Cậu Bạn Thích Tôi Mười Chín Năm Kết Hôn Rồi

Chương 6: Thanh Xuân thoáng mây bay




    …..


    Sau đó tôi thi cấp ba, thi vào một trường cấp ba thực nghiệm xếp thứ ba trong bốn trường hàng đầu thành phố.


    Trường thực nghiệm yêu cầu học sinh ở lại trong trường, cũng vì lý do nhà xa, tôi nếm trải cuộc sống trong kí túc xá lần đầu tiên trong đời.


    Ở trong trường chưa được một tuần, mẹ tôi liền sắm cho tôi một cái di động, mỗi tối đều gọi điện cho tôi.
Trong điện thoại lúc nào cũng là:


    Mẹ tôi: “Con ăn tối chưa?”


    Tôi: “Ăn rồi.”


    Mẹ tôi: “Học hành thế nào? Mệt không?”


    Tôi: “Không mệt.”


    Mẹ tôi: “Tiền còn đủ dùng không?”


    Tôi: “Đủ ạ.”


    Tiếu Tùng cũng sẽ gọi điện thoại cho tôi. Không như mẹ tôi ngày nào cũng gọi, cậu ấy sẽ gọi cho tôi vào thứ tư ( ngày giữa tuần ).


    Nội dung những cuộc điện thoại lúc đó là:


    Tôi: “Ăn cơm chưa?”


    Tiếu Tùng: “Ăn rồi.”


    Tôi: “Học hành thế nào rồi?”


    Tiếu Tùng: “Tốt hơn cậu.”


    Tôi : “Có nhớ lão nương không?”


    Tiếu Tùng: “Không nhớ.”


    Tôi: “Vậy cuối tuần mình không về nữa.”


    Tiếu Tùng: “Dì nói cuối tuần này ăn lẩu.”


…..


    Một cậu con trai mười lăm tuổi, mỗi cuối tuần tôi về nhà thăm cậu ấy, cậu ấy dường như đều đã thay đổi. Dáng người cao hơn, lông mày rậm hơn, các đường nét gương mặt cũng rõ ràng hơn.


    Một hôm, tôi thậm chí còn nhận ra ở khóe miệng cậu ấy còn mọc ra những sợ lông tơ mềm mại.


    Khi tôi học lớp 11, cậy ấy chính thức thăng cấp là học sinh cấp ba. Ngày nhập học, tôi chờ ở cổng ký túc xá nam từ rất sớm, thấy cậu ấy từ lúc điền đơn nhận phòng từ phía xa sau đó kéo hành lý lại gần.


    Thời tiết hôm đó rất đẹp, mặt trời cũng rất đẹp, khung cảnh cũng đẹp, học sinh trong trường tràn đầy sức sống cũng đẹp, dáng vẻ cậu ấy đi đến gần cũng đẹp.


    Rõ ràng là Tiếu Tùng mang giày thể thao, mặc cái quần short hay mặc, cái áo sơ mi hay mặc nhưng không hiểu sao tôi lại nhìn thấy một Tiếu Tùng khác lạ.


    Nghe nói lớn lên cũng chỉ là việc trong chớp mắt, tôi nghĩ, cậu bé của tôi lớn rồi.


    Còn tôi, chỉ đứng tới vai cậu ấy.


    Tôi nhìn câu ấy cười nói: “Em trai đừng sợ, để chị chăm sóc em.”


    Cậu ấy cũng nhìn tôi cười nói: “Chị à, chị càng ngày càng lùn rồi, thôi cứ để em chăm sóc cho chị đi.”


    Tôi giúp cậu ấy thay ga trải giường sau đó dẫn cậu ấy đi canteen ăn cơm, đi dạo quanh trường.


    Những cái liếc mắt của bọn con trai trên con đường đó là lòng hư vinh mà mỗi đứa con gái mười bảy tuổi đều không có cách nào cự tuyệt được.


    Nơi tập quân sự của học sinh cấp ba là trong sân thể dục của trường.


    Trời nóng như thiêu đốt, khắp sân thể dục là những mảng màu xanh đồng phục của học sinh mới, xung quanh sân là từng đám học sinh cũ lười biếng ngồi túm tụm tránh nắng giữa giờ thể dục.


    Học sinh nam ngồi ngắm xem em lớp 10 nào xinh xắn, học sinh nữ ngồi địa xem có em nam sinh nào đẹp trai, còn tôi chỉ căng mắt tìm Tiếu Tùng trong những hàng học sinh ấy để đưa đồ ăn, đưa nước uống cho cậu ấy.


    Đưa được vài lần, tôi phát hiện mấy cậu nhóc ký túc với Tiếu Tùng nhìn tôi với ánh mắt cầu xin thiết tha tội nghiệp, thế là sau đó mỗi lần mua gì tôi đều mua thêm một phần cho bọn họ.


    Từ đó bọn họ hễ gặp tôi là một câu hai câu “chị”, vô cùng thân thiết.


    Tôi nói với Tiếu Tùng: “Cậu xem, mình mới cho bọn họ đồ ăn uống có vài ngày đã gọi mình là chị ngọt nào biết bao.


    Mình đưa đồ ăn cho cậu bao nhiêu năm mà cậu chưa gọi mình là “chị” được một lần.”


    Tiếu Tùng nói: “Mình đâu có thể vì mấy đấu gạo mà cúi mình như vậy.”


…..


    Kì quân sự của học sinh mới kết thúc, mỗi ngày cùng về kí túc xá từ bạn chung phòng lại chuyển thành Tiếu Tùng.


    Mỗi lần tan học, bạn cùng phòng lại đẩy tôi một cái; “Đi đi, đi đi, em trai đẹp trai của cậu tới rồi kia, không cần tới tụi mình đưa về đâu.”


    Bọn họ cũng thường nói: “Hà Hảo! Mình nhìn trúng em cậu rồi đó nha, từ giờ cậu là chị chồng của mình.”


    Thông thường tôi cũng sẽ vỗ vai họ nói: “Làm rõ vai vế tên tuổi hai bên nam nữ trước đi rồi hãy đến cầu thân nhé!”


    Những lúc tôi giúp Tiếu tùng giặt quần áo bọn họ cũng sẽ gầm rú: “Hà Hảo, đợi đến lúc mình thành em dâu cậu rồi, cậu có phải cũng giặt đồ giúp mình không?”


    Thường thì những lúc ấy tôi cũng sẽ nói: “Có chứ, mình sẽ đem cả cậu đi giặt luôn.”


    Đó là những thời khắc đẹp đẽ.


    Vào thời khắc đẹp đẽ đó, có vô số bức thư tình trao tay giữa các cô cậu học trò, có vô số con chữ chép lén lút chép ở góc bàn học, có bao nhiêu sự xoay chuyển giữa những cái ôm và những cái quay đầu của thích cậu và xin lỗi cậu, có rất nhiều người vì yêu thầm mà rơi nước mắt, có rất nhiều những bày tỏ trong nghẹn ngào, và, rất nhiều sự vỗ về che chở.


    Trong thời khắc đẹp đẽ, chúng ta tranh cãi, chúng ta cười phá lên, chúng ta ngồi trong lớp học múa bút thành văn, chúng ta đứng hai bên đường chạy mà khản giọng la hét “cố lên”.


    Thời khắc đẹp đẽ quá tươi đẹp.


    Mà thứ thời khắc đẹp đẽ thành thục nhất đó là: trôi qua trong chớp mắt.


….


    Tháng chín năm 2006, tôi cởi bỏ bộ đồng phục đẹp nhất của thanh xuân, cùng hơn năm mươi chàng trai cô gái khác rơi nước mắt chạm ly rượu đêm chia tay.


    Sau đó leo lên chuyến xe lửa đi Cáp Nhĩ Tân.


    Tôi nói: “Tiếu Tùng, sau này đồng phục cậu tự mình giặt đi, nhớ ăn nhiều trái cây.”


    Cậu ấy nói: “Mình nhìn thấy bạn trai lớp cậu ôm cậu rồi.”


    Tôi nói: “Đó là chúng mình nói lời tạm biệt.”


    Cậu ấy nói: “Vậy mình cũng muốn tạm biệt.”


    Sau đó cậy ấy giang tay, từng chút một ôm lấy tôi vào lòng.


    Đó là cái ôm đầu tiên của tôi và Tiếu Tùng từ nhỏ đến lớn, đó cũng là lần đầu tiên tôi nghe thấy tiếng tim cậu ấy đập như vậy trong lồng ngực, mạnh mẽ và rộn ràng.


…..


✨ Bơ : Thanh Xuân có một Tiếu Tùng luôn ở bên Hà Hảo đó là một điều may mắn, nhưng Bơ lại không có sự may mắn ấy chỉ mong con đường phía trước có thể tìm thấy được một " Tiếu Tùng cho riêng mình, chỉ riêng mình thôi ❤️


🍁 Chúc các bạn cũng sớm tìm được cho mình một " Tiếu Tùng " như vậy.