Chỉ Gọi Tên Em

Chương 1




"Hi, em là Noãn Noãn, còn anh?"

Lần đầu gặp Noãn Noãn là ở Trại hè sinh viên hai bờ eo biển Đài Loan.

Tên đầy đủ của trại hè này ra sao tôi cũng quên rồi, chỉ nhớ mấy từ trọng điểm như "tìm về cội nguồn văn hóa" gì đó.

Hồi ấy tôi vừa qua bài thi vấn đáp luận văn thạc sĩ, đúng lúc lên trang web trường làm thủ tục tốt nghiệp thì đọc được về hoạt động này, tôi đã định sẽ nghỉ ngơi một tháng rồi mới đi làm nên bèn đăng ký luôn.

Tôi với mấy thằng em khóa dưới cùng trường và nhóm sinh viên, nghiên cứu sinh của ba trường khác cùng bay đến Bắc Kinh. Sinh viên của bốn trường đại học Bắc Kinh đang đợi chúng tôi ở đó.

Hoạt động lần này diễn ra ở vùng phụ cận Bắc Kinh, kéo dài tám ngày bảy đêm. Dẫn đoàn có bốn giáo viên (Đài Loan, Bắc Kinh mỗi bên hai người), quản lý một nhóm khoảng năm mươi sinh viên.

Nói là quản lý nhưng các thầy chẳng hơn chúng tôi bao tuổi, mọi người đều cũng đã lớn cả nên các thầy chỉ phụ trách tượng trưng mấy việc như sắp xếp lịch trình giờ giấc, còn lại để mặc chúng tôi tự do.

Tuy lỡ có xảy ra chuyện gì đều do các thầy chịu trách nhiệm, nhưng người căng thẳng lại là chúng tôi.

Lần đầu gặp mặt là lúc chuẩn bị dùng cơm tối.

Giáo viên hai bên lần lượt nói mấy lời như đi đường vất vả rồi, không có gì không có gì, mời anh ngồi, không không mời anh ngồi trước, đừng làm khách một hồi, còn đám sinh viên ai nấy mặt mũi đều căng ra.

Nếu như bạn từng ngủ một giấc rất sâu, hẳn sẽ biết da mặt khi vừa ngủ dậy gần như không có tính đàn hồi.

Đúng thế, chính là cảm giác căng chặt thiếu đàn hồi đó đang bao phủ lên khuôn mặt tất thảy đám sinh viên chúng tôi.

Cả đoàn ngồi thành sáu bàn, hai phút sau khi món thứ nhất được bưng lên, không ai động đũa.

Các thầy chu đáo mời mọi người cầm đũa, đám sinh viên vẫn cứ im lìm.

Bàn tôi ngồi không có giáo viên, mấy bạn cùng bàn không chỉ yên lặng mà e rằng đã đạt đến cảnh giới tĩnh lặng trang nghiêm.

Đúng lúc một giáo viên Bắc Kinh ở bàn bên mời đến lần thứ ba: "Mọi người bắt đầu nào, đừng làm khách." Bạn nữ ngồi bên trái tôi cũng bắt đầu lên tiếng, tiện hỏi tên tôi.

"Tôi tên Lương Lương."

Ắt hẳn do tôi quá căng thẳng nên đã buột miệng nói ra cái tên này.

Nếu như bạn là bố mẹ hay bạn bè, hay người quen của tôi, bạn sẽ biết đó thực ra không phải tên tôi.

"Anh nói thật đấy à?" Giọng cô gái đầy hứng khởi: "Em là Noãn Noãn [1], anh tên Lương Lương [2]. Trùng hợp thật đấy." Noãn Noãn cười, trở thành sinh viên đầu tiên khôi phục cơ

"Các đồng chí, chúng ta tiến hành thôi."

Nói xong, tay phải Noãn Noãn cầm lấy đũa, xoay ngược đầu đũa xuống, gõ nhẹ lên bàn hai tiếng, rồi xoay đầu đũa lên, các ngón tay chỉnh lại tư thế cầm cho ngay ngắn, sau đó vươn tay về đĩa thức ăn.

Động tác của Noãn Noãn rất nhẹ, hơn nữa lại rất chậm, có ý bảo mọi người làm theo.

Như binh sĩ đang nấp trong chiến hào bỗng thấy chỉ huy đứng dậy khảng khái hét lớn: "Xung phong!", mọi người răm rắp bò khỏi chiến hào, cầm lấy đũa.

Noãn Noãn gắp thức ăn về phía bát mình rồi đột ngột dừng lại, quay phải 90 độ đặt vào bát tôi.

"Món này làm chính cống đấy, anh nếm thử xem," em nói.

"Đây là?" tôi hỏi.

"Món Hồ Bắc."

Thực ra tôi chỉ muốn hỏi thứ đỏ đỏ mềm mềm này là thứ gì, nhưng em đã trả lời vậy, tôi đành hỏi tiếp: "Sao em biết đây là món Hồ Bắc?"

"Câu hỏi của anh thật sâu sắc," em trả lời. "Bảng hiệu ngoài nhà hàng có ghi mà."

Xem ra tôi đã hỏi một câu ngớ ngẩn, nếu như lại hỏi tiếp thì nên hỏi một câu thật sự sâu sắc mới được.

Tôi biết "chính cống" theo cách nói Đài Loan là "chính hiệu, chuẩn", có quá nhiều chương trình nghệ thuật ẩm thực của Đài Loan đã nhắc đến rồi.

Vì vậy tôi không thể hỏi cách nói "món ăn rất chính cống" liệu có phải vì thời kháng chiến chống Nhật, để tránh máy bay ném bom, dân ta chỉ có thể nấu ăn dưới hào cống, thành ra trong thức ăn có một hương vị đặc trưng bất biến tượng trưng cho tinh thần chiến đấu quật cường, vượt mọi gi¬an khổ của dân tộc, dẫn đến sau này người ta bèn dùng "chính cống" để khen thức ăn làm rất chuẩn hay không?

Nghĩ hồi lâu, tôi mới mở miệng hỏi một câu uyên thâm:

"Em là người Hồ Bắc à?"

"Không phải." Noãn Não lắc đầu. "Em ở Hắc Long Gi¬ang, đến Bắc Kinh học đại học."

"Thảo nào." Tôi gật gật đầu.

"Sao cơ?"

"Em nói em là người Hắc Long Gi¬ang phải không?"

"Vâng."

"Đây là Bắc Kinh, chắc thuộc tỉnh Hà Bắc, không sai chứ?"

"Đúng thế."

"Em chưa từng tới Hồ Bắc phải không?"

"Chưa."

"Thế sao em biết món Hồ Bắc này làm rất chuẩn, à không, rất chính cống chứ?"

"Câu hỏi này uyên thâm đấy." Noãn Noãn ngừng đũa, do dự một lúc mới nói: "Em nghe người khác nói."

"Hả?"

"Dù gì các anh cũng từ Đài Loan tới, em coi như là chủ nhà, cũng phải giả vờ hiểu biết tí chứ." Noãn Noãn nói xong, nhoẻn miệng cười.

Cảm giác căng thẳng trong tôi bất giác tiêu tan ít

Nhìn quanh bốn phía, da mặt đám sinh viên đã khôi phục lại tính đàn hồi, giữa lúc múc canh, gắp thức ăn ai nấy cũng đã biết gật đầu mỉm cười với nhau.

"Đúng rồi, em họ Tần," Noãn Noãn lại nói. "Còn anh?"

"Anh họ Thái."

"Thái Lương Lương?" Noãn Noãn đột nhiên bật cười thành tiếng. "Lương Lương nghe rất hay, nhưng đi cũng họ Thái thì…"

"Tên có kêu thế nào thì đi cùng họ Thái cũng mất hay."

"Cũng không đến nỗi ấy."

"Thật không?"

"Đồ ăn nguội rồi là không ngon đâu, ăn nhanh cho nóng. Tên của anh rất có triết lý đấy," Noãn Noãn cười nói. "Bố mẹ anh chắc mong anh biết nắm chắc cơ hội, nỗ lực tiến lên."

"Vậy tên em là Noãn Noãn có hàm ý gì đặc biệt không?" tôi hỏi.

"Bố em nghĩ trời lạnh mà gọi Noãn Noãn, Noãn Noãn như vậy có lẽ sẽ không lạnh nữa," em trả lời.

"Tên của em rất hay, không quá uyên thâm lại có ý nghĩa."

"Cảm ơn." Noãn Noãn cười.

Tôi bắt đầu thấy bất an, bởi cái tên Lương Lương của tôi chỉ là giả.

Không ngờ hai chữ "Lương Lương" vừa thốt khỏi miệng, tiếp sau đã nhiều diễn biến thế này.

Mấy lần đã nói với Noãn Noãn tên tôi không phải Lương Lương, nhưng đều không nắm được thời cơ tốt để thể hiện lương tâm.

"Sao lại dừng đũa thế?" Noãn Noãn quay sang hỏi tôi. "Mau ăn đi."

Ăn đến nửa bữa, rất nhiều người đã bắt đầu cười đùa nói chuyện. Không khí khác hẳn với khi vừa ngồi xuống bàn ăn.

Noãn Noãn và tôi cũng tán đến mấy chuyện như Hắc Long Gi¬ang lạnh lắm nhỉ, Đài Loan nóng lắm nhỉ.

Nói mãi nói mãi lại đến chủ đề địa danh, tôi nói ở Đài Loan có mấy địa danh như Củ Tỏi, Thái Bảo, Mặt Nước.

"Quê anh còn tên là Túi Vải," tôi nói.

"Chính là ‘túi vải’ dùng để đựng đồ đấy á?" Noãn Noãn hỏi.

"Chính xác."

"Cái tên này hay thật đấy."

"Ở Đài Loan cũng có một nơi gọi là Noãn Noãn đấy," tôi nói, giọng như thể đột nhiên nhớ ra chuyện này.

"Anh nói thật đấy á?"

"Lần này tuyệt đối là thật, không lừa em đâu."

"Lần này? Lừa?"

"Không có gì." Tôi vờ như không thấy ánh mắt nghi ngờ của Noãn Noãn, vội vàng nói tiếp: 

"Noãn Noãn ở Cơ Long, có sông có núi, là một nơi rất đẹp, rất yên tĩnh."

"Anh đến đó chưa?"

"Anh cũng chưa đến." Tôi cười cười. "Lần này tới lượt anh giả vờ hiểu

"Sao lại có nơi đặt cái tên ôn nhã hiền thục thế chứ?"

"Nói hay lắm. Noãn Noãn quả thực là một cái tên ôn nhã hiều thục."

"Đa tạ quá khen." Noãn Noãn cười.

"Đừng khách sáo. Anh chỉ có gì nói nấy thôi."

"Có thể kể thêm cho em về nơi tên Noãn Noãn ấy không?"

Tôi nghĩ một lúc rồi nói: "Theo như anh biết, hồi nhà Thanh đánh Pháp, quân Thanh cùng dân binh từng đóng ở Noãn Noãn gi¬ao chiến với quân Pháp qua sông Cơ Long, ngăn quân Pháp vượt sông tấn công thành Đài Bắc."

"Về sau thế nào?"

"Quân Pháp làm thế nào cũng không vượt nổi sông Cơ Long. Sau đó phải ký hòa ước với nhà Thanh, rút khỏi Đài Loan."

"Còn có cả quãng lịch sử thế hả?"

"Ừ." Tôi gật đầu. "Cuối đời Mãn Thanh khó khăn lắm mới có trận không bị thua, đây là một trong số đó."

Noãn Noãn cũng gật đầu, rồi trầm ngâm suy tư.

"Em thật sự muốn tới thăm nơi có cái tên ấm áp ấy," mấy phút sau Noãn Noãn lại lên tiếng.

"Hay đấy."

"Nơi đó thế nào nhỉ? Em rất muốn tới."

"Rất hay."

"Em nói thật đấy."

"Anh biết."

"Vậy hẹn thế nhé."

"Hả? Anh đã nhận lời gì à?"

"Tóm lại," Noãn Noãn cười bí hiểm, "em nhất định phải tới Noãn Noãn để xem thế nào."

Tôi nhìn em, không đáp lời, cố hiểu cảm giác muốn tới Noãn Noãn của em.

Tôi biết Noãn Noãn chắc không phải loại con gái cá tính mạnh kiểu anh không đưa em đi, em chết cho anh xem; càng không phải loại con gái hung bạo kiểu anh không đưa em đi, anh chết chắc cho xem.

Có lẽ em nói hẹn chỉ là tự hẹn với chính mình mà thôi.

Sau bữa cơm, chúng tôi đến ký túc xá của một trường đại học, bảy đêm tới đều sẽ trải qua ở đây.

Bữa cơm kéo dài hơn một tiếng so với dự kiến, lại xét đến sinh viên Đài Loan vừa xuống máy bay nên màn tự giới thiệu theo kế hoạch được bỏ qua, mọi người chia làm sáu nhóm, ai về phòng nấy nghỉ ngơi.

Vụ hủy bỏ tiết mục tự giới thiệu làm tôi nhẹ cả người, bởi tôi không thể nào giới thiệu tên mình là Thái Lương Lương trước mặt mọi người được.

Bốn người một phòng, nam nữ ở riêng (đây là chuyện đương nhiên chẳng thể làm khác được).

Thế nhưng khi phân phòng lại diễn ra một vụ hỗn loạn nhỏ.

Họ tên sinh viên Đài Loan đều gồm ba chữ.

Lấy tôi làm ví dụ, từ cấp Một, cấp H cấp Ba, rồi lên đại học, viện nghiên cứu, tôi chưa từng gặp ai có tên hai chữ bao giờ.

Nhưng họ tên của sinh viên Bắc Kinh lại hầu hết là hai chữ.

Tên con trai dễ phân biệt, còn mấy tên con gái rất trung tính, thậm chí còn hệt như tên con trai.

Có cô sinh viên Đài Loan thấy bạn cùng phòng với mình lại tên là Nhạc Phong với Vương Khắc thì kinh ngạc nên mới dẫn đến hỗn loạn.

"Cậu có tưởng tượng được một cô em đoan trang dịu dàng tên là Nhạc Phong không?" Cô gái tên Nhạc Phong nói giọng đau buồn.

Còn Vương Khắc, đây hóa ra lại là một cô bé thanh tú thân hình nhỏ nhắn.

Nhạc Phong và Vương Khắc, đều là những cái tên thâm thúy khiến người ta không sao đoán nổi.

Đám sinh viên bắt đầu nghiên cứu tên nhau, có người nói tên ba chữ nghe rất hay, tên hai chữ dễ nhớ; lại có người nói tên hai chữ nếu vào phải họ đông nữa thì rất dễ trùng tên.

Bàn tán mãi đến quên cả về phòng, các thầy còn phải tới nhắc nhở mau chóng nghỉ ngơi mai còn dậy sớm.

Trên đường về phòng, vừa hay tôi lại gặp Noãn Noãn. "Lương Lương, mai gặp nhé," Noãn Noãn vừa xách túi vừa nói.

Mấy người bên cạnh nhìn tôi hồ nghi, tôi thầm nghĩ, chuyện tên Lương Lương sớm muộn cũng bị bại lộ thôi.

Bạn cùng phòng với tôi một người là cậu em khóa dưới, hai người còn lại đều là sinh viên Bắc Kinh, tên Từ Trì và Cao Lượng.

Hai cái tên Từ Trì và Cao Lượng thì không thâm thúy rồi.

Bởi tôi lớn hơn họ khoảng hai tuổi nên họ gọi tôi là Anh Thái, cậu em kia cũng gọi theo như vậy.

Bốn người chúng tôi ngồi trong phòng tán phét, tiếng Bắc Kinh gọi là "chém gió".

Tôi canh cánh chuyện Lương Lương trong lòng, lại thấy mệt nên cũng chỉ tán đôi ba câu được chăng.

Nhắm mắt lại, tôi tự nói với mình đây là Bắc Kinh, tôi đang ở dưới trời Bắc Kinh, tôi đã tới Bắc Kinh rồi!

Để giữ lại ấn tượng đẹp về lần đầu gặp mặt với Bắc Kinh, nhất định tôi không được mất ngủ.

Nhưng có lẽ tôi chỉ lo hão, bởi chẳng bao lâu sau tôi đã mơ màng ngủ thiếp đi.