Thời gian cứ thầm lặng trôi, chẳng mấy chốc sau cũng đến ngày 29 tết. Nhỏ Nhung đã về quê ăn Tết từ hồi 25, đương nhiên ba tôi cũng được
nghỉ, nhưng chỉ duy nhất ngày hôm nay, đến sáng hôm sau lại đi theo đoàn múa lân để biểu diễn theo yêu cầu nên cũng không ở lại được lâu.
Mới sáng bảnh mắt, ba tôi đã đập cửa phòng:
-Dậy mày, thằng kia! Tết nhất mà ngủ tối ngày!
-Để con ngủ chút đi ba!
-Mày có mở cửa ra không, tao tông vào bây giờ!
-Rồi rồi, con ra ngay, làm gì mà ba kêu sớm vậy?
-Cái thằng này hay nhỉ, mới tối qua mày còn kêu tao sáng mai kêu mày dậy đi trực trường, giờ còn giả nai hả con?
-À, con nhớ rồi, ơ…oáp…!
-Thanh niên trai tráng…chậc…mà trường gì kêu đi trực cả ngày tết thế, mày bị phạt lao động à?
-Dạ đâu có, tại lớp con đăng kí ngày tết để kiếm thêm điểm cộng đó, hề hề!
-Kiếm điểm gì kì thế không biết!
-Dạ thôi con đi đánh răng rồi lên trường nghe ba!
-Ừ, đi cẩn thận đấy!
Thế là tôi chạy tót một mạch ra xe dong thẳng ra ngoài đường.
Năm nay không có 30, nhưng không vì thế mà mọi việc trở nên xáo trộn, vẫn những cửa hàng đầy ấp khách tranh thủ đi muôn đồ cuối năm, vẫn
nhưng hàng trái cây bán muộn cho những ai chưa cho măm ngũ quả, vẫn là
những hàng thịt còn sót lại chờ người đến để hóa thành những nồi thịt
khó tàu nghi ngút. Không khí tết vẫn như thế, vẫn nhộn nhịp vui tươi,
nhưng trong lòng tôi lại có một cảm giác gì đó rằng nó chẳng giống trước nữa. Có lẽ vì những trò chơi năm mười, cuốc bắt, rồng rắn lên mây cùng
với những trò chơi khác đã không còn hiện diện ở cái xóm này như 10 năm
về trước, nó đã dần được thay thế bằng những trò chơi điện tử, những
chiếc điện thoại cảm ứng trượt vèo vèo với vô số nhưng trò chơi hấp dẫn, liệu đến thứ gì sẽ thay đổi nữa?
Đạp xe được một lúc, cổng trường đã hiện ra trước mắt với không khí
vô cùng đìu hiu. Phải len lỏi vào bên trong mới có thể thấy được một vài phần tử trong lớp tôi đang khua chổi múa kẹp rác trong đó, đếm đi đếm
lại cũng chỉ có mười mấy mạng, tuy nhiên những thành phần chủ chốt như
Toàn phởn, Khanh Khờ cho đến bé Phương, Lam Ngọc đều đến đông đủ.
Vừa thấy tôi, Phú nổ đã reo lên vang vọng:
-A, sư phò…ò!
-Nhậu không?
-Ba xị…!
-Mồi gì…
-Mồi tía cưng, bố cái thằng vào trễ!
Nó đột nhiên đổi giọng cốc vào đầu tôi muốn nhóe lửa.
-Trễ gì, tụi bây cũng mới bắt đầu mà!
-Bắt cái gì, tụi tao làm lâu rồi, giờ này mới tới hả, ở lại làm một mình nhe con!
-Ê Phú!
-Kêu gì mày,
-Theo tao lên quét lầu 2 kia, thằng Tuyên kêu!
-Đệt, bố lạy mày thánh lảng, để còn làm ăn tý xíu!
-Hế hế, thế ra Phú nổ vẫn nổ như thường nhễ!
Tôi bốp tay rôm rốp lườm nó muốn cháy xém:
-Đâu có, thấy mặt mày còn say ke quá, tao hù vài phát cho nó tỉnh ngủ ấy mà. Thấy chưa, mặt mày giờ bảnh như chó cảnh ròi!
-Đệt, bố đấm mày mỏi tay!
-Thôi thôi, hai người trật tự lại làm lao động lẹ rồi về!
Lại là chất giọng lạnh lùng của lam Ngọc vang lên khiến cả hai thằng đứng xếp re như duyệt binh.
Buổi lao động cũng được bắt đầu, nhờ có thằng Tuyên biết ý nên tôi
với thằng Toàn, thằng Khanh, Lam Ngọc, bé Phương cùng với đám loi choi
kia được trực chung một nhóm ở hành lang tầng trệt, công việc cũng chả
có gì khó khăn, chỉ việc quét và quét thẳng tiến thế nên nó tạo cho tôi
một cái cảm giác chán chườn vô cùng. Không khí trong trường hôm nay cũng khá là ảm đạm, chắc là do tôi đã quen với cái cảnh nhộn nhịp, ồn ào của những buổi học thường ngày rồi, giờ đây trong một ngồi trường vắng tanh như thế này, nếu không có bọn tôi chí chóe ở đây chắc nó cũng chẳng
khác gì một khu bỏ hoang là bao, à mà dùng khu bỏ hoàng thì hơi quá,
nhưng cảnh tượng thì đích thực là như thế mà.
Quét tới quét lui dăm ba chỗ, cuối cùng những cái miệng bàn lùi đã bắt đầu lên tiếng, người khai hỏa đầu tiêng là Toàn phởn:
-Ầy chà, làm việc nãy giờ mệt rồi, nghỉ tí đã!
-Ê thằng kia, nãy giờ thấy mày cứ đứng phủi qua phủi lại chứ có quét gì đâu mà mệt!
-Sao không mày, nãy giờ tao quét gần chết, mày mới là thằng làm biếng đó Phú!
-Biếng đâu, nãy giờ thấy tao không, cân cả cái hành lang còn đòi gì nữa!
-Nổ vừa vừa thôi mày, tưởng mình mày làm hả?
-Ờ, tao cũng làm chứ bộ!
Khanh khờ cũng lóc chóc sợ bị nói là làm biếng.
Đến đây, mắt Toàn phởn bỗng nhiên sáng rỡ lên, nó cất giọng ngọt như mía lùi:
-Ê, tụi bây có khát không, tao đi mua nước nha!
-Thôi khỏi mày, kiếm cớ trốn lao động hả!
-Trốn đâu, tưởng ai cũng nghỉ như mày hả?
-Xời, xin lỗi! Bố đây là siêng năng nhất nha cưng!
-Ê Phú, chỗ này còn rác nè, phụ tao quét với!
-Dẹp mày đi, phá bố à!
-Ộ, coi người siêng năng nhất kìa!
-Gì chớ, siêng năng nhưng cũng biết mệt chứ mạy!
-Thôi tụi bây coi làm lao động lẹ còn về nữa, ở đây mãi chán chết!
-Mày không đi chơi ở đâu à Khang?
-FA thì đi đâu, đi coi mấy đứa cặp bồ cho tủi thân à?
-Ế, tối nay ai muốn vào hội độc thân với bố đi coi pháo hoa giao thừa không?
Toàn phởn bỗng đứng lên hớn giọng.
-Mày mà FA cái nỗi gì mà lập hội?
-Vậy là mày không biết tiền sử của bố rồi, cứ hỏi cô gái xinh…
Chưa kịp nói hết câu, Toàn phởn đã bị Lam Ngọc lườm cho cháy xem cả người, vội vàng nhảy ra một đoạn khá xa nói tiếp:
-À, chung quy thì cứ đi chơi vui, chứ có gì đâu mà! Thằng nào muốn tối nay đi chơi thì điểm danh với bố nghen, kẻo hết chỗ!
-Làm như quý làm mà hết chỗ, mà dù gì tối nay cũng ở không, thôi thì đi chơi cho vui vậy! Cho bố một suất VIP nhé!
-Ờ được, còn thằng Phong có đi không mày?
-À, việc này…
Sựt nhớ tới buổi hẹn với con bé Ngọc Mi, tôi lại phân vân nửa muốn
nửa không. Muốn vì việc này sẽ tạo cho con bé cảm giác bè bạn, vui vẻ
khi lúc nào cũng có miệng thằng Phú bô bô nhưng đây chỉ là ý kiến chủ
quan của tôi, biết đâu con bé lại không thích đông người, con gái gia
giáo mà.
Thế nên tôi cứ ậm ừ đến một lúc lâu sau mới có thể lên tiếng:
-À, chắc không đi được, tao mắc công chuyện ở nhà rồi!
-Úi xời, tết nhất mà bận công chuyện gì mày, đi dựt đồ à!
-Dựt dựt tía cưng, nói chung là tao đi không được rồi!
-Ùi, vắng mày cũng chẳng nhằm nhò gì! À mà Ngọc có đi hơm!
Đột nhiên Toàn phởn cao giọng lãnh lót.
-Gì, tôi à?
-Ừ, tối bà có rảnh không, giao thừa đi với bọn này cho vui, có bé Phương nữa nè!
-Ừm, cũng được, đi thì đi!
-Đó thấy chưa, có tui tham gia là Ngọc đi liền hà, hế hế!
Phú nổ được nước nổ banh xác.
-Phú này, nếu muốn biết cảm giác làm mộc nhân thế nào thì liên hệ bạn Toàn để biết thêm chi tiết nhé!
-À thôi, tốt nhất là không nên biết, Toàn ha?
-Tao không liên quan, đừng kéo tao vào kẻo vạ lây!
-Thôi, mọi người tranh thủ quét xong rồi, về nhà chuẩn bị tối đi chơi nhen!
-Ok, việc này thì khỏi phải bàn!
Nhờ đó, tụi này làm việc rất nhanh, chỉ trong thoáng chốc là cái hành lang đã sạch bong không tỳ vết. Ngay cả việc về cũng vậy, thằng Tuyên
chỉ mới điểm danh xong là cả đám đã chạy ùa ra chỗ giữ xe như ong vỡ tổ. Tất cả chỉ tại mấy cái trò cù nhây của đám choai choai Phú nổ với đám
con gái nên mới thành ra cớ sự như thế. Tôi cũng chẳng quan tâm lắm, chỉ đứng ngoài cười cho có rồi lủi thủi đi về thôi, với tôi bây giờ chẳng
ham hố gì con gái nữa rồi, bấy nhiêu rắc rối là quá đủ. Giờ tôi chỉ muốn tìm một chỗ nào đó thật yên tĩnh để tựa lưng vào mà ngủ một giác thật
say thôi. Nhưng tôi chẳng yên thân được bao lâu, chỉ mới vừa về tới nhà, chuông điện thoại đã reo lên inh ỏi:
-À lố, ai đấy!
-Em Mi đây, đã dặn anh biết bao nhiều lần mà vẫn chưa lưu số em nữa à!
-Quên, hề hề! Mà gọi anh có chuyện gì thế, tối mới đi chơi mà!
-Có mới gọi chứ, khoảng chiều chiều anh qua nhà em đi!
-Có chuyện gì thế, lại gặp ba mẹ em nữa hả?
-Không, chỉ là ăn cơm với nội em thôi!
-Gì, nội em á? Lại chuyện gì nữa vậy
-Anh bình tĩnh, nội chỉ mới về nước mấy bữa nay chưa biết chuyện gì
cả đâu, khi nghe tin em đi chơi giao thừa với bạn thì nội đòi xem anh
thế nào thôi!
-Èo, có gì không đấy!
-không sao mà, anh chỉ cần làm theo hướng dẫn của em là được! Thôi, em bận việc rồi, gặp anh sau nhé!
Nói rồi, con bé cúp phone cái độp làm cả người tôi như muốn tan chảy
ra. Vậy là chiều nay tôi phải gặp nội con bé, người nổi tiếng khó bậc
nhất trong gia đình. Cũng may là con bé vẫn chưa nói chuyện tôi và nó
đang quen nhau, tất nhiên là trên danh nghĩa thôi, nhưng như thế cũng đủ để nội con bé phát điên lên rồi. Thôi thì chịu đấm ăn xôi vậy, dù rằng
không phải xôi của mình nhưng vẫn phải đi, thật là rắc rối gì đâu!
Vào đâu giờ chiều, không khí có vẻ dễ chịu hơn khi những cơn gió mát
bắt đầu thổi lùa qua nhưng con phố như muốn chào hổi nhưng người dân ở
đây rằng “chúng tôi đã đến rồi, không khí mùa xuân nhé”. Quả thật đến
chiều quan cảnh ngoài đường càng nhôn nhịp hơn khi người ta đã bắt đầu
rời nhà chuẩn bị cho chuyến du xuân đêm giao thừa. Nào liển, hàng rong,
đâu đó là những cây nêu được dựng lên làm cho không khí tết càng đến gần hơn bao giờ hết.
Sau khi chỉnh chu quần áo gọn gàng, tôi bắt đầu sải từng bước rề rà
đến chiếc xe cam đen đã gắn bó với tôi biết bao năm nay, trước đó ba đã
cho tôi một số tiền gọi là mừng tuổi khiến tôi mừng muốn ứa nước mắt.
Thế là thời gian gặp mặt của hai cha con tôi cũng hết, tối nay ba tôi
cũng đi về đoàn luôn, chắc là lâu lắm mới gặp lại. Đáng lẽ ra tôi đã có
thể ở với ba tôi lâu hơn một chút rồi, chỉ tại buổi trực trường kinh
khủng nhất chưa từng thấy ngày hôm nay thôi. Nhưng thôi, dù gì cũng gặp
nhau rồi, biết ba vẫn khỏe thì tôi cũng an tâm, giờ đây công việc còn
lại chỉ là đi đến nhà con bé thưởng thức bữa ăn kinh dị cùng nội của nó
mà thôi.
Đúng bong 6h tối tôi có mặt tại nhà của con bé, tuy là được nó dẫn
vào nhưng đôi chân tôi cứ líu ríu cả lên vì khẩn trương, khẩn trương đến nỗi con bé phải lên tiếng:
-Anh cứ bình tĩnh đi, vào ăn có bữa cơm thôi chứ có phải ra mắt đâu mà!
-Có thiết là ăn cơm thôi không, anh thấy sao sao ấy!
-Cùng lắm bà chỉ hỏi vào câu về tên tuổi, quê quán, ăn nhanh xong rồi đi ngay mà, đừng lo!
Tin lời con bé, tôi bước có đôi phần tự tin hơn vào ngôi nhà to lớn đã từng tạo cho tôi nhiều kỉ niệm trước đây
Hôm nay căn nhà được bày trí khá bắt mắt với những gam màu đỏ ói đặc
trưng cho ngày tết, nào liển, nào hoa, nào măm ngũ quả, mai vàng câu đối chẳng thiếu thứ gì. Cái thiếu duy nhất ở đây chắc có lẽ là cô gái mắt
xanh xinh xắn đó, thiếu cô ấy, không khí tết có phần ảm đạm đi đôi chút, nhưng không sao đâu, một ngày nào đó tôi sẽ được gặp lại đôi mắt xanh
ấy thôi mà…
-Nè, anh có nghe em nói gì không?
-Hả hả, có chuyện gì?
-Em hỏi hôm nay nhà bày trí có đẹp không?
-À đẹp chứ, em bày trì à?
-Cũng một phần thôi, chủ yếu vẫn do nội hưỡng dẫn cả!
-Nội em giỏi ghê nhỉ?
-Còn phải nói, hồi còn trẻ nội em thông minh, sắc xảo lắm đấy!
-Hơn cả chị em?
-Sao lại hơn cả chị em? Hơn cả em ấy chứ!
-Èo èo, bắt đầu thấy lạnh người rồi đấy
-Bé Mi à, con dẫn bạn vào nhà chưa, sao lâu thế?
Bỗng dưng một giọng lão niên vang lên cắt đi cuộc nói chuyện của bọn
tôi. Ngay sau đó, con bé Mi bỗng cầm tay tôi đi thoăn thoắt vào trong
bếp với chất giọng không thể dịu ngọt hơn được:
-Dạ, con vào rồi nè nội! Đây là bạn con, ảnh tên Phong, học cùng trường với con nhưng lớp trên!
-À, ra đây là người dẫn con đi chơi à, ngồi đi, vào bữa ăn rồi đó!
-Dạ, cảm ơn bà!
-Sao hai tụi con quen nhau vậy, hai đứa khác lớp mà nhỉ?
-Dạ, anh ấy làm bên đoàn, gặp nhau thường nên quen luôn ạ?
-Mi này…ục…
Chưa nói hết câu tôi đã bị con bé dẫm chân một phát muốn tóe móng
cộng với một cái lườm lạnh băng làm tôi khiếp vía im ngay tức khắc.
-Chà, đã gọi bằng Mi rồi à, thân đến thế sao?
-Dạ, hông có gì đâu nội, chuyện bình thường mà!
-Chuyện bình thường? Cho người khác biết tên cún cơm mà không thân thì gọi là gì Mi nhỉ?
-À, dạ thưa bà, chuyện này là do con tình cờ biết được tên em ấy
trong cuốn sổ tay, nên hay giỡn vậy thôi, không ngờ đây là tên cún cơm
ạ!
Tôi nhanh trí bịa ra ngay một chuyện để chữa cháy, ấy thế mà vẫn bị bắt thó:
-Ra vậy hả, thế ra con xem lén sổ tay của bé Mi rồi!
-Dạ việc này…
-Thôi, làm quen nhiêu đây cũng được rồi, mọi người ăn cơm đi, kẻo đồ ăn nguội đó!
Thấy tôi có vẻ ngáo, bà cũng chẳng hỏi dồn nữa nên đảnh sang chuyện
ăn cơm để tôi đỡ phải mất mặt. Kì lạ thay mẹ của Ngọc Lan thường ngay
rất hay cười đùa khi nói chuyện nhưng hôm nay cũng chẳng cười lấy một
tiếng nào ngoài mới tôi ăn mấy món do mình tự nấu để tránh sự ảm đạm của bữa ăn. Và đó cũng là không khí chính suốt buổi hôm đó, một cảm giác
thật ngột ngạt và khó chịu, tôi thậm chí còn chẳng dám vợ đũa gắp thức
ăn nếu không có sự trợ giúp của cả mẹ Ngọc Lan và con bé Mi.
May sao, bữa ăn cũng trôi qua một cách bình yên vô sự. Đương nhiên,
sau bữa ăn, tôi lập tức di chuyển sang phòng khách càng nhanh càng tốt
để tránh phải giáp mặt với bà, nơi chỉ có thằng Bảo đang ngồi chiễm chệ
nhai số mức dừa trong chiếc hộp nhựa. Khổ nỗi tôi phải đợi bé Mi rửa
chén xong mới có thể đi chơi được nên phải ngồi giáp mặt với nó trong
khi xung quanh chả có ai.
-Này, lúc nãy một phen thót tim hả?
Thằng Bảo nhìn tôi cười khoái trá.
-Thót tim cái gì, chuyện bình thường mà!
-Hề, chưa hết đâu, đó chỉ là bà nói chuyện xã giao với anh thôi đấy,
còn nếu đã thân rồi thì cảm nhận độ thốn khi nói chuyện đi nhé!
-Ghê đến thế cơ à?
-Tất nhiên rồi, anh nghĩ bé Mi được như bây giờ là do ai kèm cặp chứ?
-Liệu có quá không, chia nhau ra để nuôi rồi còn sang tận bên đó để nuôi dưỡng nữa?
-Chả có gì là quá đối với một gia đình gia giáo cả? Nhưng kể ra cũng
tội cho bé Mi thật đấy! Từ nhỏ đã phải theo nếp nhà, ít khi được đi chơi lắm!
-Vậy con bé phải ở nhà suốt sao?
-Cũng không hẳn, chỉ là ít đi chơi thôi! Cuối tuần nội vẫn cho Mi về nhà ngoại chơi mà!
-Chà, nhóc là hàng xóm nhưng cũng rành nhỉ?
-Chỉ là được nghe kể lại thôi! Với lại lúc nhỏ cũng hay rũ Mi đi chơi lắm, nhưng chẳng được bao lâu đã bị nội kêu về nên cứ ấn tượng mãi
chuyện đó!
-Vậy là nhóc thích bé Mi lắm à?
-Anh biết rồi còn hỏi, có phải đang trêu chọc tôi không?
-À không, chỉ là…
-E hèm…
Đang nói, giọng con bé Mi đã hắn lên từ đằng sau làm tôi hú vía suýt nuốt luôn hột chùm ruột đang ngậm trong họng.
-Nãy giờ hai người đang nói chuyện gì mà nghe loang thoáng có tên tôi thế?
-À hề hề, có gì đâu, anh đang nói chuyện đi chơi tết với Mi ấy mà!
-Rảnh nhỉ, có biết lúc nãy anh suýt làm lộ mọi chuyện rồi không?
-À, biết mà, do anh sơ ý thôi, hề hề!
-Thôi giờ cũng chẳng còn trễ nữa, đi chơi tết là vừa rồi đấy…-rồi nhỏ quay sang nhóc Bảo-…tối nay Bảo không đi chơi à?
-Không, tối nay muốn ở nhà coi TV hơn, một mình đi chơi cũng chẳng, đâu phải ai cũng có đôi có cặp như ai kia?
-Về đây lâu Bảo cũng biết nói móc rồi nhỉ?
-Thôi không nói nhiều nữa, Bảo coi TV đây, hai người đi vui vẻ!
Bé Mi không nói gì, chỉ hừ một tiếng rồi đi tót ra sân làm tôi giật mình chạy theo muốn bở hơi tai.
-Nè, làm gì mà đi nhanh thế, anh chưa lấy xe mà?
-Không muốn gặp cái bản mặt đáng ghét đó!
-Ý em nói là nhóc Bảo à?
-Còn ai vào đây, từ đó giờ đã thế, cái tính cứng đầu chả bao giờ chịu bỏ!
-Uầy, thôi đừng suy nghĩ nhiều nữa, cứ đi chơi xuân một chuyến sẽ khuây khỏa hơn thôi, anh vào lấy xe nhé!
-Ừm, anh đi lấy xe đi, em đợi ngoài cổng.
Tạm thời qua ải nội của bé Mi, tôi ung dung chở con bé dạo vòng quanh những con đường đông nghẹt giờ đây càng trở nên nghẹt cứng khi lượng xe đi chơi tết ngày một tăng cao. Phải khó khăn lắm bọn tôi mới lết xác
được tới cầu Ánh Sao chỉ cách đó có vài cây số tròn.
Sở dĩ tôi chọn nơi này làm điểm vui chơi là vì muốn tránh cái không
khí đông kín người ở quận 1. Trung tâm thành phố mà, nơi nào chả đông,
còn đường cho người đi bộ là hên lắm rồi. Nhưng không vì thế mà quan
cảnh ở hồ bán nguyệt lại thua nhưng nơi khác nhé, có khi còn đẹp hơn nữa đấy. Sau khi gữi xe vào bãi xong, tôi dẫn con bé cho tham quan đường
hoa vòng quanh hồ Bán Nguyệt một vòng trước khi dừng chân nghỉ ở bậc tam cấp ở crescent mall gần đó.
Đường hoa cầu Ánh Sao năm nay làm cũng khá hoành tráng với hàng ngàn
loại hoa xếp thành những hàng dài dọc quanh khu bờ hồ, nào nón lá, nào
rào tre trông cứ y như vùng nông thôn thứ thiệt vậy. Nhưng người tôi chú ý nhiều nhất vẫn là con bé Mi. Suốt buổi nó chẳng nói gì, chỉ lẳng lặng đi cạnh tôi, thi thoảng nó bỗng dừng lại ngắm nghía những hàng hoa rồi
lại vội sải bước chạy sang hàng hoa khác làm tôi cứ lon ton chạy theo
muốn rụng cả chân.
Giờ đây khi ngồi nghỉ ở bậc tam cấp này, tôi mới có cơ hội nhìn kĩ
sắc mặt của con bé. Trông nó giờ này buồn ra mặt, nhưng nét ưu buồn cứ
bám lấy khuôn mặt bé xinh của nó một cách vô tội vạ khiến nó chẳng thể
nở lấy một nụ cười mỗi khi nói chuyện với tôi. Cực chẳng đã tôi mới chạy đi mua một bịch bánh tráng trộn rồi vội vã chạy về cười hền hệt với nó:
-Đói không, ăn bánh tráng trộn anh mới mua nè?
-Thôi, mới ăn cơm đây mà, không đói đâu!
-Ăn đi chứ, anh mời mà!
-Không…
-Trời ơi, Mi ơi!
-Hả…um…!
Nó vừa hả họng tôi đã nhanh tay đưa vào miệng nó một cái trứng cút
làm nó chẳng thể nào nhả ra, cũng chẳng thể nào nhai được, chỉ ngậm một
bên má mà lườm tôi muốn chấy khét cả người.
-Ăn đi, nói thật đó, ngon lắm mà!
Nghe lời tôi, nó miễng cưỡng nhai cai trứng cút đó với bộ mặt trông
buồn cười đến phát tợn. Chắc không vận nội công kìm nến được, tôi đã bật cười thành tiếng từ lâu mất rồi, có khi lãnh nguyên cú tác nổ đom đóm
vào mặt rồi cũng nên.
Sau khi ăn xong cái trứng cúc đó, đột nhiên khóe mắt nó đỏ lên, ứa ra một thứ gì đó thật long lanh. Nó úp mặt xuống, vai bắt đầu rung lên
chẳng hiểu lí do. Xung quanh đã có khá nhiều người nhìn bọn tôi với cặp
mắt hiếu kì, tò mò khi thấy con bé làm thế. Nếu để lâu chắc chắn bọn họ
sẽ nghỉ tôi đã ăn hiếp con bé đên phát khóc, tới lúc đó mọi chuyện sẽ
trở nên phúc tạp hơn nhiều. Thế nên chẳng còn cách nào khác tôi đành kéo con bé vào lòng mà dỗ lấy dỗ để chỉ mong nó ngừng khóc để tôi tránh
chuyện thị phi xung quanh.
Cơ mà khi vừa kéo vào, một hương thơm dịu nhẹ tỏa ra từ người con bé
khiến tôi như tê người đi. Bất giác tôi ngó thấy chiếc kẹp tóc hình bông hoa 3 cánh màu vàng của nó, chiếc kẹp tóc trông thật lạ mắt, bông hoa
này tôi cũng chả thấy bao giờ cả, nhưng tôi phải thừa nhận rằng, nhờ có
nó mà mái tóc của con bé trở nên lôi cuốn hơn rất nhiều, dường như toàn
bộ điểm nhấn của mái tóc đều nhờ chiếc kẹp này cả. Người đẹp, mái tóc
đẹp, kẹp tóc đẹp và cả hương thơm nữa, tôi cứ muốn hít…
-Này, đã đủ chưa…
Bỗng giọng con bé vang lên khiến tôi giật mình vội buông nó ra chữa lời:
-À xin lỗi, anh không cố ý đâu, tại thấy em khóc nên…
-Biết rồi, cảm ơn…
-Hả, em nói gì?
-Thì…em nói là đừng có làm vậy nữa, người ta nhìn thấy thì sao?
-Thì…thôi chứ sao?
-Anh…
Nó cau mày vung tay định đánh tôi thì đột nhiên khựng lại, hai má của nó đỏ lựng lên, thoáng chốc sau đó nó lại úp mặt xuống gối chẳng nói gì nữa, thấy lạ tôi mới khẽ khều vai:
-Nè, lại khóc nữa à?
-Không khóc!
-Chứ sao lai úp mặt đó!
-Thích!
Nó chêm vào câu đó làm tôi chẳng hé môi được gì nữa, đành thở dài một hơi rồi lại lẳng lặng ngắm dòng người đi du xuân xung quanh. Chẳng biết tôi đã ngắm được bao lâu, chắc có lẽ gần một tiếng chứ ít, trời đã bắt
đầu chuyển lạnh, dòng người đã chậm lại và cũng bắt đầu tìm cho mình một nơi lí tưởng để nghỉ ngơi chờ đến màn bắn pháo bông sắp tới đây. Con bé vẫn thế, nó vẫn úp mặt xuống gối từ nãy đến giờ mặc cho có bao nhiêu
con mắt tò mò đi ngang nhìn nó. Giờ bắn pháo bông đã đến gần nếu con bé
vẫn cứ thế này sẽ chẳng xem được gì, thế nên tôi mới mạnh dạn lây mạnh
con bé. Ấy thế mà con bé chẳng những không có phản ứng, nó còn ngã thẳng vào lòng tôi ngủ ngon lành.
Té ra nãy giờ nó ngủ quên lúc nào không biết, với tình hình thế này
để nó ngủ chắc là cách tốt nhất. Có lẽ cả ngày hôm nay nó đã phải phụ
nội bày trí, dọn dẹp nhà cửa nên mới mệt đến thế, thảo nào lúc đi dạo nó cứ che miệng ngáp liên tục, giờ nhìn con bé nhắm thim thíp mắt, trong
lòng tôi bỗng dậy lên một cảm giác bình yên thật khó tả. Khẽ chạm vào
chiếc kẹp tóc, tôi tự hỏi rằng nó có phải được làm riêng cho con bé
không, sao mà đẹp quá, hợp quá, con bé như nổi bật lên khi cài nó vào
vậy.
-Anh có biết chiếc kẹp đó là hoa gì không?
Bỗng nhiên giọng con bé vang lên làm tôi giật thót, đôi mắt của nó
vẫn nhắm nhưng cái miệng chúp chím đang bật ra những lời nói khe khẽ như đang ru ngủ, con bé đã thức…
-Chiếc kẹp tóc này được nội em đặt làm theo hình dáng hoa thiêng diên vĩ đó!
-Hả, hoa thiêng diên vĩ?
-Đó là quốc hoa của Pháp, nó tượng trưng cho sự thông minh và khôn khéo!
-Nội em, thương em quá nhỉ?
-Ừm, thương thì có thương, nhưng đã quá sức chịu đựng của em rồi!
-Sao thế, anh thấy bà em cũng đâu đến nỗi nào đâu mà!
-Đó là anh chỉ mới gặp thôi! Anh tưởng bà cho em đi chơi với anh dễ
thế sao, ba mẹ em xin mãi bà mới đồng ý đấy, gọi anh đến chỉ là xem mặt
anh thế nào thôi!
-À, thảo nào, anh cũng thấy tò mò sao mà dễ đến vậy!
-Nói chung thì tiếp xúc với em lâu, anh sẽ hiểu em hơn thôi…
-Hả em nói gì…
-Bụp…bụp…đùng…
Chưa kịp hỏi lại, những tiếng pháo hoa đã vang lên cũng với nhưng vệt màu sặc sỡ nổ lan trên bầu trời đen thẳm. Vậy là đã đến màn bắn pháo
hoa giao thừa, do ngồi ở dưới thấp nên tôi cũng chẳng nhìn thấy rõ những chùm pháo hoa được bắn bên dưới, chỉ có những chùm pháo hoa nổ tít trên cao mới có thể vươn cao hơn hàng ngàn người đang đứng trước mặt tôi mà
lóe sáng thôi. Nhưng lí do tôi chẳng đứng lên được là bởi vì con bé lúc
này vẫn nằm gọn trong lòng tôi, thi thoảng vẫn cố giươn mắt để chiêm
ngưỡng những đợt pháo hoa đầy màu sắc đó. Nó lại làm tôi nhớ đến lúc
cùng ngắm pháo hoa với Ngọc Lan, cũng trong khung cảnh đông nghẹt như
thế này, cả tay tôi và tay nàng như hòa vào nhau làm một, thật hạnh phúc biết bao, thật ấm áp biết bao, ở nơi phương trời kia, liệu cô gái đó có còn nhớ không?
Khi những chùm pháo tràn cuối cung lóe sáng lên đồng loạt cũng là lúc tiết mục bắn pháo hoa kết thúc. Vậy là một năm mới lại đến, người ta
quay sang chúc nhau câu chúc mừng năm mới như muốn xua tan đi những
phiền muộn mà năm cũ để lại. Cứ thế từng dòng người bắt đầu ùa về nhà
đông nghẹt như lúc họ đến đây. Con bé bây giờ đã tỉnh táo hoàn toàn và
không còn nằm trong lòng tôi nữa. Nó đi trước tôi, hai tay đan vào nhau
mà nhìn ngắm khung cảnh đông kín người mà có lẽ nó chưa bao giờ thấy
trước đó. Bất giác nó quay lại nhìn tôi nở một nụ cười đẹp như tranh vẽ
rồi nó lại quay đi tiếp tục ngắm cảnh để lại biết bao cảm giác bồi hồi
trong trái tim vốn đã khô cằn của tôi từ lúc nào.
Đột nhiên chuông điện thoại của tôi réo vang lên, đó là số của thằng Toàn, tôi trả lời ngay:
-Alô, gọi tao chi đấy, mới không gặp xíu đã nhớ bố rồi à?
-Dẹp mày đi, Lam Ngọc mất tích rồi!
-Sặc, cái gì mà mất tích?
-Thì tao nói nhỏ đi đâu mất tiêu rồi, mày tìm phụ tụi tao với?
-Tụi bây làm cái gì vậy, tao không hiểu gì hết trơn?
-À thì lúc nãy Lam Ngọc uống bia có hơi nhiều, rồi nói đi đâu đấy mua đồ, mà đến khi bắn pháo bông xong vẫn chưa thấy về lại với nhóm!
-Rồi có gọi về nhà Lam Ngọc chưa?
-Tụi tao chưa dám đâu, xe của bả còn ở đây tức là vẫn chưa về nhà, gọi có nước bị mắng vốn chết đấy!
-Sặc, rồi có gọi Lam Ngọc chưa?
-Gọi chỉ Toàn thuê bao thôi, mày biết nhiều về Lam Ngọc hơn mà, giúp tụi tao với!
-Èo, chuyện này…
Trong đầu tôi giờ này rối như tơ vò, trước mắt là con bé Mi vẫn đang
thích thú đi dạo, nhưng bên kia đường đây là những khuôn mặt lo lắng khi Lam Ngọc đã mất tung tích.
Phải làm gì đây bây giờ?