Con Gái Gian Thần

Chương 44: Trưởng thành là tốt thôi




“Con bé chạy đến chỗ Cố tiên sinh rồi à?” Trịnh Tĩnh Nghiệp vuốt râu cười hỏi Đỗ thị.

Đỗ thị tức giận nói: “Còn không à, chạy nhanh hơn giặc!”

Cũng chẳng phải không được mặc cái áo trân châu kia, vốn trên đời cũng có kiểu bội sức như vậy, rất nhiều phu nhân cũng mặc trân châu, còn như ‘tác phẩm’ của Trịnh Diễm (có người nói đó là phá của), đúng là hiếm thấy!

Nếu là con trai, tặng quà cho mẹ như th đúng là không chỗ nào chê, rất biết quan tâm! Ngay cả Trưởng công chúa Khánh Lâm cũng từng cho rằng, khi trưởng thành là một tay hái hoa bắt bướm có nghề, nhưng nàng là con gái cơ mà!

Đỗ thị rất tuyệt vọng: “Sao con bé không biết tiết kiệm chứ? Ôi? Xem con bé kìa?! Có chỗ nào giống một tiểu nương tử đâu chứ?”

Đỗ thị ngại đụng tay vào đồ của con, muốn Trịnh Diễm tự tích lũy cho mình. Trịnh Diễm thì ngược lại, phá sạch. Sống mà không biết để dành thì sao được? Còn nữa, nha đầu kia không để tâm cho chính bản thân, có ngờ người ta cũng sẽ không nghĩ cho mình không, vô tư không vụ lợi cũng phải có mức độ chứ?

Trịnh Tĩnh Nghiệp chết lặng trước hành động của con gái, tuy lần này hơi xa xỉ, nhưng cũng không phải không thể nhận. Theo Trịnh Tĩnh Nghiệp, con bé không phải làm cho mình, mà để hiếu kính mẹ. Nếu Trịnh Diễm có tính như giống cầy thảo nguyên thì mới đáng lo.

Trịnh Diễm lại dễ dàng mắc lỗi lần nữa, mà trong mắt Trịnh Tĩnh Nghiệp thì rất đáng quý, thể hiện sự kiên quyết, quả đoán, nên làm thì làm ngay, không dây dưa dông dài. Nàng có tiền, muốn mua nhà thì mua nhà, biết không thể có tài sản riêng, không cần hỏi cha mẹ một chữ, nộp lên dứt khoát. Nấu được rượu, chẳng hai lời mà nộp ngay phương pháp. Ai khiến nàng bị mất mặt, không do dự mà đánh trả lại ngay. Muốn sắm nữ trang cho mẹ, lập tức làm. Ngay cả chạy trốn, khụ khụ, cũng chạy rất nhanh.

Lại cảm thán lần nữa, nếu là con trai thì tốt rồi!

“Để con bé sốt ruột hai ngày rồi cho người đưa nó về, ta thấy chỗ Tư Huyền cũng không giữ nó qua năm mới đâu, có khi tối nay sẽ cho người mang tin về không chừng.” Trịnh Tĩnh Nghiệp kết luận, rồi lại khuyên Đỗ thị, “Mà không phải nó cũng là đứa có hiếu lắm sao? Con trẻ có lòng, nên vui vẻ mới phải. A Diễm,” ngừng lại một chút, “Cũng chẳng phải là đứa không biết chừng mực.”

Đỗ thị vẫn còn giận lắm: “Đều do ông cả, chiều nó thành hư!”

“Là ta, là ta.” Trịnh Tĩnh Nghiệp nhũn nhặn nhận lỗi.

Đang nói chuyện, Cố phủ cho người mang thư Cố Ích Thuần viết để giải thích tình hình với Trịnh Tĩnh Nghiệp.

Trịnh Tĩnh Nghiệp cười nói: “Bảo thầy nó giữ con bé hai ngày, để mẹ nó bớt giận đã.”

Trịnh Diễm cứ thế mà ở tạm tại Cố phủ.

Cố phủ ít người, nhưng nghĩa tình qua lại thì không đơn giản, ai bảo Cố thị là một gia tộc lớn chứ? Ai bảo thông gia bên ngoại của Trưởng công chúa Khánh Lâm nhiều làm chi? May mà Trưởng công chúa Khánh Lâm có thể khai phủ (nhận cấp dưới, liêu thuộc), có đủ một nhóm triển khai hoạt động, vợ chồng Cố thị chỉ cần kiểm định khâu cuối mà thôi. Lại nhân tình huống đặc thù của Trưởng công chúa Khánh Lâm (mang thai), nếu không muốn đi xã giao thì cũng có thể thoái thác.

Trịnh Diễm ăn nhờ ở đậu tại nhà công chúa Khánh Lâm kiêm trêu đùa thầy mình trông có tướng cha ngốc, Cố Ích Thuần nói ngay: “Nghe nói có người tới chỗ ta là để tránh đòn.”

Trịnh Diễm liền xịu mặt.

Trưởng công chúa Khánh Lâm vỗ về Trịnh Diễm: “Chẳng qua mẹ thấy con phung phí thế thì không vui, chứ không phải tức giận thật sự đâu.”

Trịnh Diễm ôm cái áo trân châu theo, chưa hết kinh hồn mà xin chứa chấp. Trưởng công chúa Khánh Lâm đương nhiên hỏi rõ đầu đuôi, chính Trịnh Diễm cũng không biết mình sai chỗ nào, đành hỏi sư phụ, sư mẫu: “Rốt cuộc là xảy ra chuyện gì vậy?” Nàng rất sợ Đỗ thị nóng giận mà đem tấm lòng của mình ghiền thành bột ngọc trai, muốn làm rõ nguyên nhân.

Trưởng công chúa Khánh Lâm hỏi để nhìn qua cái áo trân châu kia một cái, không xem thì thôi, vừa thấy đã hoảng hồn: “Con cứ như vậy,” khoa chân múa tay, “rồi mang đến trước mặt mẹ à?” Cái áo trân châu này thật sự rất đẹp, ở viền là những xâu ngọc trai tua rua, phần chính là ngọc trai được kết thành hoa văn, không phải như tấm lưới mắt cáo bình thường, mà được xâu thành hình hoa cỏ rất tinh tế. Cổ áo có hai dải lụa, trên dải lụa là hai viên hồng ngọc nho nhỏ.

Vô cùng công phu! Cấu tứ cũng khéo, chẳng phải không thể làm ra, mà là không nghĩ tới!

Trưởng công chúa Khánh Lâm thở dài: “Khó cho con có lòng như vậy.” Cũng cảm động, “Thôi, để ta và thầy con đến thuyết phục hòa giải giúp con.”

Trịnh Diễm mừng rỡ: “Vậy thì hay quá!”

“Thứ tốt như vậy con mang về, cẩn thận đừng để hỏng. Giữ gìn cho tốt, đến khi mẹ hết giận rồi, lại cung kính dâng lên.”

“Ôi.”

***

Nàng những tưởng có Trưởng công chúa Khánh Lâm, lại thêm ‘quan hệ tốt của hai bên’, cùng lắm thì chỉ mắng một trận, sau đó từ từ quay về, hỏi nguyên nhân tại sao Đỗ thị không vui, rồi sửa sai. Trưởng bối hai nhà thông báo cho nhau, Trưởng công chúa Khánh Lâm cũng yên tâm, Trịnh Tĩnh Nghiệp không tức giận, Trịnh gia chẳng có tình tiết gay cấn nào nữa.

Không ngờ có kẻ tới làm rối tung lên, đã thế lai lịch không nhỏ!

Phải nói Hoàng đế là một chức vụ có tính thay đổi rất lớn, chẳng những về tuổi tác, nhân số hậu cung, còn về lượng công việc nữa. Khi bận, mệt nhưchó, lúc rảnh, nhàn như mèo. Vị Hoàng đế này, phần lớn thời gian cuộc đời đã vất vả như trâu cày, lao lực vì quốc sự, khổ sở khụ khụ, làm việc này cái kia. Nay đến tuổi này, thấy quốc gia yên bình, ngài rảnh rỗi hơn nhiều.

Có một nhân viên xuất sắc như Trịnh Tĩnh Nghiệp, can dự thêm thì đúng là đồ ngốc, Hoàng đế yên tâm đi bắt cá. Qua năm mới, tổng kết cuối năm đã xong, các nha môn bắt đầu nghỉ tết, Hoàng đế cũng tự cho mình nghỉ phép. Không như gia đình dân thường, đàn ông phải đi mổ thịt heo, giết gà, dán cửa… vân vân, ngài hoàn toàn rảnh rỗi.

Nhàn nhã như vậy, nghĩ tới em gái còn thiếu mình một bữa cơm, nợ hơn nửa năm nay! Không, nhất định phải đi ăn cho bằng được! Vì đám Miêu phi còn phải chuẩn bị lễ mừng năm mới trong cung, ngài tự đi một mình! Người khác ăn hay không chẳng quan trọng, nợ Hoàng đế thì không thể thiếu.

Anh trai đến thăm em gái, dù là hoàng gia, cũng không quá long trọng, Hoàng thượng không ngồi xa giá, mang theo hộ vệ, thái giám rồi đi. Chuyện này coi như cũng bình thường, căn bản là Hoàng đế không cần ‘chuồn lén’ ra khỏi cung, chỉ cần mang người đi đăng kí, hơn nữa đừng đến những nơi bị Ngự sử phát hiện sẽ phun mưa xuân, thì hết thảy đều ok! Người không thể tùy tiện ra vào cung, là vị thành niên và phụ nữ đã lập gia đình (phi tần, thiếp).

Nhẹ nhàng khéo léo, Hoàng đế đi đến quý phủ của Trưởng công chúa Khánh Lâm. Gương mặt của tên thái giám đi theo có tính nhận biết rất cao, Hoàng đế đứng gõ cửa trực tiếp, quen đường quen nẻo xộc thẳng đến chỗ em gái. Nếu mà cậu nhóc Cố Nại mà có ở đây, nhất định sẽ khinh bỉ: Hoàng đế không có quy củ!

Đến thì gặp Trịnh Diễm.

Đầu tiên Hoàng đế trò chuyện với em gái, Trưởng công chúa Khánh Lâm nghe Hoàng đế muốn tới ăn cơm, rất vui vẻ: “Muội đang có đồ ngon này.” Sau đó giới thiệu món mà bạn nhỏ Trịnh Diễm đã mang biếu tặng. Bàn ăn hôm đó có rượu thịt đặc sắc, đều là do Trịnh Diễm làm. Hoàng đế vô cùng hài lòng nói: “Hôm nay chúng ta không có nhiều người, ngồi quây quần ăn chung với nhau, ở giữa là nồi lẩu, khó mà vui vẻ như thế.”

Trưởng công chúa Khánh Lâm bày tỏ thế này thật tốt, anh của cô thật sáng suốt.

“A Diễm cũng ở đây? Chưa nghỉ học à? Đến thăm sư phụ và sư mẫu sao?” Lo lắng cho cuộc sống sinh hoạt của em gái xong, Hoàng đế bắt đầu hỏi chuyện Trịnh Diễm.

“Thánh nhân? Ngài tới rồi à?” Nhìn xung quanh, hình như đây là cải trang để ra ngoài? Chậc chậc, không phải ngài muốn thừa dịp náo nhiệt đi dạo, dụ dỗ thiếu nữ ngây thơ không biết gì đấy chứ?

“Con cau mày gì vậy? Bị mắng à?”

Ngài vừa hỏi, là đụng ngay đến chuyện thương tâm của Trịnh Diễm. Nàng vừa cắn răng quyết định, nếu Đỗ thị không vui, cùng lắm là phá cái áo này đi, xâu thành nhiều cái vòng cổ khác.

Trưởng công chúa Khánh Lâm cười giỡn bảo: “Muội đang muốn nói về chuyện của hai mẹ con nhà này đấy chứ, một thì dạt dào tình cảm muốn hiếu kính cho mẹ, người còn lại thì đau lòng thay con gái.” Tóm tắt đơn giản chuyện tình 囧 của Trịnh Diễm, cũng vì chỗ Hoàng đế là tình huống đặc biệt, chuẩn bị cho Trịnh Diễm một kịch bản.

Hoàng đế thấy hứng thú, muốn xem cái áo trân châu. Trịnh Diễm không tình nguyện lắm mang tới: “Ngài xem đi, tại vì nó mà xém nữa con phải chịu gia pháp rồi, may mà trốn kịp.”

Hoàng đế nhìn thứ tốt quen mà cũng khen cái áo này không tệ: “Là thứ tốt đấy, con có lòng hiếu thảo như vậy, mẹ con tức giận là không có đúng. Không thì bảo mẹ con tới đây, để ta khuyên giải thay cho.” Hoàng thượng bắt đầu cướp việc của mấy bà bác tổ dân phố.

Mặt Trịnh Diễm tái mét, hôm nay hai bên Cố Trịnh đã bàn bạc với nhau ‘ngày A Diễm về nhà xin lỗi’ xong rồi. Hoàng thượng lại muốn gây chuyện cho rối thêm đến mức nào nữa chứ?!

Trịnh Diễm lắc đầu như điên, nàng cảm thấy đầu mình như máy phát, đã muốn bốc khói: “Không cần đâu!”

Mang người ngoài tới gây áp lực cho cha mẹ? Chỉ có kẻ não phẳng mới nghĩ ra ý kiến này?! Lấy lực đánh lực thì có gì hay?

Chuyện này cũng có một tình huống tương tự, như trong nội chiến, Ngô Tam Quế không đánh lại Lý Tự Thành, quay đầu tìm tộc Mãn Châu nhờ hỗ trợ. Sau đó, lão Ngô tìm được chỗ tốt thì thôi, kẻ trả tiền không phải hắn, kết quả thì sao? Chẳng bao lâu sau Ngô Tam Quế không thể không tạo phản, mà tạo phản có kết cục thế nào, mọi người đều đã biết.

Tuy Lý Tự Thành không phải cha mẹ của Ngô Tam Quế, cũng chẳng coi là anh em, chẳng qua hai bên đều vì tranh giành quyền lợi. Sự thật đã chứng minh, ‘giúp’ bạn đánh nhau không phải vì muốn xử lí thằng em cắm sừng bạn (ý nói Lý Tự Thành cướp ái thiếp Trần Viên Viên của Ngô Tam Quế), phần lớn là muốn làm hoàng tước ngồi không hưởng lợi mà thôi. ‘Điều khiển’ và ‘bị lợi dụng’ là hai chuyện cmn khác nhau đó?! Người có thể đập bạn không thể nhúc nhích được, cho thấy đây là kẻ mạnh hơn bạn nhiều, muốn mượn sức ai đó có trí thông minh cỡ Mary Sue thì phải là trung khuyển của bạn mới được. Kẻ ngốc thì có, nhưng ngốc đến thế thì không!

Có lẽ chuyện trước mắt không đến mức đó, Hoàng đế cũng không rảnh đến vậy, nhưng mà, chẳng thể cứ để mặc như vậy mãi được!

Có lẽ do bản thân tôi (tác giả gọi mình) ngu ngốc không hiểu rõ, để một nước khác can thiệp vào việc nội bộ của nước mình với lí do như ‘quan tâm đến vấn đề quyền lợi của con thỏ nước X’, giúp bọn họ giành được quyền lợi, sau đó kí kết 《Hai mươi mốt điều lệ》. Có thể bọn họ biết cả, nhưng… so với lâm nguy quốc gia, chuyện trước mắt quan trọng hơn nhiều. (Hình như tác giả muốn nhắc về tranh chấp của Nhật và Trung Quốc năm 1915, mình không tiện tìm hiểu về vấn đề này)

Thật ra trong thế giới ngầm cũng tương tự, trên cơ bản đạo đức nghề nghiệp của xã hội đen, dù bị bán đứng rồi bị gô cổ, cũng sẽ không hợp tác với cảnh sát.

Trịnh Diễm tự giác xem mình như xã hội đen, đề phòng Hoàng thượng như cớm (từ lóng chỉ cảnh sát).

“Hôm nay con muốn về nhà xin lỗi, chắc mẹ cũng hết giận rồi, giờ đã là cuối tháng chạp, chỉ có thể nói lời may mắn, con chờ ngày này lâu lắm rồi.” Trước năm mới, theo phong tục, chỉ được nói điều may, không được đánh con nít, Trịnh Diễm rất rành chuyện này.

Trưởng công chúa Khánh Lâm trợn mắt: “Con trốn đến chỗ ta là vì chuyện này à?”

Hoàng đế cười to: “Ta sẽ cùng về với con, đảm bảo năm mới không để con bị chịu thiệt.”

“Không được! Ngài mà xuất hiện, dù trong lòng bọn họ có tức giận cũng không lộ ra, cái gì mà Quân tiền thất nghi đó (không được thất lễ trước mặt Quân thượng). Sao lại lấy Hoàng thượng gây áp lực để cha mẹ không phạt con được chứ?”

‘Tên cớm’ này rất dễ nói chuyện, bày tỏ một lòng vì dân phục vụ: “Vậy con nói phải làm sao?”

Trịnh Diễm được đằng chân lân đằng đầu: “Vậy lát nữa ngài tạm ẩn đi, chờ mẹ con không giận nữa, thì ngài bước ra.”

“Ra trước là con giận đó.” Trịnh Diễm tỏ vẻ uy hiếp. Nếu mà mẹ nàng không vui, tốt nhất là Hoàng đế trở về cung ngay lập tức, chờ khi nhà nàng giải quyết xong rồi mới xuất hiện. Sao cha nàng có thể không biết Hoàng đế xuất cung cơ chứ? Dù vẫn mang cảm giác tội lỗi đã gây sức ép với cha mẹ, nhưng đó là Hoàng đế mà, không thể mạo phạm được.

Hoàng đế bị chọc cười rất vui, người khác mà nói như thế, phỏng chừng Hoàng đế sẽ giận lắm, nhưng đổi lại là Trịnh Diễm, thì cứ làm thế đi. Nha đầu kia háu ăn, ấn tượng lớn nhất nàng dành cho Hoàng đế chính là ‘lời con nít không cố ý’ và ‘ăn’. Cô bé bảo giận, vậy cứ để nguôi bớt, dù sao Hoàng đế nghe xong cũng không thấy bực mình.

Còn cảm thấy ‘Lời con nít không cố ý’ như Trịnh Diễm mới là đứa bé thành thật, hành vi kể trên của nàng sẽ thành luôn giữ chữ hiếu, không để cha mẹ lâm vào tình huống khó xử, chứ không phải tâm cơ thâm trầm, chu đáo.

Đây cũng là do Hoàng đế dung túng cho Trịnh Diễm, nếu Trịnh Diễm nhờ ngài đi khuyên Đỗ thị, không chừng ngài cũng đồng ý. Nhưng, Trịnh Diễm lại cương quyết yêu cầu Hoàng đế không được nhúng tay, ngài cảm thấy nàng rất có quy củ. Vẫn là câu nói kia, nếu đi nhờ lãnh đạo của cha mẹ bạn đến để yêu cầu họ không được tức giận nữa, đứa trẻ nào mà nghĩ ra ý này đúng là có vấn đề. Còn như thế này lại là đứa con ngoan, thật thà không ngỗ nghịch, không để cha mẹ khó xử, khiến ai cũng yêu mến.

Hoàng đế cũng đồng ý: “Thế thì ta sẽ yên lặng đi theo con nhé? Không để bọn họ biết, thế nào?” Hoàng đế lộ vẻ đặc trưng của lão ngoan đồng. (tuy già nhưng tính tình vẫn như con nít)

“Thành giao.”

Hoàng đế bật cười.

***

Sau hai ngày, cơn giận của Đỗ thị cũng chưa tiêu tan, chẳng qua là chuyển lên người Trịnh Tĩnh Nghiệp. Tại sao lại không quan tâm đến con gái như vậy! Thất nương trưởng thành lệch lạc thì biết làm sao! Nghĩ vậy, Đỗ thị không thể vui vẻ mà nhìn Trịnh Tĩnh Nghiệp được. Có Trịnh Tĩnh Nghiệp đã gánh quá nửa cơn giận, cuộc hành trình về nhà xin lỗi của Trịnh Diễm cũng rất suôn sẻ.

Vừa vào cửa đã quỳ xuống: “Mẹ, con sai rồi, con biết mẹ thương con, sau này con không dám nữa. Sau này con cũng không tùy tiện lãng phí nữa.” Nhớ lại lúc tặng quà Đỗ thị vẫn rất vui, chẳng lẽ mấu chốt là chỗ lãng phí?

“Con còn biết đường mà về à!” Vợ chồng Cố thị cũng đến, vậy thì không trốn được nữa, Đỗ thị căn bản không ngờ Hoàng đế lại cải trang (thay quần áo rồi thì chẳng còn dễ nhận ra) che giấu bản thân.

Trịnh Diễm ngụy biện: “Đánh nhẹ liền chịu, đánh đau thì chạy là hiếu mà;(đây là quan điểm của nhà Nho đối với hiếu tử khi bị cha mẹ đánh – tránh để cha mẹ gánh tội danh không thương con cái) mẹ giận, đánh con, người đau lòng là mẹ! Mẹ hiểu rõ con nhất, con cũng hiểu mẹ nhất.”

Đỗ thị đập bàn: “Con đứng lên cho mẹ.”

Trưởng công chúa Khánh Lâm bắt đầu giảng hòa: “Được rồi, được rồi, giận thì cũng giận rồi. Con bé cũng có hiếu, cũng chớ làm tổn thương nó,” nháy mắt để Trịnh Diễm mang áo dâng lên, “Con nít như nó, có mấy đứa một lòng nghĩ cho cha mẹ như vậy đâu? Người khác muốn cũng không được, như ta này,” sờ sờ bụng, “Có đứa con như thế, nằm mơ cũng cười mà tỉnh.”

Về chuyện này, Đỗ thị cũng cảm thấy vẻ vang, chẳng qua vì lo cho con gái nên mới giận như thế. Cuối cùng cũng tươi tắn hẳn lên: “Con còn quỳ dưới đất làm gì? Ấm lắm chắc?”

Trịnh Diễm đứng lên, đánh rắn tùy gậy (ý bảo người lợi dụng cơ hội, thuận thế mà làm): “Mẹ thử một lần thôi mà~”

Đỗ thị không nỡ từ chối, cố tình nghiêm mặt, nhưng cũng mặc thử một lần: “Đồ tốt để cho bà già mặc, thì chẳng đẹp nổi, con nhóc ranh. Mau đi thay đồ rồi theo mẹ dùng cơm.” Vợ chồng Cố thị đã tới, nhất định phải giữ lại mời cơm.

Trịnh Diễm vui vẻ hát sai nhịp một câu: “Trong lòng con mẹ là đẹp nhất~” rồi tung tăng nhảy chân sáo ra ngoài.

***

Bấy giờ Hoàng đế mới xuất hiện, lại thêm một phen rối loạn, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp gọi đám con cháu ra cùng chung vui: “Đừng vì ta đến mà câu nệ lung tung, ta chỉ là khách không mời thôi. Khanh và muội muội ta là thông gia với nhau, chớ quá lạnh nhạt.”

Trịnh Tĩnh Nghiệp cười: “Chỉ cần Thánh nhân không chê chúng nó chẳng ra gì là được, thần cứ đau đầu vì tụi nó mãi thôi.” Chẳng phải sao, ông có mấy đứa con cháu đến là kì quái.

Đúng là kì quái! Tiệc rượu dọn lên, năm vị trưởng giả ngồi ghế trên, Hoàng đế ở vị trí chủ tọa, hai cặp vợ chồng ngồi hai bên. Con cháu Trịnh gia xếp ở dưới, Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng gọi ba người Từ Liệt lên, nhân cơ hội giới thiệu một chút: “Thần coi tụi nó như con cháu trong nhà.” Thật ra Hoàng đế cũng biết đám người Từ Lương vốn là thư đồng của Trịnh Tĩnh Nghiệp, mấy năm này mà xét đến quan hệ chủ tớ, cũng là chuyện bình thường, coi như mọi người, trò chuyện thân mật.

Không khí vẫn đang rất tốt đẹp, mãi đến khi Trịnh Diễm xuất hiện.

Đỗ thị chỉa tay run rẩy: “Con thế này là thế nào? Mau quay về ăn mặc đàng hoàng lại cho mẹ ngay!”

Trịnh Diễm mặc áo xanh đội mũ quả dưa, ăn mặc như bé trai, định tới để rót rượu nhận lỗi với mẹ, ngoan ngoãn lấy lòng, để thêm vui vẻ. Ai ngờ tâm bệnh của Đỗ thị chính là như bộ dạng hiện tại ‘Không giống con gái’ của nàng. Thấy mẹ lại tức giận, Trịnh Diễm vội vàng lỉnh mất.

“Khụ khụ, thật ra Thất nương cũng là một đứa hào hiệp. Lòng dạ rộng rãi, không phải chuyện xấu.” Làm thầy thì dù thế nào cũng phải nói đỡ cho học trò một chút.

Nhưng bộ dạng này thì không được!

Con gái nhà người ta cho dù hung hãn hay tàn nhẫn, cũng không như thế! Có cô gái nào mà không thích làm đẹp, không thích trang sức, châu báu đâu? Cho dù quên phần mình, không dùng thì thôi… nhưng sao không thấy con bé vui chút nào. Để người khác trang điểm lộng lẫy, xinh đẹp đoan trang rồi tới mới được chứ. Bây giờ thì hay rồi, bắt đầu rối loạn giới tính!

“Con gái mà thế à?” Đỗ thị muốn đánh người, khiến ba người đàn ông ở đây đều giật bắn cả mình, “Nó cứ như thế, sau này biết phải làm sao!”

Trưởng công chúa Khánh Lâm miễn cưỡng khuyên: “Không phải con bé còn nhỏ sao? Trưởng thành là ổn thôi, trưởng thành là ổn thôi.”

Mọi người đều đồng loạt: “Trưởng thành là tốt thôi.”