Ngày Thẩm Lập Ngôn và Thẩm Ngọc đi, lão Trịnh mang Trịnh bà tử đến ở gian nhà cho người gác cổng. Đan Niên vốn không muốn cho người ngoài vào ở trong nhà mình, nhưng nghĩ đến cảnh nhà chỉ còn hai nữ nhân là mình mẫu thân, không có nam nhân thật đúng không tiện, cũng ngầm cho phép bọn họ chuyển vào.
Lão Trịnh cùng Trịnh bà tử tuy rằng thoạt nhìn khôn khéo, nhưng làm người coi như an phận, lần gặp đầu tiên liền quỳ xuống tỏ rõ bản thân là người do Đại gia đưa tới để hầu hạ Nhị phu nhân và tiểu thư.
Trịnh bà tử thoạt nhìn bất quá khoảng bốn mươi, quần áo vải xanh tuy rằng không mới, nhưng sạch sẽ chỉnh tề, ngày thường quét sân nấu cơm, dọn dẹp gọn gàng, giảm đi không ít công việc cho Tuệ Nương.
Đan Niên có đôi khi muốn giúp Tuệ Nương làm chút gia vụ, đều bị Tuệ Nương ngăn lại, chỉ cho Đan Niên đọc sách luyện chữ, hoặc thêu hoa gì đó. Đan Niên trong lòng cũng hiểu, Tuệ Nương tuy rằng yêu thương nàng như con gái ruột, nhưng sâu trong nội tâm vẫn nghĩ nàng là kim chi ngọc diệp, không chịu để cho nàng làm việc.
Chuyển nhà đến ngày thứ ba, Đan Niên và Tuệ Nương còn đang ăn sáng, cháo gạo trắng, bánh bao hấp cộng thêm dưa muối, ăn rất ngon, ngoài cửa liền truyền đến tiếng đập cửa. Đan Niên và Tuệ Nương ngồi yên không nhúc nhích, nghĩ chắc là nhà đại bá phái hạ nhân đưa gạo lương đến.
Không bao lâu, Trịnh bà tử vội vàng vào nhà trong, thấp giọng nói với Tuệ Nương và Đan Niên: “Nhị phụ nhân, ngoài cửa có một người tự xưng là nha hoàn của ngài, muốn gặp ngài.”
Tuệ Nương nghe vậy buông bát xuống, đứng lên có chút kích động hỏi: “Nàng có nói tên của nàng là gì không?”
“Bẩm Nhị phụ nhân, nàng nói nàng tên là Mai Nương.” Trịnh bà tử cúi đầu đáp.
Tuệ Nương vui vẻ ra mặt, “Mau dẫn nàng vào.” Dứt lời, cúi đầu nói với Đan Niên: “Đan Niên, là Mai di của con đến đó, con hồi còn nhỏ còn từng uống sữa của nàng đó a!”
Đan Niên thế này mới nhớ, mười mấy năm trước khi vừa đến nhà Thẩm Lập Ngôn, quả thật có một phụ nhân thanh tú tên là Mai Nương từng cho nàng uống sữa mấy ngày, hình như nha hoàn hồi môn của Tuệ Nương.
Lát sau, một phụ nhân trung niên vẻ mặt phong sương đến nhà chính, Tuệ Nương đứng dậy bình tĩnh nhìn đối phương hồi lâu, mới chạy qua ôm nhau khóc rống. Đan Niên hiểu được tâm tình của Tuệ Nương lúc này, mơ hồ có thể nhớ được năm đó cảm tình của hai người tốt lắm.
Đợi hai người cảm xúc bình ổn, Mai Nương mới nhìn thấy Đan Niên đứng bên cạnh, vội vàng khom người hành lễ. Đan Niên vội đỡ Mai Nương dậy, Mai Nương năm đó từng cho nàng uống sữa, nàng chịu không nổi bực lễ này.
“Đây hẳn là tiểu thư Đan Niên, đã lớn như vậy, mặt mày còn thật xinh đẹp.” Mai Nương nhìn Đan Niên, vui sướng nói.
Tuệ Nương cười nói: “Đan Niên chính là nữ nhi của ta, muội ngàn vạn đừng coi nàng là thiên kim tiểu thư gì hết. Đan Niên, về sau phải gọi là Mai di.” Đan Niên nhu thuận gật đầu gọi một tiếng “Mai di”, Mai di câu nệ đáp ứng.
Dựa theo lời tường thuật đứt quãng của Mai Nương, Đan Niên đại khái hiểu được sự tình. Nguyên lai, năm năm trước, trượng phu Phùng Toàn của Mai Nương bệnh chết. Bởi vì chỉ là một binh lính già trong Phòng Vệ Doanh, nên trưởng Phòng Vệ Doanh chỉ cho chút tiền mai táng liền không xen vào nữa.
Mai Nhi một tay nuôi nấng nữ nhi Phùng Bát Nhi, sống dựa vào nghề làm đậu hủ, còn nhận chút thêm chút may vá giặt quần áo. Đan Niên nhìn hai bàn tay che kín vết chai cùng khuôn mặt ngăm đen, có thể đoán được hai mẹ con sống gian nan đến mức nào.
Nói xong lời cuối cùng, Mai di xấu hổ nói, ngày hôm qua nghe nói nhà Tuệ Nương đã trở lại kinh thành, định mặt dày tới cầu Tuệ Nương một chuyện.
Tuệ Nương mất hứng, “Chúng ta đã là tỷ muội nhiều năm, có việc gì cứ nói thẳng, còn nói cái gì cầu hay không cầu.”
Mai di gượng gạo nói, Bát Nhi đã mười lăm, mười sáu tuổi, đi theo bà ra ngoài bán đậu hủ luôn bị bọn người không đứng đắn chiếm chút tiện nghi, ảnh hưởng danh dự của một đại cô nương, nên muốn xin cho Bát Nhi đến hầu hạ tiểu thư Đan Niên.
Tuệ Nương nghe vậy, liền bảo lão Trịnh và Trịnh bà tử đánh xe đến nhà Mai di, thu dọn đồ đạc đến ở hai gian phòng nhỏ ở hậu viện.
Bổng lộc hàng tháng của Thẩm Lập Ngôn đều có người chuyên môn đưa đến, chức vị dù sao là Tuyên Phủ Sử Tư Đồng Tri hàm ngũ phẩm, bổng lộc tuy không nhiều lắm, nhưng nuôi sống cả nhà vẫn không thành vấn đề.
Tuệ Nương đã lên tiếng, lão Trịnh và Trịnh bà tử đương nhiên không có ý kiến, có người đến chia sẻ công việc, Trịnh bà tử cao hứng còn không kịp.
Mai di dắt Bát Nhi đến bái kiến Tuệ Nương và Đan Niên. Bát Nhi mười lăm, mười sáu tuổi, nhưng khuôn mặt lại nhìn có vẻ lớn hơn Đan Niên rất nhiều, đại khái là bởi vì ra ngoài phố buôn bán, làn da có chút thô đen, chỉ có hai bàn tay vì làm đậu hủ nên vừa trắng vừa mềm. Tính tình cũng nhát gan ngại ngùng, thấy Tuệ Nương và Đan Niên chỉ biết dập đầu, một câu cũng nói không nên lời.
Đan Niên thấy nàng nhát gan như vậy, nhất thời cũng không trông cậy nàng làm được gì, vốn tưởng từ Bát trong tên của nàng nghĩa là Uyển, về sau mới biết nghĩa là bát trong bát đũa.
Mai di giải thích, nói là con nhà nghèo phải có cái tên xấu mới dễ nuôi. Đan Niên cảm thấy tên này có điềm xấu, bát là đồ dễ vỡ, hơn nữa làm tên cho con gái cũng không hay, liền làm chủ sửa tên lại thành “Bích Dao”, Mai di đương nhiên là miệng đầy đáp ứng.
Nữ hài đều có thích cái đẹp, thích hư vinh, Bát Nhi nghe có tên mới, trong lòng rất yêu thích, đỏ mặt nói là tiểu thư thực có học vấn.
Bích Dao có được tên mới, con người cũng không còn câu nệ như trước, xắn tay bắt đầu hầu hạ Đan Niên, múc nước cho Đan Niên rửa mặt, giúp Đan Niên chải đầu, buổi tối trải giường chiếu cho Đan Niên, nấu nước cho Đan Niên tắm, biến thành Đan Niên không còn chuyện gì để làm.
Đan Niên nhất thời rất không thích ứng, nói Bích Dao mấy lần cũng không được. Chỉ cần Mai di vừa nghe được Đan Niên không cho Bích Dao làm việc, liền vội vàng răn dạy con gái đừng làm chuyện gì khiến tiểu thư mất hứng.
Thường xuyên qua lại, Đan Niên coi như minh bạch tâm tư của hai mẹ con Mai di, vốn chính là ăn nhờ ở đậu, nếu không cho hai người tìm việc để làm, thể hiện giá trị bản thân, chỉ sợ sẽ lo lắng bất an, không bằng tùy theo ý hai mẹ con đi.
Cũng may Bích Dao là người rất khéo léo, so với một tiểu nha đầu đến tóc cũng không biết chải như Đan Niên, quả thật giỏi hơn không biết nhau lần, thành công giải phóng hoàn toàn cho Tuệ Nương.
Thẩm Ngọc đi rồi, tuy Đan Niên còn buồn bực hắn hết sức, nhưng chung quy vẫn là yêu thương ca ca. Thư phòng trước kia của Thẩm Ngọc chứa đầy sách mà hắn vất vả sưu tập mấy năm qua này, xem như bảo bối, Đan Niên muốn xem, còn phải xin phép hắn trước. Từ lúc dọn nhà từ Thẩm gia trang lên kinh thành, sách bị đặt trong rương rất lâu, Thẩm Ngọc lại đi gấp, không rảnh sửa sang lại. Buổi chiều Đan Niên gọi Bích Dao cùng đến sửa soạn sách của Thẩm Ngọc, đầu tiên là lấy sách ra ngoài phơi nắng, sau mới chất lên giá sách.
Nàng không thích đám sách cổ văn Chư Tử Bách Gia* đầy đạo lý lớn, sợ là rất lâu không thèm ngó ngang đến, nên nhờ Mai di và Tuệ Nương cắt quần áo cũ làm rèm cửa treo trên giá sách.
* Chư Tử Bách Gia là thời kì mở rộng to lớn về văn hóa và trí thức ở Trung Quốc kéo dài từ 770 đến 222 TCN, trùng khớp với giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc, và cũng được gọi là thời đại hoàng kim của tư tưởng Trung Quốc và thời kì trăm nhà đua tranh. Nhiều đề tài cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc từ thời kỳ này đã có ảnh hưởng sâu rộng trong cách sống và ý thức xã hội của người Trung Quốc đến tận ngày nay.
Tuệ Nương cũng không ngăn cản Đan Niên làm chuyện này, bà hiểu được con gái mình chính là mượn chuyện này để giảm bớt lòng tưởng niệm đối với phụ huynh, tuy rằng ngoài miệng giận dỗi nói không tha thứ ca ca, trong lòng vẫn làm chuẩn bị chờ ca ca trở về, muốn cho ca ca vừa vào nhà liền thấy thư phòng của mình đã được sắp xếp ngay ngắn chỉnh tề.