Chuyện Xưa Ở Đào Gia Thôn

Chương 35: 35: Mèo Con





Ngày hôm sau ăn cơm sáng xong Đại Bảo và Nhị Bảo vác túi sách tới học đường như cũ.

Hai người vừa mới đi tới rào tre thì Hoàng Hoàng đã tự động gia nhập đội ngũ đi học.

Lúc đầu Tam Bảo và Tứ Bảo kiên trì đưa hai anh đi học, nhưng sau khi nhiệt tình biến mất thì người duy nhất kiên trì mặc gió mặc mưa chỉ có Hoàng Hoàng.
Hiện tại Hoàng Hoàng đã trở thành một con chó trưởng thành, thoạt nhìn bề ngoài nó mượt mà, thể lực tráng kiện nhưng chỉ số thông minh cũng mới có vài tháng, túm lại vẫn ngu đần như cũ.

Lúc không có việc gì nó sẽ ngậm giày của một nhà già trẻ mang ra chỗ khác chơi sau đó lắc lắc đầu vứt ra xa rồi lại vui sướng nhảy tới dẩu mông đè chặt cái giày.

Nó sẽ phun đầu lưỡi hà hà rồi lại ném giày ra xa.

Hành vi ngu ngốc ấy không diễn ra được mấy lần thì Lý thị, Trương thị hoặc Lưu thị sẽ cầm gậy gộc đuổi tới đoạt lại giày và thuận tiện thưởng cho nó mấy gậy.

Ai biết Hoàng Hoàng lại coi mấy roi không có tính uy hiếp này thành tình cảm chủ nhân truyền đạt thế là nó vui sướng nhảy nhót, kêu gâu gâu không ngừng.

Và tất nhiên tật xấu ngậm giày của nó vẫn chứng nào tật nấy.
Tin tức Đại Bảo và Nhị Bảo đi họp chợ lập tức truyền khắp đám trẻ con.

Rốt cuộc tụi nó lớn từng này mà rất ít khi được lên trấn trên thế nên đứa nào cũng khát khao được nhìn thấy bộ dạng náo nhiệt nơi ấy.
Đám nhỏ sớm chờ ở giao lộ, đến hai kẻ chúa lề mề như Thiết Đản và Xuyên Tử cũng đã đợi từ lâu.

Đại Bảo và Nhị Bảo vừa đi tới cả đám đã từ bốn phương tám hướng tụ lại, mồm năm miệng mười hỏi tin tức về thị trấn.

Ngày xưa tụi nó thường chạy như điên qua con đường nhỏ nhưng nay lại ríu rít đi mãi.
Đại Bảo và Nhị Bảo nghiêm túc kể cho các bạn nghe những gì bọn họ nhìn thấy ở trấn trên: Tiệm bán mỳ, bán gạo, bán vật liệu may mặc, tiệm cơm tỏa mùi thơm ngào ngạt, y quán xem bệnh, người bán hàng rong lớn tiếng rao và vô số các loại thủ công mỹ nghệ cùng nghệ nhân có tay nghề.


Chỉ cần là thứ bọn họ nhìn thấy thì đều kể hết không bỏ sót.

Chỗ biểu diễn xiếc khỉ bọn họ không chen vào xem được nên tình huống cụ thể ra sao cũng không rõ vì thế chỉ có thể kể qua.

Nhưng bọn họ lại xem nghệ nhân làm đồ chơi bằng đường từ đầu tới cuối vì thế có thể kể sinh động như thật.

Bọn họ kể người kia dùng nước đường thuần thục tạo hình thế nào, sau đó thần kỳ dùng một que tre dính món đồ chơi bằng đường kia ra sao.
Đám nhỏ nghe thế thì đều thèm liếm môi và hỏi Đại Bảo cùng Nhị Bảo xem món đường đó có vị gì? Ăn ngon không?
Đại Bảo và Nhị Bảo lắc đầu, bọn họ cũng đâu có được ăn.

Một lần quay những 10 văn tiền, quá đắt.
Mãi cho tới học đường cả đám vẫn còn bàn chuyện trấn trên.
Tính ngày thì Đại Hoa cũng sắp sinh mèo con rồi.

Lý thị vẫn cho bí đỏ vào cái bát cho mèo ở gác mái trong kho lúa.

Đại Hoa thích ăn bí đỏ chưng vì nó ngọt ngào, một bữa nó có thể ăn mấy miếng to.
Hôm nay Lý thị bỏ bí đỏ vào lại chẳng thấy nó chủ động đi ra ăn thế là bà ta gọi.

Đại Hoa cuộn người trong ổ, chỉ ngẩng đầu nhìn chằm chằm bà bằng đôi mắt màu vàng nâu sau đó kêu meo meo vài tiếng.

Lý thị vừa nhìn thì phát hiện trong ngực Đại Hoa thế nhưng có sáu con mèo con.
Mèo con còn chưa mở mắt, tiếng kêu run run yếu ớt.

Đại Hoa nghiêng đầu không chê phiền mà liếm con mình.


Đám mèo con ướt dầm dề xấu kinh hoàng rúc trong ngực Đại Hoa tìm ti để bú.
Lý thị vui vẻ ra khỏi kho lúa và cố ý dặn Trương thị: “Trước khi mèo con đầy tháng con đừng có tới gần tụi nó, con tuổi Dần, nhìn mèo con thì tụi nó không sống được đâu.”
Trương thị không phục nói: “Nương, con đâu có nghe nói người tuổi Dần thì không thể nhìn mèo con.”
Lý thị không hề hấn gì: “Giờ ta nói đó, con coi như đã nghe rồi!”
Trương thị thầm trợn trắng mắt.
Lý thị dặn dò Lưu thị và Trương thị đi tới ruộng rau ở bờ sông dọn dây đằng đã sớm tàn của đám đậu cô ve.

Hai chị em dâu cõng sọt cầm liềm lập tức xuất phát.

Cây đậu cô-ve chín sớm hơn đậu đũa vì thế cũng tàn sớm.

Dây của hai loại cây này đứng cạnh nhau, so với đậu đũa vẫn xanh mơn mởn thì đậu cô ve có vẻ khô vàng kiệt sức, chỉ còn một ít quả đậu giữ lại làm giống là vẫn còn treo trên dây.

Lưu thị và Trương thị nhổ hoàng kinh tử dùng để làm giàn cho đậu cô ve xuống rồi hái quả đậu già bỏ vào sọt.

Bọn họ quấn đám dây đằng lại cho gọn rồi mang theo đống hoàng kinh tử đi về để sang năm lại làm giá.
Lý thị ở nhà thì vui tươi hớn hở rút củ cải trắng và cải bẹ từ vườn trước để nấu cơm.

Hôm nay ăn canh xương hầm nên bà phải chuẩn bị sớm một chút như thế mới có thể hầm lâu mấy canh giờ.
Xương cốt thì tối qua bà đã dùng muối ướp cả đêm, hôm nay lấy ra không thấy mùi gì hết.

Sau khi rửa sạch xương bằng nước giếng bà ta bỏ vào nồi sắt lớn và thêm nước đun sôi.

Sau khi vớt bọt và đổi nước trong bà ta lại chậm rãi hầm bằng lửa nhỏ.


Trong lúc ấy bà ta mang mộc nhĩ và nấm khô hái được trên núi từ năm ngoái ra rửa sạch, lại thêm gừng và hành tây bỏ vào hầm cùng xương.
Thịt ba chỉ không nhiều lắm, chỉ có hơn một cân nên Lý thị cũng rửa sạch, ném vào nồi xương nấu chín rồi vớt lên lúc nào ăn thì xào lại.

Bà ta cắt một miếng gan heo nhỏ để phần cho Đại hoa, phần còn lại bỏ vào chậu nước ngâm.

Thời tiết nóng thế này thịt không thể để lâu nên giữa trưa xào lên cho cả nhà ăn một bữa no nê.
Nồi sắt sôi ùng ục ùng ục, Lý thị cũng vội vàng thái củ cải và ớt cay.

Lưu thị và Trương thị vội xong cũng trở về, từ xa đã ngửi thấy mùi thịt hầm với nấm dại.

Trương thị tích cực đến nhà bếp hỗ trợ còn Lưu thị thì thu thập quần áo bẩn mang tới bờ sông giặt.
Lý thị để Trương thị đi tìm chút rau dền đỏ về xào với gan heo, hai món này mà nấu chung với nhau là bổ nhất.

Trương thị nghe vậy cũng vui vẻ ra ngoài, còn Lý thị thì vớt gan heo ra khỏi chậu nước rồi cắt thành lát.

Sau đó bà ấy lại ngâm gan cho máu thôi ra bớt mới ướp với hành, gừng và tỏi.
Trương thị đào được nửa rổ rau dền đỏ mang về vừa lúc Lý thị cũng xong việc trong bếp.

Lúc này mẹ chồng nàng dâu hai người lại vội vàng đi cắt dây khoai lang về cho lợn và gà ăn.

Làm xong những việc linh tinh vụn vặt này thì cũng tới trưa.
Nồi canh xương lúc này đã nấu ra màu trắng đục, Lý thị lập tức bỏ củ cải đã thái vào chờ củ cải mềm thì canh xương cũng xong.
Giữa trưa Lý thị lấy nhiều gạo trắng hơn bình thường, lại thêm hoa màu để làm một nồi cơm khô.

Gan heo cũng đã ngâm tốt, trực tiếp bỏ vào nồi xào rồi cho thêm rau dền đỏ là đã được một âu gan heo xào thơm nức.
Thịt ba chỉ không nhiều nên bà múc một nửa để phần bọn nhỏ, còn một nửa thêm tương ớt xào lên, lại bỏ thêm ớt tươi xào chín.

Phần thịt để cho bọn nhỏ bà thêm chút cải bẹ thái vào đảo cùng là được một đĩa thịt xào.
Phần cải bẹ còn lại bà thái sợi xào không.

Trước cơm trưa Lý thị múc một bát canh xương hầm thật lớn thêm một bát nhỏ gan heo xào và thịt xào đưa qua cho tiểu Tần thị.

Cả nhà Đại Tần thị lại cảm tạ mãi mới để Lý thị đi về.
Dù xương đã chẳng còn chút thịt nào, thịt ba chỉ xào cũng chỉ có một chút nhưng người một nhà vẫn ăn một bữa cực kỳ thỏa mãn.

Đến Đại Hoa cũng có một phần gan heo băm quấy với cơm.

Sáu con mèo con cuộn thành một đống ngủ say, lúc này Đại Hoa mới nhẹ nhàng đứng dậy nhảy ra khỏi ổ meo meo ăn hết cơm trộn gan heo.
Lúc ăn cơm trưa bọn nhỏ nghe Lý thị nói Đại Hoa sinh 6 con mèo con thì lập tức ầm ĩ muốn đi xem nhưng bị Lý thị cự tuyệt, “Trẻ con không được đi xem mèo con mới sinh nếu không mèo con không sống được đâu!”
Trương thị nhìn Lý thị một cái, lúc sáng sớm rõ ràng bà ấy vừa nói người tuổi Dần không thể nhìn mèo con nếu không khó nuôi, giờ lại biến thành trẻ con không được xem.
Lý thị làm lơ ánh mắt nghi hoặc của con dâu và tiếp tục dặn bọn nhỏ: “Chỉ lúc nào Đại Hoa mang mèo con ra ngoài thì mấy đứa mới được xem biết chưa?”
Bọn nhỏ nửa tin nửa ngờ nhìn Lý thị, trong lòng giống như có 6 con mèo con đang gãi ngứa, thực khó nhịn.

Bọn nó u oán nhìn bà nội nghĩ bà ấy đang cố ý tra tấn mình.

Nếu không được xem thì thà bọn nó không biết Đại Hoa đã sinh mèo con còn hơn!
Lý thị rất hưởng thụ ánh mắt u oán của mấy đứa cháu, bà ta tin tưởng chắc chắn rằng mình đang rèn luyện tính kiên nhẫn cho tụi nó.

Ai biết bà vừa đi vào nhà bếp thu dọn bát đũa thì Đại Bảo đã dẫn theo mấy đứa em trộm chui vào kho lúa.
Đại Hoa hiện tại có con thì mọi thứ đều viên mãn, nó đang ôm mấy con mèo con ngủ say sưa, dù nghe thấy động tĩnh nó cũng lười không muốn đứng lên.

Nó nhìn lướt qua mấy đứa nhỏ đang vây quanh ổ mèo sau đó nhẹ nhàng lắc lắc cái đuôi như đang chào hỏi.
Đám Đại Bảo đang vây xem mấy cục bông hình tròn, cũng không đứa nào dám duỗi tay ra trêu mèo con.

Trong lòng tụi nó vẫn lo lắng bà nội nói đúng, sợ tụi nó vừa nhìn thì mèo con sẽ không sống được.
Cố nén xúc động muốn ôm mèo con vào lòng xoa nắn, Đại Bảo mang theo mấy đứa em chuồn ra khỏi gác mái rồi giả vờ như không có việc gì.

Trong tâm trí ngây thơ của tụi nó chỉ nghĩ nếu bà nội không biết tụi nó đã trộm xem mèo con thì những lời bà nói sẽ không thành sự thật và mèo con vẫn sẽ khỏe mạnh..