Căn Phòng Nhung Nhớ

Chương 1: Lời mở đầu của tác giả




Cuốn sách này đã xuất bản bốn năm rồi, năm nay khi biết tin tác phẩm được dịch ra tiếng Việt, trong lòng tôi vừa cảm thấy vui mừng lại vừa cảm thấy có chút lo lắng.

Vui mừng vì câu chuyện này vốn có mối liên hệ rất sâu sắc với Việt Nam. Trong lời cuối sách tôi có nhắc tới, câu chuyện Căn phòng nhung nhớ bắt nguồn từ đợt tôi tham gia một khóa học làm bánh khi còn học ở Mỹ, nhưng bối cảnh câu chuyện này lại bắt nguồn từ Việt Nam. Mùa đông năm đó tôi đi du lịch Campuchia và Việt Nam, trước khi xuất phát tôi có tìm đọc không ít các bài hậu ký du lịch của người khác, và phát hiện ra có nhiều bài giới thiệu về cảnh biển đẹp tuyệt vời trên tuyến đường Huế - Đà Nẵng, nghe nói được coi là "Một trong năm mươi cảnh đẹp phải đi trong đời". Tôi tưởng tượng ra cảnh cung đường mềm mại xuyên qua những dải núi xanh,một bên là nước biển xanh mát trong veo, bỗng chốc trái tim bị chinh phục. Sau đó do lịch trình có hạn nên chỉ đến Hà Nội và bay thẳng tới Phnom Penh (thủ đôCampuchia), nhưng sự tưởng tượng tuyệt vời ấy vẫn lưu lại trong tâm trí tôi. Tên địa danh trong câu chuyện cũng là hư cấu, cái tên "Đồng Cảng" cũng thoát thai từ Đà Nẵng, còn "Đam Hóa" là sự kết hợp giữa hai địa danh Đam Châu, Hải Nam, Trung Quốc và Thuận Hóa (Huế), Việt Nam.

Những năm sau đó tôi đi tới bảy nước trong khu vực Đông Nam Á gần hai mươi lần (trong đó tới Việt Nam ba lần), đã ở lại nhiều hòn đảo nhiệt đới một thời gian ngắn. Bối cảnh trong Căn phòng nhung nhớ đã gắn kết phong thổ, tập quán, con người ởnhưng nơi đó lại với nhau. Nhiều độc giả Trung Quốc hỏi tôi Đồng Cảng rốt cuộc ở đâu, câu trả lời của tôi là, ở trong tưởng tượng. Đương nhiên, trong cấu tử, vị trí địa lý của nó chắc là một thị trấn nhỏ ven biển ở khu vực Quảng Tây, Trung Quốc, gần Việt Nam, dễ dàng giao thương hàng hóa. Trong câu chuyện xuất hiện nhiều miêu tả có liên quan tới Việt Nam, một phần trong đó cũng là những trải nghiệm của tôi ở Việt Nam, ví dụ ba mươi sáu phố phường ở phố Cổ Hà Nội, nghe những ca khúc Đài Loan, Hồng Kông được hát lời Việt, chàng trai không biết nói tiếng Anh mời tôi ăn mía nóng. Lần đầu tiên tới Việt Nam, sau một tháng trời ở phương Bắc Trung Quốc chìm trong tuyết rơi, tôi đã gặp lại mùa hè. Đi dưới bóng cây đa cao lớn, ánh mặt trời tuy chói chang nhưng không thiêu đốt bạn, gió thổi qua hai tay, cảm giác như đang hít thở giữa hương hoa cỏ. Mùa hè thoải mái thế này nghĩ nó đẹp thế nào thì nó đẹp thế ấy. 

Đương nhiên, tôi vẫn luôn nhớ nhung các món ăn Việt Nam, ngồi trên chiếc ghế nhỏ ven đường ăn phở bò, thịt bò xào ngay tại chỗ cộng thêm một bát to đủ các loại rau sống, rưới thêm nước chua chua ngọt ngọt; thịt nướng được kẹp giữa hai vỉ sắt mỏng thơm phức; những gánh hàng rong gọi mời những miếng bánh đậu vuông vuông, ở giữa là nhân làm từ bột đậu xanh vàng vàng, bên trên phủ một lớp dừa sợi, hương đậu thơm ngọt hòa quyện nhưng ăn không ngán. Trên con phố từ nhà hát lớn, đâu đâu cũng là những hàng đồ ăn vặt khiến người ta thèm thuồng, đậu xanh, đậu đỏ, tiên thảo, sữa, đá xay trộn lại với nhau, hình như tên là "che thap cam - che hoa qua" (nguyên văn); còn có bánh chưng Việt Nam mà tôi thích nhất nữa, nghe nói Tếtmới được ăn, người bạn ở đây đã đặc biệt chuẩn bị cho tôi, khi về tôi xách hai cái về Bắc Kinh.

Cũng chính vì tình tiết và xây dựng nhân vật trong Căn phòng nhung nhớ có liên quan nhiều tới Việt Nam nên tôi mới cảm thấy lo lắng. Trong truyện có nhắc tới Hội An và thành phố Hồ Chí Minh, Giang Hải trước đây có đi lại giữa Đông Hưng vàMóng Cái, đây đều là những nơi tôi chưa từng tới, miêu tả về chúng đều đến từnhững tư liệu trên mạng và ảnh của bạn bè tôi, vì thế tôi luôn lo lắng có nhiều chỗ chưa thỏa đáng, nếu có bất cứ điều gì chưa được hợp lý, độc giả Việt Nam hãy lượng thứ nhé.

Hy vọng mọi người thích câu chuyện này, cũng mong muốn nhiều độc giả tới Trung Quốc làm khách. Ở nước bạn, chúng ta cảm thấy vừa thân quen vừa lạ lẫm, nhưng mọi thứ đều tốt đẹp. Giống như những gì mà Căn phòng nhung nhớ muốn biểu đạt, sinh mệnh là một cuộc hành trình, mỗi bước ngoặt đều dẫn ta tới một phong cảnh khác nhau.

Trung Quốc, 24/8/2012

Minh Tiền Vũ Hậu