*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.
Chú Thái Thanh Hứa nói với chúng tôi, Thật ra vào năm 1930, chỉ huy Lư đã thành lập trường trung học công lập đầu tiên trong huyện. Nhưng thư viện Khê Nam thì khác, nó không chỉ là biểu tượng văn hóa của cả huyện mà còn lắng đọng văn hóa trong nhiều thế kỷ. Ở đây có một nhà thở tổ đại diện cho Đại Nho, cũng là trường học được Tống đại hoàng đế khâm thưởng bức hoành, năm đó quản lý lực bài chúng nghị* mở các lớp như toán, Anh ngữ, hội họa, còn quả quyết biến thư viện Khê Nam thành dương học đường** trong miệng người xưa. Mặc dù có khoảng thời gian sóng gió nhưng thực sự đã nuôi dạy ra rất nhiều học sinh ưu tú.
*cố gắng bài trừ những ý kiến khác để chủ trương của mình chiếm ưu thế,
**chỉ trường học kiểu mới bắt đầu ở thời cận đại
Thế nhưng để nói về năm 1935 thì phải định nghĩa thế nào? Hội nghị Tuân Nghĩa, hiệp định He-Umezu, bắt đầu trường trinh, phong trào 9-12-1935 bùng nổ? Năm này cũng có Nguyễn Linh Ngọc uống thuốc độc, mai lan phương thăm tô, hành khúc của nghĩa quân bắt đầu được truyền đi rộng rãi trong quần chúng. Học sinh tốt nghiệp trong năm đó sẽ ngóng trông thế nào về tương lai?
“Các cháu không cần đến tận thị trấn đâu, nói qua điện thoại là được rồi.” Chú Thái Thanh Hứa dặn đi dặn lại.
“Tại sao ạ?” Thái Thanh Hứa mở loa ngoài điện thoại, đặt lên trên ghế tôi ngồi.”Không phải phát hiện gì lớn hay đặc biệt, các cháu đừng cắm đầu cắm cổ chạy đến đây, nghe chú nói qua điện thoại đi. Hai năm trước là kỉ niệm 880 năm ngày sinh của vị học giả Nho giáo, vì cạnh tranh tài nguyên du lịch huyện đã làm rất nhiều hoạt động, ” giọng chú Thái hơi ngượng ngùng ho khan một tiếng, “Đúng là vô cùng nhiều hoạt động.”
Chuyện này tôi cũng nghe qua, nghe đâu đến tem kỷ niệm cũng bán, còn làm rất nhiều lễ hội giao lưu văn hóa.”Trong đó có một hạng mục chính liên quan đến thư viện Khê Nam, huyện quay một bộ phim tài liệu tuyên truyền về nơi đây, có hứng cho kế hoạch thăm hỏi cựu học sinh trong trường, chú Thái thở dài, “Thế nhưng thư viện Khê Nam sau khi chiến tranh nổ ra liền đóng cửa, khóa học sinh cuối cùng là vào năm 1936. Quá lâu rồi, hơn nữa trải qua chiến loạn, quá trình đến thăm hỏi rất gian nan, nên cuối cùng mục này chỉ đưa tin qua. Chú giúp các cháu kiểm tra tư liệu, tổng cộng chỉ đến thăm hai khóa, trùng hợp chính là khóa học sinh tốt nghiệp năm 1935 và năm 1936.”
Tôi khó đè nén tâm tình kích động: “Tiêu Quang Bảo, Lư Minh Huân và ông nội cháu đều học cùng khóa?”
“Nói cho đúng là cùng khóa với ông Tằng Tử Phồn, thân phận của của ông nội cháu các chú vẫn chưa biết chính xác. Bức ảnh chung kia có mười lăm người, phòng chú cận thận phân biệt tìm hiểu, Tiêu Quang Bảo, Lư Minh Huân cùng Tằng Tử Phồn đều ở trong đó. Cho nên mới suy đoán này bức ảnh chung và sinh viên tốt nghiệp năm 1935 có liên quan.”
Thái Thanh Hứa lập tức tìm được trọng điểm: “”Lúc các chú đến hỏi thăm thì các học sinh khóa 1935 thế nào ạ?”?”
“Khóa đó tổng cộng có ba mươi ba học sinh. Thỉnh thoảng vẫn nhận được thư các học sinh gửi về, theo ghi chép trong ba mươi ba người này có năm người thi đỗ đại học. Lúc đó đoàn làm phim tài liệu rất có hứng thú với những người đỗ đại học này. Nhưng cũng chỉ tìm được trong đó thông tin của mấy người, không tìm hiểu được thêm về cuộc sống sau này của hoi.”
“Chú ơi chú nói cho chúng cháu luôn kết quả đi ạ!””Năm đó chỉ thăm hỏi được năm người thi đỗ đại học, bốn người chết trận, ba người mất tích trong chiến tranh, ba người di cư về Đài Loan, còn lại mười một người, người thì đã mất người thì không tìm thấy thông tin. Nói chung này ba mươi ba người này, phần lớn không rõ sống chết, tung tích không rõ.”Dù sao cũng đã hơn nửa thế kỷ trôi qua…
Trong lòng tôi bỗng buồn và có mấy phần bất an hỏi: “Vậy… trong những người còn sống, có thể liên lạc được với ai không ạ?”
“Năm trước lúc quay phim đúng là có liên lạc được với một cựu học sinh, chính là học sinh tốt nghiệp năm 1935. Nhưng bây giờ không biết còn có thể liên lạc được không, các cháu ôm ấp hy vọng quá lớn.”
“Không sao đâu ạ chúng cháu có thể chờ đợi, cảm ơn chú!”
“Dì cháu còn đang bắt chú phải cảm ơn các cháu đấy, cháu cũng biết dì là ngày phóng viên, muốn hỏi chuyện này sau khi vó kết quả có thể hay cho dì đưa tin khồn. Đương nhiên, nội dung tin thì do các cháu tự chọn.”
“Ha ha, dì nhanh thật đấy. Chờ tìm được rồi hãy nói, Tùng Viễn bây giờ cũng không suy nghĩ nhiều đến vậy.” Thái Thanh Hứa cũng không hỏi ý kiến tôi mà giúp tôi từ chối luôn, đúng là hợp ý của tôi.
“Dì cháu vẫn hay nói vớ vẩn vậy mà, ” chú Thái không để ý lắm, “Các cháu chờ tin tức của chú nhé, giờ chú cũng tò mò về chuyện này lắm, hy vọng có thể giúp các cháu tìm được chân tướng.”
“Thực sự là cảm ơn anh nhiều lắm, anh Lâm!” Chú vội vàng nói.”Đừng khách sáo, vậy thì cứ thoải mái xưng hô với chú giống thằng nhóc Thanh Hứa kia đi, khà khà.” Nói xong, chú Thái dường như cảm thấy mình yêu cầu hơi quá, ngượng ngùng cười.
Thái Thanh Hứa cướp lời: “Chú, chú đừng cậy lớn tuổi mà làm thế chứ…”Cúp điện thoại rồi, tôi và Thái Thanh Hứa bỗng im lặng.Cũng không phải không thất vọng, nhưng trải qua mấy ngày này, tôi đã từ từ học được khống chế cảm xúc của mình, không quá mong đợi cái gì nữa. Nhưng loại đè nén này cũng khiến tôi rất khó chịu, lẽ nào từ giờ tôi phải bắt đầu đưa ra giả thiết không tra được thân phận thực của ông nội thì phải làm gì sao?
Thái Thanh Hứa có thể nhìn thấu ý nghĩ của tôi: “Tùng Viễn, đừng quá chờ mong, cũng đừng nhụt chí.”
“Ừm.” Tôi gật đầu, nếu không gặp được cậu ấy, tôi thật sự không dám tưởng tượng mình bây giờ sẽ như thế nào.
Hiện tại, chỉ có thể kiên trì chờ thêm một chút.Thế nhưng thanh niên này lại nhìn tôi với vẻ nghi ngờ nhăn mặt lại một chút rồi nói: “Tùng Viễn, anh nên cười nhiều hơn. Mà không, không thể tùy tiện cười với người khác.”
Ý cậu ấy là gì? Thực sự là không hiểu nổi cậu ấy đang nghĩ gì.
Thôn Quế Lĩnh thôn tuy là là thôn cổ nhưng thôn dân bình thường vẫn sử dụng các thiết bị điện tử hiện đại. Chủ có một việc tôi không hiểu nổi là bọn họ đến bây giờ vẫn còn đốt củi nấu cơm, Thái Thanh Hứa không nói dùng bếp củi nấu cơm mới thơm.
Chạng vạng tôi thong dong dạo bước trong thôn, bước chân trên con đường làm bằng đá trầm tích tạo ra âm thanh mơ hồ. Những mái nhà trùng điệp nối liền nhau, khói bếp từ những nếp nhà lửng lơ bay lên hòa vào sương chiều, thỉnh thoảng tiếng chó sủa và tiếng trẻ con nô đùa từ xa vọng lại.Ở nơi đây dường như thời gian đang ngừng lại, lang thang trong không gian này sẽ khiến bạn quên mất hiện tại, quên mất cả thời gian.”Anh đang nghĩ gì vậy?”
Thái Thanh Hứa hỏi tôi.Tôi không biết trả lời thế nào, chỉ nói: “Không có gì, mau đến quán rượu nào.”
Tôi vốn muốn giúp mẹ Thái làm cơm nhưng lại bị Thái Thanh Hứa gọi đi cùng để lấy rượu cho ông nội. Tiệm tạp hóa duy nhất của Quế Lĩnh ở cạnh cửa thôn, bán chính là nông gia chính mình cất rượu đỏ. Đây là chuyện tôi rất quen thuộc, bởi vì người quê hương vẫn luôn có thói quen tự ủ rượu. Dùng gạo men đỏ, dùng nước suối trong lành nhất và gạo nếp, thời gian ủ ngắn nhất là hai năm, lâu là ba, năm năm, cũng có khi là mười năm ròng. Rượu quê màu đỏ màu sắc hồng sáng lên trong suốt, hương vị thuần phác dư vị lâu dài. Người Quế Lĩnh còn cho vào trong rượu thêm đường và gừng tùy sở thích, mùi hương nồng đậm, vị ngọt cay, hơn nữa dư vị kéo càng đậm đà kéo dài.
Thái Thanh Hứa mang theo một hũ rượu nhỏ, bên trên có dán một tờ giấy đỏ ghi chữ “Tửu”, trông rất thú vị lại mang chút cổ phong. Trong tiệm tạp hóa bán rượu, dùng chum đựng rượu, gáo tre hình ống múc xuống, vững vàng múc lên một gáo đầy.
“Lấy rượu phải nhẹ nhàng cẩn thận, nếu rượu thường xuyên bị khuấy lên sẽ dễ chua.” Thái Thanh Hứa thấy tôi thích thú nhìn thì giải thích.
Chuyện này đương nhiên là tôi biết rồi: “lúc anh còn nhỏ, cụ ngoại thường dùng rượu chua hầm chân giò lợn.” So với dấm chua hầm chân giò lợn, dùng rượu chua càng thanh và ngon hơn.
“Anh cũng thích món đó à?” Thái Thanh Hứa cười nói, “Trong nhà còn có ít rượu chua đấy, lần tới hầm ăn đến chán thì thôi.”
Chủ quán giả bộ trách cứ: “Tôi cũng thích lắm này! Thế nhưng cơm tối còn chưa tới, bị các cậu nói thèm muốn chết đói rồi!”
Tôi và Thái Thanh Hứa cũng vui vẻ cười, cảm thấy bụng mình cũng đang sôi lên.
Tất cả mọi thứ của thôn này đều đáng yêu như thế, những bậc thang, mái hiên cong cong, ngói xanh, hoa hải đường cạnh dòng nước chảy, cầu đá, những cây quế tỏa hương thơm phác… Còn có những hôn dân thuần phác nhiệt tình, hoàn toàn khiến người ta yêu thích.
Đây chính là cố hương của tôi, có lẽ cũng là nơi ông từng sống. Tôi nghĩ như vậy trong lòng bỗng cảm thấy ấm áp.Đi từ trong cửa hàng đi ra, mặt trời đã xuống đỉnh núi, ánh chiều tà phủ lên núi rừng đỏ rực. Thái Thanh Hứa ôm vò rượu, đột nhiên ngâm:”Nhìn núi non rực đỏ
Rừng phong lá nhuộm…”
Tôi thấy rất buồn cười, huyện chúng tôi toàn bộ các rừng cơ bản đều là rừng lá kim thường xanh, một chút ánh chiều tà nào đâu có thể nhuộm hết tầng tầng lớp lớp cây lá nơi đây. Cậu ấy có lẽ cũng cảm thấy mình đang nói linh tinh, hơi ngượng ngùng nghiêng đầu qua chỗ khác không nhìn tôi.
Chúng tôi chầm chậm trở về trở về, Thái Thanh Hứa cẩn thận ôm vì rượu.Thôn làng yên tĩnh, hoàng hôn ảm đạm, hương rượu quẩn quanh, con đường về nhà làm bằng đá trầm tĩnh. Tất cả điều này thật yên tĩnh và đẹp đẽ như thể nó không thuộc về thời gian và không gian này. Nhiều năm trước, ai cũng từng ôm vò rượu, kết bạn đi qua con đường này?
Trong lòng tôi bỗng xúc động, nhớ đến những câu thơ nãy còn chưa đọc hết “Từng đưa bè bạn sang chơi
Nhớ những tháng ngày sôi nổi thuở xưa
Vừa đồng học tuổi xuânTài hoa đang độ
Hiên ngang khí phách
Vùng vẫy tha hồ
Việc nước phê bình
Văn chương chiến đấu
Coi có ra chi vạn hộ hầu…”
“Ai có nhớ
Giữa dòng sông gạt sóng
Thuyền vượt lên mau?”
Thái Thanh Hứa nhẹ nhàng đọc tiếp.Tôi muốn cười, ánh mắt lại ngập tràn chua xótBa mươi ba người, không rõ sống chết, tung tích không rõ.
Các bạn có thể đọc bài thơ đầy đủ tại đây
Vò rượu
Rừng lá kim thường xanh
Nhìn ảnh thấy nhớ hồi Hạ Xưa học cấp 2 quá. Lúc đó nhóm bạn chơi chung rủ nhau lên núi nấu cơm. Đường lên đồi thông giống y như trong hình. Một con đường đất gập ghềnh cạnh bên những cây thông và cỏ dại.
Không nhớ lúc ấy là tháng mấy nữa. Nhưng lá thông khô rất nhiều. Không hiểu sao một cô bạn lại nghịch ngợm gom lá thông khô rồi châm lửa đốt. Lửa bùng lên cả đám hoảng sợ. Hạ Xưa tình cờ đọc một bài báo về cháy rừng có nói lấy một khúc gỗ khô rồi quét quanh đó gạt vật dễ cháy ra cho lửa cháy trong một khu vực. Thực hành luôn, may là đám lửa tắt lụi.
Ngọn đồi này gần nhà một bạn trong nhóm. Nấu xong thì về nhà bạn ấy chơi. Nhà bạn ấy còn trồng một vườn quế nữa. Mọi người có thích ăn quế không? Hạ Xưa thì thích lắm nhưng phải là quế tươi cơ, vỏ ngoài còn màu xanh. Hạ Xưa thích nhất là ăn chỗ phần xanh ôm lấy quả này. Lưu ý không phải là quả quế nha.
Không thích nhất là ăn lá quế và quế khô. Nhưng mà lúc không có gì thì vẫn ăn hehe. Bạn đó tên là Tiền, vì lúc mẹ bạn đẻ bạn ra chơi bài thắng rất nhiều tiền nên đặt tên con vậy. Nhiều năm rồi mà Hạ Xưa vẫn không thể quên chuyện này vì nó hài hước quá.