ánh mắt quái dị của Lý Khác thì biết bọn họ đã hiểu lầm. Đỗ Hà đến Trường An đã có 4, 5 năm, tự coi mình thuộc về triều đại này nhưng vẫn có thói quen không sửa được.

Tựu như lúc này, Từ Tuệ lúc ở Giang Nam đã giúp hắn đại ân, nhất là vào lúc trị độc của Phùng Đông Vũ càng làm ra cống hiến không nhỏ. Trong lòng Đỗ Hà, Từ Tuệ dĩ nhiên là bằng hữu của hắn. Bằng hữu từ phương xa, thân là chủ nhà mời nàng ăn bữa cơm, dẫn đi dạo chơi là chuyện rất bình thường, căn bản chẳng phân biệt nam nữ.

Nhưng vào thời cổ đại lại không là bình thường, nam nữ trẻ tuổi chỉ cần nắm tay cùng đi đã bị người chỉ trích, nam tử đã kết hôn và nữ tử chưa lập gia đình càng phải như vậy.

Đỗ Hà nghĩ thông điểm này liền cười khổ, chuyện như vậy càng giải thích càng lộ ra chột dạ, liền chuyển chủ đề hỏi về chỗ ở của Trí Vĩnh.

Từ Tuệ đáp:

- Trí Vĩnh đại sư xác thực cùng tới Trường An với Từ gia nhưng sau khi vào thành thì đã tạm biệt.

Lý Khác thấy đã mất đi tin tức của Trí Vĩnh, lo lắng hỏi:

- Từ cô nương có biết Trí Vĩnh đại sư đi đâu?

Từ Tuệ cùng Trí Vĩnh không có danh thầy trò nhưng lại thực sự là thầy trò. Lý Khác là hoàng tử Ngô Vương, Đỗ Hà là trọng thần Thượng thư tỉnh kiêm Tướng quân, cả hai cùng tới đây vốn đã Từ Tuệ nghi kỵ. Lúc này lại nghe cả hai người hỏi chỗ ở của Trí Vĩnh thì chột dạ:

- Các ngươi tìm Trí Vĩnh đại sư có chuyện quan trọng?

Đỗ Hà, Lý Khác đều là người có tâm tư nhạy bén, sao không thể nhận ra vẻ hoài nghi trong lời của Từ Tuệ.

Lý Khác thành khẩn nói:

- Từ cô nương, đừng hiểu lầm, chúng ta cũng không ác ý. Chỉ là Trí Vĩnh đại sư là cháu bảy đời của Thư Thánh Vương Hữu Quân, phụ hoàng ta đam mê thư pháp Vương Hữu Quân nên triệu kiến.

Hắn không hề không đề cập tới chuyện [Lan Đình tập tự], sợ Từ Tuệ nhạy cảm, cố ý giấu diếm.

Đỗ Hà cũng nói:

- Bình sinh không làm việc trái với lương tâm, nửa đêm gõ cửa không sợ hãi. Trí Vĩnh đại sư là cao tăng đắc đạo, Bệ Hạ thực sự không phải là hôn quân như Dương Quảng, Trụ vương, chắc chắn sẽ không làm tổn thương lông tóc Trí Vĩnh, điểm này Đỗ Hà ta có thể cam đoan.

Từ Tuệ không tin Lý Khác, lại không thể không tin Đỗ Hà. Nàng vốn đã biết nhân cách của hắn lúc ở Tô Châu, gật đầu nói:

- Từ Tuệ cũng không có nghe Trí Vĩnh đại sư nhắc tới phương hướng cụ thể. Chỉ là nghe nói hắn đến Trường An có chuyện quan trọng, muốn đi tìm một vị bằng hữu cũ. Theo ta được biết, hảo hữu của Trí Vĩnh đại sư ở Trường An chỉ có Thế Nam.

Thế Nam tiên sinh mà nàng nói chính là tiền nhiệm Đường triều Bí thư giam Ngu Thế Nam.

Ngu Thế Nam thông minh uyên bác nghe rộng biết nhiều. Vào thời thiếu niên cùng anh là Ngu Thế Cơ bái Cố Dã Vương làm thầy. Khổ luyện đèn sách hơn mười năm thì thành tài, chơi thân với Trí Vĩnh hòa thượng. Trí Vĩnh được chân truyền thư pháp của Vương Hi Chi, Ngu Thế Nam được Trí Vĩnh dốc lòng truyền thụ nên thư pháp cũng kế thừa được truyền thống của Nhị vương. Ngu Thế Nam là đại nhân vật xuất thân từ Giang Nam nên Từ Tuệ dĩ nhiên biết đến, cũng biết quan hệ của hắn và Trí Vĩnh quan hệ, cũng vừa là thầy vừa là bạn.

- Đa tạ.

Đỗ Hà, Lý Khác có được tin tức về chỗ ở của Trí Vĩnh, đang định cáo từ.

Từ Hiếu Đức vội vàng từ bên ngoài chạy đến.

Từ Tuệ không biết ý đồ của Đỗ Hà, Lý Khác, nàng là con gái, trong nhà nhiều chuyện không thể làm chủ nên khi hai người vừa đến đã cho người báo Từ Hiếu Đức.

Từ Hiếu Đức đang cùng Khương Vũ Húc nâng cốc ngôn hoan, nhưng nghe có hai đại nhân vật Lý Khác, Đỗ Hà cầu kiến thì tạ lỗi một tiếng, vội vàng chạy đến.

- Từ Hiếu Đức bái kiến Ngô Vương, Đỗ đại nhân, hai vị quang lâm không tiếp đón từ xa.

Từ Hiếu Đức tuy là thương nhân nhưng tài học không tệ, giơ tay nhấc chân cũng có vài phần phong phạm văn sĩ.

Đỗ Hà, Lý Khác cũng hoàn lễ, nhưng hai người vội vã tìm Trí Vĩnh nên chỉ nói qua vài câu rồi vội vàng cáo từ.

Từ Hiếu Đức tuy có lòng lôi kéo quan hệ nhưng hai người cố ý phải đi, hắn cũng không thể tránh được, chỉ có thể tươi cười đưa tiễn.

Từ Tuệ nhìn qua thân ảnh Đỗ Hà, trong lòng có chút tiếc nuối, lại có chút chờ mong. Đỗ Hà dù sao cũng là tài tử, nhà thư pháp nổi danh Đại Đường, nàng cũng am hiểu đạo này, nếu có được Đỗ Hà tự mình chỉ điểm chính là chuyện vui lớn. Hôm nay tương kiến không thể thỉnh giáo, xác thực tiếc nuối, nhưng nhớ tới lời mời ngày mai , cũng không biết là thật hay giả, trong lòng lại lo được mất.

Từ Hiếu Đức nhìn xem bối cảnh hai người, trong mắt có điều suy nghĩ. Trong hai người thì Lý Khác thân phận cao nhất, nhưng hắn là hoàng tử, không phải là Thái tử, từ xưa hoàng tử đều không có quyền lực thực tế, thậm chí sau khi Thái tử lên ngôi còn có họa sát thân giáng chức phạt họa, người này có thể kết giao, nhưng không thể đem nữ nhi phó thác.

Về phần Đỗ Hà, nghĩ tới đây, Từ Hiếu Đức thở dài, là người thập phần hoàn mỹ để gả nữ nhi.

Gia thế xuất chúng, cha làm Tể tướng, cá nhân văn võ song toàn, tài hoa hơn người, danh sĩ đương thời, lãnh binh Đại tướng; Địa vị càng là người tâm phúc của Lý Thế Dân, thành tựu bất khả hạn lượng. Từ Tuệ nếu gả cho hắn, Từ gia hoàn toàn có thể tung hoành ở Trường An. Chỉ là đã lại để cho Hạ Lan gia nhanh chân đến trước rồi.

Tuy Vũ Mị Nương vì gả cho Đỗ Hà nên không quản đến chuyện trong nhà nhưng Vũ Mị Nương là em gái của người cầm quyền Hạ Lan gia là Vũ Thuận, chuyện này mọi người đều biết. Dã tâm hắn thật lớn, cũng không cam lòng chịu thua Hạ Lan gia.

Cái này đã mất đi tiên cơ, tái giá đã không có ý nghĩa rồi.

- Đáng tiếc, đáng tiếc!

Vẻ mặt Từ Hiếu Đức tiếc nuối, nếu không vì Vũ Mị Nương đã gả cho Đỗ Hà, tất nhiên tìm kiếm nghĩ cách đem nữ nhi đến Đỗ gia.

Ra tới Nghênh Tân khách sạn, Đỗ Hà, Lý Khác ngựa không dừng vó chạy tới phủ đệ của Ngu Thế Nam.

Ngu Thế Nam năm nay đã là tám mươi tuổi, cáo lão ở nhà vui vầy với con cháu, thỉnh thoảng luyện chữ tự tiêu khiển, thỉnh thoảng được Lý Thế Dân nghiên cứu thảo luận thư pháp, dương dương tự đắc, thời gian trôi qua cũng có ý nghĩa. Ngày hôm đó hắn đang vui đùa với con cháu trong nội viện thì nghe có lão hữu Giang Nam Trí Vĩnh tới chơi.

- Ồ.

Ngu Thế Nam đứng phắt dậy, bế cả cháu đi ra ngoài viện.

Ngu Thế Nam hôm nay là thư pháp danh gia đại danh đỉnh đỉnh nhưng vào thời thiếu niên cũng không giỏi thư pháp, cùng anh trai khi bái Cố Dã Vương làm thầy học tập tri thức văn hóa, hơn mười năm khổ luyện trở thành một trong những danh sĩ thiếu niên của địa phương. Vào thời thanh niên, hắn tri giao với Trí Vĩnh. Trí Vĩnh tinh thâm thư pháp của Vương Hi Chi, Ngu Thế Nam được Trí Vĩnh tinh tâm truyền thụ mới đại triệt đại ngộ, có biến hóa nghiêng trời lệch đất về mặt thư pháp, trở thành một trong những nhà thư pháp đỉnh cấp của Đại Đường.

Nếu không có Trí Vĩnh, Ngu Thế Nam sao có thành tựu thư pháp hôm nay. Ngu Thế Nam sớm có ý bái sư, nhưng lúc đó bọn họ ngang hàng luận giao, Trí Vĩnh cũng không đáp ứng, nhưng trong lòng Ngu Thế Nam vẫn luôn coi Trí Vĩnh là sư phụ. Sau khi triều Tùy triều triều Trần, Ngu Thế Nam liền rời quê quán, đi tới Trường An.

Từ đó về sau, Ngu Thế Nam không còn cơ hội bước vào Giang Nam nửa bước, đã bốn mươi năm chưa gặp vị sư phụ vô danh Trí Vĩnh.

Hôm nay đột nhiên nhận được tin tức, hắn cực kỳ vui sướng không thể chờ đợi được xông ra ngoài phủ.

Hảo hữu bốn mươi năm gặp mặt, tự nhiên có vui có buồn.

Biện Tài im lặng đứng bên để hai vị lão nhân gia hàn huyên.

Cả hai đang nói chuyện say mê thì Đỗ Hà, Lý Khác tìm đến cửa.

Ngu Thế Nam cười ha hả:

- Trí Vĩnh đại sư, hôm nay ta giới thiệu cho ngươi một kỳ nhân trong giới thư pháp. Chữ của hắn có lẽ so ra kém lệnh tổ Vương Hữu Quân nhưng mạnh mẽ hữu lực, lập luận sắc sảo, cũng không kém đại sư. Ngoài ra còn ngoài mềm trong cứng, khí khái nghiêm nghị, đoan trang hùng vĩ, sợ là đại sư cũng không theo kịp!

Đều là đại gia thư pháp nên Ngu Thế Nam cũng thường xuyên tụ cùng một chỗ với Đỗ Hà. Tuy tuổi tác khác biệt nhưng về thư pháp lại hòa đồng, cũng có thể coi là bạn vong niên.

Trong mắt Trí Vĩnh lóe dị quang, như có điều suy nghĩ cười nói:

- Nghe qua đại danh, vừa cầu đã thấy.

- Lý Khác, Đỗ Hà bái kiến Ngu công, Trí Vĩnh đại sư.

Lý Khác, Đỗ Hà rốt cục gặp được Trí Vĩnh hòa thượng.