Bướm Trắng

Chương 24




Mouse ngủ trên băng ghế trước gần bên tôi. Dãy đá dựng một bên bờ biển California chỉ còn thấy lờ mờ dưới ánh nắng mai. Biển bên phía trái một màu xanh thẩm.

Tôi đứng trông theo đàn chim hải âu đang ngụp lặn trong màn sương sớm. Những mảng cây xương rồng mọc xen kẽ không hàng lối bám rễ sâu ngổn ngang dọc theo chân đồi. Bên ven đường những cây dây leo đang trổ bông trang điểm một màu tím rực rỡ.

Trên chặng đường xa lối hướng ra biển nhìn lại chỉ có mỗi chiếc Chryler tôi đang lái. Tôi cảm thấy rạo rực trong người sẵn sàng bắt tay vào việc.

Tiếng máy xe hòa nhập vào trong người, tôi muốn lái đi mãi.

“Kìa, Easy!”, Mouse nói giọng khàn đục.

“Cậu thức rồi hả?”.

“Cậu cười thấy lạ chứ nhỉ?”.

“Sống được tới nay là diễm phúc lắm, Raymond. Ta cứ vui sống”.

Hắn trở mình cuộn tròn lại rên rĩ “Cậu mới là điên, mới sáng sớm đã nhe răng cười cái kiểu đó. Khiếp thật, mới sáng sớm đã cười”.

“Tớ pha cà phê trong phích để sau xe, có cả bánh mì nướng với món mứt”.

Mouse ăn ngấu nghiến mấy cái bánh xăng uých pha một ly cà phê mời tôi. Mặt trời đã lên trên đỉnh đầu, mặt nước biển sáng long lanh. Cả tuần nay không uống rượu mà sao trong người vẫn cảm thấy sảng khoái. Vừa nhắc tới tôi thấy thèm một ly.

Xe chạy qua Dxard, Venture rồi Santa Barbara. Quốc lộ I ăn sâu vào đất liền rồi vòng trở ra miền duyên hải, ngoằn ngoèo chỉ nhìn thấy toàn ôtô du lịch, còn quốc lộ 101 chạy suốt nối liền Francisco với L.A.

Chạy được mấy tiếng, chúng tôi mới bàn chuyện. Khung cảnh bên ngoài khiến tôi cảm thấy dễ chịu, càng về khuya Mouse càng thấy khỏe hơn.

Qua hết một chặng đường ba trăm cây số hắn mới lên tiếng “Trên miền Bắc có gì lạ không nhỉ?”.

“Có J.T. Saunders Dakland. Tớ biết một chỗ đó thôi”.

“Gặp được hắn, cậu tính sao?” Mouse hỏi.

“Tôi không rành về tên này, Raymond. Kể ra hắn thuộc dạng sinh bất phùng thời. Nhiệm vụ của ta là đi báo nơi ở hiện tại cho bọn cớm”.

“Nhỡ hắn bỏ trốn thì sao?”.

“Chạy đâu cho khỏi, lưới trời lồng lộng?”.

“Cậu nghĩ vậy được à!”.

“Hắn không dám gặp ta vậy thì làm sao bỏ chạy được”.

Mouse gật rụt cổ xuống nói: “Hãy đợi đấy”.

Mười hai giờ trưa xe đi qua khỏi San Jose chạy tới vùng núi Santa Cruz. “Cậu đã nghe ai nói điều trị bệnh hoa liễu uống thuốc sulfa chưa?”, tôi hỏi.

“Tớ biết”.

“Mà sao?”

“Chính tớ đây, tớ dừng ở lại đó sáu tháng, theo dõi hết năm năm”.

“Cậu chữa khỏi?”.

“Khỏe re. Khiếp thật! Ớn tới già. Nó bắt đè xuống giường chích vô đít nó xông mùi lên tới miệng thối như cứt, đừng nhắc chuyện đó nữa”.

“Raymond, cậu nên đi khám bác sĩ”.

“Sao vậy?”.

“Bệnh phong tình nó còn ăn sâu vào trong người cậu thời gian lâu nó xì ra”.

“Tớ có bệnh tình đâu”.

“Thì cậu mới vừa nói ra đấy”.

“…Tớ chỉ nói xin điều trị. Trên đầu của quý tớ nổi lên cái mụt tàn nhang, chuyện thế này tớ có con bồ tên là Clovis nhìn thấy vậy nó không cho tớ ngủ, tớ đi khám bác sĩ. Khám xong,ông ta phán liền, “Bệnh giang mai”. Thế là mỗi tuần tớ phải đi chích thuốc”.

“Mới nhìn qua mà đã biết ra bệnh”, tôi nghĩ trong đầu làm gì có chuyện đó.

“Đâu phải. Chuyện là tối hôm đó tớ say định sáng ngày mai rủ Joe Dexter đi đăng lính. Tới giờ tớ hăng hái lên đường tới nơi khai có bệnh để khỏi đi lính. Tay lính già cho tớ hay không bệnh hoạn gì cả. Tớ có bị bệnh giang mai đâu”.

Có một dạo mấy ông bác sĩ da trắng thường gán cho bọn Negro mắc bệnh phong tình, hoa liễu tùm lum. Không cần phải qua xét nghiệm cũng biết là có bệnh.

Tôi hỏi lại “Sao cậu không chịu đăng lính?”.

“Lúc đó mới lục hồ sơ ở tù ra, chừng nào chiến tranh quyết liệt mới tuyển. Tới đây thì không thể biết lúc nào cuộc chiến tranh tàn khốc tôi mới được tuyển mộ”.



• •

Mấy năm sau, tôi trở lại nhà trọ Galaxy ở phố Lombard, mười đôla một đêm, có hai vợ chồng già Riley nhớ mặt tôi. Hai ông bà người Ái Nhĩ Lan theo bố mẹ qua đây định cư lập nghiệp. Nghe giọng nói nhỏ nhẹ, tính ông bà hay vui cười.

“Ồ kìa chào Easy, lâu lắm mới gặp lại anh”. Ông Roley nhác thấy tôi vừa bước vào phòng lát kính hỏi ngay.

Trên tường treo đầy bản đồ, lộ trình chuyến phà hướng dẫn du lịch trong thành phố.

“Công việc lu bu quá. Cực lắm hả ông?”.

“Vợ con ra sao rồi?”.

“Dạ bình yên. Bà Riley có khỏe không?”.

“Bà dạo này ở nhà trông cháu. Con bé Cecily mới đẻ sinh đôi”.

Tôi đặt phòng hai giường đôi có một ti vi.



• •

Tôi nhờ ông Riley gọi số 3-854 thông qua tổng đài, bên kia dầu dây Karl Bender đang nghe. Anh chàng này không biết ai là J.T Saunders cũng không biết mặt tôi là ai. Tôi muốn tìm cho ra hắn có số máy này bao lâu, địa chỉ nhà rốt cuộc chẳng đi tới đâu.

“Tính sao đây?”, Mouse hỏi.

“Tớ không biết. Tớ có được một địa chỉ cách đây hai chục năm”.

“Hai chục năm! Ái dà, hai mươi năm tớ dời qua biết bao nhiêu chỗ”.

“Còn ai nhớ mặt cậu không?”.

Mouse không thể nào cười được nữa, chưa hẳn là vậy; vì trước kia tôi đã từng thấy hắn quật ngã mấy tay có súng.

Trời vừa sẫm tối. Trên phố Lombard đèn hiệu rực sáng. Có hai gái điếm vừa vào mướn phòng sát bên hành nghề. Mouse và tôi nhìn nhau cười, cứ cách nhau năm phút là đến lượt anh khác vô. Vác tường mỏng như giấy, nghe rõ mòn một.

“Đừng – đừng, đưa tiền trước”, một em vừa la lên. Rồi kế đến hơi thở của anh chàng, tiếng quần áo sột soạt.

“Ôi!” em vừa la lên anh chàng chưa kịp làm tới rồi. Em lại la, “vào cuộc đi anh!”, chợt đâu anh chàng rống lên một tiếng gầm gừ, rên siết. Chẳng khác gì một anh chàng đi chơi ngày hội nhắm trúng đống chai sữa lại không chịu uống một giọt.

“Cậu tính sao chứ, Easy? Lúc đó là tám giờ sáng.

Mouse hỏi lại tôi: “Nếu không tớ phải tính, hay là bỏ tiền ra vui vẻ với mấy em bên phòng kia”.

“Thôi ta đi qua Dakland tìm cho ra chỗ ở anh chàng tên J.T.Saunders”, tôi nói.

“Vào cuộc đi anh!” một em ở phòng bên kia vừa la lên.