Cô Gái Mãn Châu

Chương 65: Trong lửa tìm thây




Mẫn Tuệ lao mình như bay trong giữa màn đêm.

Mông Bất Danh tay roi không ngừng, hai bánh xe như lướt bổng khỏi mặt đất, thế mà ông ta vẫn thấy như rùa bò.

Nghê Thường không thấy.

Vừa mới nói đó, nhưng bây giờ không biết cô ta ở đâu.

Cho đến khi Mẫn Tuệ tơi sát bên biển lửa thì Nghê Thường đứng trơ nơi đó tự bao giờ.

Mẫn Tuệ lắc tay nàng :

- Nghê Thường thấy ai không?

Nước mắt của Nghê Thường vụt trào ra :

- Không thấy ai cả.

Mông Bất Danh nhảy xuống xe, cỗ xe dừng lại trong bụi rậm xa xa và ông ta lao tới :

- Có không, thấy ai không?

Nghê Thường và Mẫn Tuệ lắc đầu.

Mông Bất Danh trầm ngâm :

- Có thể họ đã bỏ đi rồi... Đi, chúng ta đi...

Mẫn Tuệ lắc đầu :

- Không, tôi chờ lửa tắt.

Biết nàng quyết tìm dấu vết, cho dù đó là một cái thây cũng phải chứng minh, Mông Bất Danh lòng đau như cắt, nhưng ngoài mặt cố giữ bình tĩnh, ông ta nói :

- Đợi thì đợi, nhưng đứng ngoài sáng như thế này để làm mục tiêu cho thiên hạ hay sao?

Cả ba đứng tránh vào bụi rậm xa xa, nước mắt Nghê Thường và Mẫn Tuệ đầm đìa...

Mông Bất Danh không chịu tin rằng Thiên Hương đã chết trong biển lửa, thế nhưng ông ta vẫn cứ phập phồng, ông ta vẫn sợ khi lửa tắt.

Trời đã sáng rồi, lửa đã tàn.

Nhờ vào sương tan khá nhiều nên khi lửa tàn, hơn nóng cũng không lan rộng.

Mẫn Tuệ bước ra.

Mông Bất Danh đưa tay cản lại :

- Khoan, bên trên không còn lửa, nhưng tro than vẫn còn hừng hực, đi vào không được.

Ông ta rút thanh kiếm trên xe phạt ngang vào một thân câY có tàng khá lớn, thân cây được dùng làm cái cầu, ba người theo đó chuyền lần vào trong.

Đi mút thân cây rồi lại quăng tới trước, thân cây cứ như thế tiến lần, người theo cây mà tiến vào tòa trang viện chỉ còn tro và những cây cột những khung cửa đen ngòm.

* * * * *

Phía Đông của tòa trang viện có một chỗ tuy vẫn liền tiếp với những gian nhà lớn nhưng chỗ này hơn nhỏ hơn, giông giống một kho chứa củi.

Ba người của Mông Bất Danh đứng trước một cái thây không còn phân biện được đàn ông hay đàn bà, nhưng bên cạnh có một cây trâm cài đầu đã chảy cong queo.

Nước mắt của Mẫn Tuệ và Nghê Thường lại trào ra tức tưởi.

Mông Bất Danh nói :

- Cho dầu thây này là đàn bà, cũng chưa chắc phải của Thiên Hương.

Mẫn Tuệ lau nước mắt :

- Làm sao biết được chắc chắn hay không?

Mông Bất Danh nói :

- Trong gian phòng phía trước có hai mươi người, có đao kiếm, chứng tỏ họ là bọn giặc, nếu Thiên Hương làm chuyện này thì làm sao nàng lại lọt ra đây?

Nghê Thường nhăn mật :

- Nghĩa là...

Mông Bất Danh nói :

- Sau khi họ đi rồi nơi này mới cháy.

Mẫn Tuệ hỏi :

- Nhưng tại sao họ không thoát ra?

Mông Bất Danh nói :

- Có thể họ bị một thứ... thuốc mê.

Mẫn Tuệ cua mặt :

- Thiên Hương không làm việc đó, vả lại nàng không thể có.

Mông Bất Danh nói :

- Nàng không có, nhưng người của Tổ gia có, nàng có thể lợi dụng.

Mẫn Tuệ và Nghê Thường cứ đứng lấy cành cây bươi móc, cả hai không biết làm như thế sẽ tìm được điều gì, nhưng cứ làm như kẻ mất hồn...

Mông Bất Danh đi về phía cỗ xe, nhưng ông ta vụt ngồi xuống kêu :

- Đây rồi...

Nghê Thường quay phắt lại :

- Gì thế nghĩa phụ?

Ban đêm, mọi người chỉ chú ý vào biển lửa nên không nhìn thấy, bây giờ trên mặt đất, dấu xe in mới rành rành.

Mông Bất Danh nói :

- Dấu xe ngựa còn mới lắm, có thể họ đem Thiên Hương đi trước khi phóng hỏa.

Mẫn Tuệ cau mặt :

- Thế thì hai mươi cái thây kia là của ai?

Mông Bất Danh đáp :

- Cứ đuổi theo dấu này là rõ hết mọi việc.

Mẫn Tuệ nói :

- Tôi cũng hy vọng như thế, nhưng hy vọng này quá mỏng manh.

Mông Bất Danh nói :

- Phúc hay họa cũng không thể lưu lại chỗ này, hy vọng cuối cùng của mình là dấu vết, phải theo đó mà phăng.

Mẫn Tuệ thở ra, nàng không nói câu nào nữa, nàng kéo tay Nghê Thường bước ra xe.

Mông Bất Danh nhảy lên chụp lấy dây cương vung roi giục ngựa...

* * * * *

Cái quán rượu đã sập hết phân nửa, nhưng vẫn còn phân nửa.

Trong thời loạn lạc, còn được phân nửa yên lành để làm chỗ buôn bàn thì kể cũng còn có phúc.

Loạn thì loạn, người còn là vẫn phải ăn, nhất là rượu thì vẫn phải uống, có nhiều người tìm cái quên trong những chén rượu nồng.

Trừ khi giữa rừng chỉ có thú muông chim chóc, chỗ nào còn bóng người là chỗ đó còn buôn bán, hình như đó là biển hiện của sự sống còn.

Giữa đoàn chạy loạn, có người vẫn bán cơm, bán rượu trong những cái gánh, cái bưng, ở đây, còn được phân nửa quán thì quả là tươm tất.

Từ trước, La Hán không khi nào để rượu thấm vào môi, nhưng bây giờ hắn uống, bây giờ thì hắn thích cái vị cay cay ngoài miệng.

Cay ngoài miệng cho nó bớt cay ở trong lòng.

Một đĩa đậu phộng, một đĩa đậu hũ chiên không đủ mỡ giữa cơn loạn lạc, có khi nó vẫn giống như một bữa tiệc thịnh soạn.

Quán tuy sập hết phân nửa, nhưng nhờ vào tàng cây râm bóng ngồi trong quán này vẫn mát, mặc dầu giữa buổi trưa.

Cái quán bên gốc cây lớn cổ thụ này vốn là cái ngõ vào thôn.

Thôn nhỏ, nhưng chưa bị tàn phá lắm, vẫn còn những nhà nho nhỏ và một vài khu vườn, đối với cái thôn nhỏ hẻo lánh này những khu vườn không lớn lắm như thế cũng có thể gọi là trang viện. Không biết từ bao giờ, trước sân rộng trong tòa trang viện gồm có năm ba gian nhà cao ráo ấy có một đoàn xe ngựa.

Xe phủ rèm kín mít, ngựa toàn là kiện mã độ khoảng trên dưới ba mươi.

Xe vừa dừng, từ trên xe bước xuống một người con gái.

Ánh mắt của La Hán vụt sáng quắc, chén rượu trong tay hắn rơi xuống, chén không bể nhưng rượu đổ ra ngoài.

Nhưng hắn hình như không hay biết, hắn nhìn trân trối vào người con gái vừa mới xuống xe.

Nhưng người con gái ấy không dừng lại vì đã có người hộ tống đi ngay vào trang viện.

Tên chủ quán đi lại cười mơn :

- Khách quan... có cần chi? Trong mình... có không?

La Hán kéo tia mắt trở lại, hắn cười :

- Trật tay, không sao.

Tên chủ quán cười theo.

La Hán hỏi :

- Ông chủ nè, ngồi đây hơi lâu có phiền không?

Lão chủ quán lật đật nói :

- Đâu có sao, đâu có sao... Khách quan muốn ngồi bao lâu cũng được mà.

La Hán nói :

- Ta ngồi đến tối, cho thêm bầu rượu nữa.

Lão chủ quán cầm cái bầu không đi vào quầy hàng.

* * * * *

Trời đã quá ngọ.

Cái quán “phân nửa” này có thêm hai người khách.

Hai người đại hán áo vàng đeo kiếm.

Một tên bước vào ngôi ngay xuống ghế, mắt hắn chăm chăm nhìn La Hán, một tên vừa vào tới cửa đã cất giọng ồ ồ :

- Nhanh lên, nhanh lên, chủ quán.

Tên chủ quán lật đật chạy ra khúm núm :

- Dạ dạ, chẳng hay nhị vị?dùng chi?

Tên áo vàng đeo kiếm trợn trừng mắt :

- Đến đây còn làm gì ngoài việc uống rượu.

Tên chủ quán đáp :

- Dạ có, có. Quán rượu.................................

Tên áo vàng hỏi :

- Có nhiều hay ít?

Tên chủ quán cười cười :

- Dạ có... chẳng hay nhị vị muốn dùng bao nhiêu?

Tên áo vàng gật đầu :

- Chỗ để?rượu ở đâu?

Tên chủ quán chỉ vào bên trong :

- Dạ, trong kia...

Trong kia là một cái buồng mới được “kiến trúc” có lẽ là sau khi cái quán bị sập đi phân nửa.

Trong buồng có đặt mấy ché rượu cao tới ngực, có mấy ché còn nguyên chưa khui nắp.

Tên áo vàng nhìn vào cười ha hả :

-Tốt! Tốt lắm!

Chủ quán cười cười :

-Dạ thưa khách quan, hai mươi lượng một ché.

Tên áo vàng trừng mắt :

- Ngươi lộn xộn cái gì thế? Ta chưa bảo ngươi đưa thêm bạc mua thức ăn nhắm thì người lại tính tiền, con chó...

Tên chủ quán lãnh ngay một cái tát nỏ đom đóm, hắn chụp được mép bàn gượng đứng được, hắn đứng lặng sững sờ.

Tên áo vàng hằm hằm :

- Để hai ché nguyên nghe không, mẹ, xé một chút giấy phong là chết mẹ nghe chưa? Một lát ta sẽ đến khiêng.

Hai tên bỏ đi thẳng ra ngoài.

Tên chủ quán đứng nhìn theo, một bên má của hắn bầm.

La Hán nói dịu dàng :

- Chủ quán sao lại chạm họ làm chi? Đó là bọn Sấm tặc đó. Để ta trả cho, bau mươi lạng phải không? Được rồi để cho chúng khiêng đi đi, ta sẽ trả hết.

Chỉ nghe hai tiếng “Sấm tặc” thì chủ quán đâu còn nghe gì nữa? Da mắt sưng đỏ của lão vụt xuống màu xanh.

Trời tối đen.

Trong trang viện đèn đuốc sáng trưng, đứng từ xa cũng thấy rõ người.

Tên chủ quán đứng chết trân nhìn theo đám áo vàng khiêng hai ché rượu nguyên, vốn liếng gom góp bao nhiêu năm nay chạy tuốt theo hai ché rượu.

Hai đĩa thức ăn trước mặt La Hán đã sạch, bầu rượu cũng trống trơn.

Hai mắt hắn dính vào tòa trang viện trong thôn, trong đó bây giờ tiếng huyên náo ồn ào.

Tiếng cười nói giống như tiếng heo la ban chiều, tiếng cười nói ồn ồn hơi rượu.

Tiếng cười mỗi lúc một lớn rồi từ từ nhỏ lại cho đến khi không còn nghe nữa, tòa nhà lúc này trở nên lạnh ngắt.

Đèn đóm trong tòa nhà vẫn sáng choang.

Tất cả đều im lặng, không một bóng người qua lại, vắng một cách lạ kỳ.

Mắt hắn chiếu thẳng về phía tòa trang viện, ánh mắt ngời ngời muốn sáng hơn ánh đèn trong tòa trang viện.

Cho tay vào lưng lấy ra một miếng vàng lá, La Hán đặt nhẹ lên bàn và nói :

- Tiền ăn của ta, cả tiền rượu của chúng. Sau khi ta đi rồi thì hãy thu xếp rời khỏi nơi đây ngay. Ngay bây giờ, tìm nơi khác làm ăn, càng xa nơi đây càng tốt.

Tên chủ quán chồm theo :

- Khách quan, đừng... chúng đông...

Nhưng hắn vụt níu ngang. La Hán đã ôm thanh Tử Kim Đao bước ra khỏi quán.

Tên chủ quán nhìn theo trân trối, hắn nhìn theo bóng La Hán nhỏ dần về phía tòa trang viện.

Từ ngôi quán đền tòa trang viện phát ra ánh sáng chừng năm trượng.

La Hán đi rất nhanh, chỉ một thoáng chốc hắn đã đứng trước vòng rào trang viện.

Bên trong tòa trang viện lặng im phăng phắc, đèn đuốc sáng choang.

La Hán nhún chân nhảy lướt vào trong, hắn đi về phía hậu viện.

Phía sau gồm có bảy gian phòng, đèn sáng, im ro.

Hướng đông có bốn gian, cửa mở banh, đén sáng tới sân, bàn đầy thức ăn chén rượu.

Trên ghế, dưới nền, người nghẹo đầu, người co quắp không còn một người động đậy.

Rượu không tốn tiền mua, không say là uổng.

La Hán bước thẳng vào trong.

Trong đường không có đèn, cũng không có người, rèm the buông phủ.

Khách say là phải, tân lang, tân nương cũng say cả sao?

Ánh tử quang nhoáng lên, La Hán dùng mũi đao vén màn, không có đèn cũng không nghe động của một ai.

La Hán hoành thân, đưa mũi đao hất tấm cửa bên phía trái, ánh sáng hắt ra, hắn nhìn vào và chợt khựng lại.

Trong một phòng có hai người, một nam, một nữ.

Cô gái là Tổ Thiên Hương, nàng ngồi bên mép giường, còn người nam thì mắt nhắm khít, nằm im dưới đất.

La Hán bước nhanh vô :

- Tổ cô nương!

Thiên Hương giật mạnh thân mình như rúng động, nàng mở mắt sửng sốt :

- La Hán...

La Hán hỏi nhanh :

- Mông lão, Mẫn Tuệ, Nghê Thường đâu?

Thiên Hương thở ra :

- Dài lắm, nhiều lắm...

Nàng kể cho La Hán nghe vắn tắt, rõ ràng, cuối cùng nàng nói :

- Bạch thiếu hiệp đi đi...

La Hán trừng mắt nhìn gã đàn ông đang nằm dưới đất :

- Hắn là Trương Tam Dõng?

Thiên Hương gật đầu :

- Hắn đó...

Thanh Tử Đao nhoáng lên, nhưng Thiên Hương lắc đầu :

- Bạch thiếu hiệp, vô ích, hắn chết rồi, đừng để máu đó dính đao.

La Hán khựng lại, hắn cúi xuống nhìn và ngẩng mặt :

- Tổ cô nương, hắn đã...

Thiên Hương cười thê thiết :

- Tất cả... trong rượu có độc.

La Hán giật mình :

- Những người bên ngoài...

Thiên Hương nói :

- Tất cả, bây giờ, ngoài tôi ra, chắc không còn một người nào.

La Hán gật đầu :

- Diệu kế, thật hay...

Nhưng hắn vụt tái mặt :

- Cô nương, Tổ lão và người của Tổ gia...

Thiên Hương nhếch vành môi không biết nàng khóc hay cười :

- Hỉ tửu mà ai lại không uống?

La Hán rúng động, hắn đứng sững sờ.

Thiên Hương mỉm cười :

- Tôi đã khổ sở khuyên can, chỉ hiềm cha tôi lại chẳng chịu nghe. Tôi không nỡ cho người thành “thiên cổ tội nhân” thà rằng...

Nàng hít mạnh một hơi và nói từ từ :

- Người là cha tôi, tôi kính, tôi thương, tôi không thể nhắm mắt để cho người mang tội với tổ tông, tôi không thể để cho người mang tội với bá tánh.

- Cô nương...

Thiên Hương nói luôn :

- La Hán, đừng xen vào, nên lợi dụng lúc tôi còn nói được, để tôi nói hết...

La Hán run bắn tay chân :

- Sao? Cô nương cũng đã...

Thiên Hương nói :

- Không nên sao? Dương thế tôi không làm sao tận hiếu, tôi xin theo cha già.

La Hán bước lên, hắn vung tay điểm ngay vào tâm khẩu của nàng.

Thiên Hương đưa tay cười :

- Đa tạ, Bạch thiếu hiệp, muộn rồi. Bạch thiếu hiệp nỡ để tôi chết mà không nói được cạn lời sao?

La Hán cúi đầu im lặng.

Thiên Hương nói :

- Đừng buồn, La Hán, từ xưa mấy ai khỏi chết, tôi xem cái chết nặng, nhưng nếu đáng chết thì lại rất nhẹ nhàng. Một con người đến lúc cần nên chết thì phải nhìn thật rõ vấn đề, đối mặt với vấn đề đừng sợ sệt, đừng co rút.

Ngưng một giây như để lấy hơi, Thiên Hương nói tiếp :

- La Hán, bây giờ tôi nói có nghe không?

La Hán gật đầu :

- Cô nương cứ nói.

Thiên Hương nhìn thẳng vào mặt hắn :

- Bạch thiếu hiệp xử sự hẹp hòi.

La Hán ngạc nhiên :

- Tôi...

Thiên Hương lại đưa tay chặn :

- Cái gì mình không muốn thì đừng trao cho người khác, đó là “kỹ sở bất dục, vật thí ư nhân”. Bạch thiếu hiệp không có quyền làm khổ Nghê Thường, nàng không phải hạng người như thế.

La Hán nói :

- Tôi làm thế là vì nàng.

Thiên Hương lắc đầu :

- Không phải, anh lầm. La Hán, tôi là con gái, tôi biết con gái hơn anh. Hãy quay lại tìm Nghê Thường, đừng để nàng vì anh mà khổ.

La Hán nói :

- Được rồi tôi nghe cô, tôi làm y như thế, nhưng bây giờ tôi phải lo chuyện khác, tôi sẽ đưa cô nương đi bất cứ đâu để tìm danh y...

Thiên Hương cười thê thiết :

- Bạch thiếu hiệp tôi cảm kích lắm, nhưng đã muộn rồi.

La Hán hỏi :

- Thuốc độc này từ đâu có?

Thiên Hương nói :

- Đó là “đoạn hồn tán” của Tổ Gia, binh hoang mã loạn, tôi không thể không phòng bị, vì thế tôi phải có trong mình.

La Hán nói :

- Có độc là có thuốc giải, phải có thuốc giải...

Thiên Hương gật đầu :

- Đúng, nhưng khi tôi mang chất độc theo mình, tôi không mang thuố? giải, tôi rất thận trọng, hoặc tôi, hoặc người nào đó, khi đã phải uống đến thuốc này thì tôi đã biết không thể sống được, vì thế tôi không mang thuốc giải.

La Hán nói :

- Nhưng trong mình lệnh tôn và người Tổ gia chắc có...

Thiên Hương lắc đầu :

- Bạch thiếu hiệp hồ đồ rồi, nếu họ có thì làm sao họ lại chết? Vả lại bây giờ cho dầu có thuốc giải cũng không còn kịp...

La Hán rúng động :

- Tại sao...

Thiên Hương cười buồn :

- Lòng tôi đã chết rồi, Bạch thiếu hiệp, nên biết rõ điều đó, không cứu được đâu.

La Hán quay phắt lại, nhưng Thiên Hương đã gọi :

- Bạch thiếu hiệp, tôi đi...

La Hán giật mình quay lại, Thiên Hương đã ngã xuống giường.

Hắn bước nhanh lại kêu lên :

- Cô nương...

Thiên Hương thều thào :

- Nói với Đức Uy... Mẫn Tuệ... Nghê Thường... Mông lão... chôn cha tôi một chỗ...

Nàng nấc mạnh, nhưng môi nàng vẫn giữ nụ cười khô héo.

Từ khi nghe tin nội tổ mẫu chết đến bây giờ, lần thứ hai La Hán khóc, nước mắt hắn chảy ướt áo của Thiên Hương.

Hắn nghe lời nàng chôn Tổ lão, nhưng hắn không nghe lời nàng để chôn nàng.

Hắn cần phải đưa nàng gặp Đức Uy, hắn đặt cỗ quan tài không nắp của nàng lên xe, hắn gạt nước mắt cầm roi giục ngựa.

Bằng vào cảm giác bén nhạy, hắn có nghe một luồng gió lạ khi hắn cho cỗ xe lăn bánh, nhưng tâm tình hắn nặng trĩu, hắn không thèm để ý.

Trời sáng.

Một cỗ xe lướt qua quán rượu sập còn phân nửa.

Quán rượu trống trơn, chỉ còn mấy cái ché, mấy cái vò nghiêng ngả.

Mấy giây sau, cỗ xe dừng lại trước tòa trang viện.

Mẫn Tuệ nhìn quanh :

- Mông lão, tại đây sao?

Mông Bất Danh đáp :

- Dấu ngựa ràng ràng, những bãi phân ngựa cũng mới tinh khôi.

Mẫn Tuệ và Nghê Thường nhảy xuống xe.

Mẫn Tuệ nhìn quanh và cau mày :

- Nếu xe ngựa là đúng của họ thì e chúng ta đã chậm mất rồi.

Mông Bất Danh đứng trầm ngâm, không nge thấy bên trong động tĩnh.

Ông ta nói :

- Bất luận thế nào, đã đến đây rồi thì cứ vào xem rồi hẵng hay.

Nghê Thường nói :

- Hãy để tôi vào trước.

Y như một trận gió cuốn qua, nàng vừa nói là vừa mất hút.

Mẫn Tuệ lao theo.

Mông Bất Danh đưa tay cản lại :

- Khoan, đừng vội, hãy chờ Nghê Thường trở ra hẵng hay.

Mẫn Tuệ dừng lại.

Nàng biết nên để cho Nghê Thường, trừ khi gặp lại cao thủ Bạch Liên giáo, còn khi bất cứ ai cũng không làm gì nàng được.

Cánh cửa trang viện vùng mở.Nghê Thường đứng ngay chính giữa, da mặt xanh mét.

Mông Bất Danh và Mẫn Tuệ bước vào :

- Có ai không?

Nghê Thường lắc đầu :

- Không có người, họ ở trong kia.

Mông Bất Danh sửng sốt :

- Nói cái gì lạ vậy, Nghê Thường?

Nghê Thường lấy lại bình tĩnh :

- Họ ở trong kia, không có Thiên Hương.

Mông Bất Danh lao vào, Mẫn Tuệ lao theo.

Trong trang viện, họ thấy Cung Thần Kim Nguyên Bá và người của Tổ gia...

Họ thấy Trương Tam Dõng và đám gia tướng áo vàng...

Hậu viện họ thấy một ngôi mộ, tấm mộ bia mới khắc “Tổ Tài Thần chi mộ”.

Không có Tổ Thiên Hương.

Bọn Mông Bất Danh đứng sững.

- Ai làm?

Mông Bất Danh nói :

- Thiên Hương làm chuyện này, nhưng nàng đâu?

Ai chôn Tổ Tài Thần?

Mẫn Tuệ, Nghê Thường và Mông Bất Danh đứng sững trước ngôi mộ mới.

Mẫn Tuệ ứa nước mắt :

- Chị Thiên Hương quả đã làm cho những người vong nòi phản quốc phải thẹn thùa, chị Thiên Hương ngàn đời nổi danh là kỳ nữ tử...

Mông Bất Danh nói :

- Ta đã xem qua rồi, tất cả đều trúng bởi “đoạn hồn tán”, thứ độc môn của Tổ gia, tất cả, kể luôn Tổ Tài Thần đều không có mang thuốc giải, có lẽ trong đời họ đây là lần thứ nhất họ bất phòng thân...

Mẫn Tuệ gật đầu :

- Có thể là do sự sắp đặt của Thiên Hương, vì ai đi dự tiệc cưới mà lại mang thuốc giải độc? Nhưng không hiểu riêng Thiên Hương thì sao?

Mông Bất Danh cau mặt :

- Ít nhất là nàng không có tại nơi này, chúng ta không thể tìm ra...

Mẫn Tuệ nói :

- Mông lão, tôi biết, bây giờ không còn ai an ủi được ai đâu, ai cũng biết chị Thiên Hương đã vì đại nghĩa diệt thân, nhưng căn bản vốn là con người chí hiếu...

Nàng phát rung lên và không dám nói thêm...

Mông Bất Danh nói :

- Đừng, các cô đừng có đoán mò... Thiên Hương...

Ông ta cố gắng lắm, nhưng vẫn không làm sao nói được, nước mắt đã tuôn rồi.

Dòng nước mắt trên khuôn mặt nhăn nheo nó có một sức mạnh xô ngã tường thành cứng rắn, Nghê Thường và Mẫn Tuệ khóc theo...

Bây giờ họ chỉ có một hy vọng là dựa vào chỗ không tìm thấy thi thể của Thiên Hương, nhưng họ cũng không làm sao giải thích sự vắng mặt ấy cho ổn thỏa.

Nghê Thường nói :

- Bằng vào chuyện chỉ mai táng Tổ Tài Thần, ta có thể suy đoán người đó phải là thân bằng quyến thuộc, mà trong thiên hạ, trừ số người của Tổ gia chết hết tại đây, người làm chuyện ấy chỉ có thể là chị Thiên Hương...

Mẫn Tuệ chớp mắt :

- Muội muội muốn nói...

Mông Bất Danh muốn nói nhưng rồi lại làm thinh...

Mẫn Tuệ lắc đầu :

- Không, không phải Thiên Hương, chị ấy không biết võ công, ngoài “Nhiếp Hồn đại pháp” ra nàng là người trói gà không chặt, mà người chôn Tổ Tài Thần là một người có trình độ võ công đến mức thượng thừa.

Mông Bất Danh thở ra.

Cái ông muốn nói mà không nỡ nói là chỗ đó, ông ta muốn cho hai người con gái nuôi chút hy vọng mỏng manh, nhưng bây giờ thì Mẫn Tuệ đã thấy hết rồi.