Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 44: 44: Đổi Gạo Nếp





Sương sáo con cá thích hợp ăn vào mùa hè, hiện tại thời tiết đã chuyển lạnh nên Lý thị không làm cái đó mà cắt khối hết, lúc nào ăn lại thái lát nhỏ.
Lý thị mang một khối sương sáo to cho nhà Đại Tần thị rồi không nói nhiều mà về nhà luôn.
Lưu thị đã thái sương sáo, cắt từng khối sương sáo lớn thành lát mỏng và bỏ vào các bát.

(Hãy đọc truyện này tại trang Rừng Hổ Phách) Trương thị đứng bên cạnh bỏ gia vị, đầu tiên rải muối và hành thái, sau đó thêm hai thìa tỏi nhuyễn, cuối cùng là một thìa sa tế.
Lý thị bưng từng bát sương sáo mang tới nhà chính, một đám mèo con tham ăn đã cầm đũa chờ thật lâu.
“Đây, mấy bát này nhiều sa tế nên để ông nội và cha mấy đứa ăn, mấy đứa chờ một lát!” Lý thị buông mấy bát sương sáo rồi lại tiếp tục đi bưng mấy bát khác.
Bọn nhỏ không ăn được cay nên trên sương sáo chỉ tưới chút dầu hạt cải và rải chút hạt mè rang chín.
Lý thị lục tục bưng mười một bát sương sáo lên, cuối cùng Lưu thị và Trương thị bưng hai âu sương sáo lớn đặt lên bàn.

Chỗ sương sáo này đã làm xong, chờ mọi người muốn ăn thêm thì lấy ở đây.
Nhà ăn liên tục quạnh quẽ mấy ngày đến hôm nay rốt cuộc lại náo nhiệt, Đào Tam gia và Lý thị cũng ăn ngon miệng hơn hẳn, mỗi người đều ăn ba bát.
“Đều nói sương sáo ăn nhanh đói, dù có ăn nhiều thì tí nữa là tiêu hết!” Lý thị nói.
Đào Tam gia tiếp lời: “Ngày mai ta làm bánh nướng, xé ra rồi bỏ sương sáo vào ăn vừa ngon lại no bụng!”
“Biện pháp này không tồi!” Lý thị khen.
“Cháu lại ăn hết rồi!” Tam Bảo đắc ý reo lên.
Lý thị nhanh chóng múc thêm cho hắn một bát và cười tủm tỉm nói: “Ăn thoải mái nhé, quản đủ!”
Tam Bảo cười hì hì rồi lại gắp sương sáo bỏ vào miệng.
Đào Tam gia hỏi tình hình nhà mẹ đẻ của Lưu thị và Trương thị.


Tình huống hai nhà cũng không khác nhau mấy.

Lương thực đều giảm sản lượng, so với năm rồi chỉ thu được một nửa, thuế má thì vẫn thế nên bọn họ cũng không dư dả.
“Aizzzz! Năm nay các thôn đều gặp tai hoạ, thôn chúng ta còn đỡ một chút.

Hai đứa cũng đừng lo lắng, nhà ta còn chút lương thực tồn, nếu nhà mẹ đẻ mấy đứa thật sự không chống đỡ nổi thì chúng ta có thể tiếp tế một chút!” Đào Tam gia nói.
Lưu thị và Trương thị đều cảm kích nhìn Đào Tam gia sau đó Lưu thị nói: “Cảm ơn cha đã quan tâm, nhà mẹ đẻ con bên kia tuy gặp tai họa nghiêm trọng nhưng may trong nhà cũng có chút lương thực tồn, vẫn còn có thể gắng gượng.”
Trương thị nói tiếp: “Nhà mẹ đẻ con cũng có thể tiếp tục, hiện tại mọi người đều ngóng trông hoa màu năm sau tốt một chút là có thể thu thêm chút lương thực bù vào.”
“Đều là người dựa vào ông trời kiếm bát cơm, ông trời vui hay buồn chúng ta cũng không biết đâu mà lần!” Đào Tam gia thở dài.
“Nương, con mang ít hạch đào từ nhà mẹ đẻ về, cây hạch đào nhà mẹ con năm nay cho không ít hạch đào!” Lưu thị nói với Lý thị.
“Oa, cây hạch đào nhà bà ngoại thực là to, che cả cái sân, thân cây to đến độ cháu, ca ca và biểu ca đều ôm không hết!” Tam Bảo cũng kích động nói.
“Ông bà thông gia cũng khách khí quá, mỗi năm đều cho nhiều hạch đào như vậy, đều là thứ tốt có thể bán lấy tiền!” Lý thị nói.
“Không phải sắp tới Tết Trung Thu rồi sao? Để dùng khi làm bánh trung thu cũng tốt.” Lưu thị nói.
“Hô hô! Cái chúng ta làm có phải bánh trung thu đâu, chỉ là bánh rán có nhân thôi!” Lý thị bật cười nói.
Trương thị nói: “Nương, bánh trung thu nhà ta làm nhìn không đẹp nhưng ăn thơm ngon!”
Vừa nói tới bánh trung thu thế là bọn nhỏ lập tức nôn nóng hẳn lên, hận không thể lập tức tới Tết Trung Thu luôn.

Phàm là những ngày lễ tết có đồ ăn ngon là tụi nó đều mong chờ.
“Lão nhân, năm nay nhà Đào lão đại có trồng gạo nếp không? Năm nay chúng ta cũng đổi một ít đi!” Lý thị hỏi Đào Tam gia.
“Có trồng, ông ta thích ăn bánh dày, không trồng gạo nếp mới là lạ!” Đào Tam gia nói.

“Vậy ngày mai ta tìm đại tẩu tử hỏi một chút, chúng ta sẽ đổi mười cân gạo nếp như năm vừa rồi.” Lý thị nói.
“Năm nay đổi hai mươi cân đi, để lại 10 cân đến tết làm rượu nếp than, khách tới nhà cũng có rượu nếp than và trứng gà chiêu đãi!” Đào Tam gia nói.
“Trung thu còn chưa tới mà ông đã nói tới chuyện ăn tết, ông còn háo hức hơn cả bọn nhỏ,” Lý thị cười mắng.
Bọn nhỏ nghe thế thì cười ha ha, Đào Tam gia thì không nói lời nào mà tiếp tục ăn sương sáo.

Hai âu sương sáo cứ thế bị khoắng sạch, mọi người cũng no căng.
Sáng sớm hôm sau Lý thị tới nhà Đào Đại gia ở thôn đông để hỏi chuyện đổi gạo nếp.

Vừa lúc có mấy phụ nhân cũng đang hỏi thế là mọi người ngồi trong sân nhà Đào Đại gia nói chuyện phiếm.

Vợ của Đào Đại gia là Vương thị nhiệt tình dọn gạo nếp ra nói: “Lão nhân nhà ta thích ăn gạo nếp nên mỗi năm đều phải trồng hai mẫu.

Năm nay vẫn giống năm vừa rồi, hai cân gạo thường đổi một cân gạo nếp.

Nhưng năm nay ta cũng trộm lười, trực tiếp đổi thóc, làm phiền các ngươi về nhà tự mình giã gạo nhé.”
Lý thị cười nói: “Gạo nếp này sản lượng thấp, làm phiền đại tẩu tử hàng năm đều trồng nên đám chúng ta mới có cái ăn sẵn.

Mọi người nói có phải không?”
Mọi người nghe thế thì lập tức nói hùa vào.

“Đều là hàng xóm láng giềng thì có gì mà khách khí, hơn nữa ta có cho không đâu, mọi người về nhà lấy sọt tới đây đi, ta sẽ bảo Vĩnh Thịnh tới cân.” Vương thị nói.
Lý thị và mọi người lục tục về nhà lấy sọt.

Lý thị về nhà cân 50 cân thóc bỏ vào sọt rồi một hơi cõng tới nhà Vương thị, lúc này những người khác còn chưa tới.
“Đại tẩu tử, ta đổi 25 cân gạo nếp.” Lý thị nói.
“Năm nay nhà ngươi đổi nhiều thế! Muốn làm rượu nếp than hả?” Vương thị hỏi.
“Ai da, đại tẩu tử đoán như thần!” Lý thị cười nói.
Vương thị vừa sai Vĩnh Thịnh giúp đỡ cân gạo nếp vừa nói: “Mỗi năm nhà ta đều phải làm một lu rượu nếp than lớn.

Mấy thằng nhóc thối này luôn rình để ăn vụng.

Nhưng rượu nếp than nồng nên lúc ấy Vĩnh Thịnh trộm uống say và ngủ một ngày, Vĩnh Tân của nhà lão nhị cũng say một lần.

Ta lo đám nhỏ say thành đứa ngốc nên vội khóa lu rượu nếp lại.

Lúc này còn sớm ta phải nhắc ngươi một chút, phải khóa lu rượu nếp lại, không cho mấy con mèo tham ăn kia mó vào!”
Vĩnh Thịnh ở bên cạnh cân gạo nếp đỏ mặt tía tai nói: “Bà nội, chuyện lúc còn nhỏ bà còn kể làm gì!”
Vương thị trừng mắt nhìn hắn một cái và nói: “Sao nào? Còn không cho bà nói hả? Đợi mày cưới vợ bà sẽ mách vợ mày, đợi con mày lớn bà lại kể cho nó nghe!”
Vĩnh Thịnh hết chỗ nói luôn, hắn u oán nhìn Vương thị chỉ thấy bà nội nhà hắn cong môi cười và tiếp tục tám chuyện với Lý thị.
Lý thị cũng vui vẻ trêu: “Aizzz, cháu trai lớn cũng biết xấu hổ cơ đấy!”
Vương thị nói: “Thằng cháu đích tôn này của nhà ta qua năm là 20 rồi, phải nhanh chóng cưới con gái nhà họ Chu qua cửa thôi, để vợ nó quản nó!”
Mặt Vĩnh Thịnh đỏ như mông khỉ, hắn xoay người đưa lưng về phía Vương thị dỗi: “Bà nội còn nói nữa thì cháu không cân thóc đâu!”
“Được rồi, được rồi, ta không nói nữa.” Vương thị nháy mắt ra hiệu với Lý thị sau đó hai người hiểu ý dịch tới góc sân buôn tiếp.
“Ta nghe nói Trường Chính nhà lão ngũ cũng muốn làm hỉ sự vào tháng 10 đúng không?” Vương thị hỏi.

“Vâng, định vào mùng 8 tháng 10, vốn định làm vào tháng chạp nhưng nhà gái có đứa con trai cũng thành thân nên phải đẩy ngày lên!” Lý thị nói.
“À, vậy vừa lúc, Vĩnh Thịnh nhà chúng ta cũng định tổ chức vào tháng chạp, ngày 22.

Ta còn đang lo tháng chạp nhiều người cưới gả, nếu trùng thì lo không hết việc!” Vương thị cười nói.
“Làm tiệc hỉ đúng là bận rộn, muốn chúng ta hỗ trợ thì tẩu cứ nói một câu nhé, ta và hai đứa con dâu sẽ lập tức tới.” Lý thị nói.
“Ta cũng có ý này, đến khi ấy ngươi tới giúp mấy ngày nhé!” Vương thị sẵn tiện nói luôn.
“Chắc chắn rồi, lúc ấy ta nhất định tới!” Lý thị lập tức đồng ý.
Lúc này trong thôn có thêm mấy phụ nhân cũng cõng gạo tới đổi gạo nếp.

Một mình Vĩnh Thịnh không lo hết được thế là Vương thị nhanh chóng chạy qua hỗ trợ.

Lý thị chào hỏi những người khác rồi cõng 25 cân thóc nếp của nhà mình về.
Nửa đường gặp Đào Tam gia thế là ông cõng sọt còn bà chỉ phủi tay đi theo phía sau.
“Đổi bao nhiêu đó?” Đào Tam gia hỏi.
“25 cân, năm nay đổi thóc nên chúng ta còn phải đi giã, trừ vỏ trấu đi thì cũng chừng 20 cân gạo nếp.”
Đào Tam gia gật đầu nói: “Sang năm mùa màng tốt tươi thì nhà ta cũng trồng chút gạo nếp đi!”
Lý thị tán đồng.

Về đến nhà bà cất gạo nếp, chờ tới Trung thu mới giã 10 cân.
Lưu thị đang phơi hạch đào dưới hiên nhà, đống hạch đào này vẫn mang màu xanh, sau khi phơi khô bóc vỏ xanh đi là được.

Bọn nhỏ vây quanh một bên muốn chơi hạch đào nhưng Lưu thị không cho bọn nó bóc lớp vỏ xanh ra vì lo nhựa dây ra bẩn quần áo, cực kỳ khó giặt.