Búp Bê Của Đế Thiếu

Chương 40: 40: Nụ Hôn





Hăng say vui chơi quá, thoắt cái chiều đã sắp tàn.

Thời khắc hoàng hôn buông xuống chẳng còn bao lâu nữa.
Cát Diệp nắm tay Đế Thiết Thành:
"Theo em, em đưa Đế thiếu đến chỗ này."
Anh nghe lời, để Cát Diệp dắt mình đi.

Hai người quay lại thuyền gondola và thả trôi theo dòng kênh xanh.

Sau một hồi di chuyển, dần dần hiện ra trước mắt anh là một cây cầu vòm vắt ngang, nối hai bờ kênh thơ mộng.
Cầu cao chừng 11 mét, làm bằng đá trắng và xây theo phong cách thời Phục Hưng.

Những khuôn mặt buồn lẫn giận lộn được các nghệ nhân điêu khắc trên thân cầu, lý giải vì sao cây cầu ấy được đặt tên là "Cầu than thở".

Đây chính là lối đi qua kênh cho các phòng thẩm vấn của Dinh Tổng trấn tới nhà tù bên bờ đối diện.

Xưa kia, những người tù đi trên cây cầu thường để lại một tiếng thở dài đầy hối hận, họ nuối tiếc cuộc sống tươi đẹp bên ngoài trước khi bị giam vào ngục.
Bên cạnh đó, còn có câu chuyện tình tứ hơn, cho rằng nếu một cặp đôi ngồi trên con thuyền Gondola và hôn nhau khi con thuyền đi qua dưới chân cầu vào buổi hoàng hôn, tình yêu của họ sẽ trở nên vĩnh cửu.
Cái thở dài này là của những cặp tình nhân khác khi nhìn thấy cảnh tượng lãng mạn đó.
Đế Thiết Thành đã từng nghe qua về chuyện thứ hai.

Nhưng anh vờ như không biết, muốn xem cô búp bê này sẽ bày trò gì:
"Chỉ là một cây cầu thôi mà?"
"Vâng, nhưng nó đặc biệt lắm.

Bởi vì nếu một...à không." Cát Diệp đang hớn hở toan kể về chuyện tình yêu vĩnh cửu, rồi chợt nhớ ra cô và anh không phải tình nhân nên dừng lại.
Đế Thiết Thành từng hỏi cô xem anh là gì.

Cát Diệp chỉ dám nói là gia đình, chưa có dũng khí để tham lam nhận hơn.
Cô và anh vốn dĩ bị ràng buộc với nhau từ tình dục, có lẽ anh yêu chiều cô do muốn chịu trách nhiệm mà thôi.

Cát Diệp luôn đủ lý trí để nhớ rõ điều này, cô là một đứa trẻ rất hiểu chuyện.
"Tự ngộ nhận có khi chỉ tự làm mình đau.

Và rằng hy vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều." cô nghĩ thầm.
Tuy nhiên dù nghĩ vậy, Cát Diệp vẫn muốn nâng niu một chút ảo tưởng viển vông.

Cát Diệp sẽ cùng anh đi thuyền qua chân cầu, sẽ hôn lên đôi môi tuấn tú của anh, tự cầu phúc cho bản thân được phục tùng anh suốt đời, kể cả khi anh không cần Cát Diệp nữa.
Ánh tà dương buông lững lờ nơi cuối kênh đào.


Nước dưới lòng kênh chuyển màu hồng phai.

Mỗi viên gạch và khung cửa sổ lúc này đều sáng bừng rõ nét, không ngoại trừ gương mặt người đàn ông họ Đế.
Anh nhìn cô, như chờ mong điều gì.

Cát Diệp không đoán được tâm cơ trong mắt người này.

Mắt anh trước sau vẫn một sắc xám tro lạnh lẽo, mắt rất đẹp, rất nam tính, có thần khí, nhưng có cô hay không? Cô không chắc.
Cát Diệp bất chấp cả ngàn tạp niệm đau buồn, chủ động nhướn người về phía Đế Thiết Thành, gần đến nỗi lồng ngực cô gần như đè lên phần ức của anh.

Cô nâng chiếc cằm nhẵn đã được cạo sạch râu lên, nhớ mấy tuần trước, khi được anh ôm từ phía sau, cô đã rụt vai lại vì bị phần râu của anh chọc vào.

Anh ngại ngùng và từ đó sáng nào cũng cầm dao cạo dọn dẹp sạch chúng.
Giờ anh vẫn tinh tế như vậy.
Không nghĩ nhiều nữa, Cát Diệp nhẹ nhàng cuốn lấy môi Đế Thiết Thành.


Cô hơi nghiêng đầu để tránh đụng phải đầu mũi cao thẳng.

Và dẫu cho mỗi tuần đều hôn nhau ít nhất bảy lần, Cát Diệp cũng chẳng thể cải thiện kĩ năng lên bao nhiêu.
Nụ hôn của cô còn vụng về lắm, e ấp và rụt rè, mà lại ngọt ngào kì lạ.
Thuyền chầm chậm chèo qua chân cầu, rời xa chiếc cầu được một khúc kênh dài, tuy nhiên đôi nam nữ vẫn không tách nhau ra.
Anh chàng chèo thuyền có mấy chục năm thâm niên sống trên đất Ý lãng mạn nhưng chưa từng thấy cặp nào nồng nàn đến vậy, anh ta đâm bối rối, cố làm tốt công việc bằng cách cho thuyền đi êm nhất có thể.
Cát Diệp chủ động khơi mào, cũng chủ động kết thúc.

Cô rời khỏi môi Đế Thiết Thành trước, sợ son của mình lem ra nên khẽ lau khóe môi cho anh bằng ngón tay cái.
"Sao vậy...!chưa đủ mà." Đế Thiết Thành đắm đuối muốn nữa.
"Em đói rồi." Cát Diệp chặn anh lại, viện cớ để thoát thân khỏi tên nghiện hôn.
Và thế là lại có thêm một mẩu chuyện nho nhỏ được lưu vào cuốn album kỉ niệm.
Cả hai nhìn nhau cười, sau đó dừng chân lại nước Ý thêm vài ngày để thăm trọn các quảng trường và viện bảo tàng rồi mới lên máy bay, thực hiện nốt chặng du lịch cuối cùng.