TRỊNH DIỄM RẤT KHÓ CHỊU!
Không cần phải nói thời tiết khi đông về thế nào nữa, đương nhiên ngày nào cũng lạnh như ngày nào, năm nay ông trời thương tình, cho rơi hai trận tuyết, không khô hạn như hai năm trước, khiến Trịnh Tĩnh Nghiệp lo lắng tình hình thiên tai khắp nơi, lao tâm khổ trí cho những ngày sau.
Đến đầu tháng 11, lại thêm trận tuyết, Trịnh Tĩnh Nghiệp thở dài: “Không có tuyết cũng buồn, nhưng tuyết dày quá cũng không tốt.” Sau đó dặn bên dưới chuẩn bị phương án khẩn cấp, đừng để dân cư xung quanh kinh thành bị tuyết đè, cố gắng giảm bớt những người bị chết lạnh, đồng thời cho dọn tuyết trên đường, viết thư cho hai người con trai đang làm việc ở ngoài, nhắn nhủ yên tâm làm việc cho tốt.
Tuyết trong mắt nông dân, có thể nói là ‘Tuyết rơi hợp thời, năm nay được mùa’, nhưng nếu tuyết rơi quá nhiều thì cũng không tốt. Trong mắt những quan viên muốn kiếm chút thành tích, thì cũng như trên. Nhưng đây là đâu? Trong mắt quần thể các gia tộc vạn ác không hề biết tới nỗi khổ nhân gian, ngày đại tuyết (ngày tuyết rơi lớn) thế này, phải vây quanh bếp đun rượu/ phẩm trà, tán thưởng mấy cái góc tường của các tòa nhà hoa lệ khác, cùng vài ba tên bạn chí cốt hát ca mới thú.
Bấy giờ Trịnh Diễm muốn lo nước thương dân cũng không đến lượt, nàng chỉ có thể đấm lưng, bóp vai cho cha mình, nấu một nồi canh nóng, hâm một bầu rượu, chẳng quan tâm có chuyên nghiệp hay không, đây cũng là tấm lòng con gái, Trịnh Tĩnh Nghiệp cảm thấy khoan khoái hơn nhiều, mệt mỏi trên người quả thật đã giảm đi ba phần.
Trịnh Tĩnh Nghiệp và Đỗ thị thấy gần đây nàng không mua bán những thứ kì lạ nào, cũng vui vẻ. Trịnh Diễm rảnh rỗi là chui vào trong thư phòng của Trịnh Tĩnh Nghiệp. Thư phòng Trịnh Tĩnh Nghiệp có vô vàn, đầy đủ các đầu sách,căn phòng của cô nhóc mới đi học vài năm như Trịnh Diễm không thể nào so bằng. Mỗi ngày trở về từ nhà Cố Ích Thuần, Trịnh Diễm liền chui vào thư phòng của Trịnh Tĩnh Nghiệp đọc sách.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng chẳng ngăn, để hung khí cỡ này dưới mắt còn hơn thả nó làm ác. Thấy nàng chăm chỉ học tập như vậy, lười như Trịnh Đức Bình cũng bị xách tới, hi vọng có thể chịu hun đúc một chút – con trai, không thể thua một cô bé con!
Trịnh Diễm vô cùng ngoan ngoãn, cũng không phải không để ý đến tình hình mọi người, gần đây Đỗ thị không những bận rộn kết toán các khoản sản nghiệp trong nhà mà còn định chuẩn bị cho hôn lễ vào mùa xuân năm sau của Trịnh Uyển. Lúc này mà làm phiền bà, đó chính là tự tìm khổ.
Trốn trong thư phòng của Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng có chỗ tốt, chính là biết rất nhiều chuyện đời. Đôi khi Trịnh Tĩnh Nghiệp tiếp khách trong phòng, để nàng vào cách gian (căn phòng được ngăn cách, có thể bằng bình phong hoặc tường…), không để ý tới. Nhờ thế nàng cũng biết không ít động thái trong triều, ví dụ gần dây Trịnh đảng đang rất phẫn nộ, Đông cung càng lúc càng quá quắt.
Vu Nguyên Tề từng bảo: “Chư vương hiện tại nao núng sợ hãi, thật không bằng khí khái kiên cường của tổ tiên ngày trước, hôm trước là tân khách của Yến vương, hôm qua lại là chú ruột của Triệu vương, tất cả đều bị điều đi xa, chư vương sợ uy thế của Đông cung, không dám nói tiếng nào.” – cấu cú ở đây đã qua chỉnh sửa, xét thấy lời của Vu Nguyên Tề về các vị cao cấp của quốc gia khá vô lễ, ở đây đã được biên tập cho nhẹ nhàng hơn.
Trịnh Diễm chống khuỷu tay, đỡ hai má, thầm nghĩ Thái tử đang làm việc nguy hiểm đây mà, qua cửa của quân lâm thiên hạ trót lọt nhưng vẫn bị Hoàng đế trở mặt lạnh lùng, tất cả đều muốn chờ xem tuổi thọ của ngài. Mà cơ thể của Hoàng thượng, chậc chậc, người ta lúc còn trẻ cũng từng ở trong quân đội, vô cùng khỏe mạnh, không giống bộ dạng sắp chết. Trịnh Diễm có ý riêng trong bụng, nhưng không biết lúc nào mới có thể thực hiện được.
Trịnh Đức Bình mặc áo lông cừu, dựa vào huân lung (là cái lồng sắt củahuân lô – lò đốt hương): zzzz~
Trịnh Diễm lấy tay chọt chọt vào gương mặt còn non của Trịnh Đức Bình, cậu nhóc chẳng ừ hử tiếng nào, vẫn tiếp tục ngáy o o.
Trịnh Tĩnh Nghiệp lên tiếng: “Việc này ta đã biết, động đến chúng ta, các ông cứ tranh rồi thôi. Nhớ kĩ, muốn tranh, nhưng không được giành phần thắng! Ba trận ít nhất phải thua hai. Ta đảm bảo các ông sẽ vô sự!” Ông nói vô sự, tức dù mất chức quan hiện tại, nhưng ông sẽ có bồi thường – đều có lợi tức như nhau.
Uy tín của Trịnh gia rất tốt, tuy các tay sai thấy khó hiểu, nhưng cũng trung thành dạ thưa.
Trịnh Tĩnh Nghiệp còn nói: “Vừa đúng hôm nay, để các ngươi gặp một người.” Sai người đưa Từ Liệt đi vào: “Đây là con trai của Từ Lương, không phải người ngoài, năm sau ta sẽ tìm một cơ hội cho nó mưu chức, bây giờ ở tạm trong kinh. A Liệt, đây đều là các chú các bác của ngươi, ra mắt bọn họ đi. Những năm sau này, ngươi cũng không thiếu dịp lộ mặt.”
Sau đó lần lượt giới thiệu đám người Vu Nguyên Tề để Từ Liệt biết mặt.
Hộ bộ thượng thư Lâm Quý Hưng cười nói: “Đúng là một nhân tài, chúc mừng Tướng công lại có thêm một thiếu niên tuấn ngạn (vừa anh tuấn, lại tài đức).” Sau đó nói vài chuyện xưa với Từ Liệt, trước đây cũng có biết cha cậu ta, sau đó bảo: “Ngoan ngoãn nghe lời Tướng công, có Tướng công, ngươi không sợ thiệt thòi.” Sau đó đưa quà gặp mặt.
Những người khác cũng vậy.
Vu Nguyên Tề nói: “Nghe bảo còn hai người nữa, hôm nay cũng chưa gặp được.” Trịnh Tĩnh Nghiệp bảo: “Tụi nó còn nhỏ, qua năm nay A Liệt cũng chỉ mới mười bốn, mưu chức cũng coi như sớm lắm rồi, ý của ta, muốn chỉ trên danh nghĩa thôi, sau này ra làm quan tránh được tư lịch (kiểm tra tư cách và kinh nghiệm).” Con cháu Trịnh gia đều như vậy, ngoại trừ Đức Hưng được đưa làm đại diện cho Hoàng đế, mười hai đứa cháu còn lại đều đã được mưu hư chức, gắng chịu! Đợi khi học hành thành công, dấn thân vào quan trường, trên người đã có nhiều năm tuổi nghề. Hơn nữa có ‘ô trên đầu’ thì thăng cấp càng nhanh, con em thế gia mấy trăm nay đều làm như thế.
Hàn huyên một hồi, Trịnh Tĩnh Nghiệp giữ một mình Vu Nguyên Tề ở lại: “Chuyện Ngũ lang (Vu Minh Lãng) thế nào rồi?!”
Vu Nguyên Tề nhìn Từ Liệt mà phát thèm, Trịnh Tĩnh Nghiệp đã tự mình hỏi tới, tiền đồ sẽ không tệ. Năm người con trai của ông, bốn người kia còn được, chỉ không thể yên tâm về Vu Minh Lãng. Nhưng Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng không nói sẽ dẫn dắt Vu Minh Lãng hay gì cả. Vu Nguyên Tề cũng có chức vụ, quân hàm; theo quy tắc quốc gia, Trịnh Tĩnh Nghiệp có thể che chở cho năm đứa con, đến Vu Nguyên Tề, chỉ đảm bảo cho hai đứa.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cân nhắc xem xét, làm chút chuyện mờ ám, đưa con cháu lên làm quan là bình thường, Vu Nguyên Tề thì không có bản lĩnh này, ông phải đi cửa sau nhà Trịnh Tĩnh Nghiệp để xin cấp cho thằng con mình một chức quan, sau khi chết cũng có chỗ dựa vào. Vu Nguyên Tề không thể không cầu xin Trịnh Tĩnh Nghiệp, hai người có quan hệ sâu xa, cũng không cần để ý đến mặt mũi, ưỡn ngực nghiêm mặt nói.
“Nó đã có viên chức, nhưng cũng có nhược điểm, muốn gọi người ta đến tố cáo à! Không bằng chỉnh lí cho đàng hoàng rồi mới vào. Rốt cuộc nó sẽ thế nào?”
Miệng Vu Nguyên Tề đắng nghét, nếu Vu Minh Lãng có tiền đồ, thì cũng không cần ông quan tâm. Nay Trịnh Tĩnh Nghiệp thấy bộ dạng của Vu Nguyên Tề như vậy, không đành bỏ mặt: “Xem ra vẫn chưa thuyên chuyển được, cưới vợ cho nó đi. Thành gia lập nghiệp, người ta sẽ không so đo những chuyện hoang đường trước kia nữa, đợi khi nào ổn hơn, chúng ta sẽ nghĩ biện pháp khác.”
Có những lời này là được rồi, Vu Nguyên Tề đáp: “Đệ mau chóng làm ngay.”
***
Sau khi mọi người giải tán, Trịnh Tĩnh Nghiệp thong thả bước vào gian phòng đã bị cách ra, phát hiện con gái đang lấy cháu trai làm nệm thịt, đè cái huân lung đến mức biến dạng. Đưa tay bóp mũi Trịnh Diễm một cái, Trịnh Diễm ‘biu~’ rồi tỉnh. Trịnh Tĩnh Nghiệp xoa gương mặt đỏ bừng của con gái, vỗ vai cháu trai: “Dậy rồi về ngủ.”
Trịnh Đức Bình bị tiểu cô cô đè đến mức chân tê rần, rên hừ hừ bò dậy dụi mắt: “Cháu xin cáo lui.”
Trịnh Diễm vén váy thi lễ: “Ngày mai con phải đi học, con cũng về đây.” Bị cha kéo cái bím tóc.
Trịnh Diễm nắm bím tóc, nghiêng đầu: “Sao thế ạ?”
“Ngày mai được nghỉ, cha đã cho người đi báo với bọn họ rồi.”
“Dạ?”
Trưởng công chúa Khánh Lâm có thai, Trịnh Tĩnh Nghiệp quyết định để sư huynh nghỉ tạm hai ngày để bình tĩnh trở lại. Trịnh Tĩnh Nghiệp không tiện nói rõ với con gái, chỉ bảo: “Con sắp có tiểu sư đệ, ngày mai cùng mẹ qua đó chúc mừng rồi về, không được ầm ĩ.”
“Ồ? Dạ.” Trịnh Diễm ngoan ngoãn gật đầu.
Khỉ gió. Nha đầu này thành tinh rồi. Trịnh Tĩnh Nghiệp chửi thầm trong bụng, chợt thấy buồn, Đức Bình lười nhác như thế thì biết phải làm sao.
Hôm sau, Trịnh Diễm ăn mặc chỉnh tề cùng Đỗ thị tới cửa chúc mừng.
Tin Trưởng công chúa Khánh Lâm có thai chưa được truyền ra, không biết Trịnh Tĩnh Nghiệp nghe được từ đâu, mới sáng sớm Đỗ thị đã mang con gái tới trước cửa. Trưởng công chúa Khánh Lâm cười tươi, càng thân thiết hơn với mẹ con Đỗ thị mấy phần. Cố Ích Thuần y chang một bộ ông bố ngốc, Trịnh Diễm không muốn thừa nhận đây chính là người thầy tuấn tú phóng khoáng của mình.
Đỗ thị nói: “Đây là thai đầu, cần phải được chăm sóc cho tốt. Cứ để thầy chúng nó chăm sóc cho, Tướng công nhà ta bảo hai ngày này đừng cho mấy đứa ở nhà đi học.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm đỏ mặt: “Sao lại có thể lỡ chuyện chính như vậy.”
Khó có thể hình dung tư vị trong lòng Cố Ích Thuần, ông còn không biết biểu cảm trên mặt mình thế nào, cố ra vẻ bình tĩnh: “Đúng thế, đúng thế, sao khẩn trương vậy chứ?”
Khẩn trương nhất là thầy đó? Ban ngày ban mặt đã đứng công tác trước mặt vợ, hết lòng tận trung rồi.
Đỗ thị vỗ nhẹ vào bụng của Trưởng công chúa Khánh Lâm, nói: “Đây mới chuyện lớn nhất lúc này,” sau đó quay đầu nhìn sang Trịnh Diễm, “Con nhìn cái gì? Đi nói chuyện với thầy con đi.”
Trưởng công chúa Khánh Lâm nhanh chóng tiếp lời: “Hai người đến thư phòng đi, tiểu cô nương không thích nghe chuyện này.” Sau đó nháy mắt với Cố Ích Thuần.
Trịnh Diễm thầm nghĩ, về kiến thức lý thuyết có khi con còn phong phú hơn hai người, nhưng vẫn ngoan ngoãn đi theo Cố Ích Thuần. Bây giờ Cố Ích Thuần thấy ai cũng thành người tốt, không chừng chút nữa gặp Tiêu Lệnh Đức, cũng có thể vui vẻ hòa thuận khen tên mập kia là ‘một dạng nhân tài’ ấy chứ.
Dọc đường đi cứ hỏi Trịnh Diễm không ngừng, con có lạnh không? Cha con khỏe không? Mẹ con khỏe không? Anh con khỏe không? Cháu con thế nào rồi? Con sao rồi? Con cún nhà con nuôi thì sao? Con gián góc tường kết hôn chưa?
Ngốc chết được!
Trịnh Diễm nhìn bộ dạng của ông cũng thấy vui lây, cuối cùng thầy nàng cũng có một gia đình hạnh phúc! Từ tận đáy lòng: “Con chúc mừng thầy.”
Cố Ích Thuần mừng rỡ nói: “Cùng vui cùng vui.” Trịnh Diễm lại mang con mắt xem thường lâu giờ không dùng mang ra phơi nắng.
***
Sắp có tiểu sư đệ, tâm tình Trịnh Diễm rất vui, làm một người xuyên không, bao nhiêu kiến thức hóa lý đều trả lại cho thầy, tâm tình càng vui, thì lại càng muốn làm gì đó ăn ngon. Xét những ghi chép bất lương ngày trước, chúng ta có thể thấy, Trịnh Diễm lại đang muốn làm chuyện mờ ám gì đó.
Mùa đông đến, làm gì ăn thì ngon? Đáp án chính là – xúc xích. Đúng vậy, không phải lẩu, là xúc xích. Thời nay đời sống vật chất của quần chúng nhân dân không dư dật, không phải nhà nào cũng có thịt ăn mỗi ngày, trong nhà có nuôi súc vật, trừ bán lấy tiền, qua năm mới sẽ làm thịt một, hai con. Không thể ăn hết trong một lúc thì sấy phơi hoặc mang ướp. Thịt khô thịt muối không ít, xúc xích tạm thời chưa xuất hiện.
Mỗi khi qua năm mới, rất nhiều gia đình làm xúc xích, còn có vùng làm xúc xích nữa kìa. Trình tự, gia vị, vân vân Trịnh Diễm cũng nắm được đại khái, dù gì trước khi xuyên qua cũng từng giúp cả nhà chuẩn bị, món này không làm khó nàng, thích thì làm!
Đời sống vật chất của quần chúng nhân dân không dư dật, nhưng trong kinh vẫn có rất nhiều nguyên vật liệu, con gái Tể tướng không thiếu tiền, không thiếu ăn.
Nhanh chóng mua đồ, thịt thà các kiểu cũng dễ xử lý, chỉ là muốn làm ruột sấy (vỏ xúc xích) thì hơi tốn công. May mà hồi trước đi chợ có hỏi qua, mới biết cách làm cơ bản, nếu không món xúc xích này sẽ thất bại vì không biết làm ruột sấy mất.
Trịnh Diễm tự mình giám sát, thái thịt, trộn nguyên liệu, rửa ruột, ngoại trừ nêm gia vị thì nàng không động tay vào cái gì, chỉ sai khiến mà thôi. Bếp nhà mình có người giỏi, làm xong rất nhanh, tuy là so với nàng chỉ là tay mơ nhưng làm giỏi hơn nhiều. Làm chừng khoảng được năm trăm cân(250kg), ngoại trừ thịt heo còn có cả thịt dê, treo trên sào tre để phơi khô, mới nhớ mình hơi sơ suất: những món nàng nấu, mùi vị khá nặng, đối với những người trong nhà, những gia vị nặng như ớt, đều bị cấm đưa vào thức ăn!
Lén làm rồi ăn thì không hay, sao lại không mang về mời mọi người? Nhưng mang về, thế nào cũng bị Đỗ thị dạy bảo một trận.
Trịnh Diễm đau khổ bảo: “Đi mua thêm một trăm cân thịt về đây.” Làm một ít xúc xích không cay để biếu cho cha mẹ, thế mới không đi vào vết xe đổ của nồi lẩu kia!
Trịnh Diễm khổ lắm, tuy ăn ớt xong thì bụng nàng cũng có hơi khó chịu nhưng rất đã ghiền! Nhưng mà, Trịnh Thụy bị tiêu chảy, Đức Hưng do dự không chịu gắp, bụng Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng có hơi không thoải mái, cuối cùng ớt không được dùng chính thức ở nhà nàng!
Thật ra món lẩu nàng làm ra khiến Đỗ thị vô cùng tán thưởng, có điều – “Không được nấu cay!” Không cay thì còn gì là lẩu nữa! Trịnh Diễm vô cùng bất mãn.
Triệu thị rất hăng hái, cho nấu canh loãng, chuẩn bị đủ các loại nấm, thịt. Trịnh Diễm cũng bảo người chuẩn bị thịt dê bò, mùa đông, bên ngoài khá lạnh, thịt đông cứng nên phải dùng cái bào như của thợ mộc, bào thành những miếng thịt rất mỏng, ngon vô cùng. Mùa đông Trịnh gia có rau cải cung ứng, mọi nguyên liệu để nấu lẩu đều có – trừ ớt!
Lật bàn! Dù gì cũng phải có cái nồi uyên ương chứ (nồi lẩu hai ngăn, có thể một bên cay, bên không)! Rõ ràng đã làm rồi mà! Nhưng Đỗ thị không đồng ý: “Ăn vào khiến dạ dày không chịu nổi, con còn dám ăn nữa sao! Ngày bé không chăm sóc sức khỏe cho tốt, về già tự chịu! Sau này chỉ cho ăn nồi bình thường thôi.”
Cách ăn lẩu rất nhanh chóng được phổ biến và tôn sùng, Trịnh Diễm còn bị gọi vào cung, tại vì ác bá cường hào Hoàng đế đã ra mặt, giành được hai nồi lẩu bằng đồng, coi như trao quyền bắt chước. Hoàng đế cũng không cướp trắng, dù gì cũng là Hoàng đế, sai người mang một cái rương trông như nồi lẩu, lấp đầy bằng trân châu cho Trịnh Diễm mang về, sau đó ôm nồi lẩu đi ăn với Miêu phi.
Trịnh Diễm phát tài to, nhưng lại có chút phiền muộn: Trân châu thì làm được gì chứ? Số trân châu này, để lâu sẽ không có giá trị, gọi ‘hoa tàn ít bướm’, ý bảo nó không được lâu dài. Trịnh Diễm thiếu tiền, muốn có tiền!
Trịnh Diễm vô cùng khó chịu.
Nàng giấu trong nhà riêng của mình ba cái nồi lẩu, rảnh rỗi tự mình ăn vụng.
So với nàng thì Trịnh Đức Bình càng khó chịu hơn, lẩu ăn ngon, nhưng cậu không muốn nhấc tay. Vì Trịnh Tĩnh Nghiệp muốn dạy dỗ cậu, không cho người giúp đỡ