Chiến Tranh Và Hòa Bình

Quyển 17 - Chương 10




Như vậy, quan niệm của ta về vấn đề tự do và tất yếu giảm bớt hay tăng thêm tuỳ theo mức độ liên hệ giữa hành động với thế giới bên ngoài, tuỳ theo khoảng cách về thời gian và tuỳ theo mức độ lệ thuộc vào những nguyên nhân trong đó ta sẽ xét một hiện tượng của đời sống con người.

Cho nên nếu ta xét trường hợp của một người mà những mối liên liên hệ với thế giới bên ngoài đều được biết một cách rõ tệt nhất, khoảng cách về thời gian giữa lúc hành động xảy ra và lúc ta phê phán xa nhất, và những nguyên nhân của hành động ấy dễ hiểu nhất, thì ta có cảm tưởng là trong hành động này phần tất yếu sẽ tăng lên đến mức độ tối đa và phần tự do sẽ hạ xuống đến mức tối thiểu. Nhưng nếu ta xét một con người ít liên hệ nhất đến nhữgg điều kiện bên ngoài, nếu thời gian hành động của người ấy xảy ra gần hiện tại nhất và những nguyên nhân của hành động đền không thể hiểu được, thì ta sẽ thấy phần tất yếu hạ xuống mức tối thiểu và phần tự do tăng lên đến mức tối đa.

Nhưng trong cả hai trường hợp này, dù ta có thay đổi quan điểm đến đâu, dù ta xác định được mối liên hệ giữa con người với thể giới bên ngoài đến mức nào, hay dù chúng ta có hiểu rõ mối quan hệ này đến đâu, dù ta có thế tăng thêm hay rút ngắn thời gian, hiểu hay không hiểu những nguyên nhân, ta cũng sẽ không bao giờ quan niệm được một tình trạng tự do hoàn toàn, hay một tình trạng tất yếu hoàn toàn.

1. Dù ta có quan niệm của con người thế nào cũng chịu sự quy định của chính thân thể của nó và của ngoại cảnh. Tôi giơ cánh tay lên rồi buông nó xuống. Cử động của tôi có vẻ tự do, nhưng nếu tôi tự hỏi liệu tôi có thể giơ tay đủ mọi chiều hay không thì tôi sẽ thấy rằng tôi đã giơ tay theo chiều mà cử chỉ này gặp ít cản trở nhất, xét về phương tiện những sự vật chung quanh tôi cũng như về cách cấu tạo thân thể của tôi. Sở dĩ tôi chỉ chọn một chiều trong số tất cả các chiều có thể có thì đó là vì ở chiều này tôi gặp ít cản trở nhất. Muốn quan niệm con người tự do là phải quan niệm nó ở ngoài không gian và điều đó dĩ nhiên là không thể được.

2. Dù có thể rút ngắn thời gian từ khi hành động đến khi phê phân ta cũng sẽ không bao giờ đi đến khái niệm tự do trong thời gian. Bởi vì, nếu tôi xét một hành động xảy ra cách đây một giây thì tôi vẫn cứ phải thừa nhận rằng hành động này không phải tự đó bởi vì nó gắn liền với giây phút trong đó nó được thực hiện. Tôi có thể giơ tay lên được không? Tôi giơ nó lên, nhưng tôi tự hỏi: tôi có thể giơ nó lên trong giây lát vừa qua được không? Để tự làm cho mình tin chắc điều đó tôi không giơ cánh tay trong giây lát tiếp theo.

Nhưng tôi đã không giơ nó lên đúng ngay lúc mà tôi nêu ra vấn đề tự do. Thời gian đã qua và tôi không có cách nào giữ nó lại. Cánh tay mà lúc nãy tôi giơ lên và bầu không khí trong đó tôi đã thực hiện cử động ấy không phải là bầu không khí quanh tôi bây giờ và không phải là cánh tay tôi giơ đang nằm yên. Giây phút trong đó cử động trước kia đã được thực hiện bây giờ không thể trở lại nữa, và lúc ấy chỉ có thể làm một cử động duy nhất, và bất kỳ cử động ấy là cở động gì, nó cũng chỉ có thể là một cử động duy nhất. Việc tôi không giơ cánh tay lên trong giây phút tiếp theo không hề chứng minh rằng tôi không thể giơ nó lên trong giây phút trước. Và bởi vì tôi chỉ có thể làm một cử động trong một giây phút nhất định, cho nên nó không thể nào là cử động khác. Muốn quan niệm cử động này tự do thì phải hình dung nó ở trong hiện tại, ở giới hạn giữa quá khứ và tương lai nghĩa là ở ngoài thời gian, và điều đó không thể nào có được.

3. Sự khó khăn trong việc tìm hiểu nguyên nhân của một hành động có tăng lên đến đâu nữa, ta cũng không bao giờ hình dung ra được một sự tự do tuyệt đối nghĩa là không có nguyên nhân.

Nguyên nhân của sự biểu hiện ý chí ở trong bất kỳ hành động nào của ta hay của người khác có khó hiểu đến đâu chăng nữa thì yêu cầu đầu tiên của lý trí chúng ta cũng vẫn là phải giả thiết và phải tìm cái nguyên nhân mà nếu không có nó thì người ta không thể quan niệm được bất kỳ hiện tượng nào. Tôi giơ cánh tay lên để làm một hành động độc lập đối với mọi nguyên nhân, nhưng chính ý muốn thực hiện một hành động không có nguyên nhân lại là nguyên nhân của hành động đó.

Nhưng dù có giả định rằng có một con người hoàn toàn thoát ly khỏi mọi ảnh hưởng, dù có xét một hành động của con người đó ngay trong lúc nó được thực hiện, mà không gắn liền với một nguyên nhân nào, và thừa nhận một sự tất yếu vô cùng bé chỉ bằng con số không, ta cũng không bao giờ đi đến chỗ quan niệm được quyền tự do tuyệt đối của con người thoát ra khỏi mọi ảnh hưởng bên ngoài, ở ngoài thời gian và không liên quan đến một nguyên nhân nào cả thì không còn là con người nữa.

Cũng vậy, ta không thể nào hình dung được một hành động của con người xảy ra không có chút tự do nào và chỉ lệ thuộc vào luật tất yếu mà thôi.

1. Sự hiểu biết của ta về những điều kiện không gian trong đó một con người sống có tăng lên đến đâu đi nữa thì nó cũng không bao giờ hoàn toàn, bởi vì số lượng những điều kiện này vô cùng lớn cũng như không gian là vô cùng. Chính vì chưa xác định được tất cả những điều kiện, tất cả những ảnh hưởng tác động đến con người, cho nên khôngcó tất yếu hoàn toàn mà vẫn còn một phần tự do nào đó.

2. Dù ta có kéo dài đến đâu cái khoảng cách từ khi một hiện tượng xảy ra cho đến khi ta phê phán nó, thì khoảng này bao giờ cũng có hạn, trong khi thời gian thì lại vô cùng, cho nên về mặt này cũng vẫn không bao giờ có tất yếu hoàn toàn.

3. Dù ta có hiểu rõ đến cái quan hệ nhân quả của một hành động ta cũng không bao giờ có thể hiểu được toàn bộ quan hệ nhân quả này bởi vì nó là vô tận, ta không bao giờ có thể đạt đến cái tất yếu tuyệt đối. Không những thế, mà ngay dù ta có thừa nhận một phần tự do cực nhỏ ngang bằng với số không và cho rằng trong những trường hợp như một người hấp hối, một cái bào thai, một thằng ngốc, hoàn toàn không có tự do, thì ta cũng sẽ do đó mà thủ tiêu ngay cả bản thân khái niệm về con người mà chúng ta đang khảo sát, bởi vì đã không có tự do thì cũng không còn là con người nữa. Cho nên không thể nào hình dung một hành động của con người chỉ phục tùng quy luật của tất yếu mà thôi, không còn chút tự do nào cả, cũng như không thể hình dung hành động ấy là hoàn toàn tự do.

Vậy thì muốn hình dung hành động của con người chỉ phục tùng quy luật tất yếu, không có tự do, ta phải giả thiết rằng mình biết được một số lượng vô tận những điều kiện trong không gian.

Một khoảng không gian vô tận và một chuỗi quan hệ nhân quả vô tận.

Để hình dung được con người hoàn toàn tự do, không phục tùng quy luật tất yếu ta phải hình dung nó một mình ở ngoài không gian, ngoài thời gian và không lệ thuộc vào những mối liên hệ nhân quá.

Trong trường hợp thứ nhất nếu có thể có tất yếu mà không có tự do, thì ta sẽ đi đến chỗ định nghĩa luật tất yếu bằng bản thân sự tất yếu tức là đi đến một hình thức không có nội dung.

Trong trường hợp thứ hai, nếu có thể có tự do mà không có tất yếu thì ta sẽ đi đến tự do vô điều kiện, ở ngoài không gian, ngoài thời gian và ngoài sợi dây nhân quả, và chính nó vì nó vô điều kiện và không có gì hạn chế cho nên thứ tự do ấy sẽ không là cái gì hết hay sẽ chỉ là một nội dung không có hình thức.

Tóm lại, ta sẽ đi đến hai cơ sở sau đây làm nên toàn bộ thế giới quan của con người: thực chất không thể hiểu được cuộc sống và những quy luật quy định cái thực chất ấy, Lý trí nói: 1. Không gian với tất cả những hình thái khiến cho nó có thẻ thấy được - tức là vật chất - là vô tận và không thể quan niệm một cách nào khác. 2. Thời gian là một sự vận động vĩnh viễn không giây phút nào ngừng và không thể quan niệm cách nào khác. 3. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả không thể có khởi điểm cũng không thể có kết thúc.

Ý thức nói:

1. Tôi chỉ tồn tại một mình và tất cả những cái gì tồn tại chẳng qua chỉ là tôi mà thôi, như vậy, tôi bao gồm cả không gian.

2. Tôi đo thời gian vận động bằng một giây phút im lìm của hiện tại trong đó tôi có ý thức rằng mình đang sống, như vậy, tôi ở ngoài thời gian, và

3. Tôi ở ngoài mọi nguyên nhân bởi vì tôi cảm thấy tôi là nguyên nhân của mọi hình thức biểu hiện sự sống của tôi.

Lý trí biểu hiện những quy luật của tất yếu. Ý thức biểu hiện bản chất của tự do.

Tự do không bị hạn chế là bản chất của sự sống ở trong ý thức của con người. Tất yếu không có nội dung là lý trí của con người với ba hình thức của nó.

Tự do là cái mà người ta khảo sát. Tất yếu là cái được khảo sát.

Tự do là nội dung. Tất yếu là hình thức.

Chỉ có bằng cách tách rời hai nguồn gốc nhận thức liên quan với nhau như nội dung và hình thức, người ta mới đi đến những khái niệm tách rời nhau, bài trừ nhau và không thể hiểu được là tự do và tất yếu Chỉ có cách kết hợp cả hai, ta mởí đi đến một khái niệm rõ rệt về sự sống của con người. Không có hai khái niệm này vốn kết hợp với nhau và quy định lẫn nhau cũng như nội dung và hình thức, thì không thể nào quan niệm được sự sống.

Tất cả những điều ta biết được về sự sống của con người chỉ là một quan hệ nào đó giữa tự do và tất yếu, nghĩa là giữa ý thức và những quy luật của lý trí.

Tất cả những điều ta biết được về thế giới tự nhiên ở bên ngoài chẳng qua chẳng qua chỉ là một quan hệ nào đó của những lực lượng cta tự nhiên với tính chất hay là quan hệ của bản chất sự sống với những quy luật.

Những lực lượng của cuộc sống tự nhiên đều ở ngoài ta và ở ngoài nhận thức của ta, và ta gọi nó là trọng lực, quán tính, điện lực, sinh lực v.v. Nhưng sức sống của con người thì ta ý thức được, và gọi nó là tự do.

Nhưng nếu lực hấp dẫn từ bản thân no không thể hiểu được mặc dầu ai cũng cảm thấy, và ta chỉ có thể hiểu được nó trong chừng mực ta hiểu được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ tri thức đầu tiên biết rằng vật thể nào cũng có lượng cho đến luật Newton), thì ta cũng chỉ hiểu được sức mạnh của tự do, tự bản thân nó vốn không thể hiểu được nhưng ai cũng nhận thấy, trong chừng mực ta biết được những quy luật của tính tất yếu mà nó phục tùng (từ cái sự thực là người nào rồi cũng chết cho đến những quy luật kinh tế hay lịch sử phức tạp nhất).

Mọi hiểu biết đều chỉ là việc quy bản chất của sự sống về những quy luật của lý trí.

Tự do con người khác với bất cứ sữc mạnh nào khác ở chỗ con người có ý thức về sức mạnh này, nhưng đối với lý trí, thì nó không khác bất kỳ sức mạnh nào. Những sức mạnh như trọng lực, điện lực hay áp lực hoá học chỉ khác nhau ở chỗ có được lý trí xác định một cách khác nhau:

Cũng vậy, sức mạnh của sự tự do của con người đối với lý trí chỉ khác những sức mạnh khác của tự nhiên ở cái cách xác định mà lý trí dành cho nó. Tự do mà tách rời tất yếu, tức là không có những quy luật của lý trí quy định nó, thì không khác gì trọng lực, nhiệt lực hay sức phát triển của thảo mộc, đối với lý trí nó chỉ là một cảm giác khoảnh khắc, không thể xác định được của sự sống.

Và nếu bản chất không thể xác định được của sức mạnh làm cho các thiên thể di động, bản chất không thể xác định được của nhiệt lực, của điện lực hay của áp lực hoá học, của sự sống, là nội dung của thiên văn học, của vật lý học, củá hoá học, của thực vật học, của động vật học v.v, thì bản chất của sức mạnh của tự do cũng chính là nội dung của sở học. Nhưng đối tượng của môi khoa học là hình thức biểu hiện của cái bản chất này chỉ có thể là đối tượng của siêu hình học. Cũng vậy hình thức biểu hiện sức mạnh của tự do con người trong không gian, trong thời gian và sự lệ thuộc vào sợi dây nhân quả chính là đối tượng của sử học, còn bản thân tự do lại là đối tượng của siêu hình học.

Trong các khoa học thực nghiệm ta gọi cái mà ta biết được là những quy luật tất yếu, còn cái không thể biết được thì ta goi là sức sống. Sức sống chỉ biểu hiện của cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về bản chất sự sống.

Cũng vậy, trong sử học ta gọi cái gì biết được là quy luật của tất yếu cái gì chưa biết là tự do. Đối với sử học, tự do chỉ là biểu hiện cái phần chưa biết còn sót lại trong những điều ta biết được về những quy luật của đời sống con người.