Chuyện Tình

Chương 3




Tôi bị thương trong trận đấu với đội trưởng Cornell. Cũng là tại tôi. Đang lúc giao đấu hăng, tôi đã phạm phải sai lầm tai hại là gọi trung phong đội họ là “gái già Canada”. Sai lầm của tôi là quên mất bốn cầu thủ đội họ là người Canada, và cả bốn, tôi nhận ra ngay tức thì, đều là những kẻ cực kỳ yêu nước, thân hình vạm vỡ và không nặng tai chút nào. Ngoài cái đau còn cộng thêm cái nhục nữa là người ta lại phạt tôi cơ chứ. Mà không phải là phạt nhẹ: nghỉ đấu năm phút vì chơi dữ. Phải nghe những lời nhiếc móc của đám cổ động viên đội Conen khi trọng tài loan báo lệnh phát mới biết thế nào là tức. Không có mấy cổ động viên của Harvard đến tận thành phố Ithaca bang New York này, tuy vậy là trận quyết định chức vô địch hội Ivỵ Năm phút treo giò! Lúc bước vào khoang phạt, tôi thấy ông bầu đội tôi vò đầu bứt tai.

Jackie Felt chạy lại chỗ tôi. Chỉ đến lúc bấy giờ tôi mới nhận ra là cả bên phải mặt tôi đầy máu. Anh ta cứ vừa lẩm bẩm kêu “Khổ chưa, khổ chưa. Onli” vừa xoa nhẹ chiếc đũa có thuốc se da lên mặt tôi.

Tôi không nói gì cả, chỉ nhìn trân trân vào khoảng không trước mặt. Tôi xấu hổ không dám nhìn xuống sân băng nơi những nỗi lo ngại nặng nề nhất của tôi chẳng mấy chốc trở thành sự thật: dậm chân, reo hò. Thế là hai bên bằng điểm nhau. Đội Cornell rất có thể thắng trận này… và giật mất giải. Bực quá… thời gian bị phạt của tôi chưa được một nửa.

Phía bên kia sân băng nhóm cổ động viên của đội Harvard lèo tèo có mấy người thì ỉu xìu và chẳng nói chẳng rằng gì cả. Cổ động viên của cả hai đội đã quên bẵng mất tôi rồi. Chỉ có mỗi một khán giả duy nhất là còn dán mắt nhìn về phía khoang phạt. Phải rồi, ông ta ngồi đây. “Nếu họp xong sớm ba sẽ cố đến Cornell”. Ngồi giữa đám cổ động viên của đội Harvard – nhưng không hò hét gì, cố nhiên rồi – là Oliver Barrett III.

Qua sân băng, ông-già-mặt-lạnh lùng và im lặng nhìn những giọt máu cuối cùng khô đi trên gương mặt đứa con trai độc nhất của ông. Ông có thể nghĩ gì khi ấy? Chà, một cái gì đại loại như thế này:

“Oliver, nếu con thích đấm đá đến thế, sao không vào một đội quyền anh?”

- Ở Exeter không có đội quyền anh, ba ạ.

- Có lẽ ba không nên đến xem các trận hockey của con thì hơn.

- Ba tưởng con đánh nhau để làm vui lòng ba à?

- “Vui lòng” không ba không nghĩ thế.

Ai mà có thể kể ra được những gì ông ta nghĩ? Oliver Barrett III là một ngọn núi Rasomo biết đi, năm thì mười họa mới thốt ra thành lời. Một bộ mặt tạc trông đá.

Có thể là như mọi khị Ông-già-mặt- đá tự khen mình: hãy nhìn ta đây này, tối nay rất ít khán giả từ Harvard đến đây, thế mà ta đây, ta có mặt. Ta, Oliver Barrett III, một nhân vật cực kỳ bận rộn, phải cai quản mấy cái nhà băng, vân vân, ta đã bỏ thời giờ đến tận Cornell xem một trận hockey mèng. Thế có tuyệt không nào? (Đối với ai mới được cơ chứ?)

Khán giả lại hò reo, nhưng lần này thật điên cuồng. Đội Cornell lại ghi thêm một bàn nữa. Tỷ số thế là nghiêng về phía họ. Mà tôi thì vẫn còn hai phút ở tù. Davey Johnston từ bên sân nhà vượt lên, mặt đỏ bừng bừng. Anh ta lướt qua ngay cạnh tôi mà không thèm đưa mắt nhìn tôi. Mà này, có phải mắt anh ta ngấn lệ không? Đúng, tôi biết, trận này quyết định giải về tay ai, nhưng mà dẫu vậy… ai lại khóc! Quả thật David, thủ quân đội tôi, đã có một thành tích không tưởng tượng được nổi: cả ở trường trung học lẫn khi lên đại học. Y như một nhân vật truyền thuyết. Mà năm nay là năm học cuối cùng của anh. Và đây là trận đấu gay go cuối cùng của đội chúng tôi.

Kết quả là chúng tôi thua với tỷ số 3-6.

Sau trận đấu, phim chụp điện quang xác định tôi không bị gẫy một chiếc xương nào, mà chỉ bị bác sĩ Richard Selzer khâu cho mười hai mũi trên má. Jackie Felt không chịu vắng mặt trong cuộc phẫu thuật và cứ lải nhải với người thầy thuốc trường Cornell là tôi không ăn uống đầy đủ và tất cả những chuyện này lẽ ra đã không xảy ra nếu tôi chịu dùng đủ các viên muối. Sendo để ngoài tai những lời của Jack nghiêm ngặt bảo tôi rằng xuýt nữa tôi làm hỏng “sàn hốc mắt” (thuật ngữ y học nói như vậy) và đối với tôi tốt nhất là nghỉ chơi một tuần. Tôi cảm ơn ông. Ông đi, có Fenn theo chân và miệng không ngừng nói về chế độ ăn. Tôi mừng là được một mình.

Tôi mở hoa sen cho nước chảy từ từ lên người, tránh để dây nước vào khuôn mặt đang đau ê ẩm, tác động gây tê của chất novocain yếu dần, nhưng trong thâm tâm tôi có phần vui vui khi cảm thấy đau. Ý tôi muốn nói là chẳng phải chính tôi đã làm hỏng bét mọi chuyện ư? Chúng tôi đã để tuột mất khỏi tay danh hiệu vô địch, cắt ngang cả một chuỗi liên tục các trận thắng. Tất cả các cầu thủ học năm cuối cùng đều là những người chưa hề bị thua trận nào cả và cả chuỗi chiến thắng liên tục của Davey Johnston nữa. Có lẽ không phải là lỗi hoàn toàn ở tôi, nhưng trong lúc này tôi cứ có mặc cảm tôi có lỗi.

Phòng thay quần áo không còn một ai. Mọi người hẳng đã về hết khách sạn. Chắc không có ai thấy thích gặp tôi hoặc nói chuyện với tôi. Tôi tự dọn túi đồ của mình rồi ra về, cay đắng đến nỗi đúng như thấy có vị gì đắng đắng trong miệng… Bên ngoài, không còn mấy cổ động viên của trường Harvard trong cảnh hoang vu băng giá của thành phố Ithaca mạn bắc bang New York.

- Má của cậu ra sao rồi Barrett?

- Tốt thôi, ông Jensco ạ, cảm ơn ông.

Một giọng quen thuộc khác cất lên:

- Ba nghĩ con nên dùng một khoanh thịt bò nướng.

Đó là tiếng Oliver Barrett IIỊ Đúng là chỉ có ông ấy mới đưa ra cách chữa cổ xưa ấy cho một người bị một bên mặt thâm tím sưng vù.

- Cảm ơn ba, bác sĩ đã làm tất cả những gì cần thiết – tôi chỉ vào miếng băng phủ lên mười hai mũi khâu của Sendo.

- Ba muốn nói về cái dạ dày của con, Oliver.

°°°

Trong bữa tối hai cha con chúng tôi đã có một buổi nói chuyện như lệ thường tức là không đâu vào đâu cả. Những buổi chuyện trò ấy bao giờ cũng bắt đầu bằng câu hỏi “Thế nào con dạo này ra sao?”. Và kết thúc bằng câu “Con có cần gì không?”

- Thế nào con dạo này ra sao? Oliver?

- Tốt, ba ạ.

- Mặt con có đau không?

- Không. Ba ạ.

Mặt tôi bắt đầu làm tôi nhức nhói vô cùng.

- Ba muốn thứ hai này Jack Wenn đến xem cho con một tí.

- Không cần, ba ạ.

- Ông ấy là một nhà chuyên môn.

- Bác sĩ trường Cornell đâu phải là một viên thú y, - tôi nói, hy vọng làm nguội bớt cái say mê theo thời thượng của cha tôi đối với các nhà chuyên môn, các chuyên gia và tất cả những người “hạng nhất” nói chung.

- Qúa tệ, - Oliver Barrett III nhận xét, rồi nói thêm điều mà thoạt tiên tôi nghĩ là một câu hài hước – con đã bị thương tích, thú vậy.

- Vâng, đúng thế (Tôi có nên cười không nhỉ). Tôi bỗng tự hỏi không biết cái câu hầu như châm biếm kia của cha tôi có phải là ngầm khiển trách cách xử sự của tôi trong trận đấu không.

- Phải chăng ba muốn nói trong trận tối nay con đã xử sự như một con vật.

Vẻ mặt ông cho thấy ông khá thích thú là tôi đã hỏi ông câu đó, nhưng ông chỉ trả lời:

- Chính con đã nói đến thú y.

Đến đoạn này, tôi quyết định chúi mũi vào thực đơn.

Khi món ăn chính thức được dọn lên thì ông già bắt đầu một trong những bài tiểu thuyết giáo giản lược của ông lần này nói về, nếu như tôi nhớ đúng – mà tôi thì cố làm sao cho khỏi nhớ – về thắng và bại. Ông nhận xét là chúng tôi đã để tuột mất giải (sáng suốt làm sao?)

Nhưng xét cho cùng, trong thể thao cái quan trọng không phải là thắng mà là thi đấu. Câu đó làm tôi ngờ ngợ đến phương châm của Đại hội Olempic và tôi cảm thấy rằng những câu tiếp theo sẽ nghiền tan ra như cám những chuyện vặt vãnh như các giải vô địch của Hội Ivy, nhưng tôi không có bụng dạ nào mà cùng với ông lao vào con đường Thế vận đó cho nên tôi dọn cho ông xơi khẩu phần “Vâng, ba ạ” rồi tôi ngậm miệng.

Câu chuyện như vậy là diễn ra theo đúng mô hình quen thuộc để dẫn đến cái đề tài không ra đề tài, mà ông già ưa thích, đó là các dự định về tương lai của tôi.

- Này Oliver, con có tin gì về trường Luật không?

- Thực ra, con chưa dứt khoát quyết định về trường luật, ba ạ.

- Điều ba muốn hỏi chỉ là trường luật đã quyết định dứt khoát về con chưa.

Đây có phải là một câu châm biếm nữa không? Tôi có nên mỉm cười trước cách chơi chữ thân ái của cha tôi không?

- Không, ba ạ. Con không nhận được tin gì của họ.

- Ba có thể gọi dây nói cho Price Zimmermann.

- Đừng! – Một phản xạ tức thời làm tôi ngắt lời ông – Không cần đâu, ba ạ.

Oliver Barrett III nói một cách đạo đức.

- Không phải để yêu cầu gì ông ta mà chỉ để hỏi tin.

- Con muốn nhận được thư báo cùng một lúc với chúng bạn. Không cần đâu, ba ạ.

- Thôi được rồi.

- Cám ơn ba.

- Với lại, ba thấy không vì lẽ gì mà con lại không được vào học, - Ông nói thêm

Tôi, không biết vì lẽ gì, nhưng mà ỌB. III có tài làm hạ giá trị của tôi, ngay cả khi ông nói với tôi những câu tán dương nhất. Tôi trả lời:

- Chưa chắc, vả lại, họ không có đội khúc côn cầu. Tại sao tôi lại nhún mình như vậy? Có lẽ chỉ vì tôi muốn làm ngược lại những điều ông nói.

- Con còn có những khả năng khác nữa chứ. – Oliver Barrett III nói, nhưng kể ra những khả năng ấy là gì. (Tôi không chắc ông đã kể ra được).

Bữa ăn cũng bị nhạt nhẽo như câu chuyện, trừ có điều là tuy tôi có thể đoán trước được là bánh mì bị ỉu ngay cả trước khi bánh được dọn ra nhưng tôi không bao giờ đoán nổi cha tôi sẽ dọn ra cho tôi xơi vấn đề gì.

- Với lại, vẫn còn có đội Hòa Bình – ông nói một cách hoàn toàn không ăn nhập vào đâu cả.

- Gì cơ ạ? Tôi hỏi, không biế là ông nêu lên một sự việc hay đặt một câu hỏi.

- Ba cho rằng đội Hòa Bình là một nơi rất tốt, con thấy thế nào?

- Dù sao thì cũng tốt hơn đội Chiến Tranh.

Thế là hòa. Tôi không biết ông định nói gì và ngược lại ông cũng vậy. Hai chúng tôi đã nói xong vấn đề này chưa? Chúng tôi bây giờ sẽ bàn đến thời sự hay chính trị chăng? Không. Tôi đã phút chốc quên mất rằng chủ đề lớn của chúng ta là và hiện vẫn là các dự định về tương lai của tôi.

- Chắc chắn là ba không có ý kiến gì phản đối việc con vào đội Hòa Bình, Oliver ạ.

- Ngược lại cũng vậy, ba ạ. – tôi trả lời, không muốn chịu thua trước một tấm lòng hào hiệp nhường ấy.

Tôi tin chắc bất luận, thế nào ông già không bao giờ để ta nghe tôi nói cho nên tôi không ngạc nhiên là ông đã không phản ứng lại lời châm chọc nhè nhẹ của tôi:

- Này con, các bạn con họ nghĩ thế nào?

- Gì cơ ạ?

- Họ cho rằng đội Hòa Bình thích hợp với cuộc sống của họ không?

Tôi chắc rằng cha tôi cần được nghe câu trả lời như con cá cần nước: “Có, ba ạ”.

Cả món khoai rán cũng bị ỉu nốt.

°°°

Khoảng mười một rưỡi đêm, tôi tiễn ông ra xe.

- Con có cần gì không, Oliver?

- Không ạ. Ba về ạ.

Chiếc xe hơi của ông vụt đi.

Giữa Boston và Ithaca có thể đi lại bằng máy bay, nhưng Oliver Barrett III thích đi xe hơi và tự mình lái. Không phải vì những giờ ngồi bên tay lái là một biểu hiện của tình cha con, mà đơn giản chỉ là vì cha tôi thích lái xe hơi thế thôi. Mà lái rất nhanh. Vào giờ khuya khoắt này, người ta có thể lái khá nhanh trên một chiếc xe Aston Martin DBS. Tôi hoàn toàn tin chắc rằng Oliver Barrett III có ý định phá kỷ lục của chính mình về thời gian nối liền hai thành phố Ithaca – Boston mà ông đã lập năm trước sau khi chúng tôi hạ đội Conel và giật giải. Tôi biết như vậy vì thấy ông xem đồng hồ.

Tôi trở về khách sạn để gọi dây nói cho Jenny.

Đây là giây phút đẹp đẽ duy nhất trong buổi tối này. Tôi kể hết với nàng về trận ẩu đả (lờ đi nguyên nhân thật sự) và cảm thấy nàng rất thích thú. Trong cái nhóm nhỏ các nhạc sĩ ẻo lả của nàng không có mấy ai biết ra đòn hoặc nhận đòn.

- Ít ra anh cũng đã nghiền nát gã đã đánh anh chứ? Nàng hỏi.

- Đã hẳn. Nát bét ra ấy chứ.

- Em tiếc là không được xem. Rồi chắc anh sẽ lại làm như vậy trong trận đấu với đội lên chứ?

- Tất nhiên.

Tôi mỉm cười. Nàng yêu thích biết bao những điều giản dị mộc mạc trong đời!