Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 215: Thợ thiến lợn - Trương sư phụ.




Vì cú “chấn động” liên quan đến việc thiến lợn, Tống Đàm chọn cây giống có phần đơn giản và thẳng thắn hơn. Những loại như mướp, đậu đũa cũng được thêm vào mà chẳng đắn đo nhiều.

Ông chủ tiệm bán giống cây thấy vậy thì cảm thấy cô thật sảng khoái, đúng là một khách hàng đáng quý. Vì thế, ông không quên nhiệt tình gợi ý:

“Tôi thấy vườn rau nhà cô cũng không nhỏ. Mùa xuân hè thì không sao, nhưng đến thu đông, có định dựng nhà kính không? Nếu có thì nhớ tìm tôi nhé. Nhà tôi làm mấy việc này chuyên nghiệp lắm.”

Nhà kính sao...

Tống Đàm vẫn chưa quyết định. Một năm bận rộn đã đủ mệt, mùa đông cô muốn gia đình được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cô cũng hiểu rằng ông bà và cha mẹ cô chắc chắn sẽ phản đối, vì họ không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.

Về nhà một thời gian, cô đã nhìn thấu “tâm lý nắm c.h.ặ.t cơ hội kiếm tiền” của cả nhà, nên giờ chỉ hỏi dò trước:

“Mùa đông dựng nhà kính thì trồng gì dễ bán ạ?”

“Còn phải hỏi sao?” Ông chủ tiệm giống mặt mày rạng rỡ:

“Trái cây thì trồng dâu tây! Cái vườn dâu tây bên cạnh thành phố mình ấy, dịp Tết giá một cân dâu tây cũng phải ba, năm chục tệ. Cô nói xem có kiếm được không?”

“Còn rau thì cứ loại nào lá xanh đều bán được hết, trừ cải bắp. Mùa đông cái gì cũng có giá.”

Dĩ nhiên, làm kinh doanh thì phải nói chuyện theo hướng tốt đẹp. Ví dụ, ông ấy chẳng đề cập đến việc dâu tây bán không được hoặc nếu đường bị phong tỏa thì sao.

Nhưng đối với Tống Đàm, nhà cô mỗi bữa ăn cũng hai, ba mươi người. Nếu thứ gì không bán được, cùng lắm chế biến thành món ăn hoặc làm tương là xong.

Nhiều nhất là không kiếm lời, nhưng chắc chắn cũng không lỗ.

Cô ghi nhớ điều này, quyết định đợi đến khi thu đông bớt bận sẽ cân nhắc tiếp.

Hiện tại, việc cấp bách nhất là phải đưa Trương sư phụ - thợ thiến lợn - về nhà.

Trương sư phụ năm nay đã 57 tuổi, ở thành phố độ tuổi này mới vừa nghỉ hưu, tinh thần vẫn còn rất minh mẫn. Nhưng ở làng quê, ông đã được coi là “lão nhân gia” rồi.

Hồi trước, ông hay đạp xe qua các làng mạc nhận việc. Sau này nhiều nhà không nuôi lợn nữa, ông cũng lớn tuổi, liền theo con trai về sống ở trấn trên.

Nghe tin có người cần, ông tỏ ra rất vui:

“Nhà nước không cho nuôi lợn nữa, các cô vẫn nuôi à? Lén nuôi đúng không?”

Tống Đàm bật cười:

“Không đâu ạ, nhà tôi đã đăng ký rồi. Nuôi ở sau núi, không phải gần đường lớn nên không ảnh hưởng gì.”

Nông trại gia đình hoàn toàn có thể xin phép để nuôi lợn.

Trương sư phụ thắt ngang hông một chiếc túi nhỏ, nhìn thoáng qua chỉ cỡ bàn tay, chẳng lớn chút nào.

Tống Đàm liếc nhìn hai lần, bị Trương sư phụ phát hiện, ông lập tức đắc ý vỗ vào túi:



“Dụng cụ kiếm cơm đều ở trong đây cả, theo tôi hơn bốn mươi năm rồi đấy.”

“Chỉ là dạo gần đây ít việc quá, cảm giác tay nghề cũng mai một đi... Nhà các cô nuôi lợn thế nào mà cần đến tôi?”

Tống Đàm biết nói sao bây giờ? Chẳng lẽ lại bảo con c.h.ó nhà tôi tha về một con lợn con?

Cô đành thuật lại bằng cách nói giảm nói tránh:

“Nhà tôi nuôi năm con lợn đã được hoạn cả rồi. Nhưng gần đây từ trên núi chạy xuống một con lợn rừng con, nhốt chung để nuôi. Giờ muốn hoạn nó luôn, để khỏi gây chuyện trong chuồng.”

Cũng đúng, lợn rừng tính hung dữ, nếu quậy phá trong chuồng lợn, những con lợn nhà vốn hiền lành, dễ chịu có thể bị ảnh hưởng đến ăn uống, không lên cân thì thật không hay.

Nhưng Trương sư phụ vẫn có chút tiếc rẻ:

“Nhà cô may mắn thật, lợn rừng con đấy, lên núi bắt cũng chẳng được đâu. Sao không để nó làm lợn giống?”

Tống Đàm chỉ biết cười khổ.

Vì sao à? Vì Ngô Lan không muốn mua thêm một con lợn nái.

Theo kinh nghiệm của bà ấy:

“Lâu lắm rồi nhà mình mới nuôi lợn lại. Thực ra năm nay nuôi từng này con đã là mạo hiểm rồi. Nếu còn nuôi lợn nái để nó sinh con, chẳng may có vấn đề gì thì tổn thất lại càng lớn hơn.”

“Vậy nên năm đầu tiên cứ làm từ từ, an toàn là trên hết.”

Hơn nữa, trong nhà Vương Lệ Phân và Ngô Lan đều cho rằng, t.hịt lợn rừng chẳng có gì ngon cả.

Hai người họ nắm quyền trong bếp, nên Tống Đàm quyết định xử lý con lợn rừng này một lần cho xong.

Ngay từ nhỏ thiến đi, nuôi thêm một năm nữa, đến cuối năm hương vị có lẽ sẽ bớt nồng, biết đâu lại ngon hơn thì sao!

Ài, thần tiên Tống Đàm, khổ vì t.hịt đã lâu rồi!

Lúc này, Trương sư phụ mới gật đầu: “Đúng vậy, thể trạng lợn rừng tốt, thiến đi sẽ bớt hung hăng, chứ đợi lớn rồi làm t.hịt cũng khó lắm.”

Ông cũng khá hào hứng: “Mấy chục năm nay, tôi chưa từng thiến lợn rừng bao giờ.”

Nghĩ ngợi một lúc, ông lấy điện thoại ra: “Lát nữa tôi quay video đăng TikTok được không?”

Tống Đàm: …

Trời đất, thời thượng hơn cả tôi nữa.

Nhưng cô cũng nhắc nhở: “Chú nhớ cẩn thận, m.á.u me có thể không qua kiểm duyệt đâu đấy.”

“Không sao,” Trương sư phụ cười cởi mở: “Không đăng được thì tôi đăng lên WeChat vậy.”

“À đúng rồi,” Tống Đàm chưa kịp hỏi: “Ở đây thiến lợn thì hết bao nhiêu tiền vậy chú?”



Trương sư phụ nghĩ một chút: “Bình thường là hai mươi đồng, nhưng đây là lợn rừng, tôi cũng thấy lạ. Thêm nữa, nhà cô còn đưa đón tôi, thôi lấy mười đồng thôi.”

Tống Đàm: …

Nếu cô không phải là người tu tiên, chắc lúc này tay cầm vô-lăng đã run lên rồi.

Rốt cuộc là lợn rừng và xe đưa đón không đáng tiền, hay bộ phận quan trọng của con lợn này không đáng giá?

Trương sư phụ chẳng nhận ra vẻ sững sờ của cô, giá này đúng là giá chung trong làng. Hồi trước, cả làng nuôi lợn, ông đi một chuyến kiếm được ba nghìn đến năm nghìn cũng không phải chuyện lạ.

Tất nhiên, giá này mười mấy năm rồi không tăng, vì làng chẳng còn ai, giờ cũng không ai nuôi lợn nữa!

Ông, giờ là một người thợ già đã nghỉ hưu, tiền nong thì có cũng được, không có cũng không sao.

Nhưng, lần này hiếm có việc, Trương sư phụ cũng hào hứng: “Sau này nhà cô mà có lợn con, cứ gọi tôi, tôi đến tận nơi thiến cho!”

Đương nhiên rồi!

Ban đầu, Tống Đàm không định nuôi lợn nái để đẻ con, nhưng giờ cả nhà đều đã nhắc, sang năm sớm muộn cũng phải tính đến.

Tuy nhiên, lúc ấy chuồng lợn sau núi phải sửa sang lại.

Ừm… không biết Triệu Phương Viên thiết kế nhà, có thể thiết kế thêm chuồng gà, chuồng lợn gì đó không nhỉ?

Trương sư phụ cũng hài lòng.

Nhưng rất nhanh, ông lại nhớ ra một việc: “Nhà cô định mời ai mổ lợn đây?”

Tống Đàm: …

Chưa đến mức phải vội thế chứ, ít nhất cũng phải đợi đến mùa thu đông. Nếu không lợn còn chưa lớn, g.i.ế.t đi là ăn tiền của Ngô Lan, bà nhất quyết không làm!

“Chú Trương, chú còn biết mổ lợn à?”

Trương sư phụ thở dài buồn bã: “Ai mà không biết, trước kia tôi đều làm với thằng em tôi, nó chuyên mổ lợn.”

“Nó khỏe mạnh, chuyên giữ lợn cho chắc. Tôi thì tay chắc, phụ trách đ.â.m một nhát. Thực ra tôi biết, nó thấy lúc đó con tôi nằm viện, nhà không còn đồng nào, cố tình kéo tôi đi làm để kiếm chút t.hịt mang về.”

“Giờ thì không được nữa rồi, mấy năm trước mắc bệnh cao huyết áp, còn không kiêng cữ, thế là đi luôn.”

Vừa kể, ông vừa lẩm bẩm: “Người già rồi, ăn uống phải giữ mình. Một bát cơm nhỏ thôi, ngon đến mấy cũng không được ăn nhiều.”

“Em tôi ngày xưa như vậy đấy, mổ lợn nhà nào cũng có nồi t.hịt thập cẩm, đi đâu cũng được cho lòng, phèo. Lúc trẻ sống tốt lắm, bữa nào cũng có thịt, người to cao, lưng hùm vai gấu.”

“Già rồi, vẫn không gầy đi được, thế là huyết áp tăng…”

Vừa nói, ông vừa lau nước mắt: “Giờ tôi nhìn thấu cả rồi, không bao giờ dám ăn nhiều, một miếng cũng không.”