Cảnh Xưa Người Cũ

Chương 16




- Nghe không sót câu nào của bà Ngọc dành cho mẹ, nhất là nụ cười mỉa mai. Bà ấy tưởng vợ của ông Khải thì không bao giờ thoát khỏi cánh điên điên dại dại này nữa. Ta buồn cho minh, giận cái ngu ngốc tin người, tin người bạn ngọt ngào đầu môi muôn vàn nguy hiểm. 

- Tất cả đã qua rồi mẹ để trong lòng làm gì. Cô vuốt bàn tay bà. 

- Còn ông chồng bạc tình đoạn nghĩa đó nữa, không bao giờ mẹ tha thứ cho ông ấy. Nếu có gieo gió ắt phải gặp bão. Ngày ông bị bão đè bẹp, ngày đó không bao giờ có mẹ Ở bên cạnh. 

- Mẹ ghét ba con thế nào đi nữa mẹ vẫn là vợ của ba con mà. 

- Làm người vợ điên, nên không chấp nhận người chồng tỉnh táo, khôn ngoan ấy là chuyện thường mà. Thật tế bà Ngọc là người cha con yêu thương nhất. Không đúng sao? 

Thư ngắm me thật kỹ, mỗi lúc một ngạc nhiên hơn. Không ngờ bà có sự nhận xét và quyết định giống như cô từng đặt ra cho mình vậy. 

Thấy Thư mỉm cười, bà nhướng mắt hỏi: 

- Mẹ có ý nghĩ và quyết định sai hay sao? 

- Ồ! Không mẹ rất chính chắn, đến nổi con không ngờ thế thôi. 

Bà gật gù, nhẹ giọng cất nổi lòng mình: 

- Bà Ngọc cứ nghĩ rằng mẹ chẳng biết gì. Mỗi lần thăm, bà ngồi vuốt tóc, nắm tay mẹ kể lể âm mưu đã và đang thực hiện cho mẹ con bà sau này có cơ ngơi vững vàng rồi sẽ rời xa ba con, lời bà thì thầm bên tai mẹ không hề e ngại. Nhờ thế mà mẹ mới hiểu. 

- Bà ấy nói gì? Mẹ nghe làm sao? 

Thư nôn nóng. Bà cười trấn an cô: 

- Con đừng lo, mẹ đã có kế hoạch để ngăn chận thu hồi những gì bà và ba con đã đánh mất, hay đã bị bà Ngọc lừa lọc bao nhiêu năm rồi. 

- Sao mẹ không nói cho con biết. Để con làm cho bà ấy biết tay. 

- Làm sao được. Đường đi nước bước ở con không tiện. Vả lại con còn phải dạy học kiếm tiền nữa, đâu có thời gian theo dõi bà cho tốt. 

- Vậy là ai sẽ làm chuyện ấy thay mẹ? - Thư giận dỗi hỏi. 

- Từ từ rồi biết mà. Chỉ cần còn đừng tiết lộ với ai sự bình thường của mẹ, để mọi người vẫn tưởng mẹ còn điên. Nếu không tất cả dự định sẽ không có kết quả gì cả. Con hiểu không? 

- Bao giờ mẹ bắt đầu để con xem có giúp đỡ gì mẹ không. 

- Con ráng vui vẻ, những gì đã qua xem như chưa có, để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Thời gian qua đã cực khổ quá nhiều rồi, ngày mai tạo hóa sẽ bù đắp cho mình. Con yên tâm đi mẹ biết phải làm gì mà. 

Thư thở dài, cô lắc đầu: 

- Có những điều tiền vàng lẫn địa vị không thể bù đắp lại được, mẹ à. Nhưng bây giờ tất cả đã qua rồi, có muốn cũng không sao kéo thời gian lại được. Thôi, đành buông xuôi mặt cho đời đưa đẩy minh vậy. 

- À, con có dự lễ đính hôn của Huy không? 

- Con chẳng biết, nửa muốn đi, nửa muốn thôi. Đi thì làm sao tránh được tâm trạng của mình trước ánh mắt soi mói của bà Ngọc. Còn ở nhà gười ta sẽ cho mình lụy tình, không dám lộ diện. 

Bà gật gù vuốt tóc con thật dịu dàng: 

- Mình phải đi con ạ, trang phục thật đẹp, gương mặt tỉnh táo, đến dự thật tự nhiên. Để cho Huy thấy rằng anh ta không phải là nhân vật quan trọng trái tim mình. Con phải cố gắng để giữ thể diện của mình trước mặt bao nhiêu người chú ý đến mình. 

- Nhưng tổ chức tại nhà Huy mới chết nè. 

- Sao không ở nhà nội của con? 

- Ba mẹ Huy muốn đãi bên nhà họ để mời bạn bè đến dự đầy đủ hơn. Bởi sau đám hỏi của Huy ông bà sẽ về Pháp ở luôn. 

- Nhà đó giao cho vợ chồng Huy hẳn à? 

- Chắc vậy, nghe đâu Huy cũng muốn về Pháp làm việc. Nhà đó ắt phải để cho bà Ngọc ở rồi. Mẹ thấy đó số mẹ con Nhã Chi sung sướng nên từ nhỏ, mọi cơ hội tốt và sự may mắn đều dành cho họ. Còn số con khổ ngay ra đời đã không có cha. Người không có cha lại có cha. Thư Thư phải lo toan mọi thứ trong đời sống của mình. Còn Nhã Chi tự nhiên được ông ấy lo tất cả. Nhiều lúc nghĩ lại buồn. 

- Ai chẳng có lúc khổ buồn, khi sung sướng. Trong ngày tháng đầu vất vả sẽ tạo cho mình nhiều kinh nghiệm. Sau đó, qua lúc thăng trần, đời mình sẽ nhàn nhà sau. Như vậy có phải tốt hơn là sướng trước để rồi về sau khổ hay không? 

- Bao giờ khổ hẵng hay. Mẹ con bà ấy hơn hai mươi năm chăn êm nệm ấm rồi. Đời người có mấy cái mười năm chứ? Mẹ nói đi. 

Nét bực dọc, bất mãn in trọn trên mắt môi Thư. Bà thở dài: 

- Hồi xưa mẹ quá khờ nên khi bắt gặp chồng và bạn thân của mình chăn gối giận quá nên thần kinh đảo lộn khiến con cái cha mẹ vướng khổ. Nếu như hiểu đời chẳng có gì của riêng ta thì con đâu có vất vả vậy. 

Thư nuốt giọng đứng lên, cô nhìn đồng hồn rồi nhỏ nhẹ từ biệt bà: 

- Đã đến giờ dạy rồi. Con về. Mẹ ráng giữ sức khoẻ. 

- Bao giờ đến thăm mẹ Thư Thư? 

- Có rảnh con sẽ sang ngay. Chào mẹ. Chúc ngủ ngon. 

Thư quay đi, không nhìn lại phía sau, dù biết ánh mắt mà luôn luôn theo bóng cô. Ngay nào bà chưa tỉnh. Thư buồn và lo lắng. Giờ mẹ đã biết mình là ai, biết lo lắng cho tương lai thế nào, tự nhiên Thư nghĩ lại quãng đời vừa cô độc, vừa nghèo khổ phải phấn đấu từng bước một để có cơm áo, học hành. Sao cô không được như Nhã Chi, có bà mẹ biết bảo vệ cho cộc sống bằng trí tuệ của bà, để cho Nhã Chi có cuộc sống của một tiểu thư. Ngược lại Thư chịu biết bao cay đắng thiếu thốn. Thư oán ghét số phận của mình, sao lại có mặt trong gia đình khốn khổ ấy chứ. 

Bác sĩ Thiện ngồi ngoài hiên nhìn trăng lên. Thấy Thư buồn bả trở về với gương mặt thẩn thờ, ông phì phà điếu xì gà tre6n môi lên tiếng: 

- Con đi đâu về đó Thư Thư? 

Cô ngồi chiếc ghế cạnh theo lời mời của ông, thản nhiên đáp: 

- Thăm mẹ con, rồi đi phố mua vài món đồ cần thiết, thầy ạ. 

- Mẹ con khỏe chứ Thư? 

- Mẹ đã bình phục hẳn rồi thầy, sớm hơn dự định mấy tháng. Công thầy cực khổ lắm há. 

- Đâu có gì đó là bổn phận của thầy thuốc mà. Mẹ con đã khỏi đáng lẽ phải vui chứ, sao sương mặt buồn vậy, có tâm sự à? 

Thư buồn bã thở dài, cô đứng tựa lan can nhìn trăng lắc đầu: 

- Chuyện đời thường buồn vui đâu có tránh khỏi. Vả lại từ ngày gặp thầy có lúc nào con vui vẻ đâu. 

- Có nhiều chuyện khi nói ra cho người ta nghe, lòng sẽ nhẹ hơn thì sao. 

- Nếu có người cha như thầy, Thư Thư đâu có khổ như ngày nay. Sinh ra đời với một người cha vô trách nhiệm, một người mẹ điên điên dại dại, bà chưa biết mình là ai, làm gì có khả năng lo lắng cho con mình. Thư Thư phải một thân một bóng lo cho mình từ ấy. 

- Con oán hận số kiếp cúa mình, bởi sinh ra trong gia đình bất hạnh đó. Thư Thư này - Ông ngập ngừng nhìn cô. 

- Sao thầy không nói tiếp đi? Cô nghiêng mặt nhìn ông gợi ý 

- Ý thầy muốn nói, chúng ta không có may mắn làm cha con cốt nhục, giờ Thư Thư có chấp nhận ông già này làm cha nuôi không? 

- Ba nuôi ư? Thư giật mình quay hẳn lại, chăm chú nhìn ông. 

- Sao, ông già này không có duyên làm ba ư? 

- Ồ không. Con có chút ngạc nhiên. Tại sao thầy lại có ý đó? Thật tình mà nói, sự kính trọng lẫn yêu thương cho người đàn ông tạo ra và bỏ mặt con sống thế nào thì ở sự phấn đấu của con, không hề có. Cho nên con nghĩ... không tốt lắm nếu thầy vào cương vị đó. 

Thật lâu ông trầm giọng lên tiếng: 

- Thư Thư ngày đầu tiên thầy nhận mẹ con. Âm thầm thầy tìm đến ba con, hỏi rõ toàn bộ câu chuyện xấy ra giữa hai người, tính tình ý thích của mẹ con ngày ấy. Nhờ đó thầy mới biết ba con không hề hạnh phúc bên hgười vợ kế. Nhưng tiền bạc đều do mẹ Ông gởi, vợ Ông quản lý sổ sách, muốn giúp con trong khi bà nội không cho, ông phải làm sao? 

- Bởi vậy mới nói ba con là người đàn ông không có bản lĩnh. Tại sao ông chỉ là một người làm công suốt đời bên người mẹ già đầy quền uy ấy. Bà độc tôn, bảo thủ, cả đám con không có lấy một cơ sở nào. Họ chỉ biết làm còn tiền bạc chưa ai có quyền tự ý chi xuất riêng. Tất cả chi phí cho gia đình tùy ba ban bố. 

- Bà độc tài quá đáng, cho dù ba con có phản đối cũng đâu có được. 

- Vậy tại sao mẹ con Nhã Chi có nhiều tiền mua sắm sung sướng được? Đó chỉ là lý do để che chắn tính thụ động và thái độ vô trách nhiệm của ông ta với con gái mình thôi. Vậy mà thầy cũng tin được. 

- Già kinh nghiệm bởi vì từng trải quá nhuần, nên thầy càng hiểu nổi khổ của ba con hơn. Đâu phải ông không biết bà Ngọc chẳng hề yêu mà chỉ lợi dụng mình suốt bao năm nay. Nhưng cảm nhận không phải là chứng cứ để buộc tội đến thủ tục chia xa nên đành sống gượng ép bên bà ta. 

- Đó là cái giá mà ông ấy phải trả thôi, có gì phải than thở chứ. 

- Thư Thư à ba con cũng có nhiều điểm để tha thứ lắm. Nhờ ông tận tình giúp đỡ nên việc điều trị cho mẹ con gặp nhiều thuận lợi hơn. 

- Sự hối hận đã xui ông ba thân yêu của con làm thế đó sao? 

Ông Thiên bắt gặp nét căng thẳng, giận dỗi của cô: 

- Thư Thư, bộ con ghét ba mình lắm sao? Họ cũng có nổi khổ riêng của mình mà. Quên chuyện không vui đó đi con yêu ạ, ôm ấp hoài khổ lắm. 

- Thầy biết không con muốn quên đi về chuyện ba mẹ của mình. Mà nhớ thì đau khổ bất mãn không sao đè nén nổi. 

Cô ngước lên cao, dù lệ vẫn len lõi vào giọng than thở ấy: 

- Con chán lắm muốn phấn đấu để tạo chỗ đứng cho mình, nhưng trên vai còn bà mẹ nặng nề chẳng biết gì, ông bà ngoại không làm gì để sống, họ đang chờ con. Thầy nói đi con vui vẻ được giây phút nào? 

- Giờ mẹ con thóat khỏi cảnh khổ ấy rồi! Ông chặc lưỡi bảo. 

- Thời gian điều trị quá ngắn, càng làm cho con oán hận gia đình của ba con hơn. Nếu ông ta có chút lòng hối hận, bởi một ngày cũng nghĩa vợ chồng, sao không lo từ ngày ấy, để đến bây giờ con phải lo. Ngoài mặt bà nội được con vui vẻ, nhưng thật ra trong tận đáy long, con vẫn chưa phôi phai. Giờ bà rở lại bình thường rồi cuộc sống sẽ thế nào đây? 

- Thư Thư! Thầy biết nỗi khổ và sự lo toan khéo dài quá nhiều năm, khiến con bực bội, sinh ra oán hận cha mẹ mình. Nhưng mỗi người có một nỗi khô? 

riêng mình nên bỏ qua cho họ. Nếu mẹ con không chê thầy, từ đây thầy sẽ đưa bà sang pháp một thời gian. 

- Thầy đưa mẹ con đi? Thầy suy nghĩ kỹ chưa vậy? 

Ông Thiên rất bình thản, đưa tay đẩy gọng kính, ông cười: 

- Thầy đã đóng vai cha con rất nhiều lần, nhất là trong những đêm mưa bão, sấm sét ập đến. Mẹ con rất sợ, điều này chính ba của con chỉ thầy phải làm gì trong lúc ấy. Dần dần tình cảm phát sinh, không sao kềm chế được, thầy cảm nhận bà ấy rất cần mình và ngược lại. 

- Thì ra là vậy, mẹ con cũng có kể về thầy như thế. 

- Thật sao bà ấy nói thế nào? - Ông nắm tay Thư nóng nảy hỏi. 

- Ồ không! Chỉ kể rằng thầy rất tốt đối với một bệnh nhân như mẹ con. Còn cảm giác và tình cảm có giống như thật không con chẳng biết, chỉ nghe bà nói, không bao giờ trở lại, dù ba con có hồi tâm chuyển ý đi nữa. 

Ông gật gù, thở mạnh: 

- Ý này mẹ con có cho thầy biết, tuy bấy giờ trí nhớ của bà chưa hoàn hảo lắm, nhưng ngôn ngữ, cách nghĩ của bà không khờ như căn bệnh ấy đâu. Con tin đi sang Pháp một năm trị về tâm lý, mẹ con sẽ không thua đâu. 

- Trị tâm lý? Bây giờ chưa phải là bình phục ư? 

- Phải, mẹ con cần phải sống trong môi trường thoải mái một thời gian mới hoà nhập vào đời thường được. 

- Thầy đưa mẹ con đi với tư cách gì? Một bác sĩ hay là... 

Ông Thiện đưa tay ngăn cô với gương mặt nghiêm túc: 

- Bây giờ là một bác sĩ, một người thân. Còn chuyện tình cảm nếu được đáp lại cũng tốt, còn không thì cũng chẳng sao. Đôi khi tình bạn có ở hai người đã qua một lần dang dở sẽ lâu bền hơn tình vợ chồng nữa thì sao? 

- Thầy mong làm ba con lắm sao, có cần sự hỗ trợ của con không? 

- Không cần lắm vì thầy muốn để mẹ con suy nghĩ thật kỹ, bà tự nguyện thì ngày tháng chung sống có ý nghĩa hơn. Thầy không thích ép buộc họ lấy mình vì ơn nghĩa. 

Thư Thư mỉm cười gật gù: 

- Con cũng có ý nghĩ như thầy. Chuyện của thầy, cứ như con chưa nghe lời tâm sự đó đi há. Chuyện gì đến sẽ đến thôi. 

- Con đồng tình với thầy thật sao? 

- Bởi vì con cũng đang nằm trong giai đoạn ấy. - Cô nhướng mắt cười. 

- Thật sao? 

- Dạ phải. Nhưng khác một điều là mẹ con chưa quết định, còn anh Huy sắp làm lễ đính hôn rồi, có nói gì cũng vậy thôi. 

- Chưa cưới là mình có quyền hy vọng mà phải không? 

- Nếu có con cũng chẳng cần, vì con không thích tuýp người đàn ông hồ đồ đó. 

- Vậy con có đến dự ngày cưới của họ không? 

- Con yêu anh Huy nên sợ khi đối diện sẽ đau khổ, anh ấy sẽ cười, Nhã Chi thỏa mãn, hãnh diện hơn. Con muốn đi xa thật xa, không ai biết gì về mình, để một ngày nào đó có cơ hội, con sẽ làm lại từ đầu. 

Giọng cô trầm hẳn khác sự sôi nổi hào hứng của ngày thường. Điều thay đổi đột ngột này cho ông biết, nổi tuyệt vọng đã chiếm trọn vẹn hồn cô gái bướng bỉnh tự lúc nào rồi. 

- Hay là con theo thầy sang Pháp du lịch một chuyến, biết đâu sau ngày tháng lang thang trên xứ người, nỗi buồn kia bị lãng quên đi thì sao? Thư Thư! Có con đi cùng mẹ con sẽ vui vẻ và vững niềm tin hơn. Hai người bên nhau không tốt à. 

- Con sợ tốn kém thầy nhiều. 

- Tiền xử dụng đúng chỗ, đâu có gì hối tiếc mà con ngại. Vậy đi há. Tất cả thủ tục thầy lo, còn đi hay ở lại từ từ mình tính sau há. 

Thư hướng về ông với ánh mắt long lanh: 

- Thầy ạ dù đi hay không, con cũng cảm ơn thầy. Có lẽ đây là sự bù đắp của tạo hóa dành cho con, sau bao nhiêu năm tháng vất vả cũng nên. 

Nắm tay cô, ông gật nhẹ trọng nụ cười trọn vẹn.