Cuộc Sống Của Hai Người Ở Rừng Rậm

Chương 79: 79: Phiên Chợ Mùa Thu





Phiên chợ mùa thu cũng giống như phiên chợ mùa xuân, vào một ngày nắng đẹp, sáng sớm có vài tiếng nổ lớn, pháo sáng đỏ rực trên vùng đồng bằng, người dân miền núi gần đó, thợ săn và nông dân, nếu ai còn dư một chút đồ thì cầm theo, chạy ra bãi sông để trao đổi.
Hà Điền nhớ năm ngoái nhìn thấy □□, nhưng cô không có gì để đổi nên đành ở nhà sửa chữa đường ra bờ sông, nhìn lại năm nay thu hoạch dồi dào, không chỉ có thịt cá mà còn có chó, và thêm một anh trai đẹp nữa!
Tâm trạng lúc này, phải nói là hăng hái vô cùng.
Dịch Huyền nghe lời thuyết phục của Hà Điền, kiểm tra hàng tồn ở trong kho.

Anh lấy hai mươi miếng cá hồi hun khói, một số gà, vịt, ngan và mấy miếng thịt heo xông khói lớn ra, chuẩn bị đem đi đổi.
Hà Điền cũng định mang theo một túi kê và một túi táo đỏ, nói không chừng cũng có người thích hạt kê thì sao? Nếu nhà ai mà vừa mới sinh con, món cháo kê táo đỏ là món ăn rất tốt cho bà bầu.
Sau đó lại mang thêm một số trái cây khô, hồng khô cũng mang theo một hộp, táo tươi thì một túi.

Ngoài hai thùng lớn trong hầm, ở trong nhà cũng có rất nhiều, tuy táo tươi dễ bảo quản, nhưng hai người cũng không thể mỗi ngày ăn ba bốn quả được, nhân lúc táo còn chưa bị khô, nhăn nheo, một số còn mang theo lá, đỏ tươi thơm phức, đem đến chợ đổi lấy một thứ khác.
Ngoài ra còn có nồi, bình, chén dĩa nung.
Năm nay là năm đầu tiên Hà Điền tự mình mở lò nung, không biết tỷ lệ thành công là bao nhiêu.

Dịch Huyền thì là lần đầu tiên học cách làm gốm nên rất hào hứng, vì vậy hai người làm rất nhiều đồ, đặc biệt là chén dĩa, ly, hộp làm bằng khuôn.
Những món đồ dễ vỡ này đều được cột lại bằng dây rơm và để trong hai chiếc sọt tre.
Hàng hóa cần đổi đã được đóng gói, Hà Điền mang thêm một ít da thỏ và cây lanh đã thu hoạch được.
Số hạt lanh lấy từ chỗ của Tam Tam về đã bị cô lấy làm đồ ăn hết một nữa, nửa còn lại thì đem rắc trên khoản đất rộng hai mét vuông, cô không chăm sóc gì nhiều, nhưng nó thật sự phát triển khá tốt, có lẽ vì lanh là một loại cỏ dại mà đất đai của nhà Hà Điền thì lại màu mỡ, còn có hệ thống tưới tiêu tự động.
Bây giờ tất cả đã trưởng thành, được thu hoạch, phơi khô, giữ lại hạt giống, còn lại thì được cột thành từng bó, khi Gạo giặt quần áo thì rải xung quanh máy giặt để Gạo có thể giẫm lên.
Cây lanh sau khi bị Gạo giẫm lên xẹp đi rất nhiều, khi cho lên thuyền cũng không tốn diện tích.
Hà Điền và Dịch Huyền mang Lúa Mì và một chiếc thuyền chở đầy hàng hóa xuôi dòng, đến chợ trên bãi sông thì cũng đã gần trưa.
Điều khiến Dịch Huyền khó hiểu là lá cây ở đây vẫn còn xanh, nhưng tại sao lau sậy trên bãi sông lại khô héo và úa vàng?
Hà Điền giải thích rằng cây cối càng gần bờ sông thì càng có thể cảm nhận được những thay đổi của thời tiết sớm hơn.
Những cây sậy vàng úa, héo tàn cũng được người dân chặt bỏ, bó thành từng bó và chất thành đống hình chiếc nón.

Bây giờ nó đã trở thành màu vàng xám.
Nơi mọi người buôn bán là vòng tròn lớn có những bó sậy hình nón bao quanh, mọi người chặt cây sậy gần đó chất thành đống, đem hàng hóa cần trao đổi đặt ở trên.
Hà Điền nhìn thấy Tam Tam và anh trai của cô ấy từ xa.
Họ lập một sạp hàng và đang bán quần áo vải bông.
Xung quanh có rất nhiều người, Tam Tam thì đang lớn tiếng hô lên: "Các dì các chị, đến xem thử đi.


Quần áo đệm bông năm nay mới đẹp và ấm lắm.

Giá cả cũng phải chăng! Người lớn, trẻ em đều có, phong cách nam nữ đủ cả."
Hà Điền và Dịch Huyền kéo thuyền vào bờ, để Lúa Mì ngồi ở trên thuyền canh đồ gốm, hai người bọn họ xách túi lớn túi nhỏ đi qua đó trước, tìm một khoảng trống, đặt đồ đạc xuống rồi chặt một ít lau sậy làm sạp hàng.
Lúc này lau sậy đã rất khô, họ cầm liềm chặt gốc, chặt khoảng chục cây thì dùng lá sậy bó lại, đặt xuống đất, cột vài cọng lá, dùng liềm cắt những bó sậy thành đoạn, đặt dưới đất rồi xếp liền kề nhau, để hơn chục ký đồ lên cũng không thành vấn đề.
Những bó sậy còn lại thì được đặt theo chiều ngang, cột siết hơn, có thể ngồi lên.
Có Hà Điền hướng dẫn cộng thêm kỹ năng dùng dao của Dịch Huyền, cả hai đã nhanh chóng làm xong sạp hàng, đầu tiên đặt thịt gà, vịt và cá lên, sau đó đặt quả khô và kê ở hai bên.
Dịch Huyền để Hà Điền bày hàng, còn anh thì đi mang đồ gốm còn lại đến.
Còn chưa đến bờ sông, anh đã nghe thấy tiếng Lúa Mì sủa, và khi nhìn qua, anh thấy hai anh em nhà họ Phổ đang đứng bên thuyền với một con chó lớn bên cạnh, không biết đang muốn làm gì.
Dịch Huyền bước nhanh qua đó: "Này—"
Hai anh em kia nhìn thấy anh thì hồn xiêu phách lạc, lập tức muốn chạy, Dịch Huyền cười lạnh một tiếng: "Đứng lại."
Hai người bọn họ run rẩy, trong lòng cực sợ Dịch Huyền, nhưng mà bọn họ đang đứng bên bờ thì biết chạy đường nào? Chẳng lẽ nhảy xuống sông?
"Hai anh muốn làm gì?"
"Tôi...!tôi thấy không có ai trông đồ đạc trên thuyền, nên mới đến trông giúp." Phổ anh nói.
Dịch Huyền phớt lờ họ, xách đồ gốm lên rồi mang Lúa Mì đi.
Hai anh em nhà họ Phổ đợi anh đi xa, được đại xá thì nhanh chóng tìm đến một nơi thật xa dựng sạp hàng.
Hà Điền và Dịch Huyền dựng sạp hàng không bao lâu thì đã có người lần lượt đến đổi đồ.
Đầu tiên đến là một người đàn ông lớn con, đổi một túi hạt bắp lấy số hạt kê tương đương: "Vợ tôi vừa mới sinh, thật đúng lúc."
Hà Điền lấy một nắm táo tàu đưa cho anh ta: "Chúc mừng anh!"
Dịch Huyền vui vẻ hỏi người nọ: "Là trai hay gái?"
"Là một bé gái mập mạp!" Người đàn ông cười không khép được miệng, tiện tay ném táo tàu vào trong túi kê, hỏi: "Anh bạn, quả này ăn như thế nào?"
Dịch Huyền thầm nghĩ, thì ra anh ta không biết nó là táo tàu.

Vì vậy anh bắt đầu phổ cập kiến thức: "Táo tàu có thể bổ máu, dưỡng khí, nấu chung với cháo kê là bổ dưỡng nhất, rất thích hợp cho sản phụ.

Người già táo bón ăn xong cũng có thể nhuận tràng.

Anh đem nấu cùng với trà gừng, mùa đông cả nhà mỗi người uống một ly, ấm người lắm."
Hà Điền đưa cho anh ta thêm vài quả: "Anh ăn thử đi.

Rất ngọt."

Người đàn ông ăn một quả: "Ồ, cũng được đó!" Anh ta lấy từ phía sau ra một cái túi da lớn hơn một bàn tay đưa cho Dịch Huyền: "Anh bạn, nếm thử loại rượu này đi, nếu thích, tôi sẽ dùng nó đổi lấy một ít táo."
Dịch Huyền mở nút chai ra, ngửi thấy một mùi thơm nồng của rượu.

Có thể thấy đây là một loại rượu có độ tinh khiết cao.
Anh và Hà Điền nhìn nhau, lập tức ăn ý.
Hà Điền mỉm cười đem túi táo tàu đổ vào túi kê: "Chúng tôi đổi."
"Cô gái này thật rốp rẻng." Người đàn ông lớn con dùng rượu và túi rượu để đổi lấy một túi quả ngọt chưa từng nhìn thấy qua cũng rất vui mừng, quả này tuy có thể không tốt như lời hai người này nói, nhưng nhìn rất ngon, lại còn rất ngọt, ăn cũng được lắm.
Hà Điền cảm thấy mình chiếm tiện nghi của người ta nên có hơi ngại.
Làm một cái túi rượu không dễ đâu, để đổ đầy một túi rượu thì cần phải tốn biết bao nhiêu là lương thực? Cây táo của họ không cần chăm sóc, cùng lắm thì chỉ bón phân dưới gốc cây mà thôi.
Vì vậy, cô lấy thêm một miếng thịt heo rừng nữa đưa cho người đàn ông, người đàn ông cũng không kỳ kèo, cầm lấy rồi đi.
Kê và táo tàu đỏ đã hết, những người khác lại tiếp tục đổi cá, thịt heo rừng và các loại hàng hóa khác.
Không ngờ, chén và bình gốm lại được ưa chuộng hơn họ tưởng, có rất nhiều người dân trong làng đến đổi.
Có người dùng hai mét vải bông nhà mình đổi bốn cái chén, hai cái dĩa lớn, có người dùng một túi gạo đổi lấy vài cái chén, dĩa, tách trà và một hộp gốm nhỏ hình chữ nhật.

Còn có người đem một cái bếp nhỏ làm từ hộp sắt đổi lấy một ấm trà và bốn cái tách.
Có nhiều người đứng trước sạp hàng, và sự nổi tiếng càng lúc càng tăng, thu hút thêm càng nhiều người đến, chẳng mấy chốc đồ gốm cũng gần được đổi hết.
Đây là lần thứ hai Dịch Huyền tham gia loại thị trường mặc cả này, đợt chợ xuân, bởi vì hầu hết mọi người đều bán lông chồn nên buôn bán vẫn có thể dùng đến tiền, nhưng lần này, không ai có một xu để đổi lấy.

Đồ dùng để đổi đều là những hàng hóa kỳ lạ hiếm có, không biết phải định giá thế nào, tất cả đều do Hà Điền quyết định.
Còn Hà Điền, cô cảm thấy người ta sẽ không hơi đâu mà lừa gạt họ, chỉ cần không phải những thứ đã có trong nhà hoặc là không cần thiết, cô đều sẽ đồng ý đổi tất cả những thứ không có trên quầy hàng.
Sau một lúc, hàng hóa mà họ mang đến càng ít dần đi, táo, hồng khô, hoa quả khô, gà vịt, cá đều hết sạch.
Nhưng hàng hóa trên sạp lại không hề giảm, một bộ sáu cái tách nhỏ bằng inox, một chiếc hộp vuông bằng đồng, vài mảnh vải bông, trong đó có một số do chính tay cô dệt, một số là mua hồi lúc xuân không dùng hết, còn có một ít da gấu mèo và da sói, da dê, một ít nhân sâm khô (chất lượng không tốt), một ít đường trắng và một túi muối.
Có một cô bé đợi cho đến khi đám đông giải tán, cầm nắm lông chim trĩ vàng đến, ngại ngùng hỏi cô có thể đổi lấy một chiếc ly gốm không, và họ cũng đổi cho cô bé luôn.

Miệng của chiếc ly này hơi vểnh, không ai muốn đổi cả, Hà Điền lại đưa thêm cho cô bé một chiếc lược gốm nhỏ.
Hà Điền nói với Dịch Huyền: "Sau khi đổi xong thì ngồi đợi thêm một một lúc nữa.

Có thể sẽ lại có người đến đổi thứ gì đó."
Lần trao đổi này thì còn cần phải phụ thuộc vào việc món đồ đó có hữu dụng với họ hay không.
Dịch Huyền im lặng quan sát, đếm số lượt người đến và đi, đại khái thấy được người đến chỗ của họ đều là người dân miền núi và những người từ các làng và thị trấn lân cận, cũng chừng khoảng hơn ba trăm người.

Người đến người đi, đổi qua đổi lại, có vật đổi chủ vài lần, cuối cùng ai cũng đổi được thứ mà mình hài lòng.
Khi Hà Điền rảnh rỗi, cô nhìn lướt qua sạp hàng của Tam Tam, hầu hết mọi người đều dùng thịt và ngũ cốc để đổi lấy quần áo bông, rất nhiều thịt cá và thịt heo rừng của họ sau khi bị qua tay vài lần, cuối cùng được chuyển cho cô ấy.
Tam Tam cũng đã nhìn thấy Hà Điền và Dịch Huyền từ lâu.
Hai người họ ai cũng đẹp, cho dù có ngồi yên một chỗ cũng rất dễ gây chú ý, huống chi bọn họ còn là hộ duy nhất đổi đồ gốm ở chợ.
Quần áo bông của cô ấy cũng đã bán gần hết, ở từ xa đã vẫy tay với họ, mỉm cười chào.
Hà Điền cầm bó lanh cùng một ít da thỏ qua đó, hàn huyên đôi câu trước rồi đưa bó lanh cho cô ấy: "Cô còn thu cây lanh không?"
Tam Tam nở nụ cười: "Lúc nào cũng nhận hết."
Cô ấy cho Hà Điền xem tấm vải mới dệt của mình, loại vải này cũng đã được rất nhiều người dùng để đổi đồ, có người đã lấy nó để đổi đồ với Hà Điền.
"Vải bông kết hợp với lanh, bền hơn chất liệu bông nhiều." Tam Tam nói về tơ và lanh: "Tôi đã thử dệt tơ vài lần và đã dệt ra một tấm vải, ước chừng có thể may được một chiếc váy mùa hè, đúng thật là vừa mỏng vừa mượt.

Tôi đem gửi bán ở chỗ chị Hoàng, tháng trước bán được rồi!"
Cô ấy viết một con số lên tay Hà Điền: "Tôi sẽ đưa tiền cho cô.

Chị Hoàng có tính phí ký gửi.

Cô bán trứng cá muối cho chị ấy nên chắc là cũng biết."
Hà Điền gật đầu, khá hài lòng với con số này.
Tam Tam lại nói: "Tôi nghĩ, nếu sang năm có thêm nhiều tơ hơn thì tôi sẽ thử dệt một ít vải pha tơ và bông, rồi cả một ít tơ và lanh, trực tiếp làm quần áo len luôn."
Có vẻ như Tam Tam rất xem trọng cái nghề dệt may này của mình.
Hà Điền đưa cho cô ấy vài tấm da thỏ: "Năm nay tôi nuôi thỏ, nếu những tấm da thỏ này bị chuột cắn thì thật đáng tiếc.

Tuy rằng không đáng tiền, nhưng mà tay cô khéo như vậy, đồ bình thường trong tay tôi, qua tay cô lại có thể biến thành đồ tốt, tôi tặng cho cô này, cô cầm lấy rồi xem muốn làm gì thì làm!"
Lúc xuân, Hà Điền đã nhìn thấy Tam Tam mặc một chiếc áo lông thỏ, cô đoán trong nhà cô ấy chắc là không có ai đi săn.
Nhưng mà Tam Tam khéo tay, áo lông thỏ cũng làm đẹp hơn so với người khác.
Hôm nay cô ấy và anh mình mặc áo bông của nhà làm coi như là quảng cáo trực tiếp, cổ áo bông được gắn một lớp lông tơ, là lông thỏ.
Lông thỏ tuy không đáng giá nhưng Tam Tam phối màu rất tốt, quần áo may sẵn trông rất đẹp và ấm áp.

Trong số khách hàng ở đây, có ai mà lại đi chê quần áo lông thỏ không đẹp?!
Tam Tam rất vui, vuốt ve mấy tấm da thỏ mềm mại: "Bộ lông thỏ này thật dày, da thuộc cũng tốt.

Đối với cô, có lẽ vì không dùng đến, mà bỏ thì tiếc nên mới đưa cho tôi, nhưng với tôi, nó là thứ tốt.

Nhà tôi chỉ có anh trai và tôi.

Anh tôi tuy có thể làm ruộng và đi săn, nhưng kể từ sau khi ba mẹ mất đi anh ấy không còn lên núi nữa.


Anh ấy nói, nếu anh ấy xảy ra chuyện gì, vậy thì ai sẽ chăm sóc cho tôi?"
Tam Tam nhìn Dịch Huyền đang ngồi ở đằng xa, rồi nhìn Hà Điền: ​​"Tôi biết ngày hôm đó cô có chút không vui.

Nhưng cô nhìn người đàn ông của cô đi, người gì mà như châu như ngọc, ai nhìn thấy mà không ngó thêm mấy lần?"
Hà Điền nghe Tam Tam nói Dịch Huyền như châu như ngọc, trong lòng rất vui, không so đo với cô ấy chuyện đó nữa.
Tam Tam nắm lấy tay cô, lại nhỏ nhẹ nói: "Mặc dù anh tôi không thể đi săn, nhưng chúng tôi cũng không ngu ngốc.

Tôi đã dùng tiền bán vải mua một cặp dê trắng.

Hiện tại dê cái đang mang thai, đến đầu xuân dê sinh con rồi, cô đến nhà tìm tôi, tôi cho cô sữa dê.

Có dê con rồi, tôi cũng không lo sau này không có da làm quần áo nữa."
Hà Điền quay về kể lại với Dịch Huyền.

Dịch Huyền rất kỳ vọng: "Nếu chúng ta cũng có thể mua một cặp dê thì tốt quá! Phô mai sữa dê ăn ngon lắm."
Chờ Dịch Huyền nói xong về các loại và lý thuyết về phô mai sữa dê với Hà Điền thì cũng đã hơn hai giờ chiều, những người trên núi ở xa lần lượt ra về.
Hà Điền và Dịch Huyền cũng chuẩn bị về nhà.

Gà, vịt, cá, đồ gốm, hoa quả khô và tươi mà họ mang theo giờ đã được thay thế bằng một vài cuộn vải bông, một tấm vải dầu và một vài tấm da sói dày, da lửng, da chồn, rồi nhiều loại thực phẩm khác mà họ không trồng được, như hạt bắp và bột bắp, đậu phộng, hạt mè đen và trắng, đậu đen, gạo nếp cẩm, kiều mạch, một gói trà lúa mạch nhỏ, một hộp đường mạch nha, rồi cả các loại rau và đậu khô, ngoài ra còn có các loại kim chỉ linh tinh này nọ.

Khi họ quay về, lượng hàng ít hơn nhiều nhưng chủng loại thì lại phong phú hơn trước.
Hà Điền đặc biệt thích cái bếp nhỏ làm bằng sắt kia: "Cái này vừa nhẹ vừa dễ mang theo, lúc đi ra ngoài cấm trại thì có thể trực tiếp nhét củi, cỏ khô vào rồi đốt lên, so với dựng bếp bằng gạch đá và dập lửa thì dễ dàng hơn nhiều."
Cô cũng đổi bốn miếng thịt cá và mười quả táo để lấy mười củ khoai lang.

Chỉ là, những củ khoai lang này khác với những củ khoai lang to trong nhà, thịt củ có màu tím.
Hà Điền rất vui, cô lựa vài củ to và đầy đặn ra, dự định sẽ để làm giống, sang năm cô cũng sẽ trồng khoai lang tím.
Lúc này đã năm giờ chiều, trời nhá nhem tối, cả hai chèo thuyền ngược dòng, Hà Điền cắm cọc tre hai bên mạn thuyền, treo đèn dầu lên.
Cho dù đã treo hai ngọn đèn thì tất cả những gì mà họ có thể thấy được cũng chỉ trong phạm vi hai mét tính từ tâm thuyền mà thôi.
Khi đến, nước sông trong như pha lê, lúc này dường như đã chuyển sang màu đen, cây cỏ hai bên sông cũng biến thành bóng đen khi lướt qua.
Nhưng bầu trời thì lại trong trẻo và đầy sao.
Rốt cuộc cũng về đến nhà, Hà Điền lấy đồng hồ ra nhìn, đã gần mười giờ.
Xách hàng hóa về nhà, kéo thuyền vào bờ, cho Gạo, vịt và thỏ ăn, dọn dẹp chuồng, công việc xong xuôi thì cũng đã gần nửa đêm.
Đêm đã về khuya.
Trong căn nhà nhỏ, lửa cháy đều đều, trên bếp đun một nồi nước nhỏ, Hà Điền thả hai cuộn mì vào nồi, đang chuẩn bị chiên một miếng cá để ăn kèm thì Dịch Huyền kích động chạy đến, đưa tay ra, trên tay đang cầm một thứ gì đó: "Vịt đẻ trứng rồi!".