Bộ Bộ Phong Cương

Chương 28: Điển cố Đông Lâm Tự




Tây Sơn cũng không cao, độ sao hơn ba trăm mét so với mặt nước biển. Đông Lâm Tựa xây dựng ở giữa lưng núi, trong ngày nóng thường có mây trắng mỏng manh vờn quanh chung quanh. Bên ngoài chùa màu xanh của tùng bách ẩn hiện, ngẫu nhiên một hai con chim trắng bay qua, y hệt tiên cảnh. Bên cạnh tự lại có một dòng suối chảy theo ngọn núi, quanh năm tiếng nước róc rách, là ngọn nguồn của sông trong huyện Thường Gia.
Bốn người tới trước tự, cảnh vật trước mặt thay đổi. Từ chân núi ngước nhìn đầu nguồn suối, đến bãi rộng trước Đông Lâm Tự liền ngoặt một cái, hình thành một cái đàm nhỏ tại góc đông nam của tự, sau đó lại vòng về đường cũ. Dường như suối nước để có thể sớm muộn lắng nghe hòa thượng tụng kinh mà cố ý dừng lại nơi này. Dựng Đông Lâm Tự ở nơi này, coi như là tuệ nhãn cao siêu.
Diệp Thanh Lệ chỉ vào bãi rộng trước tự thở dài nói:

- Bãi rộng này có thể chứa hơn trăm người, người già truyền miệng, năm đó lúc Đông Lâm Tự hương khói mạnh mẽ, ngày mùng một và mười lăm mỗi tháng thiện nam tín nữ đông kín nơi này, hiện giờ đã không thấy được tràng cảnh lúc trước rồi.
- Thật vậy chăng?

Trương Niệm Duyệt mở to hai mắt đánh giá chung quanh một chút, nghi ngờ hỏi:

- Thế nhưng mà, con nhìn không ra có thứ gì đặc biệt?
Diệp Thanh Lệ cười cười, chỉ vào cây thông đón khách giữa sân rộng nói:

- Con xem cây tùng này một chút, tuy bề ngoài bình thường, cũng đã có mấy trăm năm tuổi.

Bà lại chỉ một tảng đá lớn bóng loáng bên cạnh cây nói:

- Tảng đá lớn này gọi là giảng kinh thạch, là nơi hòa thượng nổi danh cuối Nguyên đầu Minh Đạo Diễn đại sư đã từng giảng kinh.
- Đạo Diễn là ai? Đầu Gỗ anh biết không?

Niệm Duyệt quay đầu hỏi Diệp Chi Nhiên.
Diệp Chi Nhiên lắc đầu không biết.
Mẹ Niệm Duyệt nhìn Diệp Chi Nhiên nói:

- Đạo Diễn hòa thượng là hòa thượng chính trị Diêu Quảng Hiếu đầu Minh, tiểu Diệp chưa từng nghe nói qua?
Diệp Chi Nhiên cả kinh hỏi:

- Diêu Quảng Hiếu từng giảng kinh nơi này?
Niệm Duyệt thấy Diệp Chi Nhiên từng nghe tới hòa thượng Đạo Diễn này, vì vậy cảm thấy hứng thú nói:

- Đầu Gỗ, anh nói cho em nghe một chút về hòa thượng Đạo Diễn này, lại gọi là gì? Diêu… Quảng…?
- Diêu Quảng Hiếu.

Diệp Chi Nhiên mỉm cười tiếp lời:

- Diêu Quảng Hiếu này là danh nhân, là tăng xuất gia cuối thời nhà Nguyên, Đạo Diển hẳn là pháp danh của ông. Hoàng đế khai quốc Minh triều Chu Nguyên Chương sau khi giành được chính quyền, Đạo Diễn ứng chiếu thi vào Lễ bộ, sau đó được chọn phái tới Vương phủ của Yến Vương Chu Lệ tụng kinh. Sau khi Chu Nguyên Chương chết, Đạo Diễn khuyên bảo Chu Lệ khởi binh, cũng trở thành mưu sĩ số một của Chu Lệ, lập được nhiều công lớn. Sau khi Chu Lệ lên ngôi, luận công ban thưởng, công của Đạo Diễn xếp số một, trao tặng Tư Thiện Đại Phu, Thái Tử Thiếu Sư, ban tên Diêu Quảng Hiếu, quyền nghiêng một thời. Mặc dù Diêu Quảng Hiếu là quan, nhưng sau khi tan triều thường mặc tăng phục, cũng không lấy vợ sinh con, thi văn cũng nổi danh khắp thiên hạ. Sau khi ông mất, Minh Thành Tổ Chu Lệ ngừng triều hai ngày, chôn cất theo tăng lễ. Là hòa thượng chính trị nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Trương Niệm Hằng nghe xong Diệp Chi Nhiên giới thiệu, không khỏi bội phục nói:

- Anh Diệp đúng là hiểu biết rộng rãi.

Đây là lần đầu tiên gã đổi giọng gọi hắn là anh Diệp.
Niệm Duyệt lập tức đắc ý, nói:

- Đó là dĩ nhiên, Đầu Gỗ là tài tử của đại học J.
Những lời này rước tới giễu cợt của em trai:

- Anh ta là Đầu Gỗ trong tài tử, tài tử trong Đầu Gỗ.
Khuôn mặt Niệm Duyệt giương lên muốn phản bác, Diệp Thanh Lệ cắt ngang nói:

- Đừng lộn xộn, các con đi xem phía sau đá lớn, có một bài thơ sau khi Đạo Diễn giảng kinh bởi vì cảm khái gặp gỡ cả đời mà viết.
Mọi người đi tới sau lưng tảng đá, quả nhiên phía sau được mài bằng, đề một câu thơ:

- Ký bắc giang nam sự dĩ phi, thiện ky vị liễu thuyết nhung ky. Chỉ văn trí giả sư hoàng thạch, tằng kiến công thần trứ nạp y. Sam thúy thấp không xuân dục lão, thế trần ngưng tịch khách lai hi. Nhất tham kệ ngữ đê hồi cửu, táp táp linh phong động tố vĩ.
- Thiên cơ chưa xong nói quân cơ đúng là khắc họa kinh nghiệm của bản thân Đạo Diễn.
Diệp Chi Nhiên đọc một lần, sau khi cảm khái không khỏi hỏi Diệp Thanh Lệ:

- Cô, đây thực là dấu tích của Đạo Diễn sao?
Diệp Thanh Lệ lắc đầu nói:

- Không phải, là văn nhân Thanh triều viết đấy, nhưng Đạo Diễn từng giảng kinh tại đây là thực sự, nghe nói bài thơ này được ghi theo cảm xúc nơi này.
Diệp Chi Nhiên nghĩ tới cảnh tượng rầm rộ Đạo Diễn giảng kinh năm đó, bất giác sinh ra một loại sùng kính đối với Đông Lâm Tự, thầm nghĩ, có câu chuyện cùng di tích này, Đâm Lâm Tự có thể lấy được tiềm lực du lịch rất lớn. Huống chi nơi đây non xanh nước biếc, địa linh nhân kiệt.
Mọi người tới gần cửa chùa, Diệp Chi Nhiên xem bộ câu đối hai bên cửa:

- Chùa chiền có bụi gió nhẹ quét; cửa chùa không khóa mây trắng đóng.

Hắn quay đầu nhìn xem cảnh vật chung quanh, cảm thấy rất chuẩn xác. Trong bầu không khí này, bất giác tăng thêm cảm giác thần bí đối với Đông Lâm Tự, hắn liếc Niệm Duyệt một cái, thấy cô cũng thu hồi tâm tính nghịch ngợm, không hề cười đùa. Trương Niệm Hằng bởi vì chụp ảnh, đi cuối cùng, đi tới cửa chùa lớn tiếng đọc câu đối một lần, sau đó cầm máy ảnh liên tiếp chụp vài tấm. Mọi người bởi vây đều đi theo sau lưng Diệp Thanh Lệ tiến vào trong chùa.
Đông Lâm Tự quy mô hạng trung, trục trung tâm trong tự là ba điện lớn, hai bên là điện bên, sương phòng. Diệp Thanh Lệ dẫn mọi người vượt qua Hộ Pháp Điện, Bát Tiên Điện trước mặt, đi tới chủ điện Viên Thông Điện.
Viên Thông là biệt hiệu của Quan Âm Bồ Tát, có hàm nghĩa "Viên mãn càn khôn, Thông linh kim cổ". "Không thiên vị, không ngăn cản, hiểu rõ toàn vẹn". Trong điện cung phụng một Thiên Thủ Quan Âm Bồ Tát.
Đi vào đại điện, quỳ lạy trước tượng Quan Âm, lúc đứng lên Diệp Chi Nhiên chứng kiến một hòa thượng già thản nhiên đi tới. Nhìn dang vẻ của ông ta, mặt mũi hiền lành, nếp nhăn khắc sâu, cặp lông mày trắng treo dài lủng lẳng xuống, rất có bộ dáng đắc đạo.
Mẹ Niệm Duyệt vừa thấy hòa thượng già, bước lên phía tước vấn an:

- Đại sư, đã lâu không gặp, trông càng khỏe mạnh rồi. Diệp Thanh Lệ phật lễ với ngài rồi.
Diệp Chi Nhiên liền biết đây là hòa thượng Khổ Đức.
- A Di Đà Phật, từ khi chia tay đến giờ Diệp thí chủ không có vấn đề gì chứ? Hôm nay liên bộ giá lâm, hợp tự cảm thấy vinh hạnh.

Hòa thượng thấy Diệp Thanh Lệ nở nụ cười, nhìn ba người trẻ tuổi sau lưng bà, lại hỏi:

- Ba vị thí chủ này là người nhà của Diệp thí chủ sao?
Diệp Thanh Lệ liền chỉ ba người giói thiệu cho hòa thượng già:

- Khổ Trúc đại sư, đây là Trương Niệm Duyệt, Trương Niệm Hằng con của con.

Bà chỉ Diệp Chi Nhiên nói:

- Đây là Tiểu Diệp, cậu bạn mới của chú.
- A Di Đà Phật.

Khổ Đức hòa thượng niệm phật pháp, ánh mắt dừng lại trên mặt Diệp Chi Nhiên một lát, lộ ra vẻ kinh ngạc. Sau đó ông lại mỉm cười nhìn hai chị em Trương Niệm Duyệt, nói:

- Diệp thí chủ có phúc lớn, con trai con gái đều phúc duyên thâm hậu, sau này thuận buồm xuôi gió, không cần cha mẹ phí công.
Diệp Thanh Lệ nghe được không khỏi vui mừng, nói:

- Cảm ơn đại sư tán thưởng, con trai con gái thuận buồm xuôi gió, đúng là kỳ vọng lớn nhất của người làm cha mẹ.
Hòa thượng Khổ Đức nhoẻn miệng cười, chuyển qua nói với Diệp Chi Nhiên:

- Tiểu Diệp thí chủ, xem tướng mạo cậu phú quý, khí vũ hiên ngang, có phải là người trong quan trường?
Diệp Chi Nhiên kinh ngạc ngẩng đầu, hỏi:

- Sao đại sư thấy được?
Hòa thượng Khổ Đức nói:

- Lòng dạ, tính tình, số mệnh, số phận, khí chất, vẻ mặt, con người đều tương quan mật thiết, tâm quyết định tính gọi là tâm tính, tính quyết định mệnh gọi là tính mệnh, mệnh quyết định vận gọi là vận mệnh, vận quyết định khí gọi là vận khí, khí quyết định sắc gọi là khí sắc, sắc quyết định tướng gọi là sắc tướng. Tôi thấy sắc mặt của cậu, sẽ biết được tâm tính của cậu. Một người sinh tồn trong quan trường, đương nhiên có chứa đặc thù của quan trường, người ta nói quan uy cũng được, quan khí cũng thế, mỗi hành động cử chỉ đều sẽ biểu lộ ra. Diệp thí chủ trên người có quan khí, tướng mạo bình thản, ánh mắt nhìn thẳng, con đường làm quan vừa mới cất bước, tiền đồ vô hạn lượng.
Người khác còn tốt, Trương Niệm Duyệt nghe được lại vui mừng ra mặt, cao hứng nói:

- Đại sư quả nhiên mắt sáng như đuốc, thấy rất chính xác.

Trương Niệm Hằng liếc chị gái, oán thầm vài câu.
Diệp Thanh Lệ vẫn nhìn biểu lộ của hòa thượng Khổ Đức, thấy ông ta đánh giá Diệp Chi Nhiên vài câu, cuối cùng lại khẽ thở dài một cái, trong lòng biết còn có lời chưa nói ra, bất giác mở miệng hỏi:

- Đại sư, có phải có lời ngại miệng hay không?
Hòa thượng Khổ Đức nói:

- Cũng không phải khó nói, tuy rằng Diệp thí chủ có tai nạn nhỏ, nhưng cậu ấy là người có vận may lớn, tự nhiên có thể gặp dữ hóa lành. Diệp thí chủ, Tiểu Diệp thí chủ, bốn người các vị cùng tới thiện phòng dùng trà chú?
Diệp Thanh Lệ cùng Diệp Chi Nhiên cùng chắp tay cảm ơn:

- Cảm ơn đại sư, quấy rầy rồi.
Hòa thượng Khổ Đức duỗi tay phải làm động tác nạp khách, Diệp Thanh Lệ khách khí ngừng bước không tiến, dưới sự khiêm nhường vẫn là hòa thượng Khổ Đức đi phía trước.
Năm người ngồi vào chỗ của mình tại thiện phòng, hòa thượng Khổ Đức tự tay pha trà. Diệp Thanh Lệ cầm lấy chén trà đặt trước mũi ngửi, hớn hở nói:

- Đại sư, hai năm không được uống trà này rồi, thật nhớ hương vị quê hương thơm ngát của nó.
Hai tay hòa thượng Khổ Đức chắp lại thành hình chữ thập nói:

- Diệp thí chủ trạch tâm khoan hậu, cho nên nhớ tình cũ. Hòa thượng thường nói chuyện phiếm với Diệp thí chủ, biết rõ những năm này Diệp thí chủ bận rộn nghề y, cứu rỗi nỗi đau của bá tánh, việc làm chính là đại thiện, hòa thượng vui thay trong lòng.

Hòa thượng Khổ Đức và Diệp lão biết nhau nhiều năm thường cùng nói chuyện phiếm giảng kinh, cho nên rất quen thuộc tình hình của Diệp Thanh Lệ.
Trương Niệm Duyệt từ nhỏ đã nghe mẹ kể lại chuyện của hòa thượng Khổ Đức Đông Lâm Tự, vốn mang thiện cảm với ông, trong Viên Thông Điện lại nghe ông đánh giá Diệp Chi Nhiên, càng cảm thấy thân thiết, nghe mẹ và ông ta khách khí, không khỏi nói:

- Khổ Đức đại sư, con và em trai từ nhỏ đã nghe mẹ kể Đông Lâm Tự linh nghiệm và đại sư cao thâm, hôm nay vừa thấy, quả nhiên là đúng như vậy.
Hòa thượng Khổ Đức lại đọc Phật âm, hớn hở nói:

- Trương thí chủ, hòa thượng chỉ là tu Phật nhiều năm chưa nói tới cao thâm, nhưng mà, Đông Lâm Tự che chở dân chúng tứ phương lại là chuyện thực tế.
Trương Niệm Duyệt cảm thấy hứng thú hỏi:

- Xin đại sư cứ nói.
Hòa thượng Khổ Đức đáp:

- Khí hậu nơi nào nuôi dưỡng dân chúng nơi đó, huyện Thường Gia phần lớn mọi người uống nước sông trong thành, ngọn nguồn là khe suối từ Tây Sơn chảy qua Đông Lâm Tự.
Mọi người cùng nhau gật đầu nói phải.
Hòa thượng Khổ Đức nói tiếp:

- Đông Lâm Tự xây dựng từ năm Hoàng Khánh thứ hai triều Nguyên, Đạo Diễn đại sư đầu minh nhiều lần giảng kinh trong chùa, cũng thuận theo nguyện vọng lớn, dùng sức người thay đổi tuyến đường của khe suối Tây Sơn, chảy qua chùa miếu hình thành đầm nhỏ. Khe suối sau khi dừng lại trong đầm mới chảy xuống núi về phía Thường Gia. Sau khi đầm nhỏ hình thành, Đạo Diễn đại sư tự mình tụng kinh đầu tiên, cầu lấy bình an. Từ nay về sau trong mấy trăm năm, mỗi tháng Đông Lâm Tự tụng kinh hai lần bên bờ không hề gián đoạn. Trong đó, Trung Quốc trải qua nhiều chiến tranh. Nhỏ không nói đến, chiến tranh lớn thì có quân Thanh xâm nhập, Ngô Tam Quế tạo phản, Thái Bình Thiên Quốc, người Nhật Bản xâm lấn, chiến tranh Đảng Cộng sản vân vân, nhưng mỗi lần chiến hỏa cũng không lan tới đất khe suối chảy qua, Thường Gia trở thành một nơi yên vui hòa bình, nhìn chung trong sách sử cũng coi như hiếm thấy.