Cô Bạn Gái Nhút Nhát Của Tôi

Chương 1: Cô gái à, em là ai?




Trước khi ngủ, Diệp Tử Lộ không cẩn thận làm rơi vỡ chiếc khung ảnh phe lê đặt trên tủ cạnh đầu giường, nhưng cô nàng mắc bệnh lề mề này không hề có ý định dọn dẹp mà chỉ lấy dép lê gạt gạt mảnh vỡ, vun thành một đống rồi lại nằm bò trên giường. Cô nhặt bức ảnh lên, bật đèn đầu giường rồi chăm chú nhìn.

Đó là ảnh tốt nghiệp trung học của cô. Lúc ấy cô vẫn còn là “gái quê” chính hiệt, mặc bộ đồng phục rộng hơn size của mình hai cỡ, tóc buộc cao để lộ hai nốt sẹo thủy đậu bé xinh trên vầng trán đẹp đẽ, mắt thì híp tịt lại rồi nhìn ống kính cười toe.

Ai nhìn bức ảnh này cũng phải cảm thấy không thể yêu thương nổi, Diệp Tử Lộ cos chút tiếc nuối khi vật còn đây mà người đã không thể quay trở lại. Thế là cô rầu rĩ nhét bức ảnh xuống dưới mông con gấu bông nhỏ trên tủ, trở mình một cái rồi chìm vào giấc ngủ.

Thế rồi cô mơ thấy mình quay lại thời học cấp ba.

Còn nhớ năm ấy, Tín Đức là trường cấp ba trọng điểm của vùng, là ngôi trường trong mơ mà nhiều bậc phụ huynh trong thành phố mong con thi đỗ. Mỗi mùa tuyển sinh đến, hàng loạt các cô cậu học sinh lại ra sức dùi mài kinh sử, phấn đấu trở thành quán quân trong cuộc đua nước rút vào được cánh cổng trường Tín Đức.

Cô thấy mình đang mặc đồng phục trường Tín Đức, đứng mua bánh rán ở cổng trường, lại còn được bác bán hang quết nhiều nước tương.

Diệp Tử Lộ cũng đã có một thời huy hoàng. Hồi còn học ở trường Tín Đức, thành tích học tập của cô hiếm khi nằm ngoài top 10, danh hiệu đứng đầu lớp cũng khó ai có thể tranh được. Lần thi thử hồi lớp 12, Tử Lộ đạt điểm rất cao, xếp thứ 5 toàn thành phố, còn được mời phát biếu khích lệ các em lớp 11 học tập. Khi ấy mẹ của Tử Lộ đã hướng cô thi vào đại học Thanh Hoa.

Nhưng đúng vào thời điểm quyết định là đợt thi đại học thì cô lại không may thi trượt.

Cuối cùng thì Diệp Tử Lộ đã vào trường… Ôi biết nói sao đây… tuy cũng được coi là trường trọng điểm đấy nhưng điểm chuẩn lại chỉ gần như mức điểm của các trường trọng điểm khác, nói tên trường ra thì chẳng mấy ai vùng đấy biết đến.

Tuy trường cô không lọt danh sách trường trọng điểm thuộc “Công trình 985” nhưng cũng xếp hạng gần cuối của các trường “Công trình 211”. Đối với nhiều người, việc đỗ vào trường đại học trọng điểm như vậy cũng là giỏi rồi. Nhưng mục tiêu của mỗi người một khác, đối với người nung nấu quyết tâm đỗ Thanh Hoa như Diệp Tử Lộ mà nói thì kết quả thi này như một gáo nước lạnh bất ngờ dội thẳng vảo mặt cô.

Thất bại này đã khiến cô thành “kẻ ngốc” luôn.

Ầy… Đúng thế, từ lúc đó, Diệp Tử Lộ dần dần biến thành một kẻ ngốc từ trong ra ngoài.

Trong suốt ba năm cấp ba, cứ mỗi dịp lễ tết đi gặp người thân họ hàng, bảng thành tích học tập của Diệp Tử Lộ luôn là đề tài chính được mọi người bàn tán. Lúc đó cô cũng được khen, nào là “Con bé này đỗ Thanh Hoa chắc rồi”, “Có không vào được Thanh Hoa, Bắc Đại thì cũng vào trường top 5 là cái chắc”, “Xem con nhà người ta kìa”, rồi thì “Nó đạt điểm cao dễ như bẵng ấy, đúng là thông minh vốn sẵn tính trời!”. Những lời khen như thế không phải là ít.

Cái này người ta gọi là “Khen quá thành lố”.

Ôi… Việc đã qua thì đừng nhắc đến, cuộc đời bao nỗi gian truân…

Đã sáu năm kể từ hồi lớp 12 đến giờ, trong những buổi gặp họ hàng, bạn bè, Diệp Tử Lộ từ tấm gương được mọi người khen ngợi giờ lại trở thành đối tượng bị mọi người phê phán.

Cũng có một vài người như bố mẹ cô luôn ôm ấp hy vọng, chuẩn bị sẵn tinh thần nhìn Diệp Tử Lộ bật lên ở đại học, nhưng rồi sau đó lại thất vọng hoàn toàn với kết quả thi để học tiếp cao học của cô.

Trong kỳ thi cao học, Diệp Tử Lộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một “mẫu số” (*), điểm cô thấp thậm tệ, đến hạng bét bảng trúng tuyển cũng chẳng với tới được. Thế là cô hoan hỉ cầm bằng tốt nghiệp đại học, gia nhập hàng ngũ những người tốt nghiệp liền thất nghiệp luôn.

(*) Mẫu số càng lớn thì số càng nhỏ, ý nói điểm thi rất thấp.

Bốn năm học đại học, chưa từng được nhận một đồng học bổng, chưa được sờ vào một góc của tờ giấy khen. Cô đã nối tiếp truyền thống vẻ vang “Một ngày học mười tám tiếng, một kỳ đi học một tuần”. Cầm tờ kết quả thi cuối kỳ, cứ mỗi ô điểm lại thấy một con số thấp lẹt đẹt, bảng điểm thì be bét.

Việc trước hạn một hôm mới cuống cuồng viết luận văn với cô là chuyện như cơm bữa. Ngay cả việc nộp phí thi cao học, Diệp Tử Lộ cứ lề mề mãi, suýt nữa thì quá hạn nộp.

Đã vô số lần cô chạy lên tàu trước giờ xuất phát chỉ vài giây, vô số lần chạy như điên trên đường để kịp đến phỏng vấn xin việc.

Diệp Tử Lộ có vẻ giống một người bận bịu việc gì, cả ngày lúc nào cũng thấy mệt mỏi nhưng nghĩ kĩ lại thì cả ngày cũng có làm việc gì đâu. Phần lớn thời gian cô toàn ngồi đờ đẫn, lướt web, hoặc không thì đọc tiểu thuyết trên mạng cho qua ngày.

Chính những thứ này đã làm nên tuổi thanh xuân ảm đạm của cô.

Khi còn học ở Tín Đức, Diệp Tử Lộ cứ nghĩ rằng sau này mình sẽ trở thành một cô gái cực kì giỏi giang, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hoặc không thì cũng kiếm được cực nhiều tiền. Cô cứ thấp thỏm mong chờ món quà trời ban ấy nhưng rồi giờ mở hộp quà ra thì phát hiện trong hộp chẳng có gì, đã thế ông trời còn nói: “Thôi, con đừng có nằm mơ nữa!”.

Diệp Tử Lộ không trờ thành một chuyên gia, cho dù là “chuyên gia ném đá” trên mạng. Tốt nghiệp xong, sau nửa năm thất nghiệp ngồi nhà, cô đã trở thành một chuyên viên tài chính tại một công ty nhỏ gần nhà. Nhà và công ty đều nằm trong một thành phố, mỗi tháng cô được 3000 tệ tiền lương thì đã phải tiêu 2000 tệ trả tiền thuê nhà. Cô ở ghép, một nhà có hai phòng ngủ một phòng khách, giả vờ là mình có thể sống độc lập. Nếu như không phải chủ nhà trọ là bố cô thì cô giả vờ cũng giống thật đấy.

Diệp Tử Lộ ban đầu cũng chẳng biết gì về quản lý tài chính, tiền gửi ngân hàng như mây khói, tiền mỗi tháng kiếm được được tiêu sạch, có lúc thậm chí còn xin bố mẹ mấy tram, mấy nghìn tệ tiền tiêu vặt. Cái này giang hồ gọi là “Ăn bám bố mẹ”.

Tỉnh dậy đã là nửa đêm, Diệp Tử Lộ tỉnh táo lại rồi phát hiện ra mình đã hoàn toàn bị giấc mơ kia làm mất ngủ. Trong mơ, người khác đều sùng bái gọi cô là “Diệp tỷ tỷ” rồi xếp hang dài đợi được hỏi cô những câu hỏi trong bài thi.

Cô ôm chăn ngồi đờ đẫn trên giường rồi nhìn đống mảnh vỡ dưới đất, nghĩ bụng, “chắc phải dọn rồi nhỉ?”.

Rồi một giây sau, Diệp Tử Lộ lại nghĩ mình bị thần kinh chắc, đêm hôm không ngủ đi mà lại đi quét dọn cái gì chứ.

Thế là cô ngồi ôm lấy chân, cuộn tròn lại, rồi lật cái điện thoại di động trên đầu giường lên, phát hiện có một tin nhắn chưa đọc.

“Anh luôn nghĩ một cô gái thông minh như em chắc đã hiểu ý của anh. Anh đã đợi em nghĩ lại hoặc tự nói lời chia tay, nhưng anh đợi suốt hai tháng mà em cứ như chưa có chuyện gì xảy ra. Anh hiểu rồi, trong lòng em căn bản không hề có anh. Anh thấy chúng ta nên đường ai nấy đi thôi. Diệp Tử à, chúc em hạnh phúc.”

Tin nhắn này quá dài, lại còn nhắn thành hai tin để nói rõ, Diệp Tử Lộ đọc đi đọc lại vài lần. Số điện thoại gửi tin nhắn này lạ vì cô đã xóa số của tên ấy ra khỏi danh bạ rồi.

Diệp Tử Lộ mặt không biểu cảm cầm điện thoại, cũng không rõ trong lòng mình có cảm xúc gì. Thế rồi theo thói quen, cô vào mạng, lướt Weibo một lượt, lên renren.com xem một lúc, vào douban đọc một chút rồi lại lượn qua mấy diễn đàn hay vào. Đã là 3 giờ sang rồi, trên diễn đàn ngoài mấy người ở nước ngoài đang online ra thì mọi người đều đi ngủ hết rồi, chẳng náo nhiệt gì cả.

Làm xong một lượt mấy chuyện lặt vặt, Diệp Tử Lộ lại chui vào chăn nằm rồi cảm thấy buồn.

Không phải buồn vì chia tay với người yêu. Cô sớm đã biết anh ra chẳng có tình cảm gì với mình, kể cả đứa ngốc hơn còn nhận ra người khác có thích mình hay không. Anh ta đợi cô nói chia tay trước là còn lịch sự chán rồi. Thực ra cô không cố ý để người ta tốn thời gian với mình, chỉ là vì cái rính hay chần chừ của bản thân.

Diệp Tử Lộ buồn vì tự nhiên thấy mình chẳng làm được việc gì.

Chỉ có lúc đêm thanh cảnh vắng, Diệp Tử Lộ mới ngẫm “Sao mình lại trở thành người tầm thường như thế này?”. Cô không có lý tưởng, phương hướng, cũng chẳng có tương lai.

Ngày nào cũng như ngày nào, sự nghiệp chẳng có, cũng chẳng quen biết nhiều người, đã hơn hai mươi tuổi rồi mà suốt ngày bị người khác chê skhoong biết đối nhân xử thế, không biết ăn nói. Vừa rồi lại còn bị người yêu đá, cuộc sống và tiền đồ sao mà u ám.

“Cuộc đời mình không thể tiếp tục như thế này được” – Diệp Tử Lộ nghĩ bụng, rồi lấy góc chăn lau nước mắt – “Ngày mai mình sẽ phải thay đổi, bắt đầu từ ngày mai!”.

Diệp Tử Lộ, hai mươi tư tuổi, dân thành phố, là con một, gia cảnh bình thường.

Thân hình không cao không thấp, ngoại hình như đã nói không đến mức xinh đẹp nhưng dù sao cũng biết chăm chút, sẽ không làm ô uế bộ mặt thành phố. Thu nhập hơi thấp, suốt ngày ở trong nhà, thích lên mạng.

Điểm nổi trội: Tóc.

Thành tựu: Không.

Tuy sống trong cùng một thàng phố nhưng Nhan Kha lại khác hẳn Diệp Tử Lộ.

Nhan Kha cực kì xuất sắc. Từ khi học đại học, Nhan Kha đã không còn ngửa tay xin tiền bố mẹ, lại còn tự mở một công ty quảng cáo nhỏ. Không ngờ chỉ sau một thời gian, Nhan Kha đã trở nên rất có tiếng trong ngành, công ty quảng cáo mới nổi của anh còn nhận được rất nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp lớn, thậm chí còn hợp tác với những người mẫu nổi tiếng.

Thu nhập của Nhan Kha không hề thấp, đúng là một người vừa tài năng vừa đẹp trai. Hình tượng tốt, xuất thân gia thế… nhưng “nhân vô thập toàn”. Không thể không thừa nhận, những người thế này tính các thường hơi biến thái.

Đúng là danh bất hư truyền.

Hôm Nhan Kha đi xã giao, trước khi ra khỏi cửa liền và vào nữ diễn viên quảng cáo mới. Đây là một cô ca sĩ vào nghề chưa lâu, mới ra được một bài hát. Giọng hát thì cũng bình thường, đại khái là không đến nỗi hát sai nhịp nhưng cũng chẳng xuất sắc. May mà hình tượng “ngọc nữ thanh tao” của cô ta rất bắt lịp xu hướng nên công ty giải trí muốn cô ta đóng quảng cáo để lăng xê tên tuổi.

Cô ca sĩ vừa nhìn thấy Nhan Kha thì hai mắt liền trở nên long lanh nói: “Chào Nhan tổng”.

Nhan Kha đúng là đồ xấu xa. Vừa nhìn thấy người ta là anh đã lùi lại, mỗi tế bào trên mặt đêỳ viết hai chữ “ngạo mạn”, vừa khoác chiếc áo vừa nãy trợ lý cầm hộ lên người, vừa bắt bẻ nói: “Stylist làm ăn kiểu gì thế? Ai lại đi chải kiểu đầu như nữ hoàng Ai Cập thế này! Chê mặt chưa đủ tròn như cái đĩa chắc?”.

Mặt cô ca sĩ và stylist bỗng chốc đều xanh lét.

Cái tên Nhan Kha này, trời sinh tính hay hận đời, lúc nào cũng thấy mình tốt nhất nên thường không hài lòng về người khác, luôn ghen ghét những người đẹp trai và xinh gái.

Nói xong, anh không them nhìn cô ca sĩ kia mà xoay người định ra ngoài. Đúng lúc đó, một anh chàng ngồi trong góc mặc đồ đơn giản đặt cuốn tạp chí trên tay xuống, ngẩng đầu lên, chống tay vào lưng ghế nói: “Này, mẹ tôi mời cậu đến nhà ăn bữa cơm đấy”.

Đó là Lương Kiêu. Anh ấy là một thiếu gia trẻ tuổi, đang làm việc ở công ty của chính bố mình. Lương Kiêu là khách hàng và cũng là bạn từ thời ấu thơ của Nhan Kha. Anh ấy được xếp hang vào những người tự nghĩ rằng mình rất đẹp trai, khiến người khác thấy ghét. Nhan Kha không chút khách khí với anh ấy, lạnh nhạt nheo mắt nói: “Để hôm khác đi, tối nay phải đi xã giao rồi”.

Lương Kiêu nói: “Nhan tổng, tôi mời là người có quyền quyết định chứ”.

Nhan Kha đáp lại: “Thế nhé Lương tổng, tạm biệt”.

Lương Kiêu: “…”.

Lương Kiêu chỉ biết chửi thầm, đột nhiên không biết nói gì.

Có lẽ nỗi oán hận của Lương tổng đã khiến trời xanh cảm động… à không, là kinh động. Hôm nay thực sự là một ngày đen đủi của Nhan Kha.

Nhan Kha đang ngồi ghế sau chợp mắt một lát, rồi mơ mơ màng màng ngủ. Bỗng nhiên cả người đổ mạnh về phía trước, Nhan Kha chưa tỉnh ngủ đã cảm thấy một cơn đau ập đến. Giờ thì tỉnh hẳn luôn.

Một người lái xe trong tình trạng say rượu, rồi đâm vào xe Nhan Kha tại ngã tư.