Cao Thủ Hạ Sơn, Ta Là Tiên Nhân

Chương 680




Chương 680

Ông chủ Vương nói: “Vậy được, A Mai, ngày mai có buổi âm nhạc, tôi đặt hai vé trên mạng, mời cô đi nghe”.

Sư phụ Vinh vội nói: “Một người luyện Chu Sa Chưởng như ông, giả bộ cái gì, ông biết đánh mấy phím đàn không? A Mai, tôi đã đặt phòng bao ở Đắc Nguyệt Lầu, đầu bếp của Đắc Nguyệt Lầu là bạn tốt trước đây của tôi, giỏi ẩm thực Hoài Dương, chúng ta đi ăn một bữa”.

Ông chủ Vương cười he he nói: “Đầu bếp đúng là đầu bếp, ngoài ăn ra, thì không biết gì hết. Ai nói luyện Chu Sa Chưởng thì không thể nhàn hạ giải trí? Đâu giống ông, cả đời cầm muôi. Tóm lại ông không cần nghe nhạc, tinh tinh tang tang, chỉ mấy tiếng đó trong bếp cũng đủ cho ông nghe rồi…”

Nghe sư phụ Vinh và ông chủ Vương cãi nhau, Lý Dục Thần liền có cảm giác thích thú.

Bạch Vân Quan ở ngoài cửa Tây thủ đô, là một trong tổ đình Toàn Chân Long Môn.

Lý Dục Thần đứng bên ngoài cửa của Bạch Vân Quan, vô cùng cảm khái, ở vùng đất thủ đô phồn hoa, có thể có cung quan tu hành rộng lớn khí thế hùng vĩ thế này, cũng thật không dễ dàng.

Rất nhiều du khách đến Bạch Vân Quan, ra ra vào vào, không nói được là đông đúc chen nhau, nhưng cũng được gọi là dòng người qua lại không ngớt.

Lý Dục Thần đến thăm quan chủ, theo lý có thể trực tiếp từ cửa hậu sơn đi vào, nhưng lần đầu tiên đến Bạch Vân Quan, cũng hơi hiếu kỳ đệ nhất thiền viện Toàn Chân này như thế nào, nên anh mua vé, đi theo du khách vào từ cửa chính.

Lúc đang tiến vào cửa núi, bỗng phát hiện rất nhiều du khách tập trung ở cổng chính giữa, còn đang sờ gì đó lên tường đá.

Lý Dục Thần hiếu kỳ đi đến xem, thì thấy một du khách đang sờ vào một chú khỉ nhỏ trên bức phù điêu trên vòm đá bên phải cửa vòm.

Con khỉ đá đó được sờ đến sáng bóng, cũng không biết ở đây bao nhiêu năm, đã được bao nhiêu người sờ.

Điều khiến Lý Dục Thần kinh ngạc là, trên con khỉ đá to bằng bàn tay đó lại tụ linh khí, dùng thần thức cảm ứng, lại rất sống động, dường như vật sống.

Tiếc là tảng đá thì mãi mãi là đá, không thể nào có một con khỉ nhảy vọt ra được.

Lúc này một hướng dẫn viên du lịch dẫn một đoàn đến, bắt đầu giới thiệu, Lý Dục Thần mới biết, Bạch Vân Quan có tập tục “sờ khỉ đá”.

Dân gian có câu: Thần tiên vốn không rõ ở đâu, chỉ để lại khỉ đá trong quan.

Cho nên khỉ đá này cũng tượng trưng cho thần tiên.

Du khách đến nơi này đều phải sờ một chút để lấy may.

Nghe nói trong Bạch Vân Quan có ba con khỉ đá, ngoại trừ một con trên cửa vòm, hai con khác ẩn giấu ở chỗ khác không nổi bật, rất khó tìm, nên có câu “ba con khỉ không gặp nhau”.

Lý Dục Thần cảm thấy rất thú vị, bèn đi theo đoàn du lịch, quả nhiên chỉ lúc sau đã tìm được hai con khỉ đá còn lại.

Vị trí của hai con này hơi kín, nhưng cũng được sờ đến bóng loáng.

Trên khỉ đá cũng ngưng tụ linh khí, giống như bên trong ẩn chứa phôi thai.

Lý Dục Thần phát hiện, vị trí của ba con khỉ này, thực ra là ba trận nhãn của trận pháp hộ sơn của Bạch Vân Quan.

Trận pháp hộ sơn này cũng rất đặc biệt.