Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 48: 48: Bón Lót





Nhàn nhã một thời gian Đào Tam gia đã cảm thấy xương cốt cả người đều lên men.

Ông oán giận mình đúng là mệnh lao lực, thật vất vả mới nhàn được mấy ngày mà đã eo đau, răng đau, ăn không ngon ngủ không yên, cả người ngứa ngáy một hai phải làm việc mới thấy thoải mái.
Lý thị cũng có đồng cảm, cho heo, cho gà ăn, nấu cơm, chỉ cần trong tay có việc thì cả người lập tức phấn chấn, một khi ngồi rảnh rỗi sẽ thấy buồn ngủ, giống như người mệt mỏi cực kỳ, tình thần kém cỏi.
Hai vợ chồng già đồng cảm với trạng thái nhàn tản của bản thân nên lập tức xuống tay chuẩn bị chuyện bón lót cho lúa mạch.
Có việc làm nên Đào Tam gia lại tinh thần toả sáng.

Ông thu đống rơm lúa mạch về một chỗ chuẩn bị cắt thành mảnh nhỏ.

Trường Phú và Trường Quý cũng tới hỗ trợ, Đào Tam gia nói không cần và để hai người tự do chơi nhưng Trường Phú và Trường Quý cũng không có việc gì khác, cứ một hai phải giúp đỡ ông chém rơm.
Đống rơm lúa mạch chồng chất bên cạnh như một cây nấm lớn, một khi mở dây buộc ra tụi nó sẽ lỏng lẻo rơi xuống tàng cây.

Tam Bảo, Tứ Bảo và Nữu Nữu hoan hô và vọt lên chơi trốn tìm trong đống rơm ấy.
“Tam Bảo, con mang Tứ Bảo và Nữu Nữu ra chỗ khác chơi đi, đừng ở đây quấy rối!” Trường Phú sai Tam Bảo.
Tên kia làm bộ không nghe thấy mà tiếp tục chui ra chui vào đống rơm.
Trường Quý cười nói: “Mấy đứa cứ chui vào đi, trong đó có rắn đấy!”
Bọn nhỏ nghe thế thì vội chui ra, trốn thật xa, Tam Bảo còn sợ hãi hỏi: “Nhị thúc, thật sự có rắn sao?”
“Đương nhiên, nhị thúc đã bao giờ gạt cháu chưa?” Trường Quý vừa ôm rơm vừa nói, “Trong đống rơm có hang chuột, con rắn tìm chuột ăn thì khẳng định sẽ chui vào rơm.

Gặp phải rắn thường thì không nói, bị cắn chỉ hơi đau chút nhưng nếu gặp phải rắn độc cắn một cái là chết!”
Tam Bảo và Tứ Bảo rùng mình một cái, sắc mặt trắng bệch, Nữu Nữu không có quá nhiều ấn tượng với rắn nên sắc mặt cũng không quá khẩn trương.

“Nhị thúc, vào mùa hè dưới cây lê nhà ta có con rắn, nó có phải rắn độc không?” Tam Bảo nhớ tới một ngày mùa hè vào lúc giữa trưa hắn và các anh tìm xác ve thì phát hiện một con rắn đỏ đen ở dưới cây lê.

Mấy đứa sợ quá khóc thét lên.

Người lớn nghe tiếng chạy ra với biểu tình khác nhau, Lý thị, Lưu thị và Trương thị thì nhanh chóng ôm mấy đứa nhỏ vào nhà, Đào Tam gia thì cầm một cây cậy trúc thật dài cuốn con rắn kia và mang tới chân núi ném.

Trường Phú và Trường Quý thì kiểm tra khắp nơi xem còn rắn không.
“Đúng, chính là rắn độc đó, nó mà cắn thì người khó mà sống được.” Trường Quý nói.
“Cha đừng ôm rơm nữa! Bên trong có rắn đó!” Tứ Bảo thấy Trường Quý ôm rơm thì sốt ruột hô.
“Nhị thúc, cha, mọi người đừng ôm rơm nữa!” Tam Bảo cũng bị dọa, thấy Trường Phú và Trường Quý không dừng việc trong tay thì quay đầu hô lên với Đào Tam gia: “Ông nội mau quản cha với nhị thúc đi, trong rơm có rắn đó!”
“Hô hô!” Đào Tam gia cười nói, “Vừa rồi chúng ta tháo rơm ra, nếu có rắn thì nó cũng sớm chạy rồi!”
Tam Bảo và Tứ Bảo vẫn cực kỳ lo lắng, mày nhăn tít lại.
Trường Phú cầm một cây gậy đánh bốn xung quanh đống rơm và cười nói: “Nhìn đi, ta đập thế này rắn sẽ sợ và chạy đi, như thế mấy đứa cũng không cần lo lắng chuyện chúng ta ôm rơm nữa!”
Tam Bảo, Tứ Bảo gật đầu và kiên trì đứng ở nơi xa giám sát.
Đào Tam gia, Trường Phú và Trường Quý cười nói vài câu, lại nghĩ đến bọn nhỏ rõ ràng vẫn lo lắng thì trong lòng cực kỳ vui mừng.

Bọn họ ôm từng bó rơm tới cắt răng rắc thành mảnh nhỏ, chỉ một buổi sáng đã chất đống thật cao.
Đào Tam gia đào một cái hố trên mảnh đất trống sau đó đẩy đống rơm đã cắt xuống và tưới nước tiểu cùng phân lên rồi đắp thêm rơm.

Trải qua quá trình lên men rơm này sẽ mục ra biến thành phân bón ruộng, chờ tới khi gieo lúa mạch họ sẽ dùng như phân bón lót.
Trên bàn cơm trưa Tam Bảo lập tức nghiêm mặt kể chuyện trong rơm có rắn cho Đại Bảo và Nhị Bảo nghe, giống như hắn thật sự thấy rắn độc chui ra từ trong đống rơm vậy.


Đại Bảo và Nhị Bảo cũng nghiêm túc nghe, dù sao tụi nó cũng cực kỳ sợ rắn.
“Ông nội, trong đống rơm có rắn sao?” Đại Bảo hỏi.
“Khả năng là có, phàm là những nơi có rắn chúng ta phải đề cao cảnh giác, rốt cuộc một khi bị cắn thì không phải chuyện đùa!” Đào Tam gia nói.
“Ông nội, nếu bị rắn độc cắn thì phải làm sao?” Nhị Bảo hỏi tiếp.
“Nếu bị rắn độc cắn thật thì phải nhanh chóng móc thịt ở chỗ vết thương, lại dùng sức ép độc ra ngoài.

Nếu thật sự không được thì chỉ có thể chém cụt tay chân.” Đào Tam gia nói, “Độc rắn không dễ trị đâu, chỗ chúng ta xa y quán, nếu thật sự bị rắn cắn thì đợi đưa được người lên trấn trên sợ là chết rồi.”
“Ông nội, sao thôn chúng ta không có đại phu?” Nhị Bảo hỏi.
“Thôn của chúng ta ít người, ai có đau đầu nhức óc gì đều tới Phùng gia thôn mời Phùng lang trung xin mấy thang thuốc uống qua loa thì được rồi.

Nông dân chúng ta không thể sinh bệnh nổi đâu!” Đào Tam gia thở dài, “Chịu khổ chịu lạnh ta không sợ, chỉ sợ mỗi bị bệnh!”
“Ông nội, cháu muốn học y, sau này chữa bệnh cho người ta!” Nhị Bảo nghiêm túc nói.
“Ngoan quá!” Đào Tam gia xoa đầu Nhị Bảo nói, “Học y rất khổ, chỉ có mỗi sắc thuốc đã thấy khổ rồi.”
“Cháu không sợ!” Ánh mắt Nhị Bảo sáng quắc.
Lý thị cười nói: “Lão nhân, chưa biết chừng có thể thành, từ nhỏ Nhị Bảo đã thích đống cỏ dại, rau dại, mỗi món rau dại nhà ta ăn hắn đều nhớ kỹ.

Ta thấy đứa nhỏ có tâm, để hắn học đi!”
Đào Tam gia nghĩ nghĩ rồi nói: “Lại đọc sách mấy năm, biết vài chữ rồi nói sau, hiện tại hắn còn bé quá chưa làm học đồ được.

Làm học đồ phải ở nhà sư phụ, bưng bê dọn dẹp, bị đánh, bị mắng là chuyện thường.” Đào Tam gia rất ít khi nhắc tới chuyện học việc khi còn nhỏ của mình với người nhà.

Lý thị nghe Đào Tam gia nói thế thì lại đau lòng nói: “Việc này còn sớm, hiện tại Nhị Bảo còn nhỏ, đợi thằng bé lớn hơn một chút lại xem thế nào.

Tay nghề có học hay không cũng không sao, chúng ta trồng hoa màu cũng sẽ không sợ đói!”
Trường Quý và Trương thị gật đầu, rốt cuộc để con nhà mình đi học nghề với sư phụ và chịu khổ thì trong lòng họ cũng khó chịu.
Nhị Bảo nghe ông bà nội nói thế thì cũng không nói gì nữa, dù sao hắn cũng còn nhỏ, cũng không hiểu rõ đạo lý của chuyện học nghề.

Vậy hắn sẽ nghe lời ông nội, đợi lớn hơn chút lại học cũng không muộn.

Dù sao nguyện vọng trị bệnh cứu người của hắn cũng chưa từng thay đổi.
Mấy ngày sau Đào Tam gia mang theo hai đứa con trai khiêng cuốc đi cuốc đất.

Ruộng mới thu hoạch khoai lang nên cũng không khó cuốc, hơn nữa vừa mới có một trận mưa thu kéo dài khiến đất đai mềm xốp, một cuốc đi xuống có thể nhẹ nhàng đào lên một đống bùn.

Cha con ba người vừa nói chuyện vừa làm việc, cả mảnh ruộng cứ thế được cuốc xới, bùn lộ màu nâu đen, mang theo hơi nước.

Mặt trời mùa thu phơi trong chốc lát tầng đất bên ngoài đã bốc hơi, màu nâu đen biến thành màu xám nâu.
Có thôn dân lục tục tới ruộng bắt đầu cuốc xới để chuẩn bị gieo lúa mạch.

Đào Tam gia làm việc một lúc thì nóng quá nên cởi áo trong ra treo trên cành đào ngoài bờ ruộng rồi lại tiếp tục múa may cái cuốc.

Trường Phú và Trường Quý đã sớm cởi áo mỏng, trên làn da ngăm đen là mồ hôi tuôn rơi.

Bọn họ đúng lúc tráng niên, lưng hùm vai gấu, làm việc cực kỳ hăng hái.

Đào Tam gia không nhịn được nhìn con mình vài cái và cảm thán đúng là không nhận già không được!

Lý thị và con dâu ở nhà lựa hạt giống lúa mạch.

Bọn họ dùng một cái sàng trúc có lỗ nhỏ để sàng đống lúa một lần giữ lại những hạt no đủ làm hạt giống.

Sau khi chọn xong lại hơi phơi hạt giống một lát sau đó bỏ vào đồ đựng.
Rơm lúa mạch ngoài viện đã mủn ra, mở cái nắp lên sẽ ngửi thấy một mùi thối khó ngửi.

Đào Tam gia dùng cái cào sắt đảo đống rơm sau đó dặn Lý thị mang tro bếp ra rải lên.
Cạnh nhà bếp đã có một đống tro bụi được tích lại, lòng bếp cũng đầy tro.

Lý thị và con dâu đội mũ rơm, mặc quần áo cũ bắt đầu vận chuyển tro bếp đổ vào hố.

Vì tro bếp nhẹ nên phải cẩn thận nếu không nó sẽ bay khắp nơi.

Chờ đến khi tro bếp được chuyển xong thì mẹ chồng nàng dâu cũng dính cả người tro, ba người vội vàng phủi cho nhau.
Đào Tam gia dùng cái cào sắt quấy đều tro và đống rơm lúa mạch sau đó dùng cái sọt đựng mang tới rải trong đất.
Trường Phú và Trường Quý dùng cái cuốc chôn đống phân lót này xuống bùn, lại sửa lại cho chỉnh tề.

Chỗ nào hai người đi qua đều có luống đất được đắp ngay ngắn, rộng chừng ba thước, kéo dài từ hai đầu bờ ruộng tới tận đuôi.

Bên cạnh là hai đường dẫn nước hẹp dài.
Người của Đào gia thôn đều là nông dân cẩn thận, từ cuốc đất tới bón lót và sửa sang luống đều làm đâu vào đấy.

Ngoài đồng chỉ thấy bóng người đang chăm chỉ làm việc..