NẾU BẠN NGHĨ TRÌ TU CHI ‘DÂNG TÙ BINH’ ĐỂ KHOE SỨC MẠNH VŨ LỰC THÌ ĐÃ SAI RỒI ĐẤY!
Gần đây Trưởng công chúa Khánh Lâm thường ở nhà, sắp sang tháng năm, tức là sắp tới tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ phải chuẩn bị rất nhiều thứ, dù không cần Trưởng công chúa tự mình động tay, nhưng bà cũng phải quản chặt công tác kiểm kê đối chiếu. Qua tết Đoan ngọ, mọi người sẽ cùng tới Hi Sơn nghỉ hè, năm nay nhà bà có thêm một người nữa, dù rằng chỉ là một cục bột trắng tròn, nhưng càng cần chăm sóc cẩn thận hơn hết thảy.
Trịnh Diễm không đến nhà Trưởng công chúa Khánh Lâm mà đi tay không, có tạt qua nhà riêng của mình xách hai bình rượu Hùng hoàng mang tới.
Trịnh Diễm đến nhà Trưởng công chúa Khánh Lâm chẳng khác vào nhà mình mấy, Gia lệnh của phủ công chúa nhìn thấy, không cần cho người đi xin chỉ thị, vừa thông báo, vừa đón hai cô cháu Trịnh Diễm: “Trưởng công chúa còn bảo, có lẽ hôm nay Thất nương sẽ không tới đâu, không ngờ lại tới thật rồi.”
Trịnh Diễm cũng thuận miệng hỏi: “Sư mẫu đang bận à?”
“Cũng sắp xong rồi, mấy ngày nay Nhị lang không khóc cũng chẳng quấy, Công chúa rất yên tâm.” Đã quen cửa quen nẻo, Trịnh Diễm cứ theo Gia lệnh mà đi, Trưởng công chúa Khánh Lâm có xây một tiền điện theo quy định, gọi là điện Ngân An, bên trong đặt bảo tọa, trang nghiêm như một triều đình thu nhỏ. Bình thường Trưởng công chúa Khánh Lâm rất ít khi xuất hiện ở đây, chỉ có những ngày quan trọng như lễ tết hoặc sinh nhật của mình mới tới để gặp khách, nhận lời chúc. Tần suất sử dụng của chính điện này còn không bằng năm gian phòng chính trong viện của Trịnh Diễm.
Trịnh Diễm kéo theo Trịnh Đức Khiêm đi đằng sau, vừa đi vừa hỏi chuyện: “A Ninh có chọc em trai nó không?” Cậu nhóc Cố Ninh được làm anh, mỗi ngày đều bày ra vẻ ta đây là anh cả, Cố Khoan, em trai cậu nhóc bây giờ chỉ được hai tháng rưỡi, vẫn còn là một đứa bé nhỏ xíu, nào có thể nghe hiểu được gì? Bị cậu nhóc quấy đến nỗi khóc òa.
“Ặc… à thì, khụ khụ, Đại lang rất trân trọng tình cảm anh em…”
Trịnh Đức Khiêm liều mạng ghi nhớ trong lòng: Tên nhóc nói nhiều Cố Ninh thường chọc em trai khóc nhè!
Gia lệnh dẫn người tới cửa hậu viện, sau đó có thị tì của Trưởng công chúa Khánh Lâm đón vào: “Công chúa nói, Ngũ lang (theo thứ tự, Đức Khiêm ở thứ năm) còn nhỏ, cũng không phải người ngoài, cứ vào luôn.” Bỗng nhiên Trịnh Diễm nghĩ, nếu bây giờ Trịnh Uyển cũng ở đây, để phân biệt hai người, đành phải gọi Đức Khiêm là ‘Tiểu Ngũ lang’ (Tiểu Ngũ lang là tên tiếng Trung của nhân vật Kogoro (Mori) trong truyện Thám tử Conan), không khỏi thấy buồn cười tợn. Trịnh Đức Khiêm không hiểu, liếc mắt nhìn Trịnh Diễm lạ kì.
Trưởng công chúa Khánh Lâm nhàn nhã cầm hóa đơn: “Chà, sao hôm nay lại tới đây?”
“Hôm nay sư mẫu đặc biệt phái người đứng trước cửa chờ con, sao con dám không đến~”
“Thôi thôi, không tốn hơi thừa lời với con. Hôm nay Tu Chi về, phải diện kiến, lên triều không chừng có người hỏi này nọ, dám chừng Thánh nhân sẽ gọi nó nói chuyện riêng, tâm trạng tốt thì không khéo sẽ giữ lại dùng chung bữa cơm, con cứ việc ngồi đợi.”
“Ơ? Con thấy sắp đến tết Đoan ngọ rồi, muốn mang rượu Hùng Hoàng đến cho người, người nhắc tới Trì lang làm gì?”
Trưởng công chúa Khánh Lâm bĩu môi: “Cứ tiếp tục giả bộ đi. Nó về rồi, con còn nhớ ta chắc?”
“Trước khi chàng rời kinh con có quên ai à?” Trịnh Diễm bày ra vẻ oan ức, “Bây giờ nói vậy, đúng là tổn thương trái tim của con quá.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm lấy quạt tròn che mặt: “Chẳng nói lại được con. Còn nữa, sao càng nghe con nói thấy càng giống tiểu lang quân dụ tiểu nương tử vậy hả? Trong cung con cũng dỗ Quý phi thế à?”
“Nào có ạ? Hôm nay con đứng đắn lắm nhé!”
“Tại vì trước đây con đã không đứng đắn với Quý phi nhà người ta rồi.”
“Hehe.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm đùa xong, lại hỏi chính sự: “Có mang rượu vào cung không?”
“Sao quên được ạ?”
“Chỉ có con thông minh! Nếu lần này Tu Chi về mà có chuyện gì, con cứ một mực cầu Thánh nhân, con đã tặng quà, nhờ vào bình rượu đó, Thánh nhân cũng phải che chở chút đỉnh.”
“Muốn nhờ thì phải dựa vào mặt mũi của thầy của sư mẫu, làm gì tới phiên con. Hơn nữa, con cũng không phải vì cầu xin giúp đỡ mà đối xử tốt với người ta. Có ai ngốc đâu chứ? Bao nhiêu thật tình giả ý cũng đều có thể nhận ra hết cả. Chạy đường xa biết sức ngựa, gặp lâu ngày biết lòng người. Bình thường không tưới nước, đói khát thì muốn có trái ăn, thế không phải là mơ mộng hão huyền sao?”
Đạo lý Trịnh Diễm vừa nói ra, rất thực tế, không hề mang tính giáo điều. Chẳng như Hoàng đế, nếu bình thường không thân thiết với nhau như vậy, làm sao Trịnh Diễm có thể cáo trạng được chứ? Toàn nhờ sự tích lũy thiện cảm từ những việc nhỏ nhặt hằng ngày, đến khi nàng nói xấu, tố cáo chuyện gì thì Hoàng đế cũng có thể nghiêm túc lắng nghe mà không hoài nghi. Không thể bảo là không lợi dụng, nhưng bình thường qua lại cũng rất chân thành.
Trịnh Đức Khiêm chăm chú ghi nhớ…
Đây cũng là mục đích của Trịnh Tĩnh Nghiệp, cái gọi làm người, dạy dỗ, không phải mỗi ngày đi học là học nên. Trong bài thì viết yêu nước này nọ, thật tế không phải không có kẻ chịu nhận dăm xu tiền Mỹ. Cái gọi dạy người thế nào, làm người thế ấy, là chỉ loại trường hợp này đây. Nhất là cha mẹ của đám anh em Trịnh Đức Khiêm, quy củ đủ quy củ, vẫn hơi khờ như trước, Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn các cháu linh hoạt khôn khéo hơn.
Trưởng công chúa Khánh Lâm làm bộ muốn bẹo má nàng: “Con lại sành sỏi hơn rồi đấy. Ăn không ít bánh nhân đậu của con, xem ra hôm nay ta phải giữ Tu Chi lại để các con gặp nhau mới xong.”
Trịnh Diễm bị bà chọc ghẹo thành quen, lắc đầu: “Con ngồi chồm hổm trước cửa nhà người cũng có thể gặp chàng, còn bây giờ thật sự tới thăm sư mẫu mà.”
“Thôi thôi, thấy con lại cười, đến giờ mẹ con vẫn còn trẻ như thế, hẳn là được con chọc cười mỗi ngàychứ gì? Ôi chao, lúc nào đó ta cũng sinh một đứa con gái thì tốt rồi.”
“Vậy người phải đề phòng nó lớn rồi lại dùng bếp của người làm bánh nhân đậu, không biết để đút cho tiểu tử nhà nào đấy nhé.” Trịnh Diễm nói xong lẹ làng chạy đi mượn bếp.
Trưởng công chúa Khánh Lâm ngoắc ngoắc Trịnh Đức Khiêm: “Đến đây, Ngũ lang đến nói chuyện với ta chút nào.”
Trịnh Đức Khiêm vui vẻ, tin đồn, anh tới với mấy đứa đây~
***
Trì Tu Chi mang mũi tên có đính hoa rêu rao khắp dọc đường, nụ cười ở khóe môi có vài phần chân tình, các quần chúng kéo tới xem nhìn thấy, lại thét chói tai một trận. Chàng bị người ta bắn tên, tưởng sẽ dẹp bớt vài tâm ý, vốn tưởng sau khi Trịnh Diễm bắn một tên xuyên tim, những người kéo tới xem sẽ thu liễm, chẳng ngờ quần chúng lại bị hành động của hai người kích thích, càng nhiệt tình, hăng hái ném đồ hơn.
Đến cửa Chu Tước, mũ của Trì Tu Chi bị ném đến lệch, không ngờ mũ bị lệch càng khiến khuôn mặt thoạt nhìn có vẻ ‘Cấm-dục dụ-hoặc’ thêm mấy phần hấp dẫn, lại còn có vài nam tử ném ngọc bội tới, khiến tình cảnh càng hỗn loạn!
Đến cửa Chu Tước rồi đám cảnh vệ mới nghiêm túc làm nhiệm vụ, ngăn người, canh gác. Trì Tu Chi xuống ngựa, chỉnh trang y quan, trong mắt người có lòng thì cảm thấy thương xót. Nụ cười của Trì Tu Chi đã không còn: Bị quăng đồ thế này, trên người đau ơi là đau! May mà chưa cưới vợ, nếu đã kết hôn, tối về toàn thân xanh tím thế này, sẽ bị phạt quỳ trên giường mất!
Hơn nữa, náo nhiệt ngoài cửa hoành thành chưa chắc là tưng bừng vui vẻ, ngoài thành hoan nghênh không có nghĩa thái độ trong triều cũng vậy. Kết luận chính xác nhất, phải xem biểu hiện đằng sau thế nào.
Hôm nay vì học trò, hiếm khi Cố Ích Thuần vào triều, làm nhiệm vụ đứng đường. Trịnh Tĩnh Nghiệp thì luôn ở đấy, thầm phê bình hành động bắt tù binh của Trì Tu Chi. Cố Ích Thuần cũng hơi lo, nhưng vẫn tin tưởng vào nhân phẩm của cậu học trò: “Nó không phải là một đứa không có chừng mực, có lẽ có lý do.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp lầm bầm: “Huynh không lo lắng, không lo thì huynh tới đây làm gì?”
Cố Ích Thuần ho khan: “Không phải vì ta sợ đệ lo lắng sao?”
Được rồi, hai vị đây đều bị Trì Tu Chi âm thầm dẫn ra pháp trường, cùng đến xem, nhỡ Trì Tu Chi có gì sơ suất, bọn họ cũng có thể bao che.
Trong lòng Trịnh Tĩnh Nghiệp: Thằng nhóc thối, không đáng tin thì phải cẩn thận cho ta, ta không gả con gái cho thằng nhãi không đáng tin!
Trong lòng Cố Ích Thuần: Thằng nhóc thối, tốt nhất con phải đáng tin cho ta một chút, dám vì cái lợi trước mắt là ta sẽ đập nát con rồi nướng ngay!
Hai người đều trầm mặc.
Có lẽ tâm trạng hai người quá giống nhau, hiệu quả gia tăng, khiến Tưởng Tiến Hiền nhìn hai nụ cười kia mà cảm nhận được điều kì lạ gì đó. Tưởng Tiến Hiền cũng mỉm cười, lúc Tưởng Trác hồi kinh khá là khiêm tốn, tuy diện mạo không tệ nhưng không thành hiện tượng như thế. Trì Tu Chi vào thành kì này ầm ĩ như vậy, cũng do Tưởng Tiến Hiền góp phần đằng sau.
Bản thân Trì Tu Chi gốc ở kinh thành, từ bé đã xinh trai, trưởng thành là mỹ thiếu niên, bình thường đi đường thì tỉ lệ ngoái đầu nhìn là một trăm phần trăm, có lúc bị tên bất lương nào đó gặp phải chọc ghẹo (chương 39), nhưng vẫn chưa đến mức tưng bừng náo nhiệt như hôm nay. Có công trạng làm tăng hào quang, khiến người chú ý thì không giả, nhưng đoàn người theo sau cũng rất đáng lưu ý.
Tâng càng cao, ngã càng đau.
Bên cạnh Hoàng đế có Trì Tu Chi, Tưởng Trác khó mà nổi bật, không kéo chàng xuống, sau này chẳng phải Tưởng Trác sẽ càng vất vả hơn sao? Tưởng Tiến Hiền vẫn còn nghĩ mãi về kế hoạch ‘Định sách’, đây là một chuyện rất gấp, đương nhiên phải xử lý những nhân tố gây bất ngờ trước tiên. Không cần gì khác, miễn có thể kéo Trì Tu Chi ra khỏi chức vụ hiện tại là được. Dựa vào kiến thức của Tưởng Trác, muốn vững vàng bên cạnh Hoàng đế không phải việc khó.
Tưởng Tiến Hiền mỉm cười chúc mừng Trịnh Tĩnh Nghiệp: “An Dân có một chàng rể giỏi nhỉ.”
Trịnh Tĩnh Nghiệp cảm thấy ê răng: “Nhờ lời chúc của ông anh.”
Trì Tu Chi đi vào diện thánh, hơn nữa còn phải đối mặt với các vị trưởng lão trên triều. Chàng chẳng hề có vẻ luống cuống, hành lễ không sai một li, nghe Hoàng đế hỏi bao khổ cực, kể lại: “Thần chỉ một lòng tận trung với công tác, muốn phân ưu vì Thánh nhân. May mắn không làm nhục mệnh. Hơn nữa nếu không có Hạ Thực hỗ trợ, chuyến này của thần không thể thuận lợi đến vậy, quả thật không dám kể công.”
Ban nãy mấy kẻ được phái đi thanh trừ cũng bắt tù binh về dâng lên, Hoàng đế qua mấy đợt, đã thấm mệt rồi. Trì Tu Chi là người bên cạnh ngài, coi như cũng được ngài ‘Bồi dưỡng cất nhắc’, không giống kẻ khác, Hoàng đế đành xốc lại tinh thần để mặt mũi cho chàng: “Khang quả là người tài, có bắt tù binh mang về?”
Trì Tu Chi cúi người hành lễ: “Vậy xin nhờ bệ hạ đi kiểm tra.”
Hoàng đế không muốn ra ngoài tản bộ: “Dẫn bọn chúng lên đi.”
Trì Tu Chi khẽ cười, kịch hay tới rồi. Chàng không ngốc, sớm biết trong kinh chia bè phái cãi nhau, có thầy giáo, có vợ, có cha vợ, chàng không cần phải lo ai hại mình, bọn chúng hết đổ máu lại khóc ròng, cảm thấy rất hài lòng. Nhưng đó không phải điều chàng muốn, chàng phải tỏ rõ rằng mình không dễ chọc.
Vì thế ngoài tận tâm trấn an lưu dân, còn đe dọa mọi người xung quanh, đây là đối ngoại. Còn đối nội? Chàng tỉ mỉ chọn vài lưu dân tiêu biểu, tự mình tiến hành công tác giáo dục tư tưởng: “Các người đều là người dân lương thiện, Thánh nhân biết cả, chỉ là quả thật các người đã phạm phép nước, chỉ có một cách giải quyết thôi. Lần này vào kinh, phải thật lòng hối cải, xin Thánh nhân tha thứ, lời Thánh nhân như vàng ngọc, sau này cũng dễ làm lại từ đầu.”
Lưu dân sợ nhất là sau này sẽ bị tính sổ, dẫu làm phản hay xin hàng đều vì tình thế bắt buộc, không phải ý nguyện cá nhân. Sau khi xin hàng bị đưa vào danh sách, sợ được quan lại cấp trên thương nhớ, nếu đội cái mũ nghịch tặc vào thì khỏi sống. Nay nghe Trì Tu Chi chỉ ra, lại hứa hẹn, mọi người đều nghĩ, đúng vậy, chính miệng Hoàng đế nói sẽ không truy cứu thì đáng tin hơn đám quan phủ nhiều.
Một đám đi trên đường đều thầm oán thán, nghĩ không biết làm sao để kiếm lí do chảy nước mắt, gặp Hoàng đế thì rủa trời oán đất, sau đó cảm tạ Hoàng thượng, tạ ơn triều đình, cảm ơn các vị đại gia đã cho bọn họ cơ hội sửa sai.
Lên điện, thật thà chất phác mà rằng: “Trời hạn không chịu nổi nữa Người ơi, năm rồi bị mất mùa có cứu tế, năm nay lại không, thế nên tụi con mới nghe kẻ ác xúi giục. Thánh nhân là người tốt, phái Thiên sứ tới cho chúng con ăn, cho hạt giống, lại bảo châu phủ cho mượn trâu cày, phân bón. Mới có thể sống tiếp. Sau này sẽ luôn quy thuận Thánh nhân. Thánh nhân là người tốt.” Khụ khụ, trình độ văn hóa có hạn, có muốn lời ăn tiếng nói không thành thật chất phác cũng khó. Từ Thiên sứ này là được nghe trên đường rồi học đấy.
Nếu bạn nghĩ Trì Tu Chi ‘dâng tù binh’ để khoe vũ lực thì đã sai rồi, chàng đang nịnh bợ Hoàng đế thì có, nói với Hoàng đế rằng, ngài đã làm rất tốt, mọi người đều rất biết ơn.
Hoàng đế vui cực kì, đầu tiên ôn tồn an ủi: “Các ngươi đã biết sợ thiên uy lại biết hối cải, sau này phải tuân thủ bổn phận, về quê rồi, phải tuân thủ luật pháp, không được làm loạn nữa.” Trên gương mặt của các lưu dân tiêu biểu nhòe nhoẹt nước mắt cảm kích, giọng nói rất ngầu vang lên miễn xá tội lỗi của mọi người (thật ra đây là phương án trấn an dân đã định từ trước).
Sau đó làm việc không theo quy định: “Trì khanh là tuổi trẻ tài cao, thế nhưng kinh nghiệm tuổi đời còn thấp, không hợp lên chức (quần chúng: Nói xằng, lúc ngài cho nó làm Trung thư xá nhân đâu có nói vậy?), tuy nhiên triều đình không thể không thưởng công, cho làm Khai quốc huyện nam.” Ngài cho người ta tước vị!
Đối xử thế này là quá thiên vị, bốn vị Phủ úy sứ, chỉ có mình chàng được tước vị, mấy năm này khó được tước vị lắm đó! Theo quy định của tên bại hoại Ngụy Tĩnh Uyên, chỉ có vài cách để được nhận tước vị thôi: Một, là thân thích của người nhà Hoàng đế, tính cả gia đình cậu Hoàng đế; còn trừ khi bản thân gia đình con rể Hoàng đế đã có tước vị, còn không, cũng chẳng thể vì làm Phò mã mà được tước phong, thôi thì không phản đối; Hai: có công trạng; Ba, không có thứ ba.
Khai quốc huyện nam ở ngũ phẩm, thấp nhất trong số các tước vị (năm tước phong kiến theo thứ tự: công, hầu, bá, tử, nam), nói thẳng ra, như thế này đúng là ‘Số đỏ lên hương’. Miễn cưỡng coi như Trì Tu Chi cũng có quân công, nhưng là tính dựa theo số tù binh, cũng chính là nhóm vừa được giải lên. Ban tước vị thì quá ư là miễn cưỡng, thà cho huân vị (tăng cấp) thì còn chấp nhận được.
Nhưng Hoàng đế rất vui vẻ, tuyên bố hùng hồn: “Trì Tu Chi là quan văn, không ghi công, nghị tước. Nếu các khanh có thắc mắc gì, cứ nói ra – nói thì phải có căn cứ, nếu người nào có công cao hơn Trì khanh mà không được tước vị thì đưa ra, trẫm không vì tư. Nếu bấy giờ không có thì không được nghi ngờ, sau này không được nói trẫm thiên vị.” Rõ ràng là muốn ỷ thế cậy mạnh.
Phe Trịnh Tĩnh Nghiệp đương nhiên sẽ không phá, còn số không thích Trì Tu Chi lại không dám mếch lòng Hoàng đế, đành nhắm mắt nhắm mũi mà đồng ý. Còn phải tự an ủi bản thân: Thực phong có trăm hộ chứ mấy, sau này sẽ bị giáng một tước, con trai của hắn sẽ không có tước vị.
Hoàng đế đắc ý nhìn xuống, không ai phản đối làm ngài rất thỏa mãn, ngài làm vậy cũng vì có suy tính riêng. Thứ nhất, Trì Tu Chi bị người hãm hại, Hoàng đế muốn chứng tỏ lập trường, ngài đã trao quyền cho Trịnh Tĩnh Nghiệp thanh tra con cháu Chu thị ở Hà Dương, chỉ cần không phải là một quan lại tiếng tăm tốt đẹp đến mức không thể xoi mói, thì chắc chắn sẽ bị lột mũ ngay. Thứ hai, cách làm của Trì Tu Chi rất hợp khẩu vị của Hoàng đế, lúc ngài đang muốn tiếng tăm, Trì Tu Chi liền tung hô ngài lên.
Để kẻ từng đối địch mình tới ca tụng công đức, đúng là chẳng có chuyện nào sảng khoái hơn.
Trước đủ loại ánh mắt, Trì Tu Chi ung dung cúi chào, Hoàng đế dõi theo chàng trai trẻ tuấn tú khôi ngô, càng nhìn càng hài lòng.