Câu Chuyện Của Tiểu Thường Và Vô Lại

Chương 4




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Một năm sau đó, khi chúng ta đã thành thân vào ngày lành tháng êm, vào đêm động phòng, sau khi đã trải qua mây mưa vần vũ, ta và hắn cùng tâm sự với nhau.

– Kỳ thật, có một chuyện mà ta muốn kể cho ngươi, chuyện cũng đã lâu lắm rồi, khi chúng ta mới sáu tuổi. – Ta cười mỉm, ôm lấy ***g ngực rắn chắc kia.

– Ừhm. – Đáp lại ta là tiếng ừ trầm lắng nhưng cuốn hút của hắn.

Ta bắt đầu thao thao bất tuyệt về câu chuyện năm sáu tuổi của ta và hắn, hắn nhắm hờ mắt, cằm đặt trên đầu ta.

– Vậy… ta lấy một đồng xu của ngươi, nhưng trả lại bằng một đời của ta, ngươi có hài lòng không? – Sau khi lắng nghe ta nói xong, hắn nâng cầm ta, đôi mắt sâu thẳm chỉ có mình hình ảnh của ta híp lại, hắn nói ra câu này.

– Ta nguyện bỏ thêm một đồng, năm đồng, thậm chí là một kiếp, mười kiếp của ta… để mua kiếp sau, kiếp sau sau, kiếp sau sau sau của ngươi. – Ta cười, hôn lên đôi môi của hắn.

Đêm nay, hơi thở của ta, mồ hôi của hắn, cùng dung hòa vào nhau. Hạnh phúc, chính là được lớn lên cùng hắn, được yêu hắn, và được cùng hắn đi hết kiếp này.

______________________________________________

Bánh bao chỉ: Là một loại bánh bao được cho là xuất phát từ người Hoa với tên gọi là “mà chỉ” (tiếng Hán: 芝麻包). Loại bánh này được làm bằng bột nếp với bốn loại nhân mè đen, dừa, đậu xanh, đậu phộng.

Màn Thầu: Màn thầu hay bánh màn thầu hay bánh bao ngọt (chữ Hán: 饅頭) là sản phẩm bánh được làm từ lúa mì lên men, có hoặc không có nhân thịt nhồi và được nấu chín bằng cách hấp. Đây là một dạng bánh đặc trưng của Trung Quốc vừa kết hợp đặc tính của bánh mì và bún. Màn thầu được chế biến bằng việc xay lúa mì bột, nước và lên men.


Tiết Sương Giáng: Là một trong 24 tiết khí của của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Nó thường bắt đầu vào khoảng ngày 23 hay 24 tháng 10 dương lịch. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là sương mù xuất hiện.

Tiết Đại Hàn: Là một trong 24 tiết khí thường bắt đầu vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 1 dương lịch. Ý nghĩa của tiết khí này, đối với vùng Trung Hoa cổ đại, là rét đậm.