CHƯƠNG 42
“Cựu thần sợ hãi, cựu thần thật sự không hiểu đã dạy thái tử như thế nào. Thỉnh Thánh Thượng ủy thác người khác lên thay thần giảng bài. Năm trước ngày hai mươi bảy tháng tám, là sinh thần của Khổng thánh nhân tiên sinh, thái tử cùng hoàng tử lý ra nên hướng bài vị tiên sư dập đầu, duy chỉ có thái tử không những không hành lễ, còn nói: Ta là thái tử, Khổng Tử là người phương nào mà ta phải đối hắn dập đầu? Vớ vẩn, ta về sau làm thiên tử nhất định sẽ tống xuất bài vị hắn khỏi văn miếu, người trong thiên hạ sẽ không cần đọc sách của hắn nữa. Thái tử nói chuyện thật hoang đường, thần không thể không thuật lại”. Thái phó Thang Anh quỳ trên mặt đất, khóc rống lên.
“Làm càn! súc sinh, các đời ai cũng tôn trọng Khổng thánh tiên sư. Triều đại này đã tồn tại một trăm bảy mươi năm, liệt thánh thứ mười tám cũng đã đích thân tế Khổng tiên sư. Trẫm ngự vũ mười năm, lại năm lần thân tế, thân là thái tử thế nhưng càn rỡ đến tận đây, thật sự đáng giận. Thang sư phó vì sao không bẩm báo trẫm?”. Tư Mã Ngung nổi trận lôi đình.
Từ Húc nghe được ngôn luận của thái tử cũng không khỏi lắc đầu, như thế chẳng phải là đắc tội quan văn quan võ khắp thiên hạ sao.
“Là Hoàng hậu nương nương nói, Thánh Thượng sự vụ bận rộn, không cần phiền nhiễu Thánh Thượng, còn hạ ý chỉ cấm cựu thần nói ra. Thần đối đánh giá của thái tử là vọng chi không giống người quân tử”. Thang Anh thấy hoàng hậu đã sắp xong đời, không cần phải e ngại nàng nữa, cho nên đem oán hận chất chứa đối với thái tử toàn bộ bộc phát.
“Thái tử tuổi còn ít, chỉ là nhất thời bướng bỉnh nên mới hồ ngôn loạn ngữ như vậy, chứ thái tử rất là tôn kính tiên sư”. Hoàng hậu ý đồ bao biện cho thái tử.
“Hoàng hậu nương nương lời ấy sai rồi. Thái tử đã tám tuổi, được thụ giáo đến hai năm, không thể nói tuổi còn ít. Anh Tông hoàng đế bảy tuổi đã đăng cơ, chẳng lẽ nói Anh Tông hoàng đế hồ ngôn loạn ngữ sao? Điển phạm của đại thành chí thánh tiên sư là do Thái Tông hoàng đế thân thư ngự biển, thiên địa chí lý ban cho Khổng phủ. Thái tử vũ nhục tiên sư, tức là vũ nhục liệt tổ liệt tông. Cố thần khẩn cầu Thánh Thượng vì xã tắc, phế truất thái tử, nếu không sau này, giang sơn sẽ đại bại”. Thầy thuốc Khổng Chiêu Minh bước ra khỏi hàng lên tiếng, nghe được thái tử công nhiên vũ nhục Khổng Tử liền giận tím mặt.
Cơ hồ trừ bỏ Trần Đảng, tất cả quan thần còn lại chẳng phân biệt địa vực phe phái, đều bước ra khỏi hàng lên tiếng, hưởng ứng thánh duệ. Trần Đảng á khẩu không nói được câu nào.
“Các khanh yên lặng. Trẫm hiểu được ý nghĩ các khanh, nhưng thái tử dù sao cũng là con trai trưởng của trẫm, nếu phế truất thì thật nhẫn tâm. Đợi đến khi hoàng thái hậu hồi kinh mà thái tử vẫn không thành tâm tỉnh ngộ, trẫm lập tức thi hành hạ chiếu phế truất. Hiện tại một chữ nói ra, không thể thay đổi. Trẫm thấy Tam hoàng tử Trần quận vương có long phượng chi tư, thiên nhật chi biểu, nhân phẩm đáng quý, mặc dù mới năm tuổi, nhưng lại rất thông minh hiếu thảo, trẫm hiện tại muốn tìm cho hắn một sư phó. Khổng khanh, ngươi nguyện ý làm sư phó của Khiêm Nhi không?”. Tư Mã Ngung không lập tức phế truất thái tử là muốn nói cho người trong thiên hạ rằng thái tử phải tự mình thoái vị, còn dùng những từ ngữ đẹp đẽ để hình dung Khiêm Nhi, đây là muốn nói cho tất cả triều thần, hắn là kẻ được chỉ định làm thái tử, mà ủy thác Khổng Chiêu Minh làm sư phó, tức là muốn quan văn quan võ phải hộ giá cho Khiêm Nhi.
“Thần nguyện ý”. Khổng Chiêu Minh đã quyết tâm phế thái tử, tự nhiên cũng phi thường muốn phụ trợ hoàng đế một tay.
“Khiêm Nhi, xuống dưới hướng lão sư hành lễ”. Tư Mã Ngung mỉm cười nói.
Từ Húc ở bên tai Khiêm Nhi nhẹ giọng: mau quỳ xuống.
“Lão sư, xin nhận Khiêm Nhi một lạy”. Tư Mã Khiêm bước xuống dập đầu hành lễ.
“Thánh Thượng, hoàng tử đây là ý gì, thần sao có thể chịu lạy của hoàng tử?”. Khổng Chiêu Minh ban đầu nghĩ Tư Mã Khiêm là miễn cưỡng hành lễ, vì thế cuống quít quỳ xuống hoàn lễ.
“Khổng khanh là thánh nhân chi duệ, học vấn uyên bác, xứng đáng được nhận lễ, trẫm cùng Tử Đồng liền đem Khiêm Nhi giao cho Khổng khanh dạy dỗ”. Tư Mã Ngung đã xưng Từ Húc là Tử Đồng, tất cả quan thần đương nhiên càng hiểu được về sau phải đối Từ Húc nhất mực dè chừng.
“Bản cung cũng trông cậy vào Khổng lão sư”. Từ Húc thấy hoàng hậu tức đến sôi máu, liền cảm thấy thực khoái hoạt.
“Thần nhất định không phụ lòng Thánh Thượng cùng Hoàng quý phi nương nương đã kỳ vọng, đem Trần quận vương giáo dục thành người có thể gánh vác giang sơn xã tắc”. Khổng Chiêu Minh gặp Tư Mã Khiêm bộ dáng nhu thuận, cho rằng tuyệt đối cũng không khó khăn.