Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 95: 95: Đậu Hũ





Trước khi mùa xuân đến, Hà Điền phân loại lại số lông chồn mà năm nay họ đã thu hoạch được.
Cô trải lông chồn thẳng ra, cố định tứ chi và đuôi chồn lại, sau đó dùng bàn chải lông chải lại, đảm bảo lông sáng bóng, mịn màng, sờ vào đặc biệt cảm thấy dày mượt.
Những bộ lông chồn bị hỏng và trầy xước, quá nhỏ và không đều màu cũng được lấy ra, những thứ này cô sẽ giữ lại để dùng.
Sau khi phân loại những tấm lông chồn còn lại, cô lấy mỗi loại một ít, cho vào túi vải và cất vào rương gỗ long não, để dành cho năm sau.
Bảy năm nhiều bảy năm ít, nếu năm sau có ít chồn thì số lông chồn này sẽ có giá hơn so với năm nay.
Sau khi cất lông chồn, Hà Điền lấy da thỏ và da sóc ra và làm một số bao tay đành cho những công việc thô sơ.

Lần này bao tay được làm thô hơn, phần giữa ngón tay và lòng bàn tay được làm bằng vải cũ tái chế.

Xây nhà, chuyển gạch, lát nền, xẻ gỗ đều là những công việc tốn nhiều công sức, chỉ cần hai anh em nhà họ Phổ làm được việc thì cô sẽ không đối xử tệ với họ.

Phúc lợi mà người lao động nên có thì đều sẽ có, nếu bọn họ bị va chạm, bị thương này nọ, không phải sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc sao? Nhưng muốn cô tốn tâm tư vào việc này thì là điều không có khả năng.

Đủ tiêu chuẩn là được, ai mà đi để ý đến mấy chuyện xấu đẹp.
Ngoài bao tay làm việc, Hà Điền còn làm một số nón bảo hộ lao động từ cói và cây sậy mỏng.
Nhưng riêng nón bảo hộ mà cô làm cho Dịch Huyền và chính cô thì nhất định phải làm cẩn thận.

Chiếc nón bện được làm rất chi tiết, chắc và có hơi đàn hồi.

Bên trong còn dùng vải bông màu tím để lót và làm dây cột.

Mấy chiếc nón bảo hộ kia cô không có làm chi tiết như vậy, không có lớp lót, chỉ có dây cột mà thôi.
Cô còn dùng những nhánh dây mỏng để bện giày.

Đào đất, chuyển gỗ và gạch đá, ai mà biết được lúc làm những việc này có lỡ trượt tay hay không? Lỡ mà bị vật nặng đập vào chân thì cũng không phải là chuyện nhỏ đâu.
Lúc bện giày, Hà Điền nhắc nhở Dịch Huyền: "Hai anh em nhà họ Phổ không chỉ ngu ngốc mà còn xấu tính nữa.

Chúng ta nên đề phòng họ chơi xấu.


Đến lúc đó, tất cả những công việc ở trên cao sẽ do hai chúng ta làm, còn họ thì cho làm bên dưới."
Dịch Huyền gật đầu: "So với người thông minh nhưng lại xấu tính thì loại người này dễ đối phó lắm."
Hà Điền bện giày của họ xong, để Dịch Huyền mang thử, sau đó cẩn thận chỉnh sửa lại cho anh mang thoải mái, về phần phúc lợi của những người phụ việc, mặc dù không đến mức qua loa, nhưng tốc độ cô làm rất nhanh.
Mà mấy người nhà họ Phổ cũng không quá để ý đâu.

Hà Điền biết bọn họ thậm chí còn không mang giày rơm vào mùa hè nữa kìa.

Chỉ cần khoan một lỗ trên tấm gỗ, cột dây và đóng hai thanh gỗ nhỏ vào đáy tấm gỗ kia là mang được.

Đối với bọn họ chỉ vậy thôi là đã tốt lắm rồi.
Lúc Hà Điền còn nhỏ, có một năm, bà Phổ vì muốn bớt việc mà chặt hai tấm ván tre, khoan một cái lỗ, xỏ sợi dây từ đôi giày gỗ năm ngoái vào và để hai anh em nhà họ Phổ mang.

Bởi vì tre mỏng, không giống như gỗ nên không cần phải bào.

Bà ấy cho rằng giày của trẻ con năm nào mà chẳng phải đổi, mà mùa hè thì đâu có bị lạnh chân, làm giày chi cho mất công, chúng có khó chịu đến đâu cũng mặc kệ.

Bà của Hà Điền thấy vậy thì không chịu nổi, đưa cho hai anh em họ mỗi đứa một đôi giày rơm.

Mà cái bà thím Phổ này cũng tài ghê nơi, cứ đến hè là bà ta lại đến tìm bà của Hà Điền để xin giày cho hai cậu con trai mình.
Đương nhiên là kể từ năm ông của Hà Điền qua đời, gia đình bọn họ lập tức thay đổi sắc mặt, bà của Hà Điền cũng mặc kệ bọn họ đi giày tre hay là chơi chân trần.
Hà Điền nghĩ đến điều này thì hừ một tiếng, tốc độ bện sợi mây trong tay cũng nhanh hơn.
Có thể là do mọi thứ đã được chuẩn bị đâu vào đó hết rồi, cho nên thời gian còn lại khá là rảnh rỗi.
Sau đó không cần phải nói.
Liên tiếp mấy ngày liền, cả hai dành nhiều thời gian trên gác hơn là ở dưới nhà.

Nếu mà cẩu độc thân Lúa Mì dám r3n rỉ tỏ vẻ bất mãn này nọ, Dịch Huyền sẽ thò đầu từ trên gác nhìn xuống: "Đợi thời tiết ấm áp sẽ lại chuyển ổ chó của mày ra hiên nhà."
Lần đầu tiên mở cánh cửa đến thế giới mới, Hà Điền hoài nghi, có phải là do kích cỡ không phù hợp nên mức độ kh0ái cảm cũng bị ảnh hưởng hay không? Kể từ khi Hà Điền phát biểu ý kiến ​​về kỹ thuật của mình, Dịch Huyền quyết chăm chỉ luyện tập ngày đêm để nâng cao trình độ kỹ thuật.
Tính tình của Dịch Huyền thế nào cô là người biết rõ.

Đây là người có thể đào ao đến mức phồng rộp cả hai tay luôn đó...!Nhìn cái dáng vẻ tích cực này của anh, hai chân cô muốn run cả lên.


Không ngờ là sau vài lần luyện tập, đột nhiên Dịch Huyền lĩnh ngộ được bí kiếp!
Nói chung là người thông minh nghiên cứu cái gì cũng đều nhanh trở thành cao thủ hết.
Hà Điền nghĩ, xem ra suy nghĩ ban đầu của mình là đúng, loại chuyện này đúng là sẽ càng dễ chịu hơn.
Hà Điền ít tiếp cận với sách vở hơn Dịch Huyền, trong bộ sưu tập sách hạn chế của gia đình cô, tất cả đều liên quan đến khoa học y tế.

Nhưng Dịch Huyền thì khác, khi bước vào tuổi dậy thì, anh cũng giống như những cậu bé tò mò khác, lén nhìn không ít đâu, kiến ​​thức lý thuyết phong phú hơn Hà Điền rất nhiều.

Giờ đây, anh như một đứa trẻ chỉ mới nghe đến sân chơi, ngây ngô nhìn thấy sân chơi rồi, anh gần như nép vào cổng tường của sân chơi mà thèm thuồng muốn bước vào đó.

Cuối cùng, đến một ngày anh được bước vào sân chơi, đương nhiên là anh muốn đem tất cả những gì mình muốn chơi chơi một lần cho thỏa mãn.
Vì vậy, Dịch Huyền theo sát Hà Điền cả ngày, hai người dính với nhau như dầu với mỡ, có một lần quên luôn nồi cháo đang nấu trên bếp, đến lúc Hà Điền mơ mơ màng màng ngửi thấy mùi khét mới vội đẩy Dịch Huyền ra: "Chết! Cái nồi sắp cháy hỏng rồi!" Dịch Huyền giữ chặt lấy cô: "Lúc này ai mà còn muốn quan tâ m đến chuyện đó nữa!"
Nồi không cháy hỏng nhưng sau đó anh bị Hà Điền phàn nàn một trận.
Sau khi phát hiện ra loại vui thú này, mùa đông lạnh giá trở nên ấm áp vô cùng, cho dù là ăn cháo có vị khét, thì trên khóe mắt cùng lông mày cả hai cũng đều là ý cười.
Một thú vui khác lúc nhàn hạ chính là chế biến đồ ăn.
Nguồn củi tuy eo hẹp nhưng nguồn thức ăn dự trữ thì rất là dồi dào.
Chỉ riêng đậu nành là đã có vài bao rồi.
Ngoài kê, bắp, bột gạo, các loại đậu và ngũ cốc, thì đậu nành cũng là một nguyên liệu hàng đầu để chế biến món ăn.
Sau vài lần làm sữa đậu nành, Hà Điền đã rút ra kinh nghiệm, đậu ngâm cho đến khi bong vỏ ra làm sữa sẽ ngon hơn, ngoài ra cô còn cho thêm đậu đỏ và táo tàu đỏ vào để làm ra sữa đậu nành có hương vị khác nữa.

Về sau, cô nghĩ đến việc làm đậu hũ.
Đậu hũ là món ăn mà Dịch Huyền không quá quen thuộc.

Đậu hũ là thực phẩm bổ sung chất đạm cho người nghèo, ăn không ngon, trước giờ Dịch Huyền chỉ nếm qua những món cầu kỳ như bánh bao vỏ đậu hũ ky, đậu hũ ky cuộn, canh cá đậu hũ này nọ, anh không biết quá trình từ sữa đậu nành làm thành đậu hũ sẽ diễn ra như thế nào.
Nhưng kể từ lần anh nói với Hà Điền cách sử dụng giấm trắng để làm phô mai sữa dê, Hà Điền như được gợi ý, có khi nào đậu hũ cũng được làm bằng cách đổ giấm trắng vào sữa đậu nành hay không? Sữa đậu nành rất giống với sữa dê, vậy đậu hũ và phô mai cũng vậy mà phải không?
Dù sao thì ở nhà cũng có đậu nành nên Dịch Huyền và Hà Điền bắt tay vào làm ngay.
Bọn họ ngâm đậu rồi xay thành sữa đậu nành, bỏ bã đậu đã lọc sang một bên, để một lúc cho sữa đậu nành sôi thì cho giấm trắng vào khuấy đều, không có thay đổi gì, họ lại cho thêm một chút giấm vào nữa, quả nhiên, một lúc sau, trải qua quá trình đông tụ và tách nước giống như sữa dê, sữa đậu nành màu trắng sữa cũng được tách thành chất lỏng kết bông và có màu vàng nhạt.
Hà Điền vui mừng khôn xiết, tiếp tục khuấy.


Sau đó đặt một miếng vải gạc lớn lên chậu gốm, rồi lót rổ trúc, đổ vào, túm chặt miệng miếng vải gạc rồi nhẹ nhàng vặn nước.
Dịch Huyền chưa từng nhìn thấy quá trình làm đậu hũ, nhưng anh đã nhìn thấy những khối đậu hũ rồi, anh cũng biết phô mai được làm như thế nào, vì vậy anh đã làm một cái hộp tre hình chữ nhật làm khuôn ép đậu hũ.
Anh để Hà Điền bỏ "đậu hũ" được bọc trong vải gạc vào trong hộp, sau đó đậy một tấm gỗ có kích thước bằng mép trong của hộp lên rồi ấn một tảng đá lên trên.

Dưới đáy hộp tre đã được khoan vài hàng lỗ nhỏ, nước trong "đậu hũ" dần dần chảy ra, sau khi được ép qua đêm, kết cấu của nó chuyển từ dạng lỏng sang dạng cứng.
Phần chất lỏng giống váng sữa còn lại Hà Điền không vứt đi mà đổ vào ống tre, đậy kín để ở nơi thoáng mát.
Theo hiểu biết của cô, vì phần bã còn lại từ việc làm rượu ngọt và phần váng sữa còn sót lại từ phô mai đều có thể ăn được và giàu chất dinh dưỡng cũng như enzym, nên chắc là "váng sữa" của sữa đậu nành cũng sẽ có một công dụng nào đó.
Sau một đêm, họ mở hộp tre và lấy miếng vải gạc ra, vậy mà họ đã thật sự làm ra một miếng đậu hũ trắng thật!
Hà Điền vui vẻ lấy đậu hũ ra, trước tiên ngửi thử, không có nhiều mùi vị, có chút chua chua, chẳng lẽ là mùi giấm trắng còn sót lại? Cắt một miếng nhỏ nếm thử, nó nhạt nhẽo và không có vị gì, thậm chí vị chua cũng không còn nữa, cô không khỏi có chút thất vọng.

Lại cắt một miếng nữa, mặt cắt rất nhẵn mịn và bóng loáng.
Dịch Huyền nói: "Đặc trưng lớn nhất của đậu hũ là khi nấu với món nào thì sẽ có mùi vị như món đó."
Anh cắt đậu hũ thành từng miếng nhỏ, cho vào nồi đất cùng với lạp xưởng, sườn, nấm, hạt dẻ rồi hầm với một chén nước, sau đó đặt lồ ng hấp lên hấp hai chén cơm, sau khi cơm chín thì món canh cũng đã ăn được.

Lúc này cho một ít hành lá thái nhỏ vào rồi khuấy đều, mùi thơm tỏa ra bốn phía, lại chuẩn bị một dĩa cải trắng muối cay nhỏ làm món ăn kèm.
Hà Điền nếm thử một miếng đậu hũ, cô vô cùng ngạc nhiên: "Đúng như anh nói, đậu hũ bây giờ có vị của thịt, ăn không thấy ngán."
Dịch Huyền cười nói: "Tất nhiên rồi.

Em đã bao giờ nghe nói đến gà và vịt chay chưa? Thật ra nó được làm từ đậu hũ, nấm hương và nấm dại đó.

Kết cấu của đậu hũ tương tự như thịt, có thể làm giả."
Hà Điền được truyền cảm hứng, cô ngâm nấm hương, vắt nước, thái nhỏ, sau đó cắt một củ cà rốt thành khối vuông, cho vào máy xay, ép bỏ nước trộn chung hết với phần bã đậu còn dư lại, rồi cho thêm trứng vịt, chút muối, đường cho vừa ăn.

Sau khi hỗn hợp được khuấy đều, nhào thành các dải dài như nhào bột rồi cắt thành từng khối nhỏ, mỗi khối được nắn thành miếng bằng cỡ bốn ngón tay, để ở một bên lát dùng sau.
Cô tìm một miếng thịt muối đẹp mắt xen kẽ trắng hồng, cắt mười miếng mỏng, quấn thịt xung quanh bốn hình vuông nhỏ, sau đó cho một ít mỡ vào chảo chiên từ từ trên lửa nhỏ, chiên cho đến khi thịt muối thấm dầu lóng lánh, bã đậu chuyển sang màu vàng óng ánh là có thể dọn ra dĩa.
Hà Điền luộc thêm một ít lá bắp cải, trải lên dĩa sứ rồi dùng đũa tre gắp bã đậu đặt lên lá.
Trước đây khi nấu ăn cô rất chú trọng đến màu sắc của món ăn, sau này chịu thêm ảnh hưởng của Dịch Huyền nên trình độ bày biện cũng được cải thiện theo, món ăn này chỉ cần nhìn bề ngoài là đã thấy khá hấp dẫn, lá bắp cải xanh mướt và thịt sau khi chiên chín chuyển sang màu hồng, xen kẽ với những dải mỡ trắng, bọc thành từng miếng màu vàng ruộm, cắn một miếng, mùi thơm béo ngậy, lớp vỏ bên ngoài cháy, bên trong dai dai, do có cà rốt xay nhuyễn nên vị rất tinh tế và hơi ngọt, lại hấp thụ vị thơm mặn của thịt xông khói, vị giác không hề thua kém so với thị giác.

Ngon cỡ này, ai mà quan tâm bên trong nó là bã đậu?
Hà Điền vẫn có chút tiếc nuối: "Tiếc là đã ăn hết đậu hũ rồi, chỉ có thể làm bằng bã đậu thôi.

Lần sau chúng ta chuyển sang đậu hũ chiên."
Dịch Huyền lại cảm thấy bã đậu và cà rốt xay nhuyễn có vẻ đậm đà hơn đậu hũ nhiều.

Sau khi ăn xong, cho một muỗng nước mận ngâm mật ong vào nước cà rốt đã lọc lúc nãy, khuấy nhẹ rồi bắc lên bếp đun cho ấm lên là có thể uống được, vị chua chua, ngọt ngọt vừa miệng.
Đã đã có kinh nghiệm làm đậu hũ thành công, phát hiện ra được nguyên liệu mới, nhất định phải tiếp tục tìm tòi ra các phương pháp nấu ăn khác nữa.
Đêm đó Hà Điền lại ngâm một chậu đậu lớn, hôm sau vừa ngủ dậy liền giục Dịch Huyền làm sữa đậu nành.
Sau khi sữa đậu nành được đun sôi, Hà Điền định thêm giấm trắng giống như ngày hôm qua, nhưng sau khi suy nghĩ, cô liền mở ống tre đựng "váng sữa đậu nành" ra ngửi, quả nhiên có mùi chua.
"Dù sao thì đậu vẫn còn nhiều, nhiều lắm.

Thứ này ngửi có mùi tương tự như giấm, thử cho vài muôi vào xem sao." Cô nghĩ rồi đổ vật liệu trong ống tre vào nồi.

Sau đó cô ngạc nhiên thú vị khi thấy sữa đậu nành trong nồi giống hôm qua, xuất hiện những sợi thô giống như bông hoa.

Lần này cô dùng số lượng đậu gấp đôi ngày hôm qua, sau khi đổ đầy hộp tre, Hà Điền lấy một ít túi vải nhỏ được khâu bằng vải gạc mịn ra, cho phần "đậu hũ" còn lại vào trong túi vải gạc, cột chặt rồi treo trên bồn rửa.
Phương pháp này cũng được làm theo phương pháp làm phô mai.

Dịch Huyền nói, có nhiều loại phô mai cũng được treo để làm ráo theo cách này, có một số được đựng trong túi vải dài, cách khoảng chừng một nắm tay thì dùng dây thừng cột lại, phô mai làm ra giống như một quả hồ lô nhỏ.

Thời gian treo càng lâu, kết cấu của phô mai sẽ càng cứng.

Có loại phô mai được xông khói như thịt xông khói, hương vị của nó thậm chí còn độc đáo hơn nữa.
Hà Điền không làm túi vải mỏng mà thay vào đó, cô trải một miếng vải gạc mịn trên thớt, phủ một lớp "đậu hủ" rồi cuộn lại thành một cuộn dài, cột chặt hai đầu để vắt bớt nước.

Mỗi một đoạn cô sẽ dùng dây cột lại rồi treo nó lên.
Lần này cô làm nhiều loại đậu hũ với nhiều kết cấu khác nhau, đậu hũ trong hộp tre là mềm nhất, đậu hũ trong túi vải thì vừa phải, còn trong cuộn vải gạc được cột thành từng đoạn nhỏ thì dai.
Sau khi mở cuộn vải gạc ra sẽ thấy dây cột chia đậu hũ thành từng cục nhỏ, Hà Điền cho chúng vào nấu chung với nước hầm, thêm cả trứng vịt luộc đã bóc vỏ và đậu hũ trong hộp tre vào nữa.

Đậu hũ nấu lên quả thật hấp thụ vị thịt trong nước hầm, mặn thơm ngon miệng, đặc biệt là những cục đậu hũ nhỏ, vì kích thước nhỏ nên sau khi thấm chúng sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, nhìn vào không khác gì thịt, ngay cả vị cũng giống, nhưng nó có kết cấu hơi khác với thịt và đàn hồi hơn.
Sau khi nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ Dịch Huyền, Hà Điền rất vui, cô quyết định làm thêm đậu hũ rồi đem đi đông lạnh!
Lấy một nửa đậu hũ trong hộp tre ra nấu, nửa còn lại cô định cho vào hầm cùng với hai loại đậu hũ kia luôn, nhưng loay hoay một chút thì lại quên béng đi, để quên ở ngoài hiên, phải vài tiếng sau mới nhớ ra, lúc mở nắp nhìn thử thì phát hiện hơi ẩm trong đậu hũ đã muốn đông thành đá luôn rồi! Đậu hũ bị teo lại không ít, da cũng bị nhăn nheo.
Hà Điền tiếc đứt ruột đem nó trở vào nhà.

Đợi miếng đậu hũ này rã đông, nước chảy ra, cắt ra thì thấy đậu hũ loáng mịn ban đầu giờ đã xuất hiện những đám lỗ lớn nhỏ.

Có nhiều loại nguyên liệu nấu ăn cũng tương tự như thế này, chẳng hạn như là nấm tre, có thể hấp thụ hương vị của canh rất tốt.
Nghĩ vậy, Hà Điền liền rã đông một nửa con gà rừng, nấu một nồi canh, cắt đậu hũ đông lạnh thành từng lát bỏ vào, không ngờ lại rất ngon..