CHƯƠNG 76
Đầu tháng mười một, Long Khánh năm thứ mười, Hiền Hoà hoàng thái hậu từ Ngũ Thai sơn bãi giá hồi cung, mang về kinh văn thù sư tượng phật Thích Ca Mâu Ni và Bồ Tát ban cho Từ Húc, phù hộ hắn tương lai sẽ sinh ra long tử long nữ thông minh lanh lợi. Thái hậu rất thương yêu hắn, còn thường xuyên tặng thuốc bổ cho hắn uống, mà cha mẹ Từ Húc sau khi đến kinh thành, cũng rất hay vào cung thăm hỏi khiến Từ Húc rất vui mừng.
Hàng năm vào lúc cuối năm, hoàng hậu đều phải thân tế đi hành lễ, nhưng vì Từ Húc mang thai, không thể làm lụng vất vả, nên Đức Phi phải đi thay. Hoàng đế đến điện tế thiên, hướng về phía trước thành khấn hy vọng Từ Húc sẽ sinh được thuận lợi, phù hộ mẹ con họ bình an.
Năm đông chí và lễ mừng nguyên đán, hắn đã không đến ngự điện nhận lạy của quan thần với Tư Mã Ngung, không phải hắn không muốn, mà là hoàng đế không thích hắn mệt nhọc. Hơn nữa thời gian hắn đến ngự hoa viên tản bộ cũng bị giảm lại, khiến hắn phải kháng nghị với hoàng đế. Nhưng phản đối lại vô hiệu.
Ngày một tháng mười hai, An Lạc Hầu Từ Hạo phụng chỉ đến đông bắc thăm hỏi Tấn vương đang ở trong doanh trại, kết quả là dây dưa với Tấn vương, rề rà không quay về kinh. Sau này tạo ra một đoạn tình duyên, thế tử Từ Lộ bởi vậy có thể danh chính ngôn thuận được nuôi nấng trong cung, tẫn hiếu hầu hạ đế hậu.
Khổng Chiêu Minh sau khi bị hoàng đế xử phạt thì đã tỉnh ngộ, đổi xử với Tư Mã Cần rất tốt, nhưng ở trên giường vẫn như cũ thích *** ngôn lãng ngữ, gọi hắn là tiểu đãng oa, vừa ôn nhu vừa ngược đãi. Nhưng Tư Mã Cần cũng không so đo, dù sao đây cũng là khuê phòng.
Tư Mã Khiêm thì lén lừa gạt mẫu hậu, không ở lại tẩm cung thái tử, mà lại ở trong mật thất của Trọng Hoa cung dưỡng vài tên nô lệ ở ngoài cung đưa vào, lúc rãnh rỗi thì ngược đãi và đùa giỡn, hoàng đế đương nhiên biết rất rõ việc này, nhưng không quản thúc gì, chỉ khuyên bảo Khiêm Nhi, đừng bao giờ cho mẫu hậu biết được.
Ngày mười chín tháng hai, Long Khánh năm thứ mười một, sinh thần của Quan Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi hiệp thiên bảo thánh hộ quốc an dân, Tư Mã Ngung đích thân đến Tây Sơn pháp quang tự, mời Nhân Thiên Bản sư, giáo chủ phật giáo Thích Ca Mâu Ni, đón vào Chiêu Trữ điện đàn tràng cung phụng.
Ngay cả Chư Sơn trưởng lão phật môn nổi danh khắp cả nước, Đại Đức cao tăng cũng được đưa vào cung, ở Chiêu Trữ điện chủ trì nghi lễ cúng bái long trọng dài đến một trăm ngày, còn cử hành nghi thức cầu phúc cho hoàng hậu. Sau khi sinh hạ thai nhi, sẽ làm theo như khi phật tổ Như Lai ra đời, cùng hoàng tử công chúa cử hành nghi thức tắm rửa long trọng.
Hoàng thái hậu cũng đích thân niệm kinh cho Từ Húc, thậm chí còn đưa tràng hạt mà mình đã mang theo nhiều năm cho hắn đeo, có thể thấy được hắn rất được thái hậu sủng ái. Năm đó Hiếu Từ hoàng hậu sinh con cũng không được ưu ái đến như vậy.
Hơn nữa ngày một tháng ba, bởi vì sản kì của Từ Húc đã tới gần, toàn thể ngự y cùng các phụ nhân có kinh nghiệm đỡ đẻ, thay phiên nhau túc trực ở Đại Minh cung. Hai mươi vú nuôi cũng đã được gọi vào cung, chuẩn bị tùy thời cho long tử long nữ uống sữa. Hai vợ chồng Từ Hữu Quân cũng chuyển vào Quang Hoa điện chờ cháu ngoại chào đời.
Tất cả mọi việc đều đã chuẩn bị xong, chỉ đợi tới lúc Từ Húc sinh hạ.
Đêm khuya ngày bảy tháng tư, trước đêm sinh thần Thích Ca Mâu Ni, hoàng hậu đã có dấu hiệu sinh nở, tử cung thường xuyên co rút, miệng tử cung cũng bắt đầu khuếch trương, chứng tỏ long thai sẽ ra đời trong ngày Phật Đản. Ngự y cùng với các bà mụ đều tất bật ngược xuôi. Hoàng đế lập tức hạ lệnh miễn thiết triều ba ngày và thông báo cho hoàng thái hậu lập tức đến đó.