Chuyện Cũ Afghanistan 1986

Chương 4: 4: Chương 3





Euler gần như trải qua thảm họa vậy.
Một phóng viên chiến trường đã cứu cậu, người vừa trở về thành phố Kabul sau khi kết thúc phỏng vấn và nhìn thấy Euler bất tỉnh ở đồn biên phòng.

Anh ngay lập tức nhận ra người phụ trách chuyên mục xuất sắc của Báo Văn học và nhanh chóng đưa người này đến trạm y tế.
“Nhìn đi, nếu tôi tới chậm chút xíu thôi, có lẽ quần áo trên người cậu đã bị lột sạch rồi.” Phóng viên đã cứu cậu giải thích cho cậu hiểu tại sao ba lô và túi tiền của cậu đều biến mất, “Nhiều người tị nạn ở đây kiếm sống bằng cách cướp đồ trên người nạn nhân, dọc bên đường hay chiến trường đầy rẫy mấy người giống vậy.

Sáng thì họ đi quanh quẩn và ban đêm thì đi làm, có thể họ nghĩ rằng cậu không sống nổi, nên mới vơ vét thứ có giá trị trên người cậu.”
Euler đang nằm trên “giường” được ghép lại với nhau bằng hai chiếc ghế rách, chỉ có một tấm thảm mỏng vắt ngang trên chiếc ghế gỗ cứng ngắc.

Cậu đã ngủ gần mười tiếng liền, khi tỉnh lại thì lưng đau nhức, nhưng chỉ có thể cảm thấy may mắn vì ít ra mình không bị rơi vào tay địch.

Y tá để cho cậu một cái gối, cậu kê gối lên, nửa ngồi dậy, nhìn miếng gạc cũ mới thay trên đùi, tiếc nuối nói, “Tôi vốn không có gì đáng giá, bên trong chẳng qua chỉ là mấy bộ quần áo để thay thôi.

Máy ảnh đã bị hỏng từ lâu rồi, nhưng bên trong có một chiếc đồng hồ, do cha tôi để lại.”
Phóng viên vỗ vỗ vai cậu, “Người có thể sống sót là được, những thứ khác đều không quan trọng.”
“Đã tìm thấy mấy người khác chưa?”
“Tạm thời tôi cũng không biết cái này, tổng cộng các cậu có bao nhiêu người?”
“Bảy người.

Chúng tôi đến bằng một chiếc xe hơi, nhưng tôi ngồi ở vị trí ngoài cùng nên khi xe bị nổ, tôi đã nhảy xuống trước và thoát khỏi đó.

Sau đó tôi tìm thấy Trina Tarapova tại hiện trường, cô ấy …” Euler nhắm mắt lại và bỏ qua từ đó, “Tôi chỉ có thể mang cuốn sổ của cô ấy trở về.” Nhưng không ngờ cuối cùng vẫn bị đánh mất nó.”
Phóng viên cúi đầu nói, “Xin Chúa thương xót.”
Lúc này, rèm cửa được vén lên.

Một người đàn ông vạm vỡ bước vào.
Ánh mắt trống rỗng của Euler dừng trên người hắn, đồng tử co rụt lại, vẻ mặt trở nên kinh ngạc.
Oleg nhếch miệng, có hơi ngượng ngùng, “Cái kia… Tôi tình cờ nghe bác sĩ nói em ở đây, cho nên tôi đến xem.

Không ngờ em lại đến Afghanistan.”
Euler cắn cắn môi, cố gắng kéo ra một nụ cười, “Đúng vậy, thật trùng hợp.”
Cậu thậm chí không dám liếc mắt nhìn, đầu óc rối thành một nùi: Vì sao lại đụng phải mối tình đầu của mình ở nơi quỷ quái này? Lại còn gặp lại trong bộ dáng chật vậy như thế này nữa chứ, xui quá đi mất.
Quân y Andrew đi tới kiểm tra vết thương trên đùi cậu, “Để tôi xem vết thương của cậu, cậu tự rút mảnh đạn ra à?”
Euler gật đầu, “Vâng.”
“Vết thương rất sâu, không kịp tiêu viêm nên đã bị nhiễm trùng, thời gian kéo dài cũng tương đối lâu.


Tôi đã cho người xử lý rồi, không có vấn đề gì lớn, chỉ cần chờ nó bình phục thôi.

Do thuốc quá khan hiếm nên tôi không thể để cậu dùng được.

Xin hãy thông cảm cho.” Andrew quấn gạc lại,, “Chúng tôi sẽ liên hệ với cấp trên của cậu càng sớm càng tốt và nhờ ông ấy đến đón cậu.”
Euler cười cười, “Không cần phiền phức thế đâu, đồng chí phóng viên này nói có thể đưa tôi đến trạm báo chí, tôi đi với anh ấy là được.”
Andrew gật đầu, “Vậy cũng tốt, đỡ phiền phức cho tôi.”
Oleg xen vào, “Tôi đưa mọi người đi.”
Euler ngạc nhiên ngẩng đầu nhìn hắn.
Oleg nói, “Tôi có xe hơi, không phải em bị thương ở chân à? Em đi được không?”
Euler vẫn đang do dự.

Vị đồng chí phóng viên kia không hề khách sáo, “Anh là…?”
Oleg tiến lên bắt tay anh ta,” Oleg Yerochwitz.

Đại đội trưởng Bộ binh Liên Xô tại Kabul.”
“Xin chào đồng chí.” Phóng viên chào hắn theo kiểu quân đội “Vậy làm phiền anh rồi, cảm ơn.”
Oleg đắc ý, “Không thành vấn đề.”
Bởi vì trạm y tế không cho phép thêm người bị thương nào chiếm vị trí, Euler thu dọn đồ đạc và chuẩn bị rời khỏi ghế.

Phóng viên đỡ cậu dậy, Oleg tiến đến và vòng cánh tay mình đỡ cậu dậy.

Thân thể Euler lập tức cứng đờ, cắn chặt môi dưới thì thào, “Không sao, tôi đi được.

Tôi có thể đi bộ vài bước được.”
Oleg đã giơ tay lên giữa không trung, buông không được mà đặt cũng không xong, muốn nổi giận ngay tại chỗ, nhưng nhìn thấy khuôn mặt tái nhợt nín nhịn của cậu thì không nói lời nào.
Andrew lần đầu tiên nhìn thấy Oleg bị đánh bại, và hả hê khi tiễn họ ra khỏi cửa.
Oleg lái xe, Euler ngồi bên ghế phụ, trong khi phóng viên và hai người lính ngồi phía sau.
Chiếc xe lao vun vút ra khỏi trạm y tế và lách khỏi đám đông nhộn nhịp, hòa vào làn xe cộ đông đúc của thành phố.
Kabul bị tắc nghẽn nặng mỗi ngày.

Bởi vì chiến tranh, có rất nhiều người tị nạn từ nước khác tới đây, giao thông kín người và xe cộ nên xe khó di chuyển hơn người.

Đôi khi, một chiếc xe đạp hoặc xe ba bánh lao ra từ một ngõ hẻm hẹp, người lái xe thường tự cho mình lái rất tốt, dựa vào kỹ thuật lái xe chuyên nghiệp y như xâu chỉ luồn kim, đi tới đâu để lại luồng khí mù mịt tới đó.
Euler nhìn cảnh sắc ngoài cửa sổ xe vô định, mặc cho cơn gió nóng hừng hực táp vào mặt mình.

Thành phố toát lên bầu không khí kỳ lạ của phương Đông trong tưởng tượng của cậu, với những hàng cửa sổ bằng kính màu chàm mở ra trên nhà thờ Hồi giáo ven đường, cửa sổ được trang trí bằng những bức tranh kính bảy màu, màu sắc càng nổi bật trên tưởng trắng; ban công của những ngôi nhà dân thấp tè treo đầy quần áo rực rõ, hoa văn trang phục tinh xảo khéo léo; một nhóm phụ nữ đội bình trên đầu đi qua lại, những chiếc bình màu vàng vẽ hoa văn cá và mây, còn có một sinh vật cổ xưa đầu người thân ngựa, cánh chim công, hai mắt to tròn, nở một nụ cười quỷ dị.[1]
Một lần nữa, chiếc xe bị kẹt cứng dừng lại.

Oleg bực bội vỗ tay lái.
Euler hồi thần nhìn hắn, bắt gặp ánh mắt hắn, bồng không khí càng thêm khó xử.
“Tại sao lại đến Afghanistan?” Oleg không vui nói, “Đây không phải là nơi em nên đến.”
Euler há miệng muốn phản bác, nhưng nhớ lại kiếp nạn mình vừa trải qua, nên không biết phải mở miệng ra sao.

Cậu mệt mỏi nhìn ra ngoài cửa sổ xe, nhẹ nhàng thở dài một hơi, “Đúng vậy, là tôi nghĩ quá đơn giản về chiến tranh rồi.”
“……”
Euler thẳng thắn nói, “Là chủ biên bảo tôi đến.

Tôi đã đọc rất nhiều báo cáo về nơi này, vì vậy tôi muốn tự mình đến xem Tôi tưởng…” Cậu hít sâu một hơi, “Tôi tưởng rằng chiến tranh giống như trên TV…”
Oleg cười lạnh, “Em nên ở trong căn hộ nhỏ ở Moscow để viết tiểu thuyết của mình, còn đến đây chỉ có nước chịu chết thôi.”
Euler bực bội xoa xoa thái dương, cậu quá hiểu tính cách nóng nảy khó chịu của Oleg.

Đây cũng chính là nguyên nhân chính khiến bọn họ chia tay.

Cậu cả gan nghĩ thà chết trong tay mấy kẻ tập kích kia còn hơn bị người này cười nhạo.
“Còn bao xa nữa thì đến trạm báo chí?” Cậu chuyển đề tài, hỏi hắn.
“Không xa nữa, qua mấy dãy nhà là tới.”
Chiếc xe len lỏi qua từng con hẻm chằng chịt, với những giá gỗ phơi quần áo, những gian hàng rong và trẻ con nô đùa, những bà nội trợ đang giặt quần áo trong những chiếc thùng lớn hay dựng tạm bếp để nấu nước, khói bếp nhỏ bốc lên, mùi thức ăn thoang thoảng bay tới.

Lúc này Euler mới cảm thấy đói, phản ứng yếu ớt của cơ thể và cảm giác đói mèm cũng liên quan tới nhau.
Bụng cậu kêu réo lên một chút không giấu được, giống như một con cú phát ra tiếng kêu kì quái.
Cậu che bụng, vô cùng xấu hổ, chỉ mong người bên cạnh không nghe thấy.
Lúc này một bàn tay đưa qua, trong lòng bàn tay có một nắm kẹo, “Ăn trước đi, bổ sung chút năng lượng.”
Euler do dự cầm lấy một viên kẹo, đối phương rất không kiên nhẫn dúi toàn bộ kẹo vào tay cậu, “Giữ lại rồi từ từ ăn đi, ở nơi này không dễ có kẹo ăn đâu, hi vọng em có thể ăn chúng một cách bình an cho đến ngày về nước.”
Euler mở giấy gói kẹo ra, và ném viên kẹo nhỏ màu hồng đào kia vào miệng, vị ngọt gắt làm dịu nét mặt của cậu.

Cậu cúi đầu nghịch tờ giấy kẹo xinh xắn rồi nhét kẹo vào túi, “Cảm ơn.”
Xe rẽ vào sân nhỏ của trạm báo chí., Euler đỡ cửa xe bước xuống, Oleg gọi cậu lại, “Euler!”
Hắn vẫy vẫy tay, Euler đi về phía hắn, “Có chuyện gì vậy?”

Oleg cúi đầu nhìn cậu, cân nhắc từ ngữ rồi nhẹ nhàng nói, “Chú ý an toàn, không nên tin tưởng bất cứ ai”
Mặt Euler hơi nóng lên, không dám ngẩng đầu, “Được.”
Oleg giật lấy cuốn sổ trên cậu viết địa chỉ và số điện thoại, “Có chuyện gì thì gọi cho tôi theo số này, và kể cả đám tân binh kia có la hét gì với em, thì em cũng phải hét vào mặt bọn chúng, hiểu không?” Hắn ném cuốn sổ lại.
Euler gật đầu, cất quyển sổ nhỏ của mình, “Được.”
Phóng viên gọi to ở ngưỡng cửa, “Euler!”
Euler bối rối bởi thân hình cao lớn chắn trước mặt, lắp bắp nói, “Tôi…phải quay lại rồi.”
Oleg im lặng bước sang một bên, Euler nghiến răng, đuổi theo người phóng viên.
Phóng viên thấy sắc mặt u sầu và buồn bã của cậu liên quan tâm hỏi, “Có chuyện gì vậy? Chân có khó chịu không?”
Euler lắc đầu, nhưng không kìm nén được nỗi mất mát trong lòng, thần sắc ảm đạm.
Điều an ủi duy nhất của cậu là trưởng đài báo chí đã dành một căn phòng riêng với đầy đủ đồ đạc và tấm nêm êm ái cho cậu.

Nhưng không có chỗ tắm, mỗi tháng cậu chỉ được tắm một lần và không có nước nóng, Afghanistan bị hạn hán và thiếu nước trầm trọng, việc tắm rửa chỉ dành cho những người giàu có.
Euler tìm thấy một cuốn tiểu thuyết của Kafka trong ngăn bàn.

Cậu lấy nó ra và ngồi trên ghế sô pha lật xem.

Câu chuyện đầu tiên là “Hóa thân”, câu chuyện này có trong sách giáo khoa trung học, và cậu học nó khi đang quen với Oleg.
Trong ký ức của Euler, mối tình ngắn ngủi và mạnh liệt của cậu với Oleg đã bùng nổ từ năm cấp hai, khi đó cả cậu và Oleg còn rất trẻ.

Cậu mượn một cuốn “Đêm trắng” trong thư viện của trường, hai người ngồi ở cầu thang trường trong giờ nghỉ trưa, cậu đọc những câu thơ đẹp như mơ.

Oleg kéo sách ra, nắm tóc cậu và hôn điên cuồng; đồng phục học sinh vào mùa hè là quần đùi áo sơ mi, sau khi học thể dục hai người trốn trong nhà vệ sinh thủ dâm với nhau, hơi thở ngọt ngào nóng bỏng hòa quyện.

Thiếu niên 15 tuổi đắm chìm trong tình yêu đẹp như giấc mơ của Naskinka[2].
Nhưng sau đó phải đối mặt với việc tốt nghiệp, hai người có hoài bão khác nhau.

Oleg cuối cùng đã chọn đến trường quân sự ở Leningrad, Eulercao vào Đại học Moscow.

Hai người không còn ở cùng một chỗ, tình cảm chậm rãi phai nhạt, cuối cùng thì chia tay.
Cuộc sống là vậy, bạn gặp một người đàn ông tốt, nên duyên với nhau, rồi lại chia xa.
Euler nghiêng đầu từ từ đọc xong cuốn tiểu thuyết trên tay.

Sắc trời ảm đạm, ánh mắt cậu nhìn ra ngoài cửa sổ, bầu trời trong veo cao cao, Gobi là kim loại mang màu xám tuyệt đẹp, kết cấu mờ cảu nó cân bằng độ xám và độ sáng, trong ánh sáng lạnh lẽo của bầu trời điểm những đốm bạc nhỏ li ti như những vì sao lấp lánh.

Đường viền màu đen của các tòa nhà và thảm thực vật quyện vào nhau, và ở phái xa có một nhà thờ Hồi giáo đặc biệt cao với cái ống trên nóc nhà hình tròn của nó xuyên qua dải ánh sáng, mang theo sự bén ngót làm chóa mắt, lúc này sắc ấm đã biến mất khỏi thế gian này.
“Rất đẹp phải không?” Phóng viên bước vào và nói.
Euler ngẩn người, gật đầu, “Nó giống như một loài động vật hấp dẫn, nguyên thủy và bí ẩn.”
“Phải.

Đây là Afghanistan.” Phóng viên nhẹ nhàng thở dài, “Lần đầu tiên đến đây, tôi cũng bị vẻ đẹp của nơi này làm cho mê mẩn, bên ngoài quyến rũ bên trong huyền bí.


Có thời gian tôi sẽ đưa cậu đi thăm quan đường phố, hoặc đến nhà thờ Hồi giáo, xem sự phong phú, huyền diệu và khả kính của những người phương Đông này.”
“Anh ở đây bao lâu rồi?”
“Hai năm bốn tháng mười một ngày.

Tôi đến đây vào mùa xuân năm 84.


“Tại sao anh đến đây?”
“Tôi bị lừa tới.” Phóng viên cười khổ, “Một ngày nọ, tôi thấy tên mình trên bảng tin trong nhóm phóng viên tình nguyện đến hỗ trợ tiền tuyến, nhưng tôi chưa bao giờ đăng ký.

Sau đó, tôi mới biết các nhà báo được cử đi đều là ‘’tình nguyện’ đến tiền tuyến ”
“Ngay cả Komul và Gila cũng vậy sao?”
Phóng viên ngạc nhiên nói, “Tại sao lại hỏi về họ?”
“Tôi đến đây vì đọc những bài báo của họ đã cho tôi nguồn cảm hứng lớn”, Euler nói, “Bây giờ họ cũng đang ở đài báo chí sao? Họ có thường xuyên ra ngoài không?”
Phóng viên nhíu nhíu mày, khẽ thở dài một hơi, “Không gạt gì cậu, Komul đã qua đời vào năm 84.”
Euler há hốc mồm, “Anh nói gì?”
“Tôi quên mất, chuyện này không được phép công bố trong nước.

Nhưng tỷ lệ tử vong của các nhà báo và nhà văn chiến tranh cao hơn nhiều so với những trong nước biết.

Đó là lý do tại sao họ liên tục gửi người mới đến mỗi năm.” Phóng viên giơ một ngón trỏ lên và đặt nó trên môi, “Nhớ giữ im lặng, không thể nói ra, nếu không sẽ ảnh hưởng đến dư luận.”
“Nhưng còn những tin tức lần lượt gửi về thì sao? Chẳng lẽ chỉ là bịa đặt vô căn cứ thôi sao?”
“Đó đều là do những người mới sau này bắt chước phong cách của bọn họ viết thay.”
“Cái này…” Euler khó chấp nhận, “Vậy là sao! Mọi người đều chết rồi! Nhưng cũng muốn lợi dụng tên của bọn họ!”
Phóng viên che miệng cậu, “Nói nhỏ thôi! Không nên rêu rao mấy chuyện này xung quanh.”
Euler hít một hơi thật sâu và thu lại biểu cảm của mình, nhưng trong lòng lại không bình tĩnh như vậy.
“Quen rồi thì sẽ thấy ổn thôi.” Phóng viên vỗ vỗ vai cậu, “Việc đầu tiên ở đây là làm quen với người chết.

Sau này cậu sẽ hiểu tại sao những người lính đó lại cục cằn và cáu kỉnh như vậy, bọn họ không chỉ phải quen nhìn người bên cạnh chết, mà còn quen đặt người vào chỗ chết, đây không phải là chuyện dễ dàng.”
Phóng viên nói nhiều lắm nhưng Euler không còn nghe lọt nữa.

Cậu chỉ mới đến Afghanistan ba ngày, và bây giờ thứ còn lại là nỗi sợ hãi và chán ngán nơi này.
Trong một môi trường khắc nghiệt như vậy, cậu đã lộ ra tất cả những khuyết điểm của chàng thư sinh da trắng, nhu nhược, nhạy cảm và thụ động, trong bụng chỉ có những suy nghĩ không tưởng và sự thật mà chưa bao giờ đối mặt với thực tế tàn không.

Cậu có thể nói chuyện về chủ nghĩa hiện sinh với mọi người, phân tích câu chuyện về Salamano và con chó[3], nhưng ngay cả khi đồ lót trong nhà của bà già hàng xóm phơi lệch vào ban công của mình một chút, cậu sẽ vô cùng chán ghét gõ cửa nhà đối phương, trách móc để họ chuyển mọi thứ lại như cũ.
Afghanistan không phù hợp với Euler, Oleg nói đúng, cậu nên ở lại trong căn hộ nhỏ của mình ở Moscow để viết tiểu thuyết thì hơn.[1] Burak: Thần thú Hồi giáo, tương truyền là chiến mã của Muhammad, người sáng lập Hồi giáo.
[2] Naskinka: nhân vật nữ chính trong truyện ngắn “Đêm trắng” của Dostoevsky, người ngày này qua ngày khác chờ đợi sự xuất hiện của người yêu và bày tỏ tình cảm và tưởng tượng của mình với người anh hùng “trong mơ” của mình.
[3] Salamano and the dog: Đây là một đoạn trong bộ phim “The Outsider” của Camus, kể về một ông lão Salamano nuôi một con chó bẩn thỉu với đầy vết loét, và mắng con chó mỗi ngày cho đến một ngày con chó bỏ chạy, nhưng ông già.

lo lắng liệu con chó có chết đói và chết cóng hay không.