Tiết Thứ cầm hộp gấm về phòng.
Có phiên dịch đang trông coi nhìn thấy hắn ôm một chiếc hộp lớn trong tay thì cố ý bước tới nịnh nọt, muốn cầm giúp hắn.
Chẳng qua là phiên dịch chưa kịp chạm tay vào hộp gấm đã bị ánh mắt lạnh lùng của Tiết Thứ làm giật mình, cứng đờ cả người, tiến không được mà lùi cũng không xong.
Tiết Thứ lạnh nhạt nhìn, nói:
- Để tôi tự cầm.
Dứt lời, hắn cầm hộp gấm, đi thẳng qua người phiên dịch, nhanh chóng về phòng.
Đóng cửa thật kỹ xong, hắn mới bắt đầu mở hộp ra.
Hộp gấm có hai tầng, tầng trên đặt một cuộn giấy được buộc lại bằng vải đỏ.
Tiết Thứ tháo miếng vải, cẩn thận mở cuộn giấy ra, một thiếu niên dần xuất hiện trên giấy Tuyên Thành. Đây hẳn là một bức tranh.
Thiếu niên trong tranh mặc áo bào đỏ, hông đeo đao bạc. Sau lưng thiếu niên, hoa mơ hòa với tuyết trắng, hai màu sắc tương phản nhau làm khung cảnh nổi bật lên.
Người người đều biết thái tử Đại Yến thông hiểu cả Ngũ kinh(Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu) và Lục nghệ (Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số) nhưng không nhiều người biết y lại giỏi họa(vẽ) hơn, đặc biệt là vẽ tranh chân dung và tranh hoa điểu. Lối vẽ tỉ mỉ đậm màu, mỗi một bức họa đều phải hoàn mỹ nhất.
Bởi vì thường hay ra vào điện Hoằng Nhân, thỉnh thoảng nghe Trịnh Đa Bảo nhắc đến cho nên Tiết Thứ mới biết được.
Ân Thừa Ngọc là thái tử của một nước, đặt quốc gia và dân chúng trong lòng, ít có thời gian nhàn rỗi vẽ tranh. Chính vì thế, số lượng tranh y vẽ rất ít, ngoại trừ vài bức tranh tốt được triều thần hỏi xin thì tất cả đều được Trịnh Đa Bảo cất giữ như kho báu.
Nhưng bây giờ, điện hạ lại vẽ tranh vì sinh nhật của hắn.
Tiết Thứ xúc động trong lòng, nghĩ đến hình ảnh điện hạ đặt bút vẽ từng nét hình dáng của mình, hắn thấy rất vui mừng.
Đương lúc chăm chú nhìn ngắm bức tranh, hắn chợt nhận ra mấy dòng chữ nhỏ được viết bên dưới.
- Tâm kỳ thiết xử, canh hữu đa thiểu thê lương, ân cần lưu dữ quy thời thuyết. Đáo đắc khước tương phùng, kháp kinh niên ly biệt.
Tiết Thứ vuốt ve hàng chữ, đọc ra tiếng:
- Mạc phụ chẩm tiền vân vũ, tôn tiền hoa nguyệt.
Tuy hắn không được học hành đàng hoàng nhưng đã từng được học chữ. Trước đại dịch ở Ngư Đài, mặc dù gia cảnh túng thiếu nhưng mẹ hắn vẫn đưa chút lương thực và bạc vụn mời một tú tài già sát nhà dạy chữ cho hắn và chị gái. Bà chẳng cầu hắn đỗ đạt công danh, chỉ mong hắn được mở mang đầu óc.
Những dòng thơ này hắn từng đọc được trong sách của tú tài kia, người viết ngụ ý nhớ thương quê hương và vợ con.
Song điện hạ lại đề vào trong bức tranh tặng cho hắn.
Hơn nữa, nếu hắn nhớ không lầm thì câu gốc là thế này:
Cô phụ chẩm tiền vân vũ,
Tôn tiền hoa nguyệt.
Bị điện hạ sửa thành:
Mạc phụ chẩm tiền vân vũ,
Tôn tiền hoa nguyệt. [1]
[1] Câu gốc nghĩa là "đành phụ lòng những tình cảm vợ chồng nồng nàn, chuyện mây mưa (xxoo) thân thiết", điện hạ sửa lại thành "không phụ lòng..."
- Mạc phụ...
Tiết Thứ chạm nhẹ vào hai chữ này, trong tâm xuất hiện một thứ tình cảm khó nói nào đó.
Hắn thì thầm lặp lại nhiều lần từng chữ trong câu, khắc chúng vào sâu trong đáy lòng.
Tiết Thứ nhìn ngắm bức tranh hồi lâu, đoạn không nỡ mà cuộn lại.
Đặt cuộn tranh về lại chỗ cũ, Tiết Thứ chợt nhớ tới tầng hộp dưới vẫn còn thứ gì đó. Hắn mang theo trái tim đang đập thình thịch mở ra, chỉ thấy có một chiếc túi đơn sơ nằm bên trong.
Hắn tháo túi vải ra, phát hiện bên trong đựng một cái khóa miệng*.
*Cái này mọi người lên gg search khóa miệng bờ đờ sờ mờ nhe. Tui sợ đăng hình w@ttp@d khóa miệng tui trước =))) Còn bản cổ đại thì có thể giống cái mà Nezuko trong Kimetsu no Yaiba đeo ấy.
Khóa miệng là hình cụ dùng cho số ít phạm nhân có tinh thần không bình thường. Luồn một ống gỗ vào một sợi dây, buộc hai đầu dây ra sau đầu và bỏ ống gỗ vào miệng phạm nhân để tránh cho hắn kêu la, hoặc là cắn người.
Nhưng cái Ân Thừa Ngọc đưa lại được làm rất tinh xảo. Sợi dây luồn được làm bằng da thuộc màu đen, rộng bằng hai ngón tay, dài bằng một bàn tay và dày một tấc, mặt ngoài được đính vài viên đá quý nhỏ. Ống gỗ được làm bằng gỗ mềm, trên bề mặt khắc hoa văn tinh xảo.
Không giống như khóa miệng của phạm nhân phạm tội nặng mà giống...vật trợ hứng trên giường hơn.
(Ghê gớm thật, chơi bờ đờ sờ mờ luôn =))))
Hai năm trước, lúc hắn còn đang lang thang khắp nơi đã từng nghe nói có quan viên triều đình có sở thích kì lạ. Để thỏa mãn bọn họ, đa số lầu xanh đều chuẩn bị rất nhiều dụng cụ, trong đó bao gồm cái khóa miệng này.
Đeo vào miệng thì cho dù có đùa bỡn thế nào đi chăng nữa, đối phương cũng không thể phát ra một tiếng kêu rên nào.
Khi ấy, Tiết Thứ nghe được một chút đã vội bỏ đi, hắn cảm thấy rất buồn nôn khi thấy vẻ mặt của người đó lúc nói đến chuyện này.
Song hiện giờ, lúc nắm chặt khóa miệng tinh xảo này trong tay, dục vọng trong hắn lại sôi lên.
Nếu như nhét cái này vào trong miệng điện hạ...
Nghĩ đến hình ảnh điện hạ bị ép há miệng, không nói được lời nào mà chỉ nức nở hệt như thú con...
Tiết Thứ rủ mắt, cầm khóa miệng lên, hé miệng cắn nhẹ.
Gỗ mềm rất mịn, không cứng lắm, chắc sẽ không dễ bị thương.
*
Dường như là bị khóa miệng khơi lên dục vọng, đêm nay Tiết Thứ không ngủ yên được.
Đến nỗi trong mơ cũng mang đầy không khí nóng hổi.
Ân Thừa Ngọc đang xem công vụ ở điện Hoằng Nhân, không phát hiện ra hắn bước vào.
Tiết Thứ yên lặng đi vòng ra sau lưng y, nhìn tấu chương đang được mở ra.
- Lại là tấu chương xin lập thái tử phi sao?
Tiết Thứ rút tấu chương từ trong tay Ân Thừa Ngọc ra, thản nhiên lật xem. Xem xong, hắn đen mặt, tâm tình hệt như mưa bão.
Hắn cúi người xuống, từ sau lưng ôm lấy Ân Thừa Ngọc:
- Điện hạ đã sắp hai mươi bốn nhưng vẫn chưa có con cái thê thiếp, vẫn chưa thành hôn...
Tuy trên mặt là ý cười nhưng giọng nó lại cố tình gằn xuống, hệt như rắn độc le lưỡi dụ dỗ:
- Trong lòng điện hạ chọn được thái tử phi hợp ý chưa?
Ân Thừa Ngọc quay sang nhìn hắn, chợt cười lạnh:
- Cả triều đình văn võ, có nhà ai mà không có một hai con gái cập kê, sợ gì không chọn được người phù hợp? Chỉ sợ là đốc chủ không đồng ý mà thôi.
Tiết Thứ nhìn y hồi lâu, cơn tức dần dâng đầy trong mắt.
Hắn híp mắt, vuốt nhẹ cằm y, cười lạnh nhạt:
- Ta chỉ muốn tốt cho điện hạ mà thôi, ngài chịu sự dạy dỗ của ta đã lâu, còn "làm" với phụ nữ được nữa sao? Chẳng may khi lên giường ngài lại sợ hãi, đến lúc đó tổn hại đến sự sáng suốt của ngào lắm.
- Tiết Thứ!
Nghe thế, Ân Thừa Ngọc quát lớn, khuôn mặt đỏ bừng vì tức.
- Một hoạn quan như ngươi còn "làm" được, vậy tại sao Cô không thể?
Hai người chạm mắt nhau, lấy lời nói làm vũ khí, không ai nhường ai.
Giằng co một lúc lâu, đoạn Tiết Thứ bật cười, trong mắt có phần mỉa mai, có phần thê lương:
- Điện hạ cứng cánh rồi, không cần đến ta nữa.
Dứt lời, hắn cúi xuống, cắn một cái thật mạnh trên gáy y.
Ân Thừa Ngọc đau đến nhăn mặt, nuốt tiếng kêu vào cổ họng.
Tiết Thứ chợt ngẩng đầu lên, trên môi dính máu, tiếp tục quấn quýt với y:
- Điện hạ có đau không?
- Không đau.
Ân Thừa Ngọc lạnh mặt, không chịu nhận thua.
Không rõ Tiết Thứ có tin hay không, hắn cười, gằn giọng:
- Điện hạ phải nhớ kỹ cảm giác này, chỉ có mình ta mới cho ngài được thôi.
Nóng xong, hắn cất tấu chương xin lập thái tử phi vào trong tay áo, ung dung rời đi.
...
Lúc tỉnh dậy từ trong mơ, Tiết Thứ cảm thấy hốt hoảng trong lòng.
Tựa như có thứ gì đó hắn cố gắng nắm chặt trong tay đang dần biến mất.
Hắn bất chấp tất cả mà nắm lấy, nhưng lại làm nó biến đi nhanh hơn.
Mà hắn, ngoài việc tức giận trong lòng, không làm được gì cả.
Tiết Thứ đứng lên, uống hai chén trà lạnh để xua đi hoảng sợ trong lòng.
Hắn đưa tay chạm vào vết thương trên gáy, cố gắng bình tĩnh lại.
Điện hạ cắn hắn rất mạnh, vết thương hơi sâu, đã qua một đêm mà vẫn còn thấy được dấu răng.
Song hắn không thấy đau, chỉ thấy trong lòng rất an tâm.
Chuyện trong mộng trái với hiện thực.
Trong mộng, hắn đối đầu với điện hạ, khoảng cách giữa hai người càng lúc càng xa.
Nhưng thực tế là điện hạ vô cùng tốt với hắn, và hắn cũng không muốn để điện hạ bị thương như thế.
*
Sau khi dùng điểm tâm, Tiết Thứ đi đến ngục giam.
Hôm qua bộ hình đã thẩm vấn án chết oan của nhà họ Tôn, mặc dù chưa kết án nhưng tất cả mọi người đều biết rõ kết quả, chỉ còn đợi bàn bạc chuyện xử lý Cao Viễn mà thôi.
Cao Viễn đã làm việc nhiều năm, lại có Cao Hiền bao che, cổ thụ rễ sâu, không dễ dàng bứng lên được. Nhưng phải mau chóng đưa mấy thư sinh bị bắt chung với Tôn Miểu ra khỏi ngục giam trước đã.
Trong nhà ngục bộ Hình an toàn hơn ở trong ngục giam rất nhiều.
Lại còn có thể tiện tay chặt đứt oai phong của Đông Xưởng.
Tiết Thứ dẫn người Tây Xưởng đến ngục giam đòi người.
Nghe được tin, Cao Viễn vội vã chạy tới. Thấy khí thế của đám người Tây Xưởng, lão ta tức đến nhăn mặt:
- Người là Đông Xưởng bắt, dựa vào đâu mà Tây Xưởng dám tới đòi?
- Chẳng phải đốc chủ Cao đây đang dính dáng đến án kiện sao, cho nên Đông Xưởng không tiện hành động. Ngục giam này, thậm chí là cả Đông Xưởng, sớm muộn gì cũng rơi hết vào tay Tây Xưởng. Hôm nay chẳng qua là mấy người không quan trọng mà thôi, tôi cần gì bằng chứng, đúng chứ?
Hôm nay Tiết Thứ mặc một bộ phi ngư phục màu đen thêu chỉ bạc, bên hông đeo trường đao. Tay phải hắn đặt trên chuôi đao, đôi mắt hẹp dài lạnh lùng nhìn xuống đám người Đông Xưởng.
Hắn chưa rút đao khỏi vỏ nhưng cả người đầy sát khí, không thèm giấu giếm dã tâm:
- Nếu tôi là đốc chủ Cao, tôi mới không rảnh phí lời ở đây mà phải vội vàng giao người ra. Chẳng may mà đám thư sinh ấy chết trong ngục, cho dù đốc chủ Cao có tự sát tại chỗ e là cũng không dập được lửa giận của văn nhân đâu, có lẽ còn vô duyên vô cớ liên lụy đến ngài Chưởng ấn nữa.
Từ khi nhậm chức đốc chủ Đông Xưởng đến nay, chưa có người nào dám ngông cuồng trước mặt Cao Viễn như thế.
Tiết Thứ là kẻ duy nhất.
Nhưng lão ta không thể không thừa nhận, Tiết Thứ nói rất đúng.
Cao Viễn không phải người thích nhịn nhục nhưng lão vẫn có điều kiệng kị. Án chết oan của nhà họ Tôn đã đến mức này, để không bị liên lụy, anh trai tốt Cao Hiền cùng họ của lão ta đã chủ động thoái thác, không nhúng tay vào chuyện tra án, thậm chí mấy ngày nay lão còn không gặp được ông ta.
Tuy nói lão ta và Cao Hiền là anh em nhưng chỉ là quan hệ cùng họ mà thôi. Nếu lão ta làm tốt, Cao Hiền sẽ nguyện ý đề bạt lão ta. Những nếu lão gây ra chuyện phiền phức, mấy đứa con nuôi của Cao Hiền đều đang chờ bỏ đá xuống giếng đây.
Nếu lão ta thoát được cửa ai này thì tốt rồi, song nếu không qua được, e là Cao Hiền cũng sẽ không đưa tay kéo lão ta lên nữa. Thậm chí ông ta sẽ đạp lão một đạp để dập tắt được lửa giận của đám văn nhân kia.
- Áp giải đám kia ra đây giao cho giám quan Tiết.
Cao Viễn căm hận nghiến răng, vì kế hoạch lâu dài, lão ta bắt buộc phải vứt mặt mũi của Đông Xưởng đi.
Phiên dịch Đông Xương đang tức giận cầm chuôi đao, nghe Cao Viễn nói vậy, tất cả đều sững sờ.
Vốn đã không vui vì phải vứt sĩ diện, lại thấy phiên dịch đứng im không nhúc nhích, Cao Viễn chợt quát lớn:
- Điếc hết hả? Đi mau!
Phiên dịch hoàn hồn, vội vàng rời đi.
Một lát sau, tất cả tám thư sinh còn lại được giao tận tay cho Tiết Thứ.
Tiết Thứ hài lòng gật đầu, nói với Cao Viễn:
- Đốc chủ Cao quả là hiểu rõ nghĩa lớn, vậy tôi đưa người đi đây.
Đám người Tây Xưởng hùng hổ đến, lại hùng hổ về.
Bỏ lại nhóm người Đông Xưởng nhìn nhau, hoang mang quan sát vẻ mặt Cao Viễn, trong lòng đầy bất an.
Tám thư sinh bị nhốt trong xe, Tiết Thứ không thả bọn họ ra mà áp giải xe đến bộ Hình.
||||| Truyện đề cử: Sư Phụ Tôi Là Thần Tiên (Vô Địch Tiên Nhân - Ngạo Thế Tiên Giới) |||||
Dường như Cao Viễn bị cái chết của Tôn Miểu làm dè chừng, mặc dù có dùng hình nhưng mấy thư sinh vẫn còn đầy đủ tay chân, không thiếu bộ phận nào trên người.
Một thư sinh trong đó nhận ra Tiết Thứ, bám vào cửa xe chửi ầm lên:
- Thằng chó thái giám! Mày mau đền mạng cho cậu Tôn! Chúng mày tàn sát dân lành, sớm muộn gì cũng chết không toàn thây!
Bọn họ bị giam ở trong ngục giam, chỉ biết Tôn Miểu đã chết rồi nhưng không biết án chết oan của y đã được tố cáo lên, các phe đấu đá kịch liệt.
Một thư sinh trông khá gọn gàng kéo tay hắn, khuyên:
- Cậu bớt nói vài câu đi, cái chết của cậu Tôn...
Hắn dừng một hồi, liếc sang Tiết Thứ, cuối cùng không nói tiếp.
Hôm ấy hắn đã nhận ra, Tiết Thứ giết Tôn Miểu là chuyện tốt cho cả y và nhà họ Tôn.
Chẳng qua lời này rất tàn khốc, hắn không tin đám hoạn quan lại có lòng tốt như thế, chắc chắn là vì lợi ích đấu đá mà thôi. Hắn bèn im lặng không nhắc tới, khuyên mấy người khác không nên chửi rủa nữa, tránh vô duyên vô cớ bị dùng cực hình không đáng.
Tiết Thứ không quan tâm đến lời chửi rủa của nhóm thư sinh, hắn cố tình nhìn thoáng qua người vừa khuyên bảo.
Nếu hắn nhớ không lầm, người này là Tạ Uẩn Xuyên.
- -------------------
Cún: Điện hạ thích cắn người ta, vậy khóa miệng này để ngài dùng nhé.
Điện hạ:...
Nhắn gửi của tác giả: Tôi không tìm được tài liệu về khóa miệng cổ đại, thứ dùng trong truyện là tôi tự nghĩ ra để tự thỏa mãn xxx, mong mọi người hiểu cho.
- -------------------
Điện hạ với Cún, một đứa S một đứa M, hợp nhau thế còn gì =)))))